Giám khảo cần nắm bắt đ-ợc nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để
đánh giá đ-ợc một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt
vận dụng, cân nhắc từng tr-ờng hợp.
- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một
cách hợp lí. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; hoặc không yêu cầu quá cao đối với
mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng
tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nh-ng đáp ứng đ-ợc yêu cầu cơ bản vẫn,
giám khảo cho đủ điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai
lệch với h-ớng dẫn chấm và đ-ợc thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi
cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn
thành 1,0 điểm)
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007 Môn thi: Văn- Bổ túc trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Bộ giáo dục và đào tạo
đề thi chính thức
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007
Môn thi: Văn - Bổ túc trung học phổ thông
h−ớng dẫn chấm thi
Bản H−ớng dẫn gồm 04 trang
I. H−ớng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm bắt đ−ợc nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để
đánh giá đ−ợc một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt
vận dụng, cân nhắc từng tr−ờng hợp.
- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một
cách hợp lí. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; hoặc không yêu cầu quá cao đối với
mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng
tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nh−ng đáp ứng đ−ợc yêu cầu cơ bản vẫn,
giám khảo cho đủ điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai
lệch với h−ớng dẫn chấm và đ−ợc thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi
cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn
thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Đề I
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Yêu cầu kiến thức:
Thí sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau nh−ng cần nêu đ−ợc các ý
chính sau:
- Thuốc chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu ng−ời, thể hiện sự mê
muội của ng−ời dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tìm thuốc chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời quần
chúng của những ng−ời cách mạng (qua nhân vật Hạ Du).
- Nhan đề thể hiện rõ nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật trong truyện
ngắn của Lỗ Tấn: bình dị, hàm súc, trầm lắng, mang tính triết luận sâu sắc…
b. Yêu cầu kĩ năng: Diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, dùng từ chính xác;
không mắc lỗi chính tả.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ
về diễn đạt.
2
- Điểm 2: Trình bày đ−ợc nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số
lỗi diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không trình bày đ−ợc ý nào của yêu cầu trên.
Câu 2 (2,0 điểm).
a. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau,
song cần đạt các yêu cầu sau:
- Tiếng hát con tàu (in trong tập ánh sáng và phù sa – xuất bản năm 1960)
đ−ợc gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội là cuộc vận động nhân dân
miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền
Bắc.
- Bài thơ thể hiện tình cảm, ân nghĩa và sự gắn bó với nhân dân, đất n−ớc
của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi
nhỏ về diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 1: Trình bày đ−ợc nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số
lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không trình bày đ−ợc ý nào của yêu cầu trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kiểu
bài phân tích tác phẩm thơ trữ tình. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt
chẽ, hành văn mạch lạc; không mắc lỗi chính tả. Trình bày cẩn thận, sạch sẽ.
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau
nh−ng cần đạt các ý chính sau:
- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Sau khi Hồ Chí Minh ra khỏi
nhà lao của bọn T−ởng Giới Thạch - mùa thu năm 1943.
- Phân tích hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, hùng vĩ và thanh
khiết (phân tích làm rõ vẻ đẹp của các hình ảnh thơ núi, mây, sông), thể hiện tâm
hồn tinh tế, nhạy cảm và thanh cao của Hồ Chí Minh.
- Phân tích hai câu thơ sau: biểu hiện nội tâm của nhân vật trữ tình; từ
miêu tả hành động (bồi hồi dạo b−ớc, trông lại trời Nam) đến bộc lộ tâm t− (nhớ
bạn x−a). Từ đó, thấy đ−ợc tâm trạng của nhân vật trữ tình với rất nhiều nỗi
niềm, cung bậc cảm xúc: tình cảm quê h−ơng đất n−ớc, tình bạn bè, đồng chí
(liên hệ thực tế hoàn cảnh bản thân tác giả và hoàn cảnh đất n−ớc lúc ấy).
- Đặc điểm nghệ thuật: Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ
Hồ Chí Minh: vừa đậm chất cổ điển (đề tài, ngôn từ, thể loại, âm h−ởng Đ−ờng
thi..) vừa hiện đại và cách mạng (cảm hứng, ý chí…).
3
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn
mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Đề II
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh nêu đúng hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt
Bắc:
- Tác phẩm ra đời sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về
Đông D−ơng đ−ợc kí kết, miền Bắc n−ớc ta đ−ợc giải phóng, cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp hoàn toàn thắng lợi.
- Tháng 10-1954, các cơ quan Trung −ơng Đảng và Chính phủ rời chiến
khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt
Bắc để ghi lại một giai đoạn gian khổ và vẻ vang của cách mạng và kháng chiến
đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng ân tình, nghĩa tình trong lòng ng−ời.
b. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh trình bày rõ ràng từng đơn vị kiến thức; diễn
đạt mạch lạc, dùng từ chính xác; không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 2: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi
nhỏ về diễn đạt, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày đ−ợc nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số
lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không trình bày đ−ợc ý nào của yêu cầu trên.
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh nêu đ−ợc các ý chính trong quan niệm của
Gorki về con ng−ời thể hiện trong truyện ngắn Một con ng−ời ra đời:
- Tác phẩm là một bức tranh hoành tráng ca ngợi con ng−ời: Ngay từ khi
ra đời, con ng−ời đã không đơn độc trong trời đất và trong cuộc đời dù ở trong
bất kì hoàn cảnh nào.
- Qua tác phẩm, Gorki khẳng định giá trị của con ng−ời: Mỗi con ng−ời là
một nhân cách, một cá nhân sáng tạo trong cộng đồng, đòi hỏi đ−ợc trân trọng.
- Tác phẩm thể hiện niềm tin sâu sắc của Gorki: Tin vào tình nghĩa cao cả
của con ng−ời, tin vào sức mạnh sáng tạo lớn lao của con ng−ời.
b. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh trình bày rõ ràng từng đơn vị kiến thức; thể hiện
đ−ợc năng lực tóm tắt và khái quát về tác phẩm; hành văn mạch lạc, chính xác,
không mắc lỗi diễn đạt.
4
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ
về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày đ−ợc nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số
lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không trình bày đ−ợc ý nào của yêu cầu trên.
Câu 3 ( 5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kiểu
bài phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn; thể hiện hiểu biết về tác
phẩm và nhân vật. Bài viết có bố cục rõ ràng, hành văn mạch lạc; không mắc lỗi
chính tả, chữ viết sạch sẽ.
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau
nh−ng cần đạt các ý chính sau:
- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng:
tác phẩm đ−ợc viết trong thời kì đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, in
trong tập Những vùng trời khác nhau (năm 1970).
- Từ một câu chuyện tình yêu và bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác
giả đã khám phá và miêu tả thành công những vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt, đặc
biệt là vẻ đẹp tâm hồn:
+ Vẻ đẹp của tình yêu và lòng chung thủy; một tình yêu hết sức
lãng mạn có cơ sở từ lòng tin yêu con ng−ời và cuộc sống; tình yêu thể hiện một
tâm hồn cao cả, giàu đức hi sinh của Nguyệt.
+ Vẻ đẹp của ng−ời chiến sĩ: trong hành trình cùng Lãm, Nguyệt đã
thể hiện rõ trí thông minh, lòng dũng cảm và tinh thần đồng đội rất đáng khâm
phục.
- Vẻ đẹp của Nguyệt vừa có nét riêng vừa tiêu biểu cho vẻ đẹp của bao
ng−ời con gái Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu n−ớc.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn
mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
File đính kèm:
- HdcCt_VanBt.pdf