Duyên hải miền trung
Xác định qui mô lãnh thổ của Duyên hải miền Trung (DHMT), trên trang 13, nó gồm 2 vùng: Bắc trung Bộ (khu 4 cũ) và Duyên hải Nam trung bộ tức là từ tỉnh Thanh hoá cho đến hết tỉnh Bình thuận (các tỉnh TP có biển).
Thuận lợi và khó khăn
Trang 13: So sánh hình dạng lãnh thổ của vùng so với các vùng khác trong cả nước xem có điểm đặc biệt gì?(hẹp ngang kéo dài) từ chỗ hẹp ngang kéo dài này nó chi phối đến rất nhiều vấn đề khác như : khí hậu, bờ biển, thành phần dân tộc, sông ngòi.
Trang 15 hoặc trang 22, 23: Quan sát đặc điểm bờ biển của vùng (dài, khúc khuỷu, núi ăn sát ra bờ biển, có nhiều bãi cát, có các vũng, vịnh nào?) các yếu tố này nó có ảnh hưởng gì đến nghề cá và GTVT biển, du lịch.
Trang 7: (Bản đồ khí hậu chung) xem vùng nằm trong những miền khí hậu nào?sự đa dạng về khí hậu như vậy nó có những ảnh hưởng gì đến sản xuất? Quan sát các biểu đồ khí hậu ở các tỉnh , và xem bản đồ mưa hãy nhận xét xem khu vực nào mưa nhiều, khu vực nào mưa ít nó có ảnh hưởng gì? Mưa ở đây tập trung vào những tháng nào? mưa như vậy có ảnh hưởng gì không? Ở vùng Bắc trung bộ trong những tháng mùa hè có mưa nhiều không? Điều này nó có ảnh hưởng gì? (Gió Lào).
19 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học Địa lý 12 bằng Atlat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Duyên hải miền trung
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Xác định qui mô lãnh thổ của Duyên hải miền Trung (DHMT), trên trang 13, nó gồm 2 vùng: Bắc trung Bộ (khu 4 cũ) và Duyên hải Nam trung bộ tức là từ tỉnh Thanh hoá cho đến hết tỉnh Bình thuận (các tỉnh TP có biển).
Thuận lợi và khó khăn
Trang 13: So sánh hình dạng lãnh thổ của vùng so với các vùng khác trong cả nước xem có điểm đặc biệt gì?(hẹp ngang kéo dài) từ chỗ hẹp ngang kéo dài này nó chi phối đến rất nhiều vấn đề khác như : khí hậu, bờ biển, thành phần dân tộc, sông ngòi.
Trang 15 hoặc trang 22, 23: Quan sát đặc điểm bờ biển của vùng (dài, khúc khuỷu, núi ăn sát ra bờ biển, có nhiều bãi cát, có các vũng, vịnh nào?) các yếu tố này nó có ảnh hưởng gì đến nghề cá và GTVT biển, du lịch.
Trang 7: (Bản đồ khí hậu chung) xem vùng nằm trong những miền khí hậu nào?sự đa dạng về khí hậu như vậy nó có những ảnh hưởng gì đến sản xuất? Quan sát các biểu đồ khí hậu ở các tỉnh , và xem bản đồ mưa hãy nhận xét xem khu vực nào mưa nhiều, khu vực nào mưa ít nó có ảnh hưởng gì? Mưa ở đây tập trung vào những tháng nào? mưa như vậy có ảnh hưởng gì không? Ở vùng Bắc trung bộ trong những tháng mùa hè có mưa nhiều không? Điều này nó có ảnh hưởng gì? (Gió Lào).
Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
Trang 9, 10 hoặc 22, 23: Căn cứ màu sắc của bản đồ xem địa hình của vùng theo hướng Tây – Đông có đặc điểm gì? (Thấp dần: Núi Trường sơn ở phía Tây đổ dốc xuống đồng bằng ven biển ở phía Đông). Hãy tìm xem giá trị kinh tế của từng vùng này như thế nào?
