Hoạt động có mục đích - Phương thức tạo mẫu: Tạo hình - Tô màu trang phục bé trai, bé gái

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cầm bút tô màu tranh gọi được tên trang phục của bé trai, bé gái.

- Biết lựa chọn màu sắc mà bé yêu thích để tô màu tranh.

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng năng tô màu đẹp không lem ra ngoài, kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ.

- Phát triển thị giác và đôi tay khéo léo

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ có tính kiên trì và hoàn thành sản phẩm của mình

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh mẫu của cô, Vở tạo hình, bút màu cho mỗi trẻ

- Hình ảnh về trang phục của bé trai và bé gái.

III. TIẾN HÀNH:

 

docx18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 24565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động có mục đích - Phương thức tạo mẫu: Tạo hình - Tô màu trang phục bé trai, bé gái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 01 tháng 10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH: PTTM: Tạo hình - NDC: “Tô màu trang phục bé trai, bé gái” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ biết cầm bút tô màu tranh gọi được tên trang phục của bé trai, bé gái. - Biết lựa chọn màu sắc mà bé yêu thích để tô màu tranh. 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng năng tô màu đẹp không lem ra ngoài, kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ. - Phát triển thị giác và đôi tay khéo léo 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ có tính kiên trì và hoàn thành sản phẩm của mình II. CHUẨN BỊ: Tranh mẫu của cô, Vở tạo hình, bút màu cho mỗi trẻ Hình ảnh về trang phục của bé trai và bé gái. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1:ổn định tổ chưc và giới thiệu bài - Cho trẻ xem hình ảnh các bé trai, bé gái và trò chuyện với trẻ : - Các con vừa được xem những hình ảnh nói về gì? - Các bạn trai bạn gái có trang phục (quần áo) có giống nhau không? - Trang phục của các bạn mặc như thế nào? (cô gợi hỏi về màu sắc và hình dáng của trang phục đó) GT: Hôm nay cô tổ chức hội thi “Bé khéo tay” tô màu trang phục bé trai, bé gái các con có muốn tham gia cùng cô không? 2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu - Cô cho trẻ xem tranh cô đã tô màu sẵn và hỏi trẻ: - Cô giáo đã tô tranh vẽ về gì? - Cho trẻ gọi tên từng bộ phận của trang phục. - Cô đã tô màu gì? - Cô tô màu như thế nào? Có lem ra ngoài không? 3. Hoạt động 3: cô làm mẫu - Cô treo tranh vẽ lên bảng và tô mẫu cho trẻ xem và giảng giải: Cô ngồi ngay ngắn tay phải cầm bút và cầm bằng 3 ngón tay cô tô màu từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, không để màu lem ra ngoài. 4. Hoạt động 4: trẻ thực hiện - Cô cho trẻ tiến hành làm, cô gợi ý cho trẻ tô. - Chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ, động viên và khuyến khích cho trẻ làm. 5. Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm. - Cho trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày lên giá và nhận xét bài của bạn. - Con thích bài bạn nào vì sao con thích ? - Gợi ý cho trẻ nêu lên cách tô của mình - Chọn bài 1-2 bạn cô nhận xét và tuyên dương trẻ Kết thúc: cho trẻ đọc thơ “Cô dạy” - Trẻ ổn định và xem hình ảnh cô đưa ra. - Các bạn trai, bạn gái. - Không ạ. - Trẻ trả lời. - Có ạ! - Trẻ xem tranh mẫu của cô và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ về trang phục bạn trai, bạn gái. - Trẻ đọc. - Trẻ trả lời. - Không