I. Mục đích yêu cầu:
Biết trong gia đình có những ai và mối quan hệ của người thân trong gia đình mình, biết công việc của từng thành viên trong gia đình và tên của người thân trong gia đình.
Trả lời các câu hỏi của cô chính xác và rõ ràng.
Biết cách chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi.
Biết thương yêu kính trọng mọi người trong gia đình.
Biết chào hỏi xưng hô lễ phép.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh về gia đình.
Máy catsset, băng.
Một số câu hỏi.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động đón trẻ:
27 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hoạt động trò chuyện về gia đình bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động :Trò chuyện về gia đình bé
Mục đích yêu cầu:
Biết trong gia đình có những ai và mối quan hệ của người thân trong gia đình mình, biết công việc của từng thành viên trong gia đình và tên của người thân trong gia đình.
Trả lời các câu hỏi của cô chính xác và rõ ràng.
Biết cách chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi.
Biết thương yêu kính trọng mọi người trong gia đình.
Biết chào hỏi xưng hô lễ phép.
Chuẩn bị:
Tranh ảnh về gia đình.
Máy catsset, băng.
Một số câu hỏi.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, và trò chuyện cùng trẻ về những người thân trong gia đình bé.
Thể dục buổi sáng:
Hô hấp: gà gáy.
Tay vai: hai tay đưa ra trước, lên cao.
Chân: đứng một chân đưa ra trước, lên cao.
Bụng lườn: cúi gập người về phía trước.
Bật: bật tại chỗ
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau”.
Hoạt động trọng tâm:
trò chuyện với trẻ về gia đình thân yêu của bé:
Cho trẻ xem đoạn phim về những người thân sống trong mái ấm gia đình.
Đàm thoại:
Đoạn phim vừa xem nói về gì?
Gia đình ta gồm có những ai?
Ai là người sinh ra các con?
Bố mẹ các con do ai sinh ra?
Trong gia đình các con còn có những ai nữa?
Bây giờ bạn nào có thể cho cô biết đây là gia đình của ai?
Gia đình bạn hoàng lan có bao nhiêu người? ( Cho trẻ cùng đếm )
Đây là gia đình ít con hay đông con?
Bố mẹ các con làm nghề gì? Làm ở đâu?
Ở nhà ai là người nấu cơm, tắm giặt cho các con?
Các con có yêu những người thân trong gia đình mình không?
Các con làm gì để thể hiện tình thương đó?
Trò chơi: “ Tặng hoa cho người thân ”.
cách chơi: Chia trẻ làm hai đội thi nhau tặng hoa cho những người thân.
Luật chơi: Đội nào tặng nhiều hoa đội đó sẽ thắng.
Hoạt động kết thúc:
Nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ thu dọn đồ chơi.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Hát bài hát: “Thiên đường búp bê ”.
Trò chuyện về gia đình của bé.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “bịt mắt bắt dê”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc xây dựng: Trẻ chơi xây dựng ngôi nhà thân yêu.
Góc sách: Trẻ xem hình ảnh của gia đình.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Ôn lại bài học buổi sáng.
Trả trẻ
Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động: Nhận biết hình tròn, hình tam giác, hình vuông.
Mục đích yêu cầu:
Cháu nhận biết đặc điểm, tên gọi của hình tròn, hình tam giác, hình vuông.
Trẻ có thể so sánh được các ngôi nhà có hình dạng khác nhau.
Trẻ yêu quý ngôi nhà của mình.
Slide về các hình tròn, hình vuông, hình tam giác
Chuẩn bị:
Slide về các hình tròn, hình vuông, hình tam giác
Mỗi trẻ một hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Các ngôi nhà có những hình dạng khác nhau.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, cho trẻ ăn sáng, trò chuyện cùng trẻ.
Hoạt động học có chủ định:
Mở đầu hoạt động:Hát bài hát “ Ngôi nhà của tôi ”.
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu về hình tròn, hình vuông, hình tam giác:
Cho các cháu xem đoạn phim về ngôi nhà có dạng hình vuông. Cho trẻ làm ngôi nhà bằng hình vuông, hình tam giác. Hỏi trẻ:
Thân ngôi nhà có dạng hình gì? Vì sao con biết đây là hình vuông? ( Cho trẻ đồng thanh hình vuông )
Thế mái nhà hình gì? Vì sao con biết? ( Cho trẻ đồng thanh hình tam giác )Cho trẻ đặt hình tam giác lên trên hình vuông.