Vùng núi cao phía tây: Kết hợp với màu xanh của bản đồ trang 13, phân khu địa lý động vật trang 8 sẽ nói được thế mạnh cũng như là khó khăn về rừng của vùng
Vùng cao nguyên (Gọi là đồi trước núi) kết hợp với trang 13 (đồng cỏ), trang 8 (đất feralit) sẽ xác định được ở nơi này có thể chăn nuôi gia súc và trồng các cây công nghiệp lâu năm.Hãy tìm trên bản đồ chăn nuôi trang 14 xem tỉnh nào nuôi nhiều gia súc lớn? Tìm trên trang 14 hoặc 22, 23 (kinh tế) xem ở đây trồng cây công nghiệp lâu năm gì?( Chú thích được ghi ở trang bìa trước)
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Vùng đồng bằng ( Thanh –Nghệ – Tĩnh,Bình – Trị – Thiên) xem ở đây có đất gì (trang 8)? có thể trồng cây gì trên vùng đất này(trang 22)?(cần chú ý loại đất cát, cây công nghiệp hàng năm)
Vùng biển (trang 12) Ở đây có các bãi cá ,bãi tôm nào(có thể gọi là ngư trường) cá, tôm ở đây thuộc loại nào (ý này phải đọc sách giáo khoa) thuận lợi với ngành gì? Tìm xem khu vực nào hoặc tỉnh nào có sản lượng cá biển nhiều? (Xem khu vực nam trung bộ)
Trang 22, 23 Xem đặc điểm sông ngòi của vùng :có các sông nào, chảy theo hướng nào, chiều dài của sông, độ dốc ra sao, lũ vào thời kì nào ? Nó có những thuận lợi và khó khăn gì?
Trang 6: Xem trong vùng có những loại khoáng sản nào, trữ lượng bao nhiêu, có các mỏ khoáng sản ở đâu? (cần xác định ranh giới các tỉnh cho kỹ nếu không sẽ dễ nhầm lẫn về phân bố khoáng sản). Với khoáng sản như vậy có thuận lợi đối với ngành công nghiệp nào?
Trang 12: Các em sẽ nói được thành phần dân tộc của vùng : có nhiều dân tộc cư trú-> có nhiều phong tục tập quán với các truyền thống độc đáo khác nhau (cần chú ý đến dân tộc Chăm ở khu vực Nam trung bộ).
Trang 14, 15 hoặc 22, 23 các em có nhận xét về mạng lưới các trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải của vùng: Các trung tâm CN còn ít với qui mô chưa lớn, cơ sở năng lượng còn thiếu, mạng lưới giao thông còn thưa.
Về vấn đề phát triển kinh tế của vùng
Vấn đề hình thành cơ cấu nông lâm ngư.
Vấn đề hình thành cơ cấu Công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng.
Đây là 2 vấn đề đòi hỏi suy diễn nhiều và nó ít được thể hiện trên Atlat, đề nghị học ở sách giáo khoa.
Đồng bằng Sông Hồng
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Vấn đề dân số
Trang 13: Xác định ranh giới của Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH, vùng số II-chú thích vùng Nông nghiệp), so sánh diện tích của ĐBSH so với diện tích các vùng khác (nhỏ).
Kết hợp trang 2+11+13 tìm các tỉnh và TP của ĐBSH (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,...).
Trang 11: Sử dụng màu sắc để so sánh mật độ dân số của vùng so với các vùng khác trong cả nước (cao nhất) .Tìm các tỉnh ,TP có mật độ dân số trên 1000 người /Km2 (Hà nội, Thái bình, Hải phòng), tỉnh có mật độ dân số thấp nhất của vùng (Ninh bình) [Nếu sử dụng trang 2, trang 3 lấy số liệu dân số chia cho diện tích thì ngoài tỉnh Ninh bình ,các tỉnh TP còn lại đều có mật độ trên 1000 người /Km2
Để giải thích về mật độ dân số ta sử dụng các bản đồ sau:
Trang 7+8: Khí hậu thuận lợi, đất phù sa màu mỡ
Trang 4: Đồng bằng rộng lớn
Trang 12 (sử dụng kí hiệu dân tộc): Người Việt cư trú – Tập quán sản xuất Nông nghiệp
Trang 14 (bản đồ lúa): Thâm canh lúa – Cần nhiều lao động
Trang 14: Xem mật độ các Thành phố và trung tâm Công nghiệp (Dày đặc)
[Nguyên nhân : Lịch sử khai thác lâu đời không có ở bản đồ]
Các biện pháp giải quyết vấn đề dân số các em phải tự suy luận.
