Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hưng Yên năm học 2008 - 2009

Câu 1. (3,0 điểm).

a. Đoạn văn được viết theo phương thức nghị luận.

b. Các phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn:

- Phép lặp (Lặp các từ: Tác phẩm); Phép nối: Nhưng

- Phép dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm - nghệ sĩ; từ ngữ đồng nghĩa: cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại.

- Phép thế: anh thế cho nghệ sĩ

c. (2,0 điểm) Thi sinh viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu: Đủ về độ dài, đúng về nội dung.

 Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ, thí sinh trình bày được nội dung lời nhắn nhủ của tác giả (có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lí) song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy đến với người đọc qua giọng điệu tâm tình tự nhiên và hình ảnh quen thuộc nhưng giàu ý nghĩa: Hình ảnh vầng trăng.

+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỷ gắn bó với tuổi thơ và thời chiến tranh gian khổ. Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của cuộc sống.

+ Sau chiến tranh, trong cuộc sống hiện đại, người ta đã lãng quên, vầng trăng “tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”.

+ Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống bất ngờ có ý nghĩa gợi nhớ, nhắc nhở vừa nghiêm khắc vừa bao dung về lẽ sống.

- Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung.

* Lưu ý: Học sinh hiểu vấn đề, đảm bảo các ý chính, diễn đạt trong sáng, trôi chảy mới cho điểm tối đa. Nếu không đảm bảo số câu theo quy định trừ 0,25 điểm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hưng Yên năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên -------------------------- Đề chính thứC . Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên hưng yên năm học 2008- 2009 Môn: Ngữ văn (Dành cho lớp chuyên văn) Ngày thi: Chiều 20 tháng 7 năm 2008 ---------------------------------------------- (Đáp án gồm 03 trang) Câu 1. (3,0 điểm). a. Đoạn văn được viết theo phương thức nghị luận. 0,25 đ b. Các phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn: - Phép lặp (Lặp các từ: Tác phẩm); Phép nối: Nhưng 0,25 đ - Phép dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm - nghệ sĩ; từ ngữ đồng nghĩa: cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại. 0,25 đ - Phép thế: anh thế cho nghệ sĩ c. (2,0 điểm) Thi sinh viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu: Đủ về độ dài, đúng về nội dung. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ, thí sinh trình bày được nội dung lời nhắn nhủ của tác giả (có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lí) song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy đến với người đọc qua giọng điệu tâm tình tự nhiên và hình ảnh quen thuộc nhưng giàu ý nghĩa: Hình ảnh vầng trăng. + Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỷ gắn bó với tuổi thơ và thời chiến tranh gian khổ. Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của cuộc sống. + Sau chiến tranh, trong cuộc sống hiện đại, người ta đã lãng quên, vầng trăng “tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. + Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống bất ngờ có ý nghĩa gợi nhớ, nhắc nhở vừa nghiêm khắc vừa bao dung về lẽ sống. - Bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung. * Lưu ý: Học sinh hiểu vấn đề, đảm bảo các ý chính, diễn đạt trong sáng, trôi chảy mới cho điểm tối đa. Nếu không đảm bảo số câu theo quy định trừ 0,25 điểm. 0,25 đ 0,25 đ 0,5đ 0,25 đ 0,25 đ 0,75đ Câu 2. (2,0 điểm). * Về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ thí sinh nêu được ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ (có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lí) cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Bếp lửa là hình ảnh thực, gần gũi quen thuộc được khơi dậy từ bàn tay kiên nhẫn khéo léo của người bà. - Bếp lửa gắn với hình ảnh bà tần tảo, chịu thương chịu khó trong ký ức của nhà thơ. - Bếp lửa có ý nghĩa thiêng liêng, khơi dậy tình cảm đẹp đẽ với gia đình, quê hương. * Về nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ giàu sức gợi, điệp từ nhóm; giọng thơ trầm lắng tha thiết. * Yêu cầu diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi mới cho điểm tối đa. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0 Câu 3.