Hiện tượng enso

ENSO là sự phối hợp hoạt động giữa hai hiện tượng xảy ra ở đại dương (El-Nino, La-Nina) và ở khí quyển (dao động Nam Bán Cầu - Southern Oscilation - viết tắt là SO).

SO được xác định, qua sự chênh lệch về trị số khí áp mặt biển giữa Ta-hi-ti nằm ở Đông Nam Thái Bình Dương (TBD), với Đác Uyn nằm ở Tây Nam Australia thuộc phía Tây Thái Bình Dương. Sự biến đổi trị số khí áp ở hai điểm này thường trái ngược nhau. Khi chỉ số dương (khí áp ở Đác Uyn thấp), gió Đông Nam của Nam thổi mạnh từ Nam Mỹ qua Thái Bình Dương, cung cấp lượng ẩm phong phú cho hệ thống gió mùa mùa hè ở châu Đại Dương - châu Á - châu Phi, làm cho gió mùa phát triển mạnh mẽ. Ngược lại khi chỉ số này âm, tín phong Đông nam của Nam bán cầu suy yếu, đôi khi dừng hẳn và được thay thế bằng gió thổi theo chiều ngược lại từ Tây sang Đông. Lượng ẩm hội tụ vào hệ thống gió mùa hè ở phần phía Đông bán cầu suy giảm nhiều, gió mùa suy yếu rõ rệt.

El-Nino (viết tắt là EN), biểu thị sự tăng lên khác thường của nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía Đông Thái Bình Dương. Thuật ngữ El-Nino dùng để chỉ dòng nước ấm lan truyền từ xích đạo, dọc theo bờ biển Pêru và Ecuado xuống phía Nam. Dòng nước ấm này thường đạt cường độ mạnh nhất vào dịp lễ Giáng Sinh, chính vì vậy nó được đặt tên theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con của Chúa.

Trước đây, El-Nino được xem như hiện tượng đặc trưng của vùng biển nhiệt đới Nam Mỹ. Cho đến tận giữa thế kỷ XIX, khi mạng lưới quan trắc khí tượng hải văn mở rộng thì người ta mới khám phá ra rằng, không chỉ có hiện tượng nước biển ấm lên, mà còn hiện tượng nước biển lạnh đi, gọi là Anti En-Nino hay La-Nina. Cả hai hiện tượng xảy ra trên một vùng rộng lớn, từ bờ biển Pêru-Ecuađo tới giữa TBD (gần quần đảo Mác-San).

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng enso, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆN TƯỢNG ENSO ENSO là sự phối hợp hoạt động giữa hai hiện tượng xảy ra ở đại dương (El-Nino, La-Nina) và ở khí quyển (dao động Nam Bán Cầu - Southern Oscilation - viết tắt là SO). SO được xác định, qua sự chênh lệch về trị số khí áp mặt biển giữa Ta-hi-ti nằm ở Đông Nam Thái Bình Dương (TBD), với Đác Uyn nằm ở Tây Nam Australia thuộc phía Tây Thái Bình Dương. Sự biến đổi trị số khí áp ở hai điểm này thường trái ngược nhau. Khi chỉ số dương (khí áp ở Đác Uyn thấp), gió Đông Nam của Nam thổi mạnh từ Nam Mỹ qua Thái Bình Dương, cung cấp lượng ẩm phong phú cho hệ thống gió mùa mùa hè ở châu Đại Dương - châu Á - châu Phi, làm cho gió mùa phát triển mạnh mẽ. Ngược lại khi chỉ số này âm, tín phong Đông nam của Nam bán cầu suy yếu, đôi khi dừng hẳn và được thay thế bằng gió thổi theo chiều ngược lại từ Tây sang Đông. Lượng ẩm hội tụ vào hệ thống gió mùa hè ở phần phía Đông bán cầu suy giảm nhiều, gió mùa suy yếu rõ rệt. El-Nino (viết tắt là EN), biểu thị sự tăng lên khác thường của nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía Đông Thái Bình Dương. Thuật ngữ El-Nino dùng để chỉ dòng nước ấm lan truyền từ xích đạo, dọc theo bờ biển Pêru và Ecuado xuống phía Nam. Dòng nước ấm này thường đạt cường độ mạnh nhất vào dịp lễ Giáng