Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm, ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền. Trong suốt quá trình lãnh đạo nhà nước, Người luôn chăm lo cho đội ngũ này và là tấm gương sáng về sự quý trọng, sử dụng đội ngũ trí thức.

Khi thành lập Chính phủ, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (ngày 3.11.1946), Bác đã đề nghị lựa chọn khá nhiều trí thức không phải là đảng viên làm bộ trưởng như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đăng Khoa, Hoàng Tích Trí, Vũ Đình Hòe, Ngô Tấn Nhơn, Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Tố, Bồ Xuân Luật. Năm 1947 Chính phủ có thêm một số trí thức ngoài Đảng khác như Phan Anh, Hoàng Minh Giám, tổng cộng trong Chính phủ có tới 10 thành viên là người trí thức ngoài Đảng, nhưng đều nhiệt tình đem hết tâm trí hoàn thành trọng trách của mình. Nhiều vị trong mấy chục năm liền đã tận tụy cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, dân tộc do Đảng lãnh đạo như: Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đăng Khoa

Bên cạnh các trí thức tham gia Chính phủ, Bác còn ân cần chăm sóc đội ngũ trí thức tham gia trực tiếp trong các ngành giáo dục, y tế, khoa học Khi nghe tin thân mẫu của giáo sư Nguyễn Văn Huyên và cũng là thân mẫu của bà Phan Kế Toại qua đời, Bác viết ngay thư chia buồn với lời lẽ thật thân tình. Đặc biệt, rất nhiều trí thức ngoài Đảng khác như các giáo sư: Ngụy Như Kontum, Nguyễn Xiển, Nguyễn Lân, Trần Văn Giáp, Trần Văn Khang, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Thạc Cát, Ngô Thúc Lanh đã được Bác cử sang Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc) để góp phần đào tạo ra hàng ngàn giáo viên và trí thức chuẩn bị cho đất nước sau khi kết thúc chiến tranh chống thực dân Pháp.

 

doc31 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quý trọng đội ngũ trí thức Vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm, ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền. Trong suốt quá trình lãnh đạo nhà nước, Người luôn chăm lo cho đội ngũ này và là tấm gương sáng về sự quý trọng, sử dụng đội ngũ trí thức. Khi thành lập Chính phủ, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (ngày 3.11.1946), Bác đã đề nghị lựa chọn khá nhiều trí thức không phải là đảng viên làm bộ trưởng như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đăng Khoa, Hoàng Tích Trí, Vũ Đình Hòe, Ngô Tấn Nhơn, Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Tố, Bồ Xuân Luật. Năm 1947 Chính phủ có thêm một số trí thức ngoài Đảng khác như Phan Anh, Hoàng Minh Giám, tổng cộng trong Chính phủ có tới 10 thành viên là người trí thức ngoài Đảng, nhưng đều nhiệt tình đem hết tâm trí hoàn thành trọng trách của mình. Nhiều vị trong mấy chục năm liền đã tận tụy cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, dân tộc do Đảng lãnh đạo như: Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đăng Khoa… Bên cạnh các trí thức tham gia Chính phủ, Bác còn ân cần chăm sóc đội ngũ trí thức tham gia trực tiếp trong các ngành giáo dục, y tế, khoa học… Khi nghe tin thân mẫu của giáo sư Nguyễn Văn Huyên và cũng là thân mẫu của bà Phan Kế Toại qua đời, Bác viết ngay thư chia buồn với lời lẽ thật thân tình. Đặc biệt, rất nhiều trí thức ngoài Đảng khác như các giáo sư: Ngụy Như Kontum, Nguyễn Xiển, Nguyễn Lân, Trần Văn Giáp, Trần Văn Khang, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Thạc Cát, Ngô Thúc Lanh… đã được Bác cử sang Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc) để góp phần đào tạo ra hàng ngàn giáo viên và trí thức chuẩn bị cho đất nước sau khi kết thúc chiến tranh chống thực dân Pháp. Hay như trường hợp kỹ sư Trần Đại Nghĩa, được Bác trực tiếp thuyết phục và tìm cách bí mật đưa từ Pháp về nước, để giao trọng trách làm Cục trưởng Cục Quân giới. Bác còn tự tìm tên để đổi cho ông từ Phạm Quang Lễ thành Trần Đại Nghĩa “để giữ bí mật cho chú và để bảo vệ gia đình, bà con chú còn ở trong Nam”. Niềm tin của Bác đã được Trần Đại Nghĩa đền đáp xứng đáng khi từ hai bàn tay trắng ông đã ra sức góp phần tích cực xây dựng ngành quân giới non trẻ để phục vụ đắc lực, trực tiếp cho cuộc chiến đấu của dân tộc đi đến thắng lợi vẻ vang. Nghị quyết Hôïi nghị T.