lem ra ngoài - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe giảng giải. - Trẻ tô màu tranh - 1-2 trẻ lên lụa chọn bài mình thích Bài bạn đẹp 1 trẻ nêu lên cách tô theo suy nghĩ của trẻ. Trẻ đọc thơ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái. 1. Mục đích, yêu cầu. - Trẻ biết nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái. - Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ và khéo léo. 2. Chuẩn bị: : Sân trường sạch sẽ, thoáng mát; rổ để đựng lá cây. 3. Tiến hành: - Trẻ đứng xung quanh hình bé trai, bé gái. Cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: - Các con đang xem gì? Vì sao con biết ? Bé trai khác bé gái ở điểm gì? - Trẻ đi nhặt lá cây và xếp hình bé trai, bé gái. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Hoạt động có mục đích: Làm quen chuyện “Món quà đặc biệt”. a. Yêu cầu. - Trẻ biết được tên câu chuyện mới: “Món quà đặc biệt” và được làm quen với nhân vật trong chuyện. - Trẻ biết quý trọng món quà của mình, biết chia sẻ món quà cho người khác. b. Chuẩn bị: Tranh truyện hoặc giáo án điện tử. c. Tiến hành - Cô kể cho trẻ nghe 2-3 làn kết hợp tranh. - Trò chuyện với trẻ tên chuyện, tên nhân vật và nội dung câu chuyện. 2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích. 3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ. - Cho trẻ vệ sinh và khái quát tình hình trong ngày và trẻ tự nêu gương mình và bạn - Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ. NHẬN XÉT CUÔI NGÀY ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH PTNN: Chuyện: “Món quà đặc biệt” I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật và hiểu được nội dung câu chuyện: Bé Hương được mẹ tặng búp bê vào ngày sinh nhật, Hương đã dành món quà đó dỗ bạn mới đi học. 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng nói dài câu và bắt chước đựơc giọng nhân vật thể hiện được tình cảm với nhân vật. - Phát triển cho trẻ ghi nhớ có chủ định. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quý món quà bố mẹ và người thân tặng. - Biết yêu thương và giúp đỡ bạn, biết nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi của nhau. II. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử chuyện “Món quà đặc biệt”. - Đàn ghi âm bài hát: Chúc mừng sinh nhật - Bài thơ: Bạn mới III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài. - Hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng nhau tổ chức sinh nhật cho bạn Hương, cô mời cả lớp cùng cô hát bài “Chúc mừng sinh nhật” nhé! - Vào ngày sinh nhật bạn các con sẽ làm gì? - Các con sẽ tặng cho bạn món quà gì nào? - Giới thiệu: Món quà nào cũng đáng yêu nhưng có một món quà mà Bố mẹ bạn Hương đã tặng cho bạn ấy rất đặc biệt. Hôm nay, Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Món quà đặc biệt” 2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện. - Cô kể lần 1 không tranh - Cô kể lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa. 3. Hoạt động 3: Trích dẫn và đàm thoại. - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyên có những nhân vật nào? - Sinh nhật của bạn Hương mẹ tặng món quà gì? - Hương đặt tên cho món quà đó là gì? - Hương có yêu quý em Búp bê của mình không? *Trích dẫn: “Nhân dịp sinh nhật Hương….Hương đồng ý ngay” - Bạn Hương đưa Búp bê đến lớp, và bạn Hương đã nhường búp bê cho ai? Vì sao? - Trong câu chuyện bạn Hương có đáng khen không? Vì sao? *Trích dẫn: “Sáng hôm sau … học trò ngoan” - Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ bạn. - Có bài thơ nào nói về tình bạn của các con ? - Cho trẻ đọc thơ: Bạn mới. 4. Hoạt động 4: Cô kể chuyên theo rối - Kể rối 1-2 lần Kết thúc: Cho trẻ hát tặng “Chúc mừng sinh nhật” - Trẻ hát. Tặng quà cho bạn. Trẻ trả lời. Trẻ chú ý lắng nghe Chuyện món quà đăc biệt Mẹ, bạn Hương, cô giáo, các bạn, Búp bê Hương thảo Có Trẻ lắng nghe Bạn Hương nhường búp bê cho bạn mới đi học, vì bạn khóc nhè Có. Trẻ lắng nghe. Bài thơ “Bạn mới”. Trẻ đọc thơ. Trẻ xem và lắng nghe. Cả lớp hát và kết thúc HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Chơi tìm bạn qua dáng vẻ bên ngoài 1. Yêu cầu. - Trẻ biết nhận dạng bạn của mình thông qua dáng vẻ bên ngoài của bạn. 2. Chuẩn bị: - Sân chơi bằng phẳng. 3. Tiến hành: - Trẻ đi vòng tròn theo lời bài hát, khi có hiêu lệnh tìm bạn thân các con đến tìm bạn của mình. - Cô thay đổi các chơi tìm bạn qua dáng vẻ bên ngoài màu sắc, quân áo mũ nón, - Tổ chức cho trẻ 1- 2 lần 2. Trò chơi vận động: Tung cao hơn nữa - Tổ chức cho trẻ chơi 5 - 6 lần. 3. Chơi tự do: Chơi xích đu, cầu trượt. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. Hoạt động có mục đích: Chơi bé giới thiệu về mình 1. Yêu cầu: - Trẻ biết giới thiêu về tên mình, sở thích,ăn mặc - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và mạnh dạn trong giao tiếp 2. Chuẩn bị: - Trẻ ngồi quây quần bên cô giáo 3. Tiến hành : - Cô giới thiệu tên cô giáo và sở thích ăn uống và phong cách ăn mặc của mình. - Cô gợi ý cho trẻ giới thiệu về mình. - Cô gợi mở cho trẻ về cách miêu tả và sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. II. Chơi tự do: Chơi ở các góc theo ý thích. III. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ NHẬN XÉT CUÔI NGÀY ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 3 tháng 10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH PTTC: Đi theo đường hẹp nhảy qua mương về nhà bé I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết đi theo đường hẹp sau đó nhảy qua mương về đến nhà của mình. - Trẻ hứng thú trong vận động này 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng vận động khéo léo đôi bàn chân - Phát triển cơ chân cho trẻ - Luyện kỹ năng ghi nhớ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ thường xuyên vận động cho cơ thể khoẻ mạnh II. Chuẩn bị: - 2 con đường hẹp; 2 cái mương; 2 ngôi nhà cho trẻ. - Sân bằng phẳng đủ rộng cho trẻ III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài “Rềnh rềnh, ràng ràng” và trò chuyện với trẻ: - Trong bài hát nói về bộ phận nào của cơ thể? - Chân dùng để làm gì? - Đúng rồi! Chân dùng để đi, để chạy, để nhảy... Hôm nay cô sẽ dạy các con cách đi theo đường hẹp nhảy qua mương về nhà nhé! 2. Hoạt động 2: Khởi động : - Cho trẻ đi hình tròn kết hợp với các kiểu đi : nhanh chậm, khởi động các khớp tay chân... 3. Hoạt động 3: Trọng động a. Bài tập phát triển chung: - ĐT1: Hai tay dang ngang rông bằng vai sau đó hai tay đưa song song trước mặt - ĐT2: Hai tay đưa lên cúi gập người về phía trước - ĐT3: Hai tay chống hông quay người sang trái và sang phải. - ĐT4: Bật tại chỗ liên tiếp b. Vận động cơ bản: Đi theo đường hẹp nhảy qua mương về nhà bé. - Hôm nay bạn Chíp có tổ chức sinh nhật tại nhà. Các con có muốn dự không? - Đường về nhà bạn Chíp rất khó đi, con đường này rất hẹp, còn có 1 con mương nhỏ nữa nên các con phải rất khéo léo để đi và nhảy qua con mương đấy... - Để biết được vận động đó như thế nào thì cô mời các con xem cô làm nhé! - Cô vận động mẫu 2 