Sinh, chính vì vậy nó được đặt tên theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con của Chúa. Trước đây, El-Nino được xem như hiện tượng đặc trưng của vùng biển nhiệt đới Nam Mỹ. Cho đến tận giữa thế kỷ XIX, khi mạng lưới quan trắc khí tượng hải văn mở rộng thì người ta mới khám phá ra rằng, không chỉ có hiện tượng nước biển ấm lên, mà còn hiện tượng nước biển lạnh đi, gọi là Anti En-Nino hay La-Nina. Cả hai hiện tượng xảy ra trên một vùng rộng lớn, từ bờ biển Pêru-Ecuađo tới giữa TBD (gần quần đảo Mác-San). Sự đột biến của nhiệt độ nước biển thường bắt đầu từ khu vực ven bờ biển phía Đông, rồi lan truyền sang phía Tây TBD. Nhưng cũng có trường hợp quá trình này bắt đầu từ giữa đại dương rồi phát triển sang phía Đông, điển hình là sự kiện El-Nino 1982-1983 và 1986-1987. Đối với khu vực Tây Nguyên, ngoài ảnh hưởng của cơ chế gió mùa, Tây Nguyên còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của hoàn lưu Walker, hoạt động trên vành đai xích đạo, đặc biệt là vùng TBD. Nằm trong khu vực hội tụ của hai đới tín phong, hoàn lưu Walker tạo thành luồng gió Đông ở tầng thấp trên khu vực TBD gần xích đạo và dòng ngược lại ở trên cao. Nửa phần phía Nam của nước ta cũng thuộc phạm vi ảnh hưởng của hoàn lưu khu vực TBD, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippin, Newzeland, bắc Australia? Trong điều kiện bình thường, Tây TBD trở thành khu vực phát triển dòng thăng của hoàn lưu Walker, dẫn đến việc mưa lớn bao trùm khu vực này. Nhiệt độ nước biển tăng dần từ Đông sang Tây, hình thành một vùng nước nóng khổng lồ thường xuyên trên phần Tây TBD. Nguồn ẩm gây mưa lớn trên khu vực Tây Nguyên được xuất phát từ vùng nước nóng này. Khi hiện tượng El-Nino xuất hiện, trên phần Đông TBD nhiệt độ tăng mạnh và ở phần Tây nhiệt độ giảm đi tương đối. Sự thay đổi của nhiệt độ mặt nước biển, dẫn tới giảm mức chênh lệch khí áp và nhiệt độ lớp không khí tầng mặt, thậm chí có thể đổi ngược chiều biến thiên. Tình hình trên làm suy yếu hoàn lưu Walker, phát triển cơ chế hoàn lưu ngược, ở tầng thấp gió Tây xuất hiện và tăng lên. Trước đây, trên khu vực TBD thịnh hành chuyển động thăng gây mưa lớn, lúc này sẽ là nơi chịu sự khống chế của dòng giáng không còn khả năng gây mưa. Lượng mây sẽ giảm đi, cường độ bức xạ mặt trời tăng lên dẫn đến nhiệt độ tăng, lượng bốc hơi tăng mạnh. Đó là cơ sở phát sinh hạn hán nghiêm trọng trên khu vực Tây Nguyên trong những năm El-Nino. Điển hình như 1997-1998 (thời kỳ Đông Xuân 1997-1998 và Hè Thu 1998), lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt lượng mưa từ tháng XI-1997 đến tháng V-1998 giảm trầm trọng. El-Nino gây ra hạn hán ở Tây Nguyên rất trầm trọng, các đợt nắng nóng kéo dài làm mực nước các sơng xuống thấp, các sơng suối vừa và nhỏ bị cạn, nhiều hồ chứa vừa và nhỏ bị cạn kiệt hoàn toàn. So với El-Nino, La-Nina là quá trình vật lý xảy ra ngược lại, hoàn lưu Walker hoạt động mạnh hơn bình thường. Ở tầng thấp, gió Đông được tăng cường, mây và mưa tăng mạnh cùng với nhiệt độ giảm tương đối. Trong các năm La-Nina, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, cũng nhiều hơn rõ rệt so với các năm El-Nino và nhiều hơn với trung bình nhiều năm. Có