Ư lần thứ 7 (khóa X), một lần nữa Đảng ta nhấn mạnh vai trò của đội ngũ trí thức và đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay. Bên cạnh việc quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết có kết quả cao, việc học tập và làm theo Bác trong xây dựng đội ngũ trí thức, quý trọng trí thức và phát huy xứng đáng vai trò của trí thức trong sự nghiệp phát triển đất nước. Chữa bệnh tham lam Tháng 10.1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, ở phần “Tư cách và đạo đức cách mạng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 14 “loại bệnh” hết sức nặng và thường gặp ở cán bộ, đảng viên. Trong đó “bệnh tham lam” được Người đưa lên hàng đầu và cho rằng, những ai mắc các bệnh này đều nguy hiểm. Bởi “người bệnh” luôn đặt lợi ích của mình trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà “tự tư tự lợi”; “dùng của công làm việc tư”; “dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình”. Nhưng để tự tư tự lợi, để theo đuổi mục đích riêng của mình, người mắc bệnh tham lam đã lấy tiền của, tài sản của Đảng, Nhà nước và nhân dân để chi xài. Phê phán hành vi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngần ngại gọi là “sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi” và nếu “không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào”, thậm chí buôn lậu, tiếp tay cho bọn tội phạm mà chẳng sợ mất thanh danh của Đảng, chẳng sợ mất danh giá của mình. Để trừ khử căn bệnh tham lam thì cần phải mạnh tay hơn nữa, bởi nó đang lây lan rất nhanh và có nguy cơ “nhờn thuốc”. Tuy nhiên để trị tận gốc bệnh tham lam phải lấy nguyên tắc “bắt bệnh” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy làm cơ sở trị bệnh. Đó là nhận diện, xác định cho được nguyên nhân của bệnh tham. Theo Người, những người mắc bệnh tham đều bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân. Chính chủ nghĩa cá nhân “là một thứ rất gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh nguy hiểm”, “là bạn đồng minh của các kẻ địch”. Gần đây, Đảng và Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo và xử lý một số vụ nổi cộm, đồng thời tiến hành trị bệnh theo phương châm “từ trên xuống dưới”, “từ trong ra ngoài”, kiên quyết xử lý nghiêm những người vi phạm, dù kẻ đó là ai, bước đầu đã được dư luận đồng tình, ủng hộ. Học tập từ bài học “chữa bệnh tham” của Bác để trừ khử tận gốc bệnh tham, làm trong sạch Đảng ta là điều mà các cấp, các ngành và mỗi cán bộ, đảng viên cùng toàn thể nhân dân cần kiên quyết thực hiện. Sáu điều lầm lỗi cần phải tránh Tính từ Quốc hội khóa I (năm 1946) cho đến khi qua đời năm 1969, Bác Hồ có 24 năm là đại biểu Quốc hội. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội, Bác đều được giới thiệu ứng cử và trúng cử với số phiếu rất cao. Bác là một mẫu mực của người đại biểu nhân dân. Trong Đại hội nhân dân thủ đô chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khóa II, tại Hà Nội, Người nêu rõ: “Chúng tôi nhận rằng, được đồng bào đưa ra ứng cử là một vinh dự lớn. Người được bầu và người không được bầu sẽ đều vui vẻ phấn khởi và cảm ơn đồng bào…” và “Những người được cử vào Quốc hội khóa II sẽ luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ Chủ nghĩa Xã hội”. Trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III (1964), Bác đã nói rất chân thành và cảm động với cử tri, rằng: “Có người sẽ được bầu, có người không được bầu. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng, người không được bầu cũng như người được bầu được vinh hạnh vì đã được đồng bào tin cậy và giới thiệu mình. Cho nên, được bầu hay không được bầu, chúng ta đều phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, như những người đầy tớ trung thành nhất của nhân dân”. Người còn nhắc nhở các đại biểu sáu điều lầm lỗi cần phải tránh như sau: 1. Trái phép: Có lúc vì tư thù, tư oán mà bắt bớ và tịch thu làm dân oán thán. 2. Cậy thế: Cậy thế mình ở trong ban này, ban nọ rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy; coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng, dân bầu mình ra để làm việc cho dân chứ không phải để cậy thế với dân. 3. Hủ hóa: Lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô, các cậu ủy viên cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai phải chịu? 4. Tư túng, kéo bè kéo cánh. 5. Chia rẽ, mất đoàn kết. 6. Kiêu ngạo: Tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi. Coi khinh dân gian, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên. Không biết rằng thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ. Gắn bó máu thịt với dân Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh của Đảng nằm ngay trong mối quan hệ giữa Đảng với dân và dân với Đảng. Người căn dặn: “Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải kính yêu nhân dân. Phải tôn trọng thật sự quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng”. Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là người lãnh đạo của họ”. Nói về trách nhiệm của Đảng đối với Tổ quốc và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa phải lo tính công việc lớn như đổi mới nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành nền văn hóa tiên tiến, đồng thời luôn luôn quan tâm đến những công việc nhỏ như tương, cà mắm, muối cần thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân”. Xác định “Quan liêu là xa rời quần chúng”, Người chỉ ra 6 nguyên nhân nảy sinh bệnh quan liêu: “Xa nhân dân/Khinh nhân dân/Sợ nhân dân/Không tin cậy nhân dân/Không hiểu biết nhân dân/Không yêu thương nhân dân”. Vì thế, trong các giải pháp khắc phục, trước hết Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo không được giảm bớt mối liên hệ với quần chúng, dù chỉ là một phút, một giây. Người cho rằng, người lãnh đạo, cán bộ dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy được tất cả mọi mặt. Họ nhìn vấn đề từ trên xuống. Còn dân chúng, tuy rất thông minh, sáng tạo nhưng lại nhìn vấn đề từ dưới lên. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, chính xác phải phối hợp sự xem xét đánh giá của cả hai bên từ trên xuống và từ dưới lên. Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo, người cán bộ phải giữ mối liên hệ và lắng nghe ý kiến của quần chúng. “Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được... Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt”. Niềm vui lớn từ những dự án nhỏ Chị Lê Thị Minh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Mỹ Điền, thị trấn Tuy Phước luôn là tấm gương sáng trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, được chị em trong thôn nể phục và thương mến gọi là “bà đỡ của phụ nữ nghèo”. Thực hiện dịch vụ ủy thác cho hộ nghèo vay vốn giữa Ngân hàng CSXH và Hội LHPN tỉnh, năm 2003 chị đã thành lập 1 tổ vay vốn gồm 50 chị trong diện nghèo với số vốn vay là 318 triệu đồng, bình quân mỗi chị được vay 6 triệu đồng để chăn nuôi bò. Qua chăn nuôi, nhiều chị đã vươn lên thoát nghèo mà điển hình là chị Lê Thị Sáu. Nhận vốn vay 8 triệu đồng, chị Sáu mua 2 con bò, sau 5 năm, giờ chị đã trả hết vốn và lãi cho ngân hàng còn được 5 con bò. Năm 2004, chị Minh lại đứng ra làm tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn của Ngân hàng CSXH 351 triệu đồng cho 50 chị vay, bình quân mỗi chị được