Bạn nào cho cô biết hình vuông và hình tam giác có gì khác nhau? ( Cho trẻ đếm số cạnh của hình vuông và hình tam giác )Cô đố trẻ hình gì cô đang lăn được đây? Vì sao con biết? ( Cho trẻ đồng thanh hình tròn )
Vừa rồi cô đã cho các con nhận biết hình gì? ( Gọi một vài trẻ nhắc lại )Luyện tập: Cho trẻ đi xung quanh lớp lấy những vật có hình dạng theo yêu cầu của cô.
Hỏi trẻ xem trẻ lấy hình gì? Vì sao con biết?
Trò chơi: Về đúng nhà.
Cách chơi: Có 3 ngôi nhà theo 3 hình tròn, vuông, tam giác, cô phát các thẻ bài có hình tương ứng cho trẻ. Khi cô hô hiệu lệnh thì trẻ hãy về đúng ngôi nhà tương ứng của mình.
Luật chơi: Trẻ nào về sai sẽ bị nhảy lò cò.
Kết thúc hoạt động:Nhận xét, tuyên dương, cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động tham quan:
Cho trẻ quan sát các ngôi nhà xung quanh trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Kéo cưa, lừa xẻ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc văn học: Cho trẻ tập kể chuyện theo tranh nhổ củ cải.
Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng ngôi nhà.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Cho trẻ xem phim về hình ảnh những ngôi nhà.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động : Dạy vận động bài hát “ Ngôi nhà của tôi ”.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung bài hát.
Trẻ hát đúng giai điệu, vỗ tay đúng nhịp bài hát.
Trẻ yêu quý, thể hiện tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình.
Chuẩn bị:
Đàn organ, đĩa nhạc.
Đoạn phim về hình ảnh các nhạc cụ.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Cho trẻ ăn sáng, trò chuyện cùng trẻ.
Thể dục buổi sáng.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ nghe và xem clip bài hát “Ngôi nhà của tôi”. Và đàm thoại cùng trẻ:
Các con vừa nghe bài hát gì?
Trong bài hát có nhắc đến gì?
Các con có yêu ngôi nhà của mình hay không?
Vậy chúng ta cùng hát lại bài hát “Ngôi nhà của tôi”.
Hoạt động trọng tâm:
Dạy trẻ vỗ tay theo nhịp.
Cô vỗ tay theo nhịp kết hợp với hát.
Cô làm mẫu kết hợp phân tích cách vỗ.
Cô hỏi trẻ cách vỗ tay theo nhịp.
Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát.
Cô cho trẻ lấy nhạc cụ vừa gõ vừa hát.
Cả lớp hát và gõ đệm theo nhịp hai lần.
Lần lượt luân phiên từng tổ, nhóm, cá nhân.
Chú ý sửa sai khi trẻ thực hiện.
Nghe hát bài: “Ba ngọn nến lung linh”.
Cô hát lần 1: có nhạc đệm.
Cô cho trẻ nghe đĩa kết hợp đĩa bộ.
c. Kết thúc hoạt động:
Hát lại bài hát: “Ngôi nhà của tôi”.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Cướp cờ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc phân vai: Trẻ chơi đóng vai các thành viên trong gia đình.
Góc nghệ thuật: Cho trẻ tô màu ngôi nhà của bé.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Đánh giá cuối ngày
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động :Trò chuyện về đồ dùng để nấu và ăn.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được tên gọi của các đồ dùng trong gia đình và các nhóm thực phẩm.
Trẻ biết những món ăn có lợi cho sức khỏe.
Động viên trẻ ăn hết suất.
Chuẩn bị:
Slide tranh về các loại thực phẩm, xoong nồi, chén bát...
Máy catsset, băng.
Một số câu hỏi.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, và trò chuyện cùng trẻ về những người thân trong gia đình bé.
Thể dục buổi sáng:
Hô hấp: gà gáy.
Tay vai: hai tay đưa ra trước, lên cao.
Chân: đứng một chân đưa ra trước, lên cao.
Bụng lườn: cúi gập người về phía trước.
Bật: bật tại chỗ
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài hát “Quả gì ”.