năm La-Nina đã có tới 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới khu vực, gây ra các đợt mưa lớn dẫn đến xuất hiện lũ khá ác liệt ở Tây Nguyên. Vào cuối năm 1998, La-Nina bắt đầu hoạt động, cơn bão số 4 xuất hiện vào thời kỳ này đã gây mưa diện rộng trên Tây Nguyên, tập trung từ ngày 12 đến ngày 15.XI.1998 ở một số nơi: Buơn Ma Thuột 134mm, Cầu 42 đạt 158mm, Eaknơp 175mm, Mđrăk 231mm, Giang Sơn 250mm, Lăk 304mm, Krông Bơng 382mm, Đà Lạt 117mm, ? Ngay sau bão số 4 khoảng 3 ngày, bão số 5 đã gây mưa tập trung từ ngày 18 đến ngày 20.XI.1998 cũng trên diện rộng ở Tây Nguyên. Tổng lượng mưa trong thời gian này ở một số nơi: Buôn Ma Thuột 202 mm, Buơn Hồ 177mm, Cầu 42 168mm, Mđrăk 238mm, Giang Sơn 252mm, Krông Bơng 358mm, Đà Lạt 102mm, ? Lượng mưa lớn nhất tiếp tục tập trung ở phía Đông, Đông nam tỉnh Đắc Lắc, gây ngập lụt nghiêm trọng khu vực lưu vực sơng Krông Ana. Hiện tượng ENSO ảnh hưởng đáng kể đến sự biến đổi thời tiết trên phạm vi lãnh thổ nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng, nhất là những chu trình ENSO mạnh. Những năm ENSO hoạt động yếu, ảnh hưởng của gió mùa lấn át, ảnh hưởng ENSO thể hiện không rõ rệt. Trong những năm El-Nino hoạt động mạnh, lượng mưa trên khu vực Tây Nguyên có xu thế giảm đi khá rõ. Thơng thường lượng mưa giảm đi vào thời kỳ cuối mùa mưa năm trước (khi chu trình ENSO bắt đầu), và đầu mùa mưa năm sau. Chế độ mây trong khu vực vào những năm El-Nino cũng giảm đi đáng kể, bức xạ mặt trời tăng lên dẫn đến lượng bốc hơi tăng, làm tăng khả năng hạn hán, cháy rừng. Mùa khô ở Tây Nguyên vốn đã khắc nghiệt, nếu bị ảnh hưởng El-Nino có thể đem đến những đợt hạn hán gay gắt cho khu vực, kéo dài từ đầu mùa khô đến thời kỳ đầu mùa mưa năm sau (có những năm 2-3 tháng liên tục không mưa). Trong các đợt El-Nino 1972-1973, 1982-1983, 1992-1993, 1997-1998 trên một số khu vực của Tây Nguyên như Pleiku, Buơn Ma Thuột, ? mùa khô có trên hai tháng không mưa liên tục, có năm tới trên 3 tháng. Tuy nhiên không phải đợt hạn hán nào ở Tây Nguyên cũng do El-Nino gây ra mà nhiều năm không có El-Nino vẫn có hạn. La-Nina là hiện tượng có tác động ngược lại so với El-Nino. Vào những năm La-Nina hoạt động mạnh lượng mưa trên Tây Nguyên được tăng lên đáng kể, cường độ mưa lớn hơn và mùa mưa đến sớm hơn. Ví dụ lượng mưa trong các năm 1964, 1985, 1999 ở nhiều khu vực thuộc Tây Nguyên đều cao hơn bình thường. Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khí tượng học thì một chu trình ENSO thường kéo dài từ 10-14 tháng, và trong những thập kỷ gần đây hiện tượng ENSO đang có xu hướng mạnh lên cả về tần số và cường độ. Tình hình này có quan hệ nhất định đến xu hướng giảm lượng mưa, tăng khả năng hạn hán ở khu vực Tây Nguyên. Cũng theo các chuyên gia khí tượng hiện tượng ENSO đang hoạt động trở lại và có tác động nhất định tới khu vực Tây Nguyên, song cường độ của đợt hoạt động này không được mạnh mẽ như các đợt ENSO 1982-1983, 1997-1998. Mức độ ảnh hưởng của đợt ENSO năm nay tới Tây Nguyên không mạnh mẽ, tuy nhiên thời tiết khu vực Tây Nguyên 2002-2003 có thể chịu sự tác động nhất định của hiện tượng này. Cùng với sự biến động của khí hậu tòan cầu, trong những