Bản đồ Hành chính Đồng Bằng Sông Hồng
Vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm
Thuận lợi và khó khăn
Sau khi đã xác định được ĐBSH ở vị trí nào trên bản đồ.
Trang 4 (Sử dụng màu sắc – nó thể hiện độ cao): Đồng bằng rộng thứ 2 trong cả nước.
Trang 8: Sử dụng màu sắc để nói về đất ở đây là đất gì ?(Phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp nên màu mỡ)
Trang 7:(Khí hậu chung ) : Sử dụng màu sắc để tìm ĐBSH nằm trong vùng khí hậu nào và khí hậu đó có thuận lợi và khó khăn gì đến nông nghiệp?
Bản đồ mưa : (xem màu sắc ) Lượng mưa ở đây như thế nào, mưa nhiều vào tháng nào, ít vào tháng nào ? nó có ảnh hưởng gì đến Nông nghiệp?
Trang 9 hoặc 21 để nói về sông ngòi của vùng và giá trị kinh tế của nó.
Trang 11+12 (màu sắc và ký hiệu dân tộc) để nói về lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ và truyền thống sản xuất.( Riêng trình độ thâm canh cao nhất cả nước, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh , không được thể hiện trên bản đồ).
Về tình hình sản xuất lúa Lương thực, thực phẩm: sử dụng trang 14 và 15 sẽ nói được ĐBSH sản xuất những gì?
Về sản xuất lúa
Sử dụng bản đồ Lúa trang 14: So sánh tổng thể với các vùng trong cả nước (thứ 2). Sử dụng màu sắc: để nói về tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực là bao nhiêu %, Từng tỉnh có tỉ lệ như thế nào.
Sử dụng các biểu đồ cột ở trong từng Tỉnh để biết lúa được trồng ở những Tỉnh nào và Tỉnh nào có diện tích và sản lượng lúa nhiều nhất và khoảng bao nhiêu. So sánh giữa cột sản lượng với cột diện tích để nói về năng suất lúa của Tỉnh nào cao?( nếu cột sản lượng càng cao hơn nhiều so với cột diện tích thì năng suất càng cao = sản lượng / diện tích = Tấn (tạ)/héc ta).
Về sản xuất hoa màu
Sử dụng trang 14 để biết ở đây trồng cây gì (không cần phải nói nhiều)
Về sản xuất Thực phẩm
Sử dụng trang 14 (Chăn nuôi) để biết ở đây nuôi những con gì? Tỉnh nào nhiều tỉnh nào ít?. Sử dụng trang 15 để biết sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của vùng như thế nào?
Phát triển kinh tế đối ngoại
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Về du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ
Trang 20Sử dụng bản đồ trang 20.
Quan sát biểu đồ cột khách du lịch và doanh thu từ du lịch nhận xét về số lượng khách du lịch và sự gia tăng khách du lịch trong giai đoạn 1990-2000, nhận xét về sự gia tăng doanh thu từ du lịch, tăng mấy lần, sự gia tăng này nhanh hay chậm, đến năm 2000 ta đã đón được bao nhiêu lượt khách du lịch quốc tế, sự biến động của khách du lịch quốc tế và sự biến động của doanh thu từ du lịch giống nhau trong khi khách nội địa tăng liên tục điều này nó phản ánh nguồn thu từ du lịch phụ thuộc nhiều vào khách quốc tế, nguồn thu từ khách nội địa chưa ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu từ du lịch. Nếu lấy tổng doanh thu từ du lịch chia cho tổng số khách du lịch (cả nội địa và quốc tế) ta sẽ thấy mức chi dùng của một khách du lịch còn thấp (chưa lưu giữ được khách ở lâu).
Quan sát biểu đồ tròn về cơ cấu khách du lịch quốc tế ta sẽ nhận xét được số lượng khách, sự gia tăng số lượng khách quốc tế giai đoạn 1996-2000, cơ cấu khách du lịch, sự thay đổi cơ cấu khách du lịch đến nước ta (cần nêu một ý là khách đến từ các nước phát triển - có mức tiêu dùng cao - còn ít).