Hoạt động trọng tâm:
trò chuyện với trẻ về các nhóm thực phẩm và các đồ dùng trong gia đình.
Cho trẻ xem slide về các nhóm thực phẩm.
Đàm thoại:
Đoạn phim vừa xem nói về gì?
Trong bữa ăn thường có mấy nhóm thực phẩm? ( Cho trẻ kể tên 4 nhóm thực phẩm )
Trong mỗi bữa ăn các con cần ăn những món gì? Vì sao?
Ăn ít những món gì? Vì sao?
Ở nhà mẹ thường nấu những món gì cho các con ăn?
Khi mẹ nấu ăn, mẹ thường dùng những đồ dùng gì? Cho trẻ xem slide các đồ dùng.
Cho trẻ kể các đồ dùng mà trẻ biết, nêu ích lợi của các đồ dùng đó.
Trước và sau bữa ăn các con cần làm gì?
Để cho bữa ăn được ngon miệng các con nên làm gì?
Trò chơi: “Nhanh mắt lẹ tay ”.
Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội thi nhau lên chọn nhóm thực phẩm và các đồ dùng theo yêu cầu.
Luật chơi: Đội nào chọn đúng nhiều đội đó sẽ thắng.
Hoạt động kết thúc:
Nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ thu dọn đồ chơi.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Hát bài hát: “Ngôi nhà của tôi”.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “kéo co”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc phân vai: Trẻ chơi nấu ăn.
Góc sách: Trẻ xem hình ảnh của gia đình.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Ôn lại bài học buổi sáng.
Trả trẻ
Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động: So sánh to nhỏ.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết đồ dùng trong gia đình có nhiều kích cở khác nhau và biết đồ dùng để ăn uống.
Trẻ biết so sánh to hơn, nhỏ hơn và biết phân biệt 1 đồ dùng, nhiều đồ dùng.
Giữ gìn sạch sẽ các đồ dùng trong gia đình.
Chuẩn bị:
Tranh lô tô.
Nồi, chén, bếp ga.
Nhạc, máy catsset.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, cho trẻ ăn sáng, trò chuyện cùng trẻ.
Hoạt động học có chủ định:
Mở đầu hoạt động:Hát bài hát “ Ngôi nhà của tôi ”.
Hoạt động trọng tâm:
Cho trẻ quan sát mô hình siêu thị( có các đồ dùng):
Đàm thoại cùng trẻ:
Đây là cái gì?
Dùng để làm gì?
Khi nấu các con cần làm gì?
So sánh:À! Hôm nay cô và các con đi siêu thị mua được 2 cái xoong, ly…
Bây giờ ai có nhận xét gì về 2 cái xoong này?
Cái xoong này và cái xoong kia như thế nào với nhau?
Cô có thêm cái gì nữa? (cái ly )
Hai cái ly này như thế nào với nhau?
Cái nào to, cái nào nhỏ?
Các con cho cô biết có mấy cái ly, có mấy cái xoong?
Cô bớt 1 cái ly còn mấy cái ly?
Hai nhóm đồ dùng này có bằng nhau không?Nhóm nào ít hơn, nhóm nào nhiều hơn?
Luyện tập: Cho trẻ chọn 2 cái ly không bằng nhau. Hai cái xoong không bằng nhau.
Trò chơi: Xếp đồ vật.
Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành 4 nhóm, chọn một cái ly to, một cái ly nhỏ, hoặc một cái bát to, một cái bát nhỏ theo yêu cầu.
Luật chơi: trẻ xếp đúng các đồ vật theo quy trình to, nhỏ.
Kết thúc hoạt động:Nhận xét, tuyên dương, cho trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau”.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động tham quan:
Cho trẻ quan sát các ngôi nhà xung quanh trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Kéo cưa, lừa xẻ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc văn học: Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Thăm nhà bà”.
Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng ngôi nhà.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Cho trẻ xem phim về các thực phẩm ở siêu thị.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động: Dạy đọc bài thơ “Em yêu nhà em ”.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết tên tác giả.
Trẻ đọc thuộc thơ,đọc diễn cảm, rõ lời.
Trẻ biết yêu thương chia sẽ cùng bạn bè trong lớp.
Chuẩn bị:
Slide hình ảnh nội dung bài thơ.