năm gần đây nền nhiệt độ trên Trái Đất có xu hướng tăng lên. Riêng năm 2002 nền nhiệt độ trên khu vực Tây Nguyên hầu hết đều cao hơn so với giá trị trung bình nhiều năm, càng về cuối năm sự vượt trội này càng thể hiện rõ. Nền nhiệt tăng như vậy sẽ dẫn đến lượng bốc hơi tăng lên, kéo theo khả năng mất nước của mặt đệm cũng tăng lên. BẢNG SO SÁNH NHIỆT ĐỘ NĂM 2002 VỚI TBNN TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở TÂY NGUYÊN Trạm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X TB An Khê 2002 19.8 20.1 22.8 25.9 26.7 26.3 25.8 25.2 24.7 23.9 24.1 TBNN 18.6 24.0 21.9 25.4 24.6 26.0 24.1 23.8 24.6 22.0 23.5 Pleiku 2002 18.7 19.7 22.6 24.5 24.4 13.3 22.5 22.3 22.2 22.4 22.3 TBNN 17.8 23.3 21.4 24.1 22.4 22.9 21.1 20.9 22.2 20.5 21.7 Buôn Ma Thuột 2002 21.3 22.2 24.5 26.4 26.3 25.0 25.4 23.8 23.8 24.1 24.3 TBNN 21.1 22.7 24.8 26.2 25.8 24.8 24.3 24.0 23.9 23.5 24.1 Đà Lạt 2002 15.5 16.1 17.8 18.9 19.9 19.3 19.1 18.2 18.4 18.3 18.2 TBNN 15.8 16.7 17.9 18.9 19.4 19.0 18.6 18.5 18.4 18.1 18.1 Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 12.2002), mùa mưa trên khu vực Tây Nguyên về cơ bản đã chấm dứt, nhưng lượng mưa ở hầu hết các địa điểm thuộc Tây Nguyên đều thấp hơn ít nhiều so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. BẢNG SO SÁNH LƯỢNG MƯA NĂM 2002 VỚI TBNN TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở TÂY NGUYÊN (tính đến hết tháng XI năm 2002) Trạm Kon Tum Pleiku An Khê Ayunpa Buôn Ma Thuột Mađrăk Đà Lạt Liên Khương Lượng mưa năm 2002 1816.5 2156.7 976.0 973.5 1590.0 1692.6 1752.2 1339.3 Lượng mưa TBNN 1806.1 2204.3 1511.9 1314.9 1603.7 2273.2 1828.4 1620.0 Sự kết hợp giữa quá trình tăng lên của nhiệt độ và lượng bốc hơi với sự giảm đi của lượng mưa, sẽ dẫn đến tình trạng khô hạn nghiêm trọng có thể vào mùa khô 2002-2003 sắp tới, hiện tượng khô hạn ở một số vùng trên khu vực Tây Nguyên sẽ khắc nghiệt hơn với với mức bình thường. Đối với một số nơi thường xuyên xảy ra hạn hán nên có các biện pháp giữ nước, để đảm bảo khi hạn hán xảy ra không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất và đời sống trong vụ Đông xuân sắp tới. KS. ĐỖ QUỐC TỒN Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên Nguồn: Thông tin KH-CN Lâm Đồng, số 4/2002 Nghiên cứu biến đổi khí hậu qua kỹ thuật đo địa y Địa y là sự kết hợp của nấm và tảo, có thể phát triển trên các tảng đá, sườn núi... Loài thực vật này hầu như có mặt ở khắp các nước trên toàn cầu. Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng qua địa y, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi về sự thay đổi khí hậu trên trái đất ở đâu và đã diễn ra như thế nào.  Người có công trình nghiên cứu này là Giáo sư Katie Schoenenbeger tại trường Đại học Dayton. Trong một báo cáo trình bày tại Hội nghị hàng năm của Hiệp hội Địa chất Mỹ, ông đã phân tích công nghệ mới được coi là phương pháp đo địa y, có thể giúp theo dõi phần lớn sự biến đổi gần đây nhất của các khối băng. Các phương pháp địa chất truyền thống cho tới nay chưa tỏ ra có hiệu quả trong công việc theo dõi sự biến đổi của khí hậu. Phương pháp tính tuổi phóng xạ cacbon không phải luôn luôn thực hiện được, và một kỹ thuật khác