vay hơn 7 triệu đồng để chăn nuôi heo. Đến nay số vốn mà chị đã tín chấp bằng hình thức làm tổ trưởng tổ tiết kiệm vay ở Ngân hàng CSXH lên đến 1,277 tỉ đồng giúp 189 chị em phụ nữ vay. Sau khi giải ngân đến tay chị em vay vốn, chị Minh luôn quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát việc dùng vốn vay của chị em, đôn đốc chị em trả lãi đúng kỳ và sử dụng vốn hiệu quả. Ngoài ra, chị phối hợp với các cấp Hội phụ nữ lồng ghép chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt đến chị em; lồng ghép phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản, nuôi con khỏe dạy con ngoan, phòng ngừa các tệ nạn xã hội, góp phần nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Từ những dự án nhỏ này đến nay, đã có 15 chị em phụ nữ trong thôn thoát nghèo. Không chỉ vậy, nhiều chị còn vươn lên làm giàu như các chị: Phạm Thị Cúc, Nguyễn Thị Xuân Thủy, Hồ Thị Thanh Hương… Chị Minh tâm sự: Ở địa phương còn nhiều người khó khăn cần được vay vốn để sản xuất, vươn lên thoát nghèo, mình là 1 đảng viên và là tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn nên giúp được gì cho họ thì cố gắng, và đó cũng là một cách thực hiện tốt điều Bác Hồ mong muốn: “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc; ai cũng được học hành…”. Vừa qua, chị Minh được vinh dự báo cáo điển hình tại Hội nghị tổng kết 5 năm (2003-2007) của Ngân hàng CSXH tỉnh và được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn. Chị Minh còn được phụ nữ và nhân dân trong thôn tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND thị trấn Tuy Phước nhiệm kỳ 2004-2009, và cán bộ đảng viên bầu làm bí thư chi bộ thôn Mỹ Điền từ năm 2003 đến nay. Gia đình chị Minh cũng là hộ sản xuất giỏi, là gia đình hiếu học của thôn Mỹ Điền. “Hũ gạo tình thương” của phụ nữ Phù Mỹ Sau gần 5 tháng phát động phong trào “Hũ gạo tình thương”, Hội LHPN huyện Phù Mỹ đã thu được những kết quả đáng kể. Hội Phụ nữ ở hầu hết 19 xã, thị trấn và hàng trăm chi hội phụ nữ cơ sở đã xây dựng được 113 “Hũ gạo tình thương” đặt ngay tại các cơ sở xay xát gạo để mỗi lần đi xay xát gạo chị em bớt đi một nắm, góp vào “Hũ gạo tình thương” nhằm giúp chị em khác không may gặp cơn bĩ cực trong cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Sang, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phù Mỹ, cho biết: Sau gần 5 tháng phát động, đến nay, các “Hũ gạo tình thương” của chị em phụ nữ trong huyện đã góp hơn 1,5 tấn gạo và hơn 3 triệu đồng từ “heo đất tiết kiệm”. Số tiền và gạo này, phần lớn đã được các cấp hội phụ nữ mang đi hỗ trợ cho hàng trăm hộ gia đình có người tàn tật, già cả, neo đơn, không nơi nương tựa, cũng như chị em gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất, đau ốm, tai nạn, rủi ro... Chị Nguyễn Thị Sang cho biết, sẽ phấn đấu để nơi nào trên địa bàn huyện có máy xay xát gạo thì nơi đó có “Hũ gạo tình thương” đồng thời vận động lập nhiều hơn nữa “heo đất tiết kiệm”... để thu hút nhiều hơn lượng gạo, tiền tình nghĩa... nhằm giúp đỡ, sẻ chia bớt nỗi khó khăn cho những người không may trong cuộc sống. Lương giáo một nhà Bác Hồ luôn quan tâm và thường xuyên vun đắp cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào công giáo là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đã được Người dành cho những tình cảm, sự quan tâm sâu sắc và sự động viên kịp thời, cụ thể. Ngay từ những ngày sau Cách mạng Tháng Tám 1945, trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, bộn bề công việc phải giải quyết, nhưng mỗi dịp Nô-en, Bác đều dành thời gian viết thư gửi cho đồng bào công giáo cả nước. Trong thư gửi các linh mục và đồng bào công giáo nhân ngày Nô-en năm 1946, Bác viết: “Trong lịch sử Việt Nam lần này là lần đầu tiên đồng bào công giáo ta làm lễ Thiên chúa giáng sinh một cách hoàn toàn vui vẻ trong một nước