Gợi ý trả lời đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008

1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và đổi thay sâu sắc xã hội Việt Nam.

`- Tập thơ Từ ấy gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng, tương ứng với ba chặng đường trong mười năm đầu hoạt động của người thanh niên cách mạng Tố Hữu.

Nội dung chủ yếu là thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, yêu thương những con người lao khổ, khơi dậy ở họ tinh thần đấu tranh và tin tưởng ở tương lai, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người chiến sĩ cộng sản, là tiếng reo vui khi đất nước được giải phóng. Dù còn những hạn chế nhưng tập thơ vẫn thể hiện được giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và tràn đầy chất lãng mạn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý trả lời đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ THI MÔN VĂN KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1. (2 điểm) 1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và đổi thay sâu sắc xã hội Việt Nam. `- Tập thơ Từ ấy gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng, tương ứng với ba chặng đường trong mười năm đầu hoạt động của người thanh niên cách mạng Tố Hữu. Nội dung chủ yếu là thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, yêu thương những con người lao khổ, khơi dậy ở họ tinh thần đấu tranh và tin tưởng ở tương lai, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người chiến sĩ cộng sản, là tiếng reo vui khi đất nước được giải phóng. Dù còn những hạn chế nhưng tập thơ vẫn thể hiện được giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và tràn đầy chất lãng mạn. 2. Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Vào cuộc kháng chiến, thơ Tố Hữu hướng vào thể hiện con người quần chúng kháng chiến, trước hết là công nông binh, với một nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại chúng. Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam kháng chiến, mà thống nhất và bao trùm là tình yêu nước. Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954). Câu 2. (5 điểm) Cả hai đoạn thơ đều nói về nỗi nhớ nhưng mỗi bài thơ là một nỗi nhớ riêng và được biểu hiện bằng những hình ảnh và cách thể hiện riêng. 1. Đoạn thơ được trích trong bài Tây Tiến là đoạn mở đầu của bài thơ Tây Tiến, là nỗi nhớ về chặng đường hành quân đầy gian nan hiểm trở của đoàn binh Tây Tiến. - Mở đầu bài thơ là tiếng gọi làm nao lòng người , nỗi nhớ thương như nén chặt bỗng trào dâng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Từ “ơi” bắt vần với từ láy “chơi vơi”làm cho âm điệu câu thơ trở nên tha thiết sâu lắng bồi hồi. Hai từ “nhớ” trong một câu thơ như hai nốt nhấn gợi tả nỗi nhớ chơi vơi theo hình non dáng núi cháy bỏng khôn nguôi. Từ phù Lưu Chanh ông nhớ về sông Mã, nhớ núi rừng miền Tây, nhờ đoàn quân Tây Tiến – một đơn vị bộ đội đã hoạt động tại vùng rừng núi miền Tây Thanh Hoá, Hoà Bình – biên giới Việt – Lào trong những năm đầu kháng chiến. Bao kỉ niệm của một thời chiến binh bỗng sống dậy gần gũi và thân thiết vô cùng, những tên bản tên làng của rừng xưa lối cũ hiện về bỗng trở nên gần gũi làm xao xuyến tâm hồn yêu thương chiến sĩ. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” Những Sài Khao, Mường Lát, những địa danh vời vợi nghìn trùng từng in dấu chân đoàn binh Tây Tiến. Giữa biển sương mù của núi rừng đoàn quân mỏi tưởng như bị lấp đi bị trĩu xuống bởi mệt mỏi gian truân nhưng thật bất ngờ trong đó xuất hiện hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”. Cái mệt mỏi gian truân như đã tiêu tan, 6 thanh bằng liên tiếp “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” diễn tả cái nhẹ nhàng, cái lâng lâng trong tâm hồn người lính trẻ đi tới đích sau những chặng đường dài hành quân đầy thử thách. Cả đoạn thơ là nỗi nhớ cháy bỏng của Quang Dũng về đoàn binh Tây Tiến, về chặng đường hành quân đầy gian khổ và đã thể hiện được bút pháp tài hoa, tinh tế, giàu chất lãng mạn của nhà thơ Tây Tiến. 2. Đoạn thơ được trích trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” nằm trong phần 2 của bài thơ, phần thể hiện tình cảm, suy nghĩ của nhà thơ đối với những kỉ niệm sâu sắc về Tây Bắc. Đoạn thơ này là những hoài niệm qua bao năm tháng được khái quát thành triết lí của tình cảm, tâm hồn… - Hình ảnh những bản làng miền Tây hiện về đầy ắp trong tâm tưởng: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”. Ống kính nghệ sĩ như lùi ra xa để thu về hình ảnh “bản sương giăng” và “đèo mây phủ”. Cảnh