Đồ chơi cho trẻ.
Nhạc đệm bài thơ.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, trao đổi phụ huynh về tình hình của trẻ.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ xem đoạn phim về ngôi nhà thân yêu.
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu, đọc mẫu, đàm thoại.
Giới thiệu:
Các con vừa xem phim nói về gì?
Thế các con có yêu ngôi nhà của mình hay không?
Có một bài thơ nói về tình cảm của một bạn nhỏ đối với ngôi nhà thân yêu của mình. Bây giờ cô sẽ dạy cho các con, đó là bài thơ “Em yêu nhà em ” do Đoàn Thị Lam Luyến sáng tác.
Đọc mẫu:
Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm.
Cô đọc lần 2 kèm slide tranh minh họa.
Đàm thoại, trích dẫn:
Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
Ngôi nhà bạn nhỏ có gì?
( Trích dẫn “Có đàn … líu lo”)
Đàn gà mái như thế nào?
( Trích dẫn “Đàn gà mái... đẻ xong”).
Bà chuối mật, ông ngô bắp thì sao?
( Trích dẫn “Bà chuối... như tơ”)
Bé làm chị Tấm để đợi chờ ai? ( Trích dẫn“ Có ao muống...Bống lên”)
Ếch con và Dế Mền làm gì? ( Trích dẫn“ Có đầm...ngâm thơ”)
Dù đi xa nhưng bạn nhỏ vẫn như thế nào?
( Trích dẫn“ Dù...nhà của em”)
Dạy trẻ đọc thơ.
Cho cả lớp đọc bài thơ 3 lần.
Cho nhóm, tổ, cá nhân đọc.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Trò chơi: “Trồng cây cho ngôi nhà của bé”.
Cách chơi: Chia trẻ thành hai đội thi đua trồng cây xanh cho ngôi nhà của đội mình.
Luật chơi: Đội nào trồngnhiều cây đội đó sẽ thắng.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Trò chuyện về những người thân của bé.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Lộn cầu vòng”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc xây dựng: Trẻ chơi xây dựng ngôi nhà thân yêu.
Góc nghệ thuật: Tô màu những người thân của bé.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng, giới thiệu bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động : Dạy vận động bài hát “ Ngôi nhà của tôi ”.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung bài hát.
Trẻ hát đúng giai điệu, vỗ tay đúng nhịp bài hát.
Trẻ yêu quý, thể hiện tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình.
Chuẩn bị:
Đàn organ, đĩa nhạc.
Đoạn phim về hình ảnh các nhạc cụ.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Cho trẻ ăn sáng, trò chuyện cùng trẻ.
Thể dục buổi sáng.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ nghe và xem clip bài hát “Ngôi nhà của tôi”. Và đàm thoại cùng trẻ:
Các con vừa nghe bài hát gì?
Trong bài hát có nhắc đến gì?
Các con có yêu ngôi nhà của mình hay không?
Vậy chúng ta cùng hát lại bài hát “Ngôi nhà của tôi”.
Hoạt động trọng tâm:
Dạy trẻ vỗ tay theo nhịp.
Cô vỗ tay theo nhịp kết hợp với hát.
Cô làm mẫu kết hợp phân tích cách vỗ.
Cô hỏi trẻ cách vỗ tay theo nhịp.
Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát.
Cô cho trẻ lấy nhạc cụ vừa gõ vừa hát.
Cả lớp hát và gõ đệm theo nhịp hai lần.
Lần lượt luân phiên từng tổ, nhóm, cá nhân.
Chú ý sửa sai khi trẻ thực hiện.
Nghe hát bài: “Ba ngọn nến lung linh”.
Cô hát lần 1: có nhạc đệm.
Cô cho trẻ nghe đĩa kết hợp đĩa bộ.
c. Kết thúc hoạt động:
Hát lại bài hát: “Ngôi nhà của tôi”.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Cướp cờ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc phân vai: Trẻ chơi đóng vai các thành viên trong gia đình.
Góc nghệ thuật: Cho trẻ tô màu ngôi nhà của bé.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Đánh giá cuối ngày
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động : TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ NGÀY TẾT
TRUNG THU
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được dấu hiệu đặc trưng của ngày tết Trung Thu (múa lân, phá cổ, rước đèn )
Rèn khả năng trả lời, chọn câu, rõ ràng
Biết tạo ra sản phẩm Trung Thu qua trò chơi.