(5,0 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm một bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học để chứng minh cho một nhận định. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các loại lỗi, chữ viết cẩn thận. B. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu được nội dung nhận định, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, bài làm cần đạt được những ý sau: 1. Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và trích dẫn nhận định. 2. Giải thích ngắn gọn ý kiến: Nhận định đã khái quát được giá trị đặc sắc của tác phẩm: - Những nhân vật trong tác phẩm đều không có tên riêng, không có những nét ngoại hình, cá tính thật đặc sắc. Họ đều là những con người bình dị ta có thể gặp bất cứ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày. - Lặng lẽ Sa Pa là khám phá về sự gặp gỡ trong tâm hồn và lẽ sống của những con người ấy. Đó là sự lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình. 3. Phân tích các nhân vật để chứng minh cho nhận định: a. Anh thanh niên: - Hoàn cảnh sống và làm việc, những khó khăn mà anh phải đối mặt. - Nét nổi bật ở nhân vật là tình yêu, tinh thần trách nhiệm với công việc. Anh góp một phần thầm lặng mà ý nghĩa cho cuộc sống. Anh đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn bằng suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa của công việc và cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. - Sự cởi mở, quan tâm đến mọi người cùng lối sống trẻ trung yêu đời của anh mang đến niềm vui bất ngờ cho họ, làm cho cuộc sống vùng núi cao nơi đây thêm hương thêm sắc. - Với vẻ đẹp bình dị, thầm lặng mà cao quí, nhân vật không chỉ góp phần mình làm đẹp cho cuộc sống mà còn giúp cho mọi người có những nhận thức, suy nghĩ sâu sắc về lẽ sống, có niềm tin vào cuộc đời. (Ông hoạ sĩ tìm thấy đối tượng nghệ thuật mà mình ao ước, cô kỹ sư trẻ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống…) b. Ông hoạ sĩ già: - Là người từng trải trong nghề nghiệp, ông say sưa tâm huyết trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, khao khát đi tìm đối tượng của nghệ thuật. Ông lặng thầm quat sát, suy ngẫm và phát hiện chiều sâu vẻ đẹp con người… - Ông ý thức sâu sắc về quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ: “làm thế nào hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó”. c. Cô kĩ sư trẻ: - Sẵn sàng rời thành phố đến với vùng đất xa xôi khi vừa mới ra trường. Đó là biểu hiện của nhiệt huyết tuổi trẻ và khát khao cống hiến. - Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên, cô gái ấy đã có nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đi tới. d. Các nhân vật khác : - Ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ngày này sang ngày khác “ rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào” và tự mình làm việc đó thay ong, để nhân dân miền Bắc được ăn những củ su hào to hơn, ngọt hơn. - Đồng chí nghiên cứu khoa học lập bản đồ sét, mười một năm không một ngày xa cơ quan, “không đi đến đâu mà tìm vợ”, quyết tâm hoàn thành cái bản đồ sét riêng cho nước ta. - Bác lái xe là người cởi mở, gần gũi và yêu mến mọi người. 4. Đánh giá khái quát: - Mỗi con người có nét đẹp riêng nhưng đều gặp nhau ở sự khiêm nhường bình dị, ở tình yêu và sự gắn bó với cuộc đời, ở sự cống hiến thầm lặng. Họ là hiện thân cụ thể của hai chữ sống đẹp. - Còn có sự gặp gỡ giữa cái lặng lẽ của Sa Pa và sự thầm lặng của những nhân vật. Chính cái lặng lẽ ấy khơi dậy trong lòng độc giả tình cảm trân trọng nâng niu vẻ đẹp cao quí của con người, vững tin hơn vào cuộc sống và có ý thức trách nhiệm, khao khát cống hiến với cuộc đời chung. * Lưu ý: Thí sinh phải biết phân tích các chi tiết cụ thể, tiêu biểu trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. C. cách cho điểm: - Điểm 5,0: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 3,0: Bài làm trình bày được khoảng một nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 1,0: Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn. 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ * Lưu ý chung: - Điểm toàn bài của thí sinh là điểm của ba câu cộng lại. - Tuyệt đối không làm tròn điểm dưới mọi hình thức. - Bài làm có nhiều câu. Vì vậy các đồng chí giám khảo đặc biệt chú ý khi cộng điểm toàn bài; không cộng thiếu, thừa điểm của thí sinh. -------------------- Hết --------------------

File đính kèm:

  • docHuong dan cham tuyen sinh THPT chuyen Hung Yen 2008.doc