gọi là "phương pháp tính theo thời gian" phụ thuộc vào số vòng sinh trưởng ở thực vật. Không phải luôn có sẵn loại thực vật để đếm số vòng sinh trưởng mà phải có các quy tắc để áp dụng phương pháp này. Kỹ thuật đo địa y đã chỉ ra rằng các loài thực vật nhỏ bé này sống rất lâu, có thể là lịch sinh học rất có lợi trong khoảng thời gian 300 năm trở lại đây. Schoenenberger đã lấy mẫu các quần xã địa y ở New Zealand, Iceland và vùng núi đá ở Canađa trong hai năm, sau đó là 4 mẫu băng khác từ miền trung của vùng Nam Alaska với sự hỗ trợ của các sinh viên trường Đại học Cincinnati, ý tưởng lấy mẫu toàn bộ quần xã địa y là nhằm giảm thiểu các sai sót trong việc nghiên cứu. Các kỹ thuật nghiên cứu địa y trước đây chỉ duy nhất dựa vào phạm vi lớn nhất của địa y trong một khu vực nhất định. Schoenenberger đã cho biết rằng kích thước của địa y có thể sử dụng để theo dõi sự thu hẹp của các khối băng ở New Zealand. Để có được kết quả này các nhà khoa học đã sử dụng các dữ liệu có từ trước cũng như các kỹ thuật mới hiện nay, đồng thời họ cũng hy vọng thiết lập được một đường cong hiệu chỉnh tương tự cho các khối băng ở Bắc Mỹ. Quan điểm trước đây cho rằng châu Âu chịu tác động nhiều nhất của sự thay đổi khí hậu và vào thời gian đó phần lớn con người đến sinh sống tại đây. Mục tiêu cuối cùng của việc nghiên cứu này là để hiểu rõ hơn về sự thay đổi khí hậu đã diễn ra nhanh theo mức độ nào và sự khác biệt của thay đổi khí hậu giữa bán cầu Nam và bán cầu Bắc. Tầng ozone đang liền Các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra bằng chứng đầy sức thuyết phục đầu tiên cho thấy tầng ozone, áo giáp bảo vệ trái đất, đang phục hồi. Họ phát hiện ra tỷ lệ tầng ozone bị phá huỷ đang giảm dần. Tuy nhiên, phải mất ít nhất 50 năm tầng ozone mới phục hồi hoàn toàn. Nhóm nhà nghiên cứu cho biết đây là kết quả đáng khích lệ của lệnh cấm quốc tế đối với việc sử dụng các chất hoá học có hại cho môi trường như CFC, là thành công của một trong những hiệp định môi trường toàn cầu đầu tiên - Nghị định thư Montreal. Họ đã phân tích dữ liệu thu thập được trong 20 năm qua từ 3 vệ tinh và 3 thiết bị trên mặt đất. "Trong 2 thập kỷ qua, tầng ozone mỏng đi 8%/thập kỷ nhưng bây giờ chỉ còn 4%/thập kỷ", các nhà khoa học thuộc ĐH Alabama cho biết. "Chúng tôi hy vọng nó sẽ ngừng suy giảm trong những năm tới". Thời tiết, khí hậu và những biến đổi bất thường trên toàn thế giới Chế độ nhiệt của khí quyển đã hình thành từ hàng triệu năm, chúng biến động không ngừng theo những quy luật xác định. Ngoài chu kỳ cơ bản là biến động ngày đêm (chu kỳ 24 giờ), biến động theo mùa (chu kỳ năm), còn nhiều biến động khác có chu kỳ dài mà cảm giác của con người khó nhận biết. Tổng hợp những biến động đó tạo nên chế độ nhiệt của khí quyển rất phức tạp và đa dạng nhưng mang tính ổn định cho từng khu vực cũng như trên toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Nhưng trong những năm gần đây, biến động của nhiệt độ khí quyển có những biểu hiện bất thường trên cả hai mặt: quy luật biến động bị thay đổi, nhiều giá trị cực trị khí hậu bị phá vỡ. Từ số liệu nhiệt độ không khí của hàng ngàn trạm khí tượng phân bố khắp trên thế giới, người ta