Giáo dục trẻ yêu thích đêm Trung Thu.
Chơi hoà đồng cùng bạn.
Chuẩn bị:
Tranh vẽ về cảnh Trung Thu
Lồng đèn, một số đầu lân nhỏ cô gấp.
Màu tô
Máy cassett, băng nhạc
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, cho trẻ ăn điểm tâm
Trò chuyện cùng trẻ.
Thể dục buổi sáng.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cô và trẻ hát bài “ Đêm trung thu ”. Trẻ về đội hình chử U
Hoạt động trọng tâm:
Quan sát, đàm thoại:Cho trẻ xem tranh cảnh Trung Thu.
Con nào cho cô biết các con xem tranh vẽ gì? Đúng rồi đó là tranh vẽ về mùa thu.
Bé nào giỏi cho cô biết cảnh Trung Thu vẽ gì ? (Trẻ quan sát và trả lời theo suy nghĩ của mình ) Trung thu trời trong xanh, có múa lân, múa sư tử, có chị hằng, phá cổ trung thu…Trung Thu là ngày tết của tất cả các thiếu nhi.
Vào ngày tết Trung Thu các con thích gì nhất ?
+Tết Trung Thu có rất nhiều bạn đánh trống, múa lân và ca múa hát Trung Thu, các bạn nhỏ được chị hằng tặng quà. Vì vậy các con phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, vâng lời cô giáo, vâng lời người lớn, nhường nhịn bạn bè thi các con sẽ được quà Trung Thu của chị hằng đó !
Trò chơi :Đọc thơ, hát về tết Trung Thu
Cách chơi: Trẻ chia hai đội thể hiện bài hát hoặc bài thơ về Trung Thu.
Luật chơi: Đội nào thể hiện nhiều hơn sẽ thắng.
Kết thúc hoạt động:Cũng cố lại bài học, nhận xét tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Cướp cờ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc phân vai: Trẻ chơi đóng vai Chị Hằng Nga.
Góc nghệ thuật: Cho trẻ tô màu chiếc đèn ông sao.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ng ày / /2009
Hoạt động : DẠY ĐỌC BÀI THƠ TRĂNG SÁNG
(Nhược Thuỷ - Phương Hoa )
Yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
Trẻ thuộc và biết ngắt nhịp để thể hiện nội dung bài thơ.
Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên vào ngày rằm, Trăng sáng.
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài thơ.
Câu hỏi đàm thoại.
Hình ảnh bài thơ, hồ dán.
Tiến trình hoạt động:
Mở đầu hoạt động:Cho trẻ xem tranh Trung Thu và hỏi trẻ:
Các con vừa xem gì ?
Trong tranh các con nhìn thấy gì ?(Cho trẻ tự kể theo sự hiểu biết)
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu, đọc thơ mẫu,đàm thoại:
Trung Thu là ngày tết của thiếu nhi, vào đêm Trung Thu các con nhìn lên bầu trời sẽ thấy gì ?
Nhà thơ Nhược Thuỷ - Phương Hoa đã viết bài thơ “ Trăng Sáng” rất hay
Cô đọc mẫu một lần diễn cảm.
Lần hai cô vừa đọc vừa chỉ vào tranh.
Đàm thoại, trích dẫn:
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
Sân nhà em sáng nhờ cái gì?(Trích dẫn: Trăng tròn…..Thuyền trôi ).
Khi em đi thì Trăng thế nào?(Trích dẫn: Em đi……Đi chơi ).
Dạy trẻ đọc thơ.
Cô mời cả lớp đọc 3 lần.
Mời tổ, nhóm, cá nhân.(Cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ)
Trò chơi: Dán tranhCách chơi: Chọn hình ảnh thích hợp dán vào câu thơ tương ứng.
Kết thúc hoạt động:Cô nhận xét tiết học, khen trẻ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Đi cầu, đi quán”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc s ách: Kể cho trẻ nghe câu chuyện " Chú Cuội cung Trăng".
Góc nghệ thuật: Cho trẻ hát các bài hát về Trung Thu.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ng ày / /2009
Hoạt động : TÔ MÀU ĐỒ CHƠI BÉ THÍCH
Yêu cầu:
Trẻ biết cách tô màu, tô đều không lem ra ngoài.