Quan sát nội dung bản đồ ta nêu được những thuận lợi trong việc phát triển du lịch ở nước ta về các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch xã hội và nhân văn của ta có những gì, các em cũng cần nêu các chính sách của nhà nước mới ban hành trong việc phát triển du lịch nhất là trong việc thu hút khách du lịch quốc tế như những thay đổi trong việc cấp visa, chuyển tiền, chuyển hàng hóa, cho phép xe ôtô tay lái nghịch được hoạt động trong một số khu vực...
Các hoạt động thu ngoại tệ khác như xuất khẩu lao động không có ở trên bản đồ.
Về hoạt động xuất nhập khẩu
Dựa vào bản đồ trang 19.
Dựa vào biểu đồ cột xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm trong bản đồ ngoại thương ta nhận xét sự gia tăng giá trị xuất khẩu (cột xanh) được bao nhiêu lần, giai đoạn nào tăng nhanh nhất? Nhận xét sự gia tăng giá trị nhập khẩu (cột đỏ) bao nhiêu lần? Như vậy giữa xuất khẩu và nhập khẩu hoạt động nào tăng nhanh hơn? Ta cộng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu theo từng năm và nhận xét tổng giá trị xuất nhập khẩu nó thay đổi như thế nào? So sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong từng năm ta có nhận xét gì? Đến đây chúng ta có thể kết luận sự chuyển biến trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta là: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng dần, tuy còn nhập siêu nhưng cán cân xuất nhập khẩu đang tiến dần đến sự cân đối, nhập siêu giảm dần.
Dựa vào hai biểu đồ tròn cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu và cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu năm 2000 trong bản đồ thương mại ta nhận xét về cơ cấu hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu của chúng ta hàng gì là chủ yếu, dựa trên cơ sở hàng xuất nhập khẩu như vậy cũng có thể đưa ra một lý do để giải thích vì sao nước ta còn trong tình trạng nhập siêu.
Dựa vào bản đồ ngoại thương ta xác định các nước các lãnh thổ có buôn bán với nước ta là ở khu vực nào trên thế giới, đó là nước nào, lãnh thổ nào, trong đó giá trị buôn bán với nước và lãnh thổ nào đạt từ 1 đến 2 tỉ USD, trên 2 tỉ USD.
Để giải thích về các hoạt động xuất nhập khẩu, sự thay đổi cơ cấu thị trường đề nghị xem trong SGK.
Phát triển giao thông vận tải
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Thuận lợi và khó khăn
Về tự nhiên: Cần sử dụng các trang bản đồ tự nhiên để trình bày những thuận lợi và khó khăn của địa hình, khí hậu, mạng lưới sông ngòi, vị trí địa lý đối với việc phát triển giao thông vận tải.
Về kinh tế xã hội: Cần tham khảo trong sách giáo khoa.
Cơ sở vật chất
Dựa vào bản đồ GTVT trang 18 để trình bày.
Dựa vào chú thích để nêu các loại hình giao thông vận tải chủ yếu ở nước ta (cần bổ sung GTVT đường ống).
Về đường sắt nước ta có tuyến đường quan trọng nào, đi từ đâu đến đâu?
Về đường ô tô nước ta có những tuyến đường quan trọng nào, nối các vùng nào với nhau?
Về đường sông, đường biển nước ta có những cảng sông, cảng biển nào quan trọng?
Về đường hàng không nước ta có những sân bay quốc tế nào (ký hiệu hình máy bay màu đỏ), có bao nhiêu sân bay trong nước (ký hiệu hình máy bay màu đen)?
Nhìn chung về mạng lưới đường giao thông của nước ta như thế nào? Phân bố có đều chưa? Ở vùng nào dày đặc, vùng nào còn thưa? Các tuyến đường giao thông nước ta đã nối với các tuyến đường giao thông quốc tế chưa, đó là tuyến nào, loại hình nào, nối với đâu?
Các tuyến giao thông vận tải quan trọng
Cần xác định theo hướng Bắc-Nam, Đông-Tây, xem có tuyến đường nào nối liền các vùng lại với nhau, nối các đầu mối giao thông quan trọng, đó chính là các đường giao thông quan trọng (phải nêu tên các tuyến đường đó ra).
