Hiện tượng vật lý – có thể bạn chưa biết!

 

1/ Một đơn vị thiên văn (ĐVTV) là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất vào khoảng 150 triệu km. Để đi được khoảng cách này, ánh sáng mất 8 phút trong khi một máy bay phản lực (Boeing, Airbus ) phải bay ròng rã suốt 18 năm.

Một năm ánh sáng (n.a.s) là khoảng cách mà ánh sáng đi trong một năm. Để đến ngôi sao gần nhất, phải mất 4 năm ánh sáng. Để đi bằng máy bay phản lực, phải mất bao nhiêu triệu năm?

2/ 1m3 có 1.000.000 cm3. Vậy, nếu ta dùng ống nước có tiết diện là 1 cm3, để chứa hết lượng nước trên thì chiều dài ống nước là 1.000.000cm tức là 10km.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng vật lý – có thể bạn chưa biết!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT! 1/ Một đơn vị thiên văn (ĐVTV) là khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất vào khoảng 150 triệu km. Để đi được khoảng cách này, ánh sáng mất 8 phút trong khi một máy bay phản lực (Boeing, Airbus…) phải bay ròng rã suốt 18 năm. Một năm ánh sáng (n.a.s) là khoảng cách mà ánh sáng đi trong một năm. Để đến ngôi sao gần nhất, phải mất 4 năm ánh sáng. Để đi bằng máy bay phản lực, phải mất bao nhiêu triệu năm? 2/ 1m3 có 1.000.000 cm3. Vậy, nếu ta dùng ống nước có tiết diện là 1 cm3, để chứa hết lượng nước trên thì chiều dài ống nước là 1.000.000cm tức là 10km. 3/ Cũng giống như khối lượng, trước đây, người ta dùng nhiều loại đơn vị đo thể tích khác nhau. Năm 1790, Pháp đã đề nghị sử dụng đơn vị cơ bản đo thể tích là m3và các ước số là dm3, cm3, mm3. Một số nước sau đó đã chấp nhận hệ thống đơn vị này. Tuy nhiên nước Anh và các nước thuộc Liên hiệp Anh vẫn giữ hệ thống đơn vị truyền thống của mình vì vậy trên thế giới hiện nay còn nhiều đơn vị đo thể tích khác nhau. Một ba-ren bằng 159l là đơn vị thông dụng để mua bán dầu. Để đo thể tích tàu hàng người ta còn dùng đơn vị “tôn-nô” có giá trị là 2,83m3 (Ở Châu Âu tôn-nô là thùng đựng rượu). 4/ Trước đây, mỗi quốc gia, thậm chí mỗi thành phố có những đơn vị đo khối lượng khác nhau. - Năm 1793, người ta quy ước dùng 1cm3 nước ở 00C làm đơn vị khối lượng chuẩn. - Năm 1799, lần đầu tiên, người ta dùng đơn vị “ki-lô-gam chuẩn”, là khối lượng của một khối pla-tin hình trụ, có giá trị bằng 1000 lần mẫu trên. Năm 1889, Hội nghị quốc tế Đo lường lần thứ nhất đã quyết định chọn “ki-lô-gam chuẩn” là khối lượng của một quả cân hình trụ bằng hợp kim pla-tin và iriđi, có đường kính đáy và chiều cao là 39mm. Quả cân mẫu này được đặt tại Viện đo lường quốc tế tại Sèvres, Pháp. Mỗi nước đều có bản sao khối lượng này đặt tại các trung tâm đo lường quốc gia. 5/ Một giọt mưa dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi nhanh dần. Nếu rơi từ độ cao 2000m thì vận tốc khi chạm đất là 200m/s. Với vận tốc này, mưa có thể phá hoại cây cối, mùa màng. Trong thực tế, những giọt mưa không làm hư nổi một cánh hoa hồng. Tại sao vậy? Khi vừa mới rơi, lực cản không khí rất nhỏ, trọng lực đóng vai trò chính làm hạt mưa rơi nhanh dần trong khoảng 1 phút. Sau đó lực cản của không khí tăng lên rất nhanh theo vận tốc, cho đến khi lực cản cân bằng với trọng lượng thì vận tốc của giọt mưa không tăng nữa. 6/ Nếu không có lực tác dụng lên vật, thì vật không thể tự nó thay đổi vận tốc hoặc thay đổi hướng đi. Vì vậy để thay đổi vận tốc của mình, con tàu vũ trụ phải mang theo nhiên liệu. Khi phụt nhiên liệu ra, nhiên liệu tác dụng lực lên con tàu làm con tàu tăng tốc. 7/ Muốn tránh ánh sáng Mặt trời thì trốn vào buồng tối. Muốn tránh âm thanh thì trốn vào một thùng cách âm thật tốt. Nhưng không thể nào tránh được lực hút của Trái đất. Mọi vật ở trên Trái đất đều chịu tác dụng của trọng lực, cho dù vật ấy được cách ly bằng những vật liệu dày nhất, tốt nhất. Lực hút của Trái đất xuyên qua mọi vật và không thể nào ngăn cản lực hút này! 8/ Bê tông (hỗn hợp xi măng, đá, cát) có thể chịu được lực ép rất lớn nhưng không chịu được lực kéo. Thép chịu được lực kéo. Vì vậy, người ta kết hợp bê tông và thép thành bê tông cốt thép thành một vật liệu vừa chịu nén, vừa chịu kéo để đáp ứng các nhu cầu trong xây dựng. 9/ Tất cả các vật trên Trái đất đều có trọng lượng. Vậy lớp không khí bao quanh Trái đất có trọng lượng không? Trọng lượng của lớp không khí bao quanh Trái đất ép mọi vật xuống. Đó chính là nguyên nhân tạo ra áp suất khí quyển.