Biết sử dụng màu tô hợp lý.
Yêu quý trường mầm non, giữ gìn đồ chơi.
Chuẩn bị:
Tranh mẫu của cô.
Giấy, bút màu sáp.
Góc trưng bày sản phẩm.
Nhạc đệm.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt đ ộng đón trẻ:
Đ ón tr ẻ, cho tr ẻ ăn đi ểm t âm, tr ò chuy ện c ùng tr ẻ.
Hoạt động có chủ đích:
Mở đầu hoạt động: Hát bài “Dêm Trung Thu”.
Hoạt động trọng tâm:
Quan sát, đàm thoại.Cho cháu xem một số tranh mẫu của cô và hỏi trẻ:
Con có thích tô màu đồ chơi giống cô không?
Cô tô những bức tranh như thế nào?
Làm mẫu – hướng dẫn, trẻ thực hiện.
Lần 1 cô tô mẫu không phân tích.
Lân 2 cô vừa tô vừ phân tích: Chọn một màu (vàng, xanh, đỏ) tay phải cầm màu tô đều đồ chơi cháu thích từ trái sang phải.(Chú ý khi tô không để lem ra ngoài)
Cô vừa tô gì?
Bức tranh cô tô có lem ra ngoài không?
Bây giờ các con tô lại có được không? Có tô lem ra ngoài không?
Trẻ thực hiện, nhận xét sản phẩm.Cô cho trẻ ngồi vào ban thực hiện bài tập (Cô mở nhạc đệm)Cô quan sát trẻ, động viên trẻ thực hiệnTrẻ thực hiện xong đem treo tranh ở góc nghệ thuật.
Cho trẻ nhận xét bức tranh của bạn:
Vì sao bạn tô đẹp?vì sao chưa đẹp?
Con thích tranh của bạn nào?còn tranh của con thì sao?
Cô nhận xét chung.
Kết thúc tiết học.
Cho trẻ hát bàihát"Trăng Sáng".
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động tham quan:
Cho trẻ quan sát sân khấu trang trí cho lễ hội Trung Thu..
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Lộn cầu vồng”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc x ây d ựng: Trẻ chơi xây dựng nhà cho chị Hằng Nga và Chú Cuội..
Góc nghệ thuật: Cho trẻ tô Chị Hằng Nga.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ng ày / /2009
Hoạt động : Dạy múa bài hát" Đ êm Trung Thu "
Yêu cầu:
Trẻ hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm vui tươi.
Hát to, rõ lời, giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng theo lời ca.
Yêu thích Trung Thu, vui chơi hoà đồng cùng bạn bè.
Chuẩn bị:
Máy cassett, băng nhạc.
Mũ múa, trang phục đẹp.
Tranh Trung Thu.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Hoạt động có chủ đích:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ xem tranh Trung Thu, cùng đàm thoại với trẻ.
Các con xem tranh vẽ gì?
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu, dạy vận động.
Các con có thích đêm Trung Thu không?
Trẻ đi vòng tròn và hát bài “Đêm Trung Thu” và vận động.Các con vận động giỏi nhưng vẫn còn một số bạn chưa đều, hôm nay cô sẽ dạy các con vận động bài “Đêm Trung Thu”, lớp hát một lần.
Cô làm mẫu một lần không phân tích.
Lần hai cô vừa làm vừa phân tích:
Thùng thình…Ngoài đình: Hai tay lam trống đánh trước bụng, đồng thời kiểng chân.
Có con…Vòng quanh: Hai tay đưa lên đầu nhịp theo nhạc.
Trung Thu…Đường làng:Tay phải đưa cao ra trước, tay trí đưa thấp ra sau cuộn cổ tay, chân kiểng.
Dưới ánh…Hát vang: Giống động tác 3 nhưng quay người một vòng.Cô mời một trẻ thực hiện lại.Cô mời cả lớp thực hiện lại 2 lần.mời tổ, nhóm, cá nhân.(mỗi nhóm một lần)(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Nghe hátCô hát trẻ nghe bài “ánh trăng hoà bình” điệu bộ minh hoạ. Sau đó tóm tắt nội dung.
Lần 2 cô mở nhạc ca sĩ hát, cô và trẻ minh hoạ theo nhạc.