Các tuyến giao thông vận tải chuyên môn hóa: Nên đọc từng tuyến ở trong SGK và dò trên bản đồ trang 18 để dễ hiểu hơn, để xác định tuyến này vạn chuyển hàng gì cần phải dựa vào bản đồ dân cư, kinh tế và phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế mới trình bày được (sẽ học trong chương trình kỳ 2)
Phát triển công nghiệp
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Cơ cấu ngành công nghiệp và tình hình phát triển
Dựa vào chú thích (ở trang bìa) ta sẽ nói được công nghiệp của nước ta có những ngành công nghiệp nào (yêu cầu phải kể ra tất cả các ngành), nhóm ngành công nghiệp nào? Và ta kết luận nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng, có khá đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng. Nếu muốn biết có nhóm ngành công nghiệp nào thì cần sử dụng biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp trang 16. Sử dụng biểu đồ giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế trang 16 ta nói được cơ cấu công nghiệp theo khu vực quản lý.
Trang 16
Nếu muốn trình bày tình hình phát triển công nghiệp thì sử dụng biểu đồ cột (góc trên bên phải) trang 16: nhận xét trong 5 năm giá trị sản lượng công nghiệp tăng bao nhiêu lần, trong từng năm ta thấy giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
Để trình bày tình hình phát triển của một nhóm ngành (Năng lượng, luyện kim - cơ khí – hóa chất, nhẹ và thực phẩm) cần dựa vào trang 17: trong các biểu đồ cột, cột chồng thể hiện tình hình phát triển của ngành hoặc cơ cấu trong từng nhóm ngành, trong các biểu đồ tròn thể hiện vai trò của từng nhóm ngành trong cơ cấu công nghiệp chung. Trên các bản đồ thể hiện sự phân bố của từng nhóm ngành, qui mô của các trung tâm công nghiệp chuyên ngành, cơ cấu ngành trong các trung tâm công nghiệp đó.
Để trình bày về các trung tâm công nghiệp nói chung thì cần dựa vào bản đồ trang 16 ở đó qui mô của các trung tâm công nghiệp được thể hiện bởi độ lớn của các vòng tròn, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp được thể hiện bởi các ký hiệu được thể hiện trong từng vòng tròn đó.
Để giải thích được sự có mặt của các ngành trong từng trung tâm công nghiệp thì cần phải có kiến thức tổng hợp, phải dựa vào yếu tố tự nhiên (như vị trí địa lý, tài nguyên khóang sản...) và kinh tế xã hội (như dân cư, lao động, kĩ thuật, thị trường, giao thông, truyền thống...). Ứng với nội dung trên cần sử dụng bản đồ tương ứng để trình bày – nên đọc lại bài vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở chương trình địa lý lớp 10.
Trang 17]
Các ngành công nghiệp trọng điểm: là các ngành được nêu ở trang 17 (tuy nhiên không đầy đủ cần phải đọc thêm trong sách).
Sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp: giữa nhóm A và nhóm B tuy có một số ở trang 17 (phần biểu đồ) nhưng không được đầy đủ, tốt nhất nên đọc trong sách giáo khoa (Biểu đồ diện tích). Trong trang 17 phần biểu đồ cột chồng ta tính số lần tăng giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp LK-CKh-ĐTử-HCh, số lần tăng của nhóm ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm sau đó so sánh số lần tăng này và so sánh giá trị sản xuất của hai nhóm ngành này theo từng năm ta sẽ thấy nhóm ngành công nghiệp nặng có tốc độ tăng nhanh hơn nhưng giá trị sản xuất của nó vẫn còn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp
Dựa vào trang 16 nhìn tổng quát xem ở khu vực nào có các trung tâm công nghiệp dày đặc ở khu vực nào còn thưa, từ đó ta sẽ nhận xét được sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
Cần phải tìm xem trong từng khu vực có những trung tâm công nghiệp nào, trung tâm nào đóng vai trò hạt nhân trong vùng, trong từng trung tâm công nghiệp có ngành nào là chủ đạo (ngành chuyên môn hóa), tại sao lại có những ngành đó? Nên lập bảng theo mẫu sau:
Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất Trung tâm công nghiệp Qui mô - vị trí Cơ cấu ngành Giải thích
HÀ NỘI
TP.HỒ CHÍ MINH
Vùng bắc bộ và phụ cận Vị trí so với Hà nội Tên các trung tâm công nghiệp Các ngành chuyên môn hóa
Bắc Thái Nguyên ...