đã tính được nhiệt độ trung bình toàn cầu trong nhiều năm và độ lệch của những trung bình năm đối với nó. Kết quả tính độ lệch năm trong khoảng thời gian 130 năm qua cho thấy, nhiệt độ trung bình năm trên toàn cầu đã tăng lên khoảng 0,60C. Điển hình là năm 1998, nhiệt độ trung bình đạt giá trị cao nhất kể từ năm 1860, cao hơn trung bình nhiều năm đến 0,570C. Thậm chí, 2 năm cuối cùng của thế kỷ 20, xu thế Trái đất ấm lên vẫn thể hiện rõ, tuy mức độ có thấp hơn năm 1998. Theo những tính toán sơ bộ của các nhà khoa học, năm 2001 nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu tăng 0,420C, và là năm ấm thứ 2 sau năm 1998. Sự tăng hay giảm nhiệt độ nước biển tại vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương so với trung bình nhiều năm tương ứng là các kỳ El Nino và La Nina, những hiện tượng đó đã gây ra nhiều biến động lớn về thời tiết ở nhiều khu vực trên thế giới, tạo nên thiên tai lụt lội, hạn hán... tại nhiều nơi. Vì vậy El Nino và La Nina được xem là các hình thái khí hậu cực đoan trên toàn cầu. Theo xác định của Trung tâm quốc gia Dự báo khí hậu và môi trường Hoa Kỳ, trong 47 năm từ 1951 đến 1998 đã có 330 tháng xảy ra các hình thái khí hậu cực đoan, chiếm tỷ lệ 56% về thời gian, trung bình 6,7 tháng/năm. Trong đó tỷ lệ có El Nino và La Nina là 69% nghĩa là, tổng thời gian nước biển lạnh hơn trung bình 0,50C (La Nina) bằng 2/3 tổng thời gian nước biển nóng hơn trung bình 0,50C (El Nino). Nhưng trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thì tỷ lệ đó đã bị phá vỡ nghiêm trọng, tổng thời gian tồn tại La Nina giảm mạnh chỉ còn chưa được 1/10 so với El Nino. Tình hình các vùng biển khác cũng xảy ra tương tự. Điều đó chứng tỏ ngoài không khí thì các đại dương cũng đang dần nóng lên. Sự suy giảm tầng ôzôn đã được biết đến từ mấy chục năm qua và hiện đang tiếp tục diễn ra một cách trầm trọng. Lượng ôzôn gần mặt đất và ôzôn quyển đối lưu chỉ chiếm 1/10 so với tổng lượng. Mặc dù trong khí quyển, ôzôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng to lớn bởi chúng ngăn chặn bức xạ tử ngoại từ vũ trụ xuyên qua các lớp khí quyển xuống Trái đất.  Trong 15 năm gần đây tổng lượng ôzôn trong khí quyển đã giảm đi 5%, mà thực nghiệm đã cho thấy cứ 1% lượng ôzôn giảm tương đương với việc tăng 1,3- 1,5% bức xạ tử ngoại lên Trái đất. Theo các nhà chuyên môn bức xạ này chính là nguyên nhân của nhiều bệnh về da và mắt ở người, gây giảm sút năng suất của các loại cây trồng trên trái đất. Ngoài ra, nó còn góp phần làm tăng nhiệt độ của Trái đất dẫn đến việc tan băng vùng cực, từ đó mực nước biển cũng dâng lên một cách rõ rệt. Những biến động có tính toàn cầu nói trên, suy cho cùng chính do những hành vi của con người gây ra. Các hoạt động kinh tế đã đổ vô tội vạ vào khí quyển hàng tỷ tấn khí thải, nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, nạn làm ô nhiễm bề mặt các đại dương đã làm suy giảm nghiêm trọng các bể chứa khí thải của tự nhiên. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có những hành động kiểm soát và hạn chế những mặt tiêu cực đó ở mức độ cấp thiết, để bảo đảm môi trường trong sạch cho phát triển bền vững.

File đính kèm:

  • dockhi hau.doc