Kết thúc hoạt động:Nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Cướp cờ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc:
Góc phân vai: Cho trẻ chơi làm bánh Trung Thu.
Góc nghệ thuật: Xem tranh các loại bánh Trung Thu.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH CỦA BÉ
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
MẪU GIÁO BÉ
Thời gian thực hiện : 3 tuần (Từ ngày 28/9 đến ngày 17/10/2009 )
I .PHÁT TRIỄN THỂ CHẤT
-Trẻ biết được những món ăn trẻ thích và không thích .
- biết những thức ăn cần thiết cho cơ thể con người .
- Ăn uống điều độ , biết những món ăn mà gia đình yêu thích .
- Có thói quen hành vi văn minh trong ăn uống .
- Biết vận động các bộ phận tay chân .
- Biết đi kết hợp chạy .
- Biết bật tại chổ .
II .PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Biết tên và một số đặc điểm của người thân trong gia đình .
- Biết công việc và cuộc sống hàng ngày của người thân .
- Biết yêu thương và chăm sóc người thân trong gia đình .
- Biết chào hỏi và xưng hô của từng thành viển trong gia đình .
-biết ngày rằm trung thu là ngày tết của các em thiếu nhi .
- Biết yêu quí và tôn trọng những người thân trong gia đình .
III .PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Biết xử dụng từ ngữ để gọi tên , cấp bật của từng thánh viên trong gia đình .
- Thể hiện giọng điệu tình cảm qua bài thơ , câu chuyện -
-Biết dùng từ ngữ miêu tả sinh hoạt của từng thành viên trong gia đình .
IV.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI :
- Tiếp nhận tình cảm , cảm xúc khác nhau của các thành viên trong gia đình .
- biết cách ứng xử với các thành viên trong gia đình .
- vui vẻ , mạnh dạn trong các hoạt động .
- biết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình .
V. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ :
- Thể hiện tình cảm điệu bộ qua các bài hát , bài thơ , cau đố câu vè .
- Thể hiện khéo léo của đôi bàn tay qua dán , tô màu , nặn .
- Trẻ yêu quí ngôi nhà mà mình đang sống .
- Biết dọn dẹp , sắp xếp ngăn nắp gọn gàng những đồ dùng trong gia đình .
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động: ĐI KẾT HỢP CHẠY
Yêu cầu:
Trẻ biết dùng sức của đôi chân để đi và chạy .
Biết phối hợp mắt chân tay để đi và chạy .
Đi chạy đúng kỷ thuật .
Cháu hứng thú hoạt động có kỷ luật khi chơi .
Chuẩn bị:
Sân tập bằng phẵng .
Nhạc .
Cô làm mẫu chuẩn .
Tiến trình hoạt động :
Hoạt động đón trẻ :
Cho trẻ tự cất đồ dùng vào ngăn , cô hỏi cháu xem các con biết gần đến ngày gì rồi không ? ( tết trung thu )
Hoạt động có chủ định :
a. Hoạt động mở đầu:
Cô cùng cháu chuẩn bị đồ dùng cho trẻ và cô .
b. Hoạt động trọng tâm:
* Khởi động :
-Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân : Đi bằng mũi bàn chân , đi bình thường , hai tay chống hông di bằng gót chân , chạy chậm , chạy nhanh . Chạy về 3 hàng .
* Trọng động :
+ Bài tập phát triển chung :
- TV :Hai tay đưa ra phía trước đưa lên cao .(2lần 4 nhịp )
- BL : Hai tay giơ cao gập người về trước : ( 2lần 4 nhịp )
- C : Hai tay dang ngang khuỵ gối tay giơ về phía trước .
( 2lần 4 nhịp )
- B : bật tiến về trước .( 4 lần 4 nhịp)
+ Vận động cơ bản :
- Cô làm mẫu lần 1 : không phân tích .
- Cô làm mẫu lần 2 : phân tích
- Cô đứng trước vạch chuẩn hai tay nắm hờ dọc theo thân mình khi nghe hiệu lệnh cô di từ từ ,khi nghe hiệu lệnh chạy , cô chạy thẳng về phía trước , mắt các con nhìn thẳng hai tay đánh tự nhiên , chân chạm đất bằng mũi bàn chân , rồi đến bà
File đính kèm:
- chu đề gia đình.doc