Gợi ý để HS tự trả lời vào cột “ Thử nam châm ”:
- Khi không bị nhiễm từ, ta treo tự do đến khi đứng yên cân bằng, đoạn dây sẽ định vị theo phương tự do hay theo phương Bắc – Nam?
- Khi bị nhiễm từ, ta treo tự do đến khi đứng yên cân bằng, đoạn dây bị nhiễm từ sẽ định vị theo phương tự do hay theo phương Bắc – Nam?
Gợi ý để HS tự trả lời vào cột “Dây nào trở thành nam châm vĩnh cửu ?”:
- Dây đồng , dây thép : dây nào là vật liệu từ? (SGK, trang 59), vậy khi đặt chúng trong từ trường của ống dây dẫn có dòng điện thì dây nào bị nhiễm từ? (SGK, 68).
- Đánh dấu “X” vào ô dây bị nhiễm từ trở thành nam châm vĩnh cửu.
- Dùng bút dạ, bút lông đánh dấu cực Bắc thanh nam châm vừa chế tạo.
1 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn Báo cáo thí nghiệm thực hành Vật lý 9: Chế tạo nam châm vĩnh cửu – Nghiệm lại từ tính của ống dây dẫn có dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
Thực hành Vật lý 9:
CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU – NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN
1) Trả lời câu hỏi :
C1: Có 2 cách ( Đọc mục 1. Thí nghiệm, trang 68 và C4 vận dụng, trang 69 -SGK).
C2: Có 4 cách (Đọc C1, C2 ý 1 trang 58-SGK, Các cách xác định của bài 21.3- SBT).
C3: Kết hợp quy tắc nắm tay phải và câu trả lời C4, trang 67-SGK (hoặc 24.4b - SBT).
2) Kết quả chế tạo nam châm vĩnh cửu: (Bảng 1)
Thời gian làm nhiễm từ (phút)
Thử nam châm
Dây nào trở thành nam châm vĩnh cửu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Đoạn dây đồng
2
Đoạn dây thép
2
Gợi ý để HS tự trả lời vào cột “ Thử nam châm”:
Khi không bị nhiễm từ, ta treo tự do đến khi đứng yên cân bằng, đoạn dây sẽ định vị theo phương tự do hay theo phương Bắc – Nam?
Khi bị nhiễm từ, ta treo tự do đến khi đứng yên cân bằng, đoạn dây bị nhiễm từ sẽ định vị theo phương tự do hay theo phương Bắc – Nam?
Gợi ý để HS tự trả lời vào cột “Dây nào trở thành nam châm vĩnh cửu ?”:
Dây đồng , dây thép : dây nào là vật liệu từ? (SGK, trang 59), vậy khi đặt chúng trong từ trường của ống dây dẫn có dòng điện thì dây nào bị nhiễm từ? (SGK, 68).
Đánh dấu “X” vào ô dây bị nhiễm từ trở thành nam châm vĩnh cửu.
Dùng bút dạ, bút lông đánh dấu cực Bắc thanh nam châm vừa chế tạo.
3) Kết quả nghiệm lại từ tính của ống dây dẫn có dòng điện: (Bảng 2)
Có hiện tượng gì xảy ra với nam châm khi đóng công tắc K?
Đầu nào của ống dây là từ cực Bắc?
Dùng mũi tên cong để kí hiệu chiều dòng điện trên các vòng dây ở một đầu
1
¡
2 (Đổi cực nguồn điện)
¡
Gợi ý để HS tự trả lời vào cột “Có hiện tượng gì xảy ra với nam châm khi đóng công tắc K?”:
Nam châm vừa chế tạo đang treo tự do thì định vị theo phương nào? Vậy khi đóng công tắc K thì có hiện tượng gì xảy ra với nam châm vừa chế tạo đang treo tự do?
Gợi ý để HS tự trả lời vào cột “Đầu nào của ống dây là từ cực Bắc?”:
Nam châm vừa chế tạo đang treo tự do có tương tự một kim nam châm quay tự do quanh một trục không? Vậy từ cực Bắc của nam châm vừa được chế tạo treo trong lòng ống dây dẫn hướng ra từ cực nào thì đó là cực gì?
Gợi ý để HS tự trả lời vào cột “Dùng mũi tên cong để kí hiệu chiều dòng điện trên các vòng dây ở một đầu”:
Áp dụng quy tắc nắm tay phải cho đầu đó rồi vẽ mũi tên cong theo chiều dòng điện trên các vòng dây.
Nguyễn Tấn Lập – Cơ sở BDVH Minh Trí, VT
File đính kèm:
- HUONG DAN LAM BAI THTN V Ly 9 bai 29.doc