(Vật lí lớp 8). 10/ Khối lượng riêng lớn nhất của vật chất là bao nhiêu ? Cho tới nay người ta biết được sao nơtrôn có đường kính 10 - 20km là loại sao rất đặc có khối lượng riêng 500.000 triệu tỉ kg/m3. Nếu xem Trái đất được cấu tạo bởi vật chất của sao nơtrôn thì thể tích của Trái đất chỉ còn 12000 m3. 11/ Máy cơ đơn giản đã được con người sử dụng từ rất lâu. Trong việc xây dựng kim tự tháp Ai cập cổ xưa, con người đã biết tận dụng các loại máy cơ đơn giản để đưa những khối đá không lồ lên cao đến 138 mét. 12/ Tại một số nơi trong vùng núi cao Andes, Châu Mỹ, do không thể tạo ra những đường vòng quanh theo sườn núi như đường của xe xe ôtô, vì vậy để tàu hỏa đi lên các vùng núi cao, người ta đã nghĩ ra một phương pháp như sau : -Tàu hoả đi từ Ga1 đến Ga 2. Đầu máy ở phía phải. -Khi đến Ga 2, giữ nguyên chiều đoàn tàu, người ta lắp đầu máy sang phía trái để kéo tàu từ Ga 2 lên Ga 3. Cứ như thế, mỗi lần đến ga, đầu máy lại chuyển từ đầu tàu sang cuối tàu, đoàn tàu dần dần đi lên núi cao. 13/ “Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy cả Trái Đất ”, câu nói đó theo truyền thuyết cho là của Ácsimét, nhà cơ học thiên tài thời cổ đại, người đã khám phá ra các định luật về đòn bẩy. Ácsimét cho rằng nếu dùng đòn bẩy thì bất kỳ vật nặng nào cũng có thể nâng lên được bằng một lực dù cho bé nhỏ đi nữa : chỉ cần đặt lực đó vào một cánh tay đòn rất dài của đòn bẩy, còn vật nặng thì cho tác dụng vào tay đòn ngắn. Từ đó ông đã nghĩ là dựa vào cánh tay đòn cực dài thì với lực của cánh tay cũng có thể nhấc bổng một vật nặng có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất. Xem Trái đất có trọng lượng 60 000 000 000 000 000 000 000 000 N, để nâng Trái đất lên 1cm, em hãy ước lượng xem Ácsimét cần bao nhiêu thời gian để thực hiện việc này”? 14/ Để chế tạo kính thiên văn, người ta nung nóng thủy tinh đến nhiệt độ nóng chảy. Nếu để kính nguội lạnh đột ngột hoặc không đều, kính sẽ bị rạn nứt. Vì vậy sau khi được tạo hình, kính được để nguội dần trong một phòng luôn được điều hoà nhiệt độ, mỗi ngày giảm khoảng vài độ. Như vậy để hoàn thành một kính thiên văn, phải mất vài năm! 15/ Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng chất lỏng giảm, chất lỏng nhẹ đi, vì vậy trong cùng một khối chất lỏng phần nóng luôn nằm ở phía trên. 16/ Không khí khi bị đốt nóng thì thể tích tăng lên, trọng lượng riêng giảm nên nhẹ đi bay lên cao. Các luồng khí lạnh lấp vào chỗ trống tạo thành gió. Ban ngày, mặt đất nóng hơn biển nên có gió từ biển thổi vào. Ban đêm, mặt đất lạnh hơn biển nên có gió từ đất liền thổi ra biển. 17/ Vật liệu thân máy bay phải chịu các nhiệt độ rất khác nhau : Ở mặt đất là nhiệt độ bình thường khoảng từ 200C đến 300C, khi lên đến độ cao trên 10 km thì nhiệt độ thấp hơn 00C. Còn khi bay với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh, do ma sát với không khí mà nhiệt độ đầu mũi có thể đến 1530C, ở cánh là 1300C, thân là 1160C. Trong những điều kiện như thế, vật liệu chế tạo máy bay vẫn phải bảo đảm độ bền, không bị rạn nứt do hiện tượng co dãn vì nhiệt. 18/ Ngoài nhiệt kế thủy ngân, rượu người ta còn các nhiệt kế sau : -Nhiệt kế kim loại : dựa trên sự dãn nở của kim loại, thường dùng để đo nhiệt độ cao. -Nhiệt kế bán dẫn : dựa vào hiệu ứng nhiệt của chất bán dẫn có độ nhạy và độ chính xác cao. -Nhiệt kế khí : dựa vào hiện tượng dãn nở của chất khí khi nhiệt độ thay đổi, ít được sử dụng rộng rãi trong thực tế, chủ yếu dùng trong phòng thí nghiệm, phục vụ công tác nghiên cứu. 19/ Nếu băng đá ở hai địa cực tan ra thì mực nước biển sẽ dâng cao 70m. Đó là một thảm hoạ cho Trái đất. Vì vậy nhiệm vụ của tất cả mọi người là phải bảo vệ môi trường, giữ cho khí hậu được ổn định. 20/ Khi sốt nóng, thoa một lớp cồn lên da sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Trời nóng, chó thè lưỡi, quá trình bay hơi của nước bọt ở khoang miệng và lưỡi làm cho nhiệt độ cơ thể chó hạ xuống. 21/ Nước sôi ở 1000C khi đun nước ở vùng đồng bằng hay ven biển. Ở vùng núi cao, nhiệt độ sôi của nước giảm đi. Ở Đà lạt, nước sôi ở 960C. Có những lúc, nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ sôi mà nước vẫn chưa sôi. Ta gọi là hiện tượng quá sôi.

File đính kèm:

  • docHien tuong Vat ly co the ban chua biet.doc
Giáo án liên quan