Đông - Bắc ... ...
... ... ...
... ... ...
... ... ...
Vùng Duyên hải miền Trung Trung tâm công nghiệp Qui mô Các ngành chuyên môn hóa
Thanh hóa Sản xuất từ 1 đến 2 tỉ đồng ...
Vinh ... ...
... ... ...
Vùng Đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long Trung tâm công nghiệp Qui mô Các ngành chuyên môn hóa
Biên hòa Sản xuất từ 10 đến 50 tỉ đồng ...
Vũng Tàu ... ...
... ... ...
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta đang có thay đổi ngày một hợp lý hơn: không thể hiện trên atlat.
Cây công nghiệp
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp? Tự suy luận (theo sách giáo khoa).
Những thuận lợi
Khí hậu (trang 7, nhiệt độ và lượng mưa): Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ cao, mưa nhiều, có sự phân hóa... giúp cho việc phát triển các cây nhiệt đới với cơ cấu đa dạng đồng thời có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Đất (trang 8): Có nhiều loại đất khác nhau, dẫn chứng... thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây khác nhau.
Kinh tế xã hội: tham khảo SGK phần cuối trang 36, phần đầu trang 37
Hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp
Trang 14 bản đồ cây công nghiệp.
Về diện tích: Sử dụng phần biểu đồ cột nói về sự thay đổi diện tích qua các năm của từng loại cây : hàng năm và lâu năm, diện tích tăng bao nhiêu lần trong từng giai đoạn, trong cả thời kỳ, giai đoạn nào tăng nhanh hơn giai đoạn nào, giai đoạn nào tăng nhiều hơn giai đoạn nào.Ta so sánh giữa cây hàng năm và cây lâu năm xem cây nào có tốc độ phát triển nhanh hơn. Nếu cộng diện tích cây hàng năm và lâu năm ta sẽ có diện tích cây công nghiệp nói chung và qua kết quả cộng này ta sẽ nói được sự gia tăng diện tích cây công nghiệp qua các năm theo các hướng đã nói ở trên.
Về phân bố: Sử dụng các ký hiệu cây công nghiệp trên bản đồ kết hợp với trang 13 (để xác định vùng), 14 (xác định tỉnh) ta sẽ nói được nước ta có cây công nghiệp chủ yếu nào và trồng ở những vùng nào, tỉnh nào. Nếu chồng bản đồ này lên bản đồ đất trang 8 ta biết các cây công nghiệp được trồng trên loại đất gì.
Bảng phân bố các cây công nghiệp chủ yếu Cây công nghiệp Phân bố
Hàng năm Mía
Lạc
...
Lâu năm Cà phê
Cao su
Chè
...
Các vùng chuyên canh
Dựa vào phần màu sắc trên bản đồ cây công nghiệp trang 14 để tìm xem tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp của từng vùng là bao nhiêu % , vùng nào hoặc tỉnh nào có tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp dưói 15%, từ 15 đến 40%, trên 40% so với diện tích gieo trồng đã sử dụng, như vậy vùng nào là vùng chuyên canh lớn nhất, nhì, batrong từng vùng trồng các cây công nghiệp chủ yếu nào, vì sao lại trồng được cây cây công nghiệp đó? (dựa vào khí hậu, đất, địa hình, truyền thống, công nghiệp chế biến...)
Bảng các vùng chuyên canh cây công nghiệp Vùng Qui mô Điều kiện thuận lợi
(Tự nhiên, Kinh tế xã hội) Cây trồng chính
Đông NB Lớn nhất
>40% diện tích đất canh tác trồng cây công nghiệp Tự nhiên: Địa hình... Cao su, Mía...
Vấn đề lương thực phẩm
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Tầm quan trọng của vấn đề lương thực thực phẩm: (không có trên atlat – nếu có chăng là dựa vào trang 11 (phần biểu đồ dân số) thấy dân số đông và đang tăng lên thì nói được nhu cầu về lương thực đang ngày càng tăng lên).
Hiện trạng sản xuất lương thực
Lúa
Bản đồ lúa và hoa màu, trang 14.
