Gợi ý giải đề thi môn Văn khối D, đợt 2 - 2007

Câu III.a: Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)

So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.

BÀI GIẢI GỢI Ý

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu I: Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Học sinh trả lời đủ 2 ý:

Ý 1/ Hoàn cảnh ra đời: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt trận Việt Minh lần lượt giành chính quyền trên tòan quốc.

- Ngày 19/8/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân.

- Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người sọan bản Tuyên Ngôn Độc Lập.

- Ngày 2/9/1945, Người thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc tại quảng trường Ba Đình.

Ý 2/ Mục đích sáng tác: Người không những tuyên bố với đồng bào trong nước mà còn tuyên bố với thế giới, đối thoại với bọn đế quốc thực dân đang lăm le chiếm lại đất nước ta (phía Bắc có quân đội của Tưởng Giới Thạch, đằng sau là đế quốc Mỹ, phía Nam có quân đội Anh, đằng sau là viễn chinh Pháp).

- Người nêu cao chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đã mở ra một trang sử vẻ vang trong lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc, chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến nước ta, khẳng định quyền độc lập tự do và nêu cao ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc ta.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý giải đề thi môn Văn khối D, đợt 2 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý giải đề thi môn Văn khối D, đợt 2-2007 Câu III.a: Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm) So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. BÀI GIẢI GỢI Ý PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I: Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Học sinh trả lời đủ 2 ý: Ý 1/ Hoàn cảnh ra đời: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt trận Việt Minh lần lượt giành chính quyền trên tòan quốc.  - Ngày 19/8/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân.  - Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người sọan bản Tuyên Ngôn Độc Lập.  - Ngày 2/9/1945, Người thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc tại quảng trường Ba Đình. Ý 2/ Mục đích sáng tác: Người không những tuyên bố với đồng bào trong nước mà còn tuyên bố với thế giới, đối thoại với bọn đế quốc thực dân đang lăm le chiếm lại đất nước ta (phía Bắc có quân đội của Tưởng Giới Thạch, đằng sau là đế quốc Mỹ, phía Nam có quân đội Anh, đằng sau là viễn chinh Pháp).  - Người nêu cao chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đã mở ra một trang sử vẻ vang trong lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc, chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến nước ta, khẳng định quyền độc lập tự do và nêu cao ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc ta. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 câu) Câu III.a (3 điểm) - Ta đã từng tiếp xúc với những Điền, những Hộ, với một Chí Phèo, một Lão Hạc của Nam Cao trong những sáng tác trước cách mạng! Ta đã bắt gặp được ở đó những người dân quê lam lũ nghèo nàn, sớm tối quần quật với cây cày lưỡi cuốc, bị biến chất bởi xã hội đen tối xấu xa. Ta đã nhìn thấy và thông cảm đớn đau cùng với nỗi bi kịch tinh thần đang chất chứa, xâu xé tâm hồn của những người trí thức nghèo trong xã hội. Những con người ấy dường như đã được tập hợp lại để trở thành một hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao! - Sau cách mạng một thời gian, ta lại được tiếp xúc với những tác phẩm mới của ông. Ta ngỡ ngàng và thú vị trước một hình tượng nhân vật mới của Nam Cao! Đó là Hoàng và Độ trong Đôi mắt. - Trong Đôi mắt, thông qua nhân