chập chờn ảo mộng rất đúng với cái sương khói của hoài niệm. Điệp từ “nhớ” làm tăng tính nhạc, tăng độ da diết của cảm xúc. - Hình ảnh những bản làng miền Tây hiện về, nhà thơ như hướng vào lòng nói với chính lòng mình “Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương” Hướng nội mà cũng là hướng ngoại, nói với mình mà cũng là nói với mọi người, tìm sự đồng cảm của mọi người. Nhạc thơ trầm lắng diễn tả những xúc động sâu xa. - Những suy ngẫm sâu lắng nâng tới tầm khái quát triết lí: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” Cấu trúc câu thơ như hai vế của một câu đối làm nổi bật sự đối lập giữa hai trạng thái cảm xúc: khi ở - khi đi và bật ra một quy luật của đời sống tình cảm con người với những miền đất từng một thời gian gắn bó. Thi sĩ đã nói giúp ta một quy luật tình cảm bằng những câu cô đúc như một mệnh đề và giản dị như một chân lí. Đoạn thơ (cũng như cả bài thơ) thể hiện đậm nét phong cách thơ Chế Lan Viên: giàu chất trí tuệ, chất triết luận. Chất trí tuệ ấy được tựa vào những cảm xúc dồi dào tạo nên những câu thơ đẹp có sức cuốn hút người đọc. PHẦN RIÊNG. Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu. Câu III. a (3 điểm) 1.Giải thích câu nói của nhà văn + “một bản đàn mà nhạc điệu đều hỗn loạn xô bồ”: chỉ môi trường, hoàn cảnh sống tăm tối của nhân vật quản ngục. + “một thanh âm trong trẻo”: chỉ tấm lòng trong sáng, lương thiện ( thiên lương) của quản ngục. → Cách so sánh đầy nghệ thuật đã khái quát được đặc điểm nổi bật của một trong hai nhân vật chính của tác phẩm: con người có một thiên lương trong sáng bất chấp hoàn cảnh sống éo le. 2. Chứng minh - Môi trường bủa vây xung quanh quản ngục đúng là “một bản đàn mà nhạc điệu đều hỗn loạn xô bồ” - Đặc thù, tính chất công việc của quản ngục: Hoàn cảnh tù ngục tăm tối dễ khiến con người khó giữ được thiên lương. - Giữa một môi trường sống như vậy, tấm lòng của quản ngục vẫn như “một thanh âm trong trẻo, chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” + Biết tri nhận, thưởng thức, thấu hiểu và mong muốn lưu giữ cái đẹp (Thái độ nhất mực kính trọng Huấn Cao - người sáng tạo cái đẹp, niềm hạnh phúc nếu được treo chữ Ông Huấn trong nhà…) + Tấm lòng”biệt nhỡn liên tài”: luôn “biệt đãi” người tử tù tài hoa; nhẫn nhịn, khiêm nhường khi bị Huấn Cao khinh bỉ, thậm chí sỉ nhục… + Kết tinh cho vẻ đẹp thiên lương của quản ngục là dòng nước mắt khi “ bái lĩnh” di huấn thiêng liêng của Huấn Cao (chú ý: Tập trung phân tích sâu ý này: phân tích sự đối lập giữa bối cảnh tù ngục và cảnh tượng cái đẹp, thiên lương thăng hoa) → Nhân vật quản ngục luôn luôn được đặt trong quan hệ bổ sung cho nhân vật Huấn Cao. Cách nói của Nguyễn Tuân là một ẩn dụ về sức sống, sự bất tử của thiên lương giữa môi trường tù ngục tăm tối, hòa vào bài ca bất diệt của cái đẹp Câu III. b (3 điểm) Trong tác phẩm “Một người Hà Nội”, tác giả Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội” vì bà Hiền là mẫu hình của người Hà Nội với tất cả sự lịch lãm, với lối sống, bản lĩnh văn hoá của một người Hà Nội sắc sảo, nhạy bén, luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ được phẩm giá của mình. - Những nét đẹp trong suy nghĩ + Trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước, cái chuẩn suy nghĩ của bà Hiền là lòng tự trọng (dạy con cái không sống tuỳ tiện, buông tuồng; đồng ý cho con đi chiến đấu vì “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”…” + Bà luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn, bất diệt trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hoá Hà Nội (“Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thể. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”) - Những nét đẹp trong cách ứng xử: + Bà Hiền ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi diễn ra trong xã hội, luôn luôn dám là mình, thẳng thắn, chân thành đồng thời cũng khéo léo, thông minh. + Bà Hiền luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội, biểu lộ phong thái lịch lãm, sang trọng của người Hà thành (cách trang trí phòng khách, những bữa ăn của gia đình bà đều toát lên vẻ cổ kính, quý phái và óc thẩm tinh tế của chủ nhân…) Nhân vật bà Hiền gợi lên những vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội. Nhân vật bà Hiền được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” (người kể chuyện) và qua những tình huống gặp gỡ với những nhân vật khác, qua nhiều thời đoạn của đất nước.

File đính kèm:

  • docGỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ THI MÔN VĂN2008.doc