Phần biểu đồ lúa: Dựa vào số liệu trên biểu đồ tròn (diện tích lúa – đơn vị nghìn ha) so sánh giữa các năm sẽ nhận xét được sự gia tăng của diện tích lúa nói chung được mấy lần, nếu so sánh trong từng giai đoạn tasẽ biết thời kỳ 1990-1995 hay thời kỳ 1995-2000 tăng nhanh hơn. Tương tự khi so sánh phần biểu đồ cột (sản lượng lúa- đơn vị nghìn tấn) ta cũng biết được sản lượng lúa tăng bao nhiêu lần và thời kỳ nào tăng nhanh hơn thời kỳ nào? So sánh số lần tăng của diện tích với số lần tăng của sản lượng trong thời kỳ 1990-2000 ta sẽ thấy sản lượng tăng nhanh hơn diện tích điều này có nghĩa là năng suất tăng (cách khác để nói về năng suất là ta lấy sản lượng của từng năm chia cho diện tích của từng năm tương ứng ta sẽ được kết quả là càng về thời gian sau thì tỉ số này càng tăng dần có nghĩa là năng suất lúa (tấn/héc ta) tăng dần.
Kết hợp biểu đồ sản lượng lúa với biểu đồ số dân số trang 11 ta lấy sản lượng lúa chia cho số dân của năm tương ứng ta sẽ thấy bình quân lúa trên đầu người tăng dần, nhận xét sự thay đổi kết quả này theo từng năm sẽ thấy mức bình quân lúa theo đầu người tăng dần.
Về phân bố cây lúa, ta dựa vào bản đồ lúa: Nếu căn cứ vào màu sắc ta sẽ nói được các vùng chuyên canh lúa ở nước ta là vùng nào có tỉ lệ đất trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%, từ 81% đến 90%..., nếu dựa vào chiều cao của biểu đồ cột ở các tỉnh ta sẽ nói được tỉnh nào có diện tích trồng lúa nhiều tỉnh nào có sản lượng lúa cao, (chi tiết hơn nếu căn cứ vào chú thích ta có thể đo được chiều cao các cột là bao nhiêu mm và từ đây nhân với tỉ lệ ta sẽ biết được cụ thể từng tỉnh có diện tích và sản lượng lúa là bao nhiêu), năng suất lúa ở tỉnh nào cao (dựa vào tỉ số giữa cột sản lượng so với cột diện tích trong từng tỉnh).
Về cơ cấu mùa vụ: không có trên bản đồ.
Hoa màu
Bản đồ hoa màu, trang 11: ta chỉ nhận xét chung về sự thay đổi diện tích và sản lượng hoa màu, ta sẽ nhận thấy sản lượng tăng nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng diện tích. (không phải tính năng suất, bình quân theo đầu người như lúa) và tìm sự phân bố của cây hoa màu trên lãnh thổ xem vùng nào có tỉ lệ đất trồng cây hoa màu so với diện tích đất trồng cây lương thực nhiều và ở vùng đó trồng cây gì.
Những khó khăn hạn chế trong việc sản xuất lương thực các em tự tìm hiểu và suy luận căn cứ vào nội dung phân tích ở trên, dựa vào thực tế cuộc sống, dựa vào sách giáo khoa.
Hiện trạng sản xuất thực phẩm
Chăn nuôi
Trên bản đồ chăn nuôi trang 14: dựa vào phần biểu đồ tròn ta thấy bán kính tăng dần có nghĩa là giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đang tăng lên, nhìn vào trong từng biểu đồ ta thấy ngành chăn nuôi ở nước ta gồm các ngành nào, sự thay đổi tỉ lệ của từng ngành chính là sự thay đổi cơ cấu cũng như tình hình phát triển của từng ngành trong những năm qua.
Về sự phân bố ta dựa vào bản đồ chăn nuôi, căn cứ vào chú thích để trình bày sự phân bố của từng nhóm ngành chăn nuôi, vùng nào tỉnh nào nuôi nhiều con gì? (Cột là chăn nuôi gia súc, hình bán nguyệt là chăn nuôi gia cầm, số lượng đàn gia súc gia cầm phụ thuộc vào chiều cao của các cột hoặc bán kính của hình bán nguyệt). Cần phải hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn giữa tỉnh này với tỉnh kia, gia súc này với gia súc kia.