lần kết hợp với giảng giải: “Hai tay cô chống hông bước đi nhẹ nhàng qua con đường hẹp mà chân của cô không dẫm lên vạch của đường; gần về tới nơi có 1 con mương, cô nhảy qua mương mới về tới nhà bạn Chíp.” - Cho trẻ thực hiện: ( Lần lượt cho từng trẻ lên thực hiên vận động chú ý hướng dẫn chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ” - Thi đua: Tổ, nhóm, cá nhân. - Chúng mình vừa thực hiện vận động gì? 4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh. - Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân - Đôi chân - Để đi, chạy, nhảy... - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đi theo hiêu lệnh của cô - 2 lần x 4 nhịp. - 2 lần x 4 nhịp. - 2 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp. - Có ạ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát cô làm mẫu. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thi đua. - Đi theo đường hẹp, nhảy qua mương về nhà mình. - Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trang phục. 1. Yêu cầu. - Giúp trẻ quan sát và nhớ một số đặc điểm bề ngoài của bạn trai và bạn gái trong lớp. - Luyện khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết tôn trọng, yêu thương giúp đỡ bạn bè. 2. Chuẩn bị: - Chỗ đứng trên sân trường phù hợp 3. Tiến hành: - Trẻ đứng quanh cô trò chuyện. - Cô hướng dẫn cho trẻ bé trai, bé gái nên mặc đồ gì? Tóc như thế nào? - Cô cho trẻ quan sát trang phục của các bạn trong lớp (gợi ý để trẻ nói lên cảm nhận của mình về các bộ quần áo bạn mặc). - Giáo dục trẻ mặc quần áo phải biết giữ gìn để áo quần luôn sạch sẽ, thơm tho, mặc đúng với thời tiết... 2. Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Tổ chức cho trẻ chơi 5 - 6 lần. 3. Chơi tự do: Chơi theo ý thích HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. Hoạt động có mục đích: Luyện cách cầm bút và kỹ năng tô màu. 1. Yêu cầu: - Trẻ biết cách cầm bút và kỹ năng tô màu tranh đẹp 2. Chuẩn bị: - Bút chì, bút sáp, tranh hình bạn trai bạn gái. 3. Tiến hành : - Cô giới thiêu cách cầm bút cho trẻ và cách tô màu tranh: - Cầm bút bằng 3 ngón tay tay cái, tay trỏ và ngón giữa - Khi tô màu mịn không lem ra ngoài - Cô phát tranh cho trẻ và tiến hành tổ chức cho trẻ tô màu tranh, cô bao quát trẻ. II. Chơi tự do: Chơi ở các góc theo ý thích. III. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ - Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng, cô khái quát tình hình của lớp trong ngày , cho trẻ tự nhận xét về mình ngoan hay không ngoan. - Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ. NHẬN XÉT CUÔI NGÀY ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Thứ 3 ngày 4 tháng10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH PTTN: Toán: Ai cao hơn. I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách so sánh chiều cao của mình và bạn. - Biết sử dụng cặp từ cao hơn thấp hơn. 2. Kỹ năng: - Luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh. - Luyện kỹ năng ghi nhớ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; hình thành ngôn ngữ biểu tượng toán học: cao hơn, thấp hơn. - Biết kết hợp chơi cùng bạn. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu quý bạn của mình biết giữ gìn cho cơ thể sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - Thước đo, quần áo 2 bộ: (1 bộ dài, 1 bộ ngắn). - Hình ảnh rời: bạn trai, bạn gái: có chiều cao chênh lệch nhau. - Đàn ghi âm bài hát: Lớp chúng mình, tìm bạn thân, bạn có biết tên tôi. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn đinh tổ chức, giới thiệu bài. - Cô cho trẻ hát bài “Tìm bạn thân”. - Các con thấy trong lớp mình bạn nào là cao nhất? - Hôm nay cô cháu mình sẽ tìm xem bạn nào trong lớp cao nhất và bạn nào thấp nhất? Các con có muốn biết mình cao hơn hay thấp hơn bạn không? Hoạt động 2: Cô và trẻ thực hiện thao tác đo - Cho trẻ chọn ra bạn cao nhất lớp lên đo với thước đo hỏi trẻ bạn cao bao nhiêu thước ? - Chọn bạn thấp nhất lên đo với bạn cao và hỏi trẻ: + Bạn nào cao hơn bạn nào thấp hơn? Vì sao các con biết? - Cho trẻ cao mặc quần áo ngắn còn trẻ thấp mặc áo dài. - Vì sao bạn mặc quần áo này ngắn. - Vì sao bạn mặc áo này dài? Cô chọn 2 bạn: Ngọc Hải và Phúc Linh có chiều cao khác nhau, Hải đứng trước Linh. Phúc Linh có cao hơn Hải không? Vì sao? Hải có cao hơn Phúc Linh không? Vì sao con biết? Hoạt động 3: Luyện tập. - Tổ chức trò chơi: Tìm bạn thân - Cách chơi: các con đi vòng tròn khi hết nhạc của bài hát các con tìm bạn thân nhất của mình kết thành đôi. - Cô kiểm tra trẻ và yêu cầu trẻ so sánh mình và bạn ai cao hơn ai thấp hơn? - Cô khuyến khích trẻ chơi Kết thúc: Cô và trẻ hát: Lớp chúng mình - Trẻ hát - Trẻ trả lời. - Có ạ. - 1-2 trẻ lên đo thước đo trẻ đếm - 1 trẻ thấp đo, đếm thước đo. - Trẻ trả lời theo sự gợi ý của cô - Vì bạn cao hơn. - Bạn mặc áo dài vì bạn thấp hơn. - Trẻ quan sát. - Không. Trẻ trả lời theo gợi ý của cô. - Có. - Cả lớp chơi 1-2 lần. - So sánh mình và bạn trả lời cô bạn tháp hơn mình cao hơn và ngược lại. - Trẻ về chỗ ngồi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện thảo luận về sở thích 1. Yêu cầu. - Thông qua trò chuện thảo luận cùng nhau, trẻ biết được sở thích của mình và bạn. - Giáo dục trẻ biết tôn trọng sở thích của bạn và của người khác. 2. Chuẩn bị: - Chỗ đứng trên sân trường phù hợp. 3. Tiến hành: - Trẻ đứng quanh cô trò chuyện. - Cô gợi ý theo sở thích của trẻ: Màu sắc, món ăn, trang phục. II. Trò chơi vận động: Về đúng nhà. - Tổ chức cho trẻ chơi 5 - 6 lần. III. Chơi tự do: Chơi theo ý thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Hoạt động có mục đích: Thực hành Bé tập cài cúc áo 1. Yêu cầu: - Trẻ biết tự cài cúc áo cho mình. - Trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ. 2. Chuẩn bị: - 2 cái áo cài khuy. - Cô chọn 1- 2 cái áo có hình dạng dài ngắn, chất liệu khác nhau 3. Tiến hành - Cô hỏi trẻ tên áo, hình dạng áo. - Cô lầm mẫu cài cúc áo cho trẻ xem 1 - 2 lần. - Tổ chức cho trẻ thực hành cài cúc áo. - Hỏi trẻ các con vừa thực hành bài học gì ? II. Chơi tự do: Chơi ở các góc theo ý thích. III. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ. - Trẻ vệ sinh và cho trẻ nêu gương mình và bạn trong ngày - Cô nhận xét chung tuyên dương rồi trả trẻ. NHẬN XÉT CUÔI NGÀY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 5 tháng10 năm 2012 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH PTTM: Âm nhạc: Dạy hát (TT): Tìm bạn thân Nghe hát (KH): Mừng sinh nhật Trò chơi (KH): đoán tên bạn hát I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết hát đúng nhịp bài hát : Tìm bạn thân - Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả. - Hưởng ứng khi nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát: “Chúc mừng sinh nhật”. - Trẻ biết tên trò chơi và nắm được cách chơi trò chơi: Đoán tên bài hát 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng hát đúng giai điệu bài hát và thể hiện tình cảm vui tươi khi hát - Phát triển khả năng cảm thụ âm nhac và tai nghe. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ thích được đi học ở trường mầm non. - Yêu quý các cô, các bạn, biết ghi nhớ ngày sinh nhật của mình và của bạn. II. Chuẩn bị: - Đàn ghi âm bài hát: Tìm bạn thân , Mừng sinh nhật, Mũ múa, mặt nạ III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiêu bài: Cô trò chuyên với trẻ :Các con học lớp nào? Lớp mình có những bạn nào? Con thích chơi với ai? Vì sao con thích? GT: Là bạn với nhau thì chúng mình phải biết thương yêu giúp đỡ nhau : Hôm nay cô dạy các con hát thuộc bài hát :Tìm bạn thân do chú Việt Anh sáng tác Hoạt động 2: Ca hát “Tìm bạn thân” Cô hát mẫu lần 1 không đàn Cô hát mẫu lần 2 có đàn Các con vừa nghe cô hát bài hát bài gì? Bài hát nói lên điêù gì? Bài hát này của ai? Tập cho trẻ hát theo cô 2 lần( Chú ý sửa sai cho trẻ ) Dạy trẻ hát luôn phiên theo tổ, nhóm , cá nhân. Các con vừa hát bài hát gì? Sáng tác của ai? Hoạt động 3 : Nghe hát :Mừng sinh nhật Ngày sinh nhật của bạn thân cô sẽ tặng cho bạn món quà gì ? Để mừng sinh nhật cho bạn thân cô sẽ hát tặng mừng sinh nhật cho bạn của mình đấy. Cô hát lần 1 khôing đàn Cô hát lần 2 lần kết hợp đàn , thể hiện giọng điêu trong sáng, vui tươi, minh hoạ động tác phù hợp Cô hỏi trẻ tên bài hát gì ? Hoạt động 4 : Trò chơi :  Đoán tên bạn hát Cô giới thiêu tên trò chơi và cách chơi Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần Hỏi trẻ tên trò chơi gì ? Kết thúc : Trẻ hát và đi vòng tròn - Trẻ trò chuyện cùng cô - 1-2 kể tên những bạn thân trong lớp. - Trẻ lắng nghe - Bài hát tìm bạn thân, bài hát nói về tình bạn trong lớp học - Của tác giả việt anh - Cả lớp hát theo cô - Trẻ thi đua giữa nhóm, tổ, cá nhân hát - Baì hát tìm bạn thân, của tác giả Việt Anh. - Trẻ nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô - Bài hát mừng sinh nhật - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi - Trẻ thực hiên chơi 1-2 lần HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trang phục quần áo thu đông 1. Yêu cầu : Trẻ biết tên trang phục, chất liệu và tác dụng của nó Luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ. Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn quần áo sach sẽ. 2. Chuẩn bị: 1- 2 bộ trang phục quần áo thu đông có màu sắc khác nhau . 3. Tiến hành: - Trẻ đứng xung quanh giá treo đồ Gợi cho trẻ tập trung quan sát về chất liệu, màu sắc. - Trang phục phù hợp cho mùa nào? - Trang phục này đanh cho bạn trai hay bạn gái? II. Trò chơi vận động : Hãy xoay nào - Tổ chức cho trẻ chơi 5 - 6 lần. III. Chơi ý thích: Trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân trường HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Hoạt động có mục đích: Hát cho trẻ nghe những bài hát trong chủ đề 1. Yêu cầu: - Trẻ hứng thú lắng nghe cô hát và biết được tên bài hát có trong chủ đề trường mầm non. 2. Chuẩn bị: - Đàn ghi âm bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non, lớp chúng mình...” 3. Tiến hành: - Cô giới thiệu lại tên các bài hát trong chủ đề mà trẻ đã được làm quen. - Cô hát 1 - 2 lần và nói tên bài hát cho trẻ nghe, kết hợp đàn biểu diễn cho trẻ xem - Cho trẻ hưởng ứng hát cùng cô. 3. Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ - Cô nhận xét trong tuần những bạn nào đi học chưa ngoan, còn khóc nhè, mang quà vặt đến lớp. Nhắc nhở một số trẻ ăn còn chậm lần sau phải cố gắng ăn nhanh hơn, những bạn còn đái dầm cả quần..... - Khen và khuyến khích những trẻ ngoan, chú ý nghe lời cô giáo.

File đính kèm:

  • docxban than 1.docx