Việt Nam độc lập. Tôi chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của các vị giám mục Việt Nam, đồng bào công giáo sẽ cùng toàn thể đồng bào trong nước cương quyết chiến đấu để giữ vững quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc”. Niềm tin đó của Bác đã được các giáo dân, các vị linh mục, giám mục trên khắp mọi miền từ Bắc đến Nam đáp lại với những việc làm cụ thể, thiết thực bằng tấm lòng “kính chúa, yêu nước” của mình. Nhiều linh mục là con em đồng bào công giáo đã hăng hái tham gia đóng góp sức mình vào cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi năm 1954. Sau kháng chiến thắng lợi, Bác rất vui khi thấy đồng bào lương giáo đoàn kết cùng nhau lao động, sản xuất chăm lo xây dựng cuộc sống mới, con em giáo dân được cắp sách đến trường, bà con giáo dân được chính quyền tạo điều kiện để cải thiện đời sống và bảo đảm tự do tín ngưỡng. Năm 1964, trong thư gửi hội nghị đại biểu công giáo yêu nước, Bác viết: “Tôi rất vui lòng thấy đồng bào công giáo các giới hăng hái tham gia mọi công việc xây dựng Tổ quốc. Các cháu công giáo đi học ngày càng đông và tiến bộ. Con đường yêu nước mà đồng bào đang đi là hoàn toàn đúng. Tôi mong các cụ phụ lão, các vị giám mục, các linh mục khuyến khích tín đồ trong mọi công việc ích nước lợi dân”. Đặc biệt, Bác đã rất đau lòng khi được biết có những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng của Nhà nước ta để chống phá cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết lương giáo, làm ảnh hưởng đến lòng yêu nước, kính chúa của giáo dân nước ta. Có thể nói tình cảm và sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những người có đạo nói chung, đồng bào công giáo nói riêng rất to lớn. Đó cũng là sự thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tôn giáo. Tiếp tục kế thừa và phát huy tư tưởng đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết tôn giáo từ trước đến nay; tạo mọi điều kiện để tất cả các dân tộc, tôn giáo phát huy vai trò của mình trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước và cùng có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc muôn đời trên quê hương Việt Nam. Dân tộc gắn liền với nhân loại Bác Hồ luôn có niềm tin vào sức mạnh của dân tộc, của con người Việt Nam nhưng không bao giờ có sự tách rời giữa dân tộc và nhân loại. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam, Bác đã dẫn lại Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tháng 6.1919, Bác gửi bản yêu sách 8 điểm lên Hội nghị Vécxây với tư cách là một người yêu nước, chứ chưa phải là người cộng sản, chưa biết đến lý luận Mác- Lênin. Nhưng ngay từ bản yêu sách này, Người đã đấu tranh cho sự bình đẳng các dân tộc. Ngoài đòi hỏi độc lập, tự do cho Việt Nam, Bác cũng yêu cầu nhà nước Pháp bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, khi một nhà báo hỏi chính kiến của Bác Hồ về các nhà tư tưởng, Bác trả lời: “Khổng Tử có ưu điểm là vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jesu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng và Tôn Dật Tiên có ưu điểm là phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Tất cả những con người đó chẳng phải đã có những điểm chung đó sao. Đó là họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Tôi tin chắc rằng, nếu những người đó còn sống trên đời này, thì họ sẽ ngồi lại với nhau như những người bạn rất hoàn mỹ và tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Jesu là tôn giáo, Khổng Tử là phong kiến, Tôn Dật Tiên là tư sản, Mác là vô sản… nhưng Bác vẫn tìm thấy điểm chung giữa họ bởi tầm nhìn nhân loại và nhân văn của mình. Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến một con người hiện thân cho nền hòa bình với chủ nghĩa nhân văn cao cả. Tất cả vì con người, vì hạnh phúc của nhân loại chứ không phải chỉ vì dân tộc mình. Có một người nước ngoài nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã nói rằng, khi nghiên cứu chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh, ông nhận thấy một chủ nghĩa nhân văn cao cả và sâu sắc. Cái đó bây giờ rất hiếm bởi chiến tranh lạnh đã qua nhưng thế giới vẫn đầy rẫy khủng bố, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang… Cần phải xem báo Đảng Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và chiến đấu của mình, Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về tự học, tự tích lũy để làm giàu vốn tri thức. Trong một hội nghị văn hóa quốc tế tổ chức tại Hà Nội năm 1961, Bác không ngần ngại nói thẳng: “Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: Năm 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe radio lần đầu...”. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực học tập và phấn đấu không ngừng, Người đã được cả thế giới công nhận là một nhà lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Với Bác, đọc tức là học, học mọi thứ, học suốt đời, tự giác và say mê. Trong bài phát biểu tại buổi gặp gỡ các đảng viên lão thành ngày 9 tháng 12 năm 1961, Bác tâm tình với mọi người: “Tôi năm nay đã 71 tuổi nhưng ngày nào cũng phải học. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Trong muôn vàn cách học của Bác có việc học tập qua đọc sách báo, đặc biệt là đọc báo của Đảng. Sinh thời, với bút danh C.T, Bác Hồ đã viết một bài báo có tựa đề “Cần phải xem báo Đảng”. Trong bài báo này, Người viết: “Đảng ta mạnh vì Đảng ta tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất...Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và năng suất công tác của chúng ta. Nếu cứ cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm; nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể đảng viên và cốt cán, cần phải xem báo Đảng”. Chúng ta học tập Bác không chỉ về tinh thần yêu nước, về tấm lòng của người Cộng sản chân chính trước vận mệnh Tổ quốc và nhân dân; mà còn học tập được ở Người một phương pháp học tập, thật đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, là sự siêng năng đọc và thu nhận tri thức qua sách báo. Đặc biệt là ý chí học tập kiên trì, mọi lúc mọi nơi, học suốt đời không ngưng nghỉ, để “làm người’, “làm cán bộ” và “phụng sự Tổ quốc và nhân loại”. Cô học trò nhỏ yêu Bác Hồ Tại cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trì tổ chức, trong 20 tác giả đoạt giải và có nhiều đóng góp tích cực nhất, có cô học trò nhỏ tuổi Nguyễn Hoài Thương (ảnh), học sinh Trường THCS Bồng Sơn, Hoài Nhơn. Hoài Thương năm nay học lớp 7, làm lớp phó học tập, học giỏi đều các môn, đặc biệt là yêu thích môn Văn và viết văn rất nhanh. Những bài làm văn của Thương luôn được thầy cô lấy làm văn mẫu cho lớp, hầu hết những bài văn đều đạt điểm 9, 10. Thỉnh thoảng Thương làm thơ và viết những mẩu chuyện ngắn, truyện ngắn gởi dự thi trên các báo Tiền Phong, Mực Tím… Thương đang viết dở cuốn tự truyện dự kiến dài khoảng 100 trang nói về những kỷ niệm tuổi thơ của chính mình. Liên tục đạt học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 6, Thương còn đạt học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 5 và giải ba môn Anh văn cấp huyện (lớp 6). Từ nhỏ, Thương đã đọc nhiều những mẩu chuyện, những bài học công dân về tấm gương Bác Hồ. Khi cơ quan mẹ phát động cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mẹ đem cuốn sách tư liệu về Bác, tranh thủ mượn đọc và Thương đã khóc trước câu chuyện Bác nhường bát cháo trứng cho cụ già khi các đồng chí bồi dưỡng lúc Bác ốm. Lúc còn học lớp 1, là học sinh xuất sắc nên Thương được hội trại trường tiểu học chọn đi rước ảnh Bác. Ý thức về sự kính yêu một vị lãnh tụ “có nụ cười rất hiền” (cảm nghĩ của Thương) quan tâm nhiều đến thiếu nhi bắt đầu hình thành trong một tâm