Ngư nghiệp
Trên bản đồ ngư nghiệp trang 15: Dựa vào biểu đồ cột sản lượng thủy sản cả nước nhận xét, so sánh về sản lượng thủy sản nuôi trồng, thủy sản đánh bắt.Về sự phân bố ta dựa vào các cột và chiều cao của các cột ở trong từng tỉnh sẽ xác định được các vùng và các tỉnh có sản lượng đánh bắt(cột màu hồng) và sản lượng nuôi trồng (cột màu xanh). Để giải thích về sản lượng ta có thể dựa vào các bãi tôm, bãi cá ở ven biển. Những khó khăn han chế của ngành chăn nuôi cũng như định hướng phát triển của ngành các em đọc thêm ở sách giáo khoa và tự suy luận dựa trên thực tiễn cuộc sống.
Dân cư và nguồn lao động
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Về vấn đề dân số, sự phân bố dân cư
Vấn đề dân số
Dựa vào biểu đồ cột (Trang 11, dân số VN qua các năm) sẽ biết được dân số nước ta đến năm 2003 là bao nhiêu người, với số người như vậy là nhiều hay ít, có thuận lợi và khó khăn gì trong hoàn cảnh nước ta hiện nay? (có nguồn lao động dồi dào nhưng khó khăn trong việc nâng cao mức sống).
Sự thay đổi dân số qua một số năm, qua một số thời kì khác nhau như thế nào? Xem giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm và những năm gần đây như thế nào. Nội dung này nên so sánh giai đoạn 1921-1960 dân số tăng gấp đôi trong 39 năm với giai đoạn 1960-1989 mới 29 năm nhưng dân số đã tăng trên 2 lần như vậy dân số tăng ngày càng nhanh. Sử dụng tháp dân số năm 1999 ta nhận thấy tháp tuổi đang có xu hướng thu hẹp, nhóm tuổi 5-9 (sinh từ năm 1990 đến 1994) nhiều hơn nhóm tuổi 0-4 (sinh từ năm 1995 đến 1999) cho nên ta nói từ 1990 đến nay tốc độ tăng dân số ở nước ta giảm dần (tuy nhiên vẫn còn cao hơn mức gia tăng dân số trung bình của thế giới). Hãy nêu hậu quả của sự tăng nhanh dân số đối với chất lượng cuộc sống, tài nguyên và môi trường, sự phát triển kinh tế.
Dựa vào 2 tháp dân số em sẽ có những nhận định tương đối về kết cấu dân số nước ta về tuổi (già hay trẻ), về giới (nam nhiều hay nữ nhiều), về nguồn lao động (nhiều hay ít). Qua 2 tháp dân số này ta cũng có thể nhận xét được về kết cấu theo tuổi của dân số, nguồn lao động như thế nào? Nếu ta so sánh 2 tháp ta còn có thể nhận định được về tình hình tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 89-99 như thế nào (So sánh nhóm tuổi từ 0-4 với nhóm tuổi 5-9 với nhóm tuổi từ 10-14 trong từng năm và giữa 2 năm để suy ra tỉ lệ sinh có xu hướng thay đổi như thế nào).
Ta cũng có thể chỉ dựa vào tháp dân số năm 1999 để nhận xét bằng cách cộng tỉ lệ các nhóm tuổi từ 0-4, 5-9, 10-14 = 9%+12%+12%=33% và ta nói nước ta có dân số trẻ. Từ đây ta nêu ảnh hưởng của kết cấu dân số trẻ đối với hiện tại và tương lai: Hiện tại là gánh nặng cho xã hội nhưng đồng thời cũng là lực lượng lao động dự trữ lớn nếu được giáo dục và đào tạo tốt .
Về phân bố dân cư và nguồn lao động
Căn cứ vào sự phân bố màu sắc trên bản đồ (Trang 11, phần màu sắc thể hiện mật độ dân số) em có nhận xét chung về sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
Dựa vào thang màu sắc em hãy nêu ra các khu vực có mật độ dân số cao trên 2000 người/Km2... và những địa phương có mật độ dân s
File đính kèm:
- KI NANG SU SUNG ATLAT .doc