vật Hoàng, Nam Cao đã nêu bật lên một vấn đề có ý nghĩa vĩnh cữu. Nó day dứt những người làm nghệ thuật. Bất kì một nhà văn nào mà lại không cần đến “đôi mắt” và cái nhìn đứng đắn để khám phá và sáng tạo thực tại. Nhưng, nếu có một “đôi mắt” như Hoàng thì không nên có và quả thực không cần phải có nhất là cho những người làm nghệ thuật! Với đôi mắt ấy, Hoàng dường như đã bị “mù” trước thời đại. Những người kháng chiến trí thức nhập cuộc sẵn sàng “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, hay như trong lời một bài hát “Đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi, nào có sá chi đến ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi, ra đi ra đi thà chết không lui”, nhưng với Hoàng, thì người nông dân, lực lượng chủ yếu của kháng chiến chỉ là một lũ “đần độn, lỗ mãng, ích kỉ tham lam, bần tiện cả”! Anh nhìn họ với đôi mắt “thiếu tình thương, thiếu trân trọng”. Những gì mà anh nói với họ không phải là không có cơ sở, tuy nhiên nói theo Nam Cao là “chỉ nhìn thấy cái ngố bên ngoài mà không thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong”. Chính vì “vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn”, nên nếu nhìn càng nhiều, càng quan sát lắm thì chỉ càng thêm”chua chát và chán nản”mà thôi. Hoàng nhìn cuộc kháng chiến một cách bi quan, dù có được một chút thán phục người lãnh tụ. Nhưng nếu xét kĩ thì cái “chút xíu” tin tưởng ấy là xuất phát từ cái nhìn duy tâm, do sự sùng bái cá nhân. Chỉ thán phục có “ông cụ” như đã từng đắc ý với Tào Tháo. Hoàng đã thực sự sống xa rời quần chúng, chính vì vậy nên anh đánh giá không hết những khả năng của họ. - Đối với Độ, một con người sống gần gũi, hòa nhập với sinh hoạt và gắn bó với quần chúng lao động thì lại bị Hoàng cho là “làm một anh tuyên truyền nhãi nhép”. Độ nhìn người nông dân với cái nhìn “người nông dân nước mình vẫn còn có thể làm cách mạng mà làm cách mạng thì hăng hái lắm, và can đảm lắm”, anh nhìn họ bằng cái nhìn đầy nâng niu và trìu mến khác hẳn với Hoàng là khinh khi miệt thị họ, phần đông họ “dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, chịu nhục một cách đáng thương”. Hoàng không như Độ có thể cảm thông trước những tật xấu của người nông dân, để hiểu được họ và đánh giá đúng mức sự đóng góp của họ vào kháng chiến. Sống cuộc sống trưởng giả sang giàu nên Hoàng không thể từ bỏ nó để hòa mình vào bầu không khí chung của dân tộc. Anh đứng bên lề cuộc chiến, nhìn đời bằng đôi mắt thiển cận, thản nhiên với tình cảnh dầu sôi lửa bỏng, vô tình với cái vận mệnh đang “ngàn cân treo sợi tóc” của đất nước nhân dân. Nhưng điều đáng nói ở đây là tình cảnh đất nước đang cần những người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, bao người đã và đang sẵn sàng giũ áo ra đi, sẵn sàng hi sinh và cống hiến bao xương máu, bao nhà văn đã tự nguyện lột xác để đến với nhân dân với dân tộc, với trách nhiệm công dân. - Nam Cao đã xây dựng nên nhân vật Hoàng bằng một nghệ thuật vô cùng độc đáo. Hoàng “được” Nam Cao mổ xẻ về cái xấu cả nhân hình lẫn nhân tính. Ghét cay ghét đắng Hoàng lẫn cái “tuýp” người như Hoàng trong xã hội đương thời. Nam Cao đã rất thâm thuý khi đặt Hoàng ở bên cạnh con chó của anh ta - Như vậy, từ vô số những “đôi mắt” ích kỉ, vô tâm như vậy ở ngoài đời, Nam Cao đã hệ thống lại để đưa vào tập trung mọi bản chất trong cùng một con người, chính vì vậy nên nhân vật Hoàng có giá trị điển hình rất cao. -  Xây dựng nhân vật bằng những nét điển hình độc đáo, bằng những chi tiết tả thực để từ đó có thể lột tả hết những bản chất sâu xa bên trong của mỗi con người. Đó chính là một thành công khá xuất sắc của Nam Cao – một nhà văn lớn của văn học Việt Nam.

File đính kèm:

  • docKhoi D 2007.doc
Giáo án liên quan