hồn non trẻ. Thương thuộc rất nhiều bài hát, bài thơ về Bác, những câu chuyện về Bác được em kể lại bằng tình cảm kính yêu làm người nghe cũng phải xúc động… Một lần xem ti vi, thấy phát động cuộc thi, Thương vào phòng học viết một mạch và hôm sau gởi bài dự thi. Khi hỏi về động cơ nào tham gia chương trình thi dành cho người lớn, Thương cho biết: “Cháu muốn học tập theo tấm gương của Bác qua những câu chuyện cháu đã đọc được như: tinh thần yêu nước, lòng ham học hỏi, cần cù và sự giản dị…”. Thương đến với cuộc thi không phải tình cờ mà bằng cả tình yêu, sự kính trọng đối với Bác Hồ. Thương tâm sự: “Cuộc thi đối với cháu mới chỉ là mở đầu cho cuộc hành trình tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ước mơ lớn nhất của Thương là được một lần ra Hà Nội thăm Lăng Bác, được đứng trước Bác nguyện lòng mình cố gắng học giỏi để không phụ mong mỏi của Người. Chỉ sợ không rộng lòng Nhà biên kịch Học Phi có kể một kỷ niệm sâu sắc của ông về Bác Hồ, mà ông có vinh dự được trực tiếp làm việc và chứng kiến, trong những ngày đầu bộn bề lo toan của nhà nước cách mạng non trẻ của chúng ta. Câu chuyện như sau: …“Hồi ấy ông còn đang công tác ở Hưng Yên. Một hôm vào giữa tháng 9, ông nhận được công văn của Bộ Nội vụ ra lệnh tha cho một tên tuần phủ bị bắt giam về tội viết sách chống cộng sản. Việc bắt giữ này cả tỉnh đều biết và đều hồ hởi, bây giờ tha thì biết ăn nói với nhân dân ra sao? Sau khi trao đổi với Tỉnh ủy và ủy ban, ông liền phóng xe lên Bắc Bộ phủ xin gặp Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Bộ trưởng cho một cán bộ xuống gặp ông nghe báo cáo tình hình. Nghe xong cán bộ này nói: “Việc này nằm trong chính sách khoan hồng của Chính phủ, không thể thay đổi được, đến cả những tay còn ghê gớm hơn thế “Ông Cụ” còn tha cho kia mà”. Ông đề nghị cứ báo cáo với Bác xét lại cho, vì đây còn là uy tín cách mạng, ít nhất là trong phạm vi một tỉnh. Lát sau, ông được trực tiếp gặp Bác. Bác chỉ ghế cho ông ngồi rồi hỏi ngay: “Đồng chí cho bắt người ta có lợi gì không?”. Lần đầu tiên được gặp riêng Bác nên rất lúng túng, ông ấp úng thưa: “Thưa Chủ tịch, vì nó đã viết sách chửi Cộng sản”. “Biết rồi, nhưng việc đã lâu ngày, giờ bắt người ta có lợi gì không?”. Ông càng ấp úng: “Thưa Chủ tịch, để... để răn đe những kẻ khác thấy gương nó mà phải sợ”. “Thế đồng chí có biết làm cho người ta sợ hơn hay làm cho người ta yêu hơn? Đồng chí có học chữ Nho không?”. “Dạ thưa, cũng có học chút ít”. “Đồng chí có nhớ câu các cụ thường nói: “Xử nhân úy bất như xử nhân ái” không? Nên nhớ rằng, không sợ người ta không theo mình mà chỉ sợ lòng mình không rộng thôi. Thôi, về bàn với anh em, giải thích cho người ta hiểu rồi tha cho họ ra!”. Bác nói thêm: “Sử thiên hạ động chi chí dị, sử thiên hạ an chi thận nan” (Làm náo động thiên hạ rất dễ, làm yên thiên hạ thật khó). Tôi không biết Bác lấy câu ấy ở sách nào, về sau đọc lại truyện Tam Quốc chữ Hán mới biết là câu của Lý Nho khuyên Đổng Trác không nên dời Hứa Đô về Nam Ổ sống với Điêu Thuyền sẽ làm náo động thiên hạ.” Câu chuyện của nhà viết kịch Học Phi là một minh chứng thực tế hết sức sống động và sâu sắc về tấm lòng nhân ái, bao dung và trên hết là đạo đức cách mạng trong sáng đến tuyệt vời của Bác Hồ. Ngày nay, chúng ta học tập tấm gương đạo đức của Bác trước hết là học tập lòng nhân nghĩa, việc đối nhân xử thế của Người. Bài học từ câu chuyện vẫn còn nguyên ý nghĩa trong sinh hoạt Đảng, nhất là trong đấu tranh, tự phê bình và phê bình để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Bài học đó chính là: cán bộ, đảng viên không nên và không được hẹp lòng; đặc biệt, cần phải trong sáng, công tâm trong nhận xét, đánh giá người khác và chân thành giúp đỡ nhau bằng

File đính kèm:

  • docHỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.doc
Giáo án liên quan