Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Ngữ văn cấp THCS

A. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PPCT

1. Cần tuân thủ thứ tự bài học được in trong sách và phân phối thời lượng ở phân phối chương trình, do SGK

2. Bài học thường được học trong một tuần, nên giáo viên có thể điều chỉnh phần nào thời lượng giữa Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài. Nhưng cố gắng để không kéo dài phần Văn sang phần Tiếng Việt, hay phần Tiếng Việt sang phần Tập làm văn. Chỉ có trường hợp đặc biệt mới điều chỉnh như thế.

3. Có một số bài học phải học trong hai tuần khác nhau (vì phải dùng thời lượng để kiểm tra) cần chú ý đến sự nhất quán của bài học, nhắc lại nội dung bài học đã học ở tuần trước.

4. Đối với những bài có ghi Hướng dẫn đọc thêm, sau khi đã dạy phần chính, giáo viên cần dành thời lượng nhất định (tuỳ điều kiện cụ thể) hướng dẫn rất ngắn gọn cách thức Đọc - Hiểu bài đọc thêm, để học sinh đọc và nắm được sơ lược giá trị bao trùm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Điều này cũng cần được thể hiện trong giáo án. Bài Hướng dẫn đọc thêm cũng thuộc phạm vi kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập.

5. Phần Văn học địa phương, nếu chưa chuẩn bị được tài liệu dạy học theo yêu cầu tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 - 2009, có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khoá, tham quan quê nhà văn hoặc toạ đàm với các văn nghệ sĩ ở địa phương . hoặc ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng.

6. Các đề kiểm tra và đề Tập làm văn, nếu Sở hoặc phòng GD&ĐT không yêu cầu đề thống nhất, giáo viên tự chọn theo gợi ý trong sách giáo khoa và tự soạn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Ngữ văn cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY VÀ THỰC HIỆN PPCT MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS A. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PPCT 1. Cần tuân thủ thứ tự bài học được in trong sách và phân phối thời lượng ở phân phối chương trình, do SGK 2. Bài học thường được học trong một tuần, nên giáo viên có thể điều chỉnh phần nào thời lượng giữa Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài. Nhưng cố gắng để không kéo dài phần Văn sang phần Tiếng Việt, hay phần Tiếng Việt sang phần Tập làm văn. Chỉ có trường hợp đặc biệt mới điều chỉnh như thế. 3. Có một số bài học phải học trong hai tuần khác nhau (vì phải dùng thời lượng để kiểm tra) cần chú ý đến sự nhất quán của bài học, nhắc lại nội dung bài học đã học ở tuần trước. 4. Đối với những bài có ghi Hướng dẫn đọc thêm, sau khi đã dạy phần chính, giáo viên cần dành thời lượng nhất định (tuỳ điều kiện cụ thể) hướng dẫn rất ngắn gọn cách thức Đọc - Hiểu bài đọc thêm, để học sinh đọc và nắm được sơ lược giá trị bao trùm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Điều này cũng cần được thể hiện trong giáo án. Bài Hướng dẫn đọc thêm cũng thuộc phạm vi kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập. 5. Phần Văn học địa phương, nếu chưa chuẩn bị được tài liệu dạy học theo yêu cầu tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 - 2009, có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khoá, tham quan quê nhà văn hoặc toạ đàm với các văn nghệ sĩ ở địa phương ... hoặc ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng. 6. Các đề kiểm tra và đề Tập làm văn, nếu Sở hoặc phòng GD&ĐT không yêu cầu đề thống nhất, giáo viên tự chọn theo gợi ý trong sách giáo khoa và tự soạn. 7. Đối với lớp 6 Sách giáo khoa có ghi phần kiểm tra Tiếng Việt ( bài 17 và 31), nhưng trước đó đã có giờ kiểm tra. Nội dung này sẽ lồng vào bài kiểm tra tổng hợp. Do không có tiết trả bài kiểm tra học kỳ II nên khi thực hiện tiết 139,140 đây là hai tiết cuối cùng của chương trình Ngữ văn 6, giáo viên cân đối thời gian trả bài kiểm tra học kỳ II cho học sinh. 8. Đối với lớp 7 Các tiết ôn tập ở tuần 18 cần kết hợp ôn tập với giới thiệu nội dung cơ bản của bài kiểm tra học kỳ I. Không thực hiện tiết kiểm tra Văn ở bài 31. Việc kiểm tra này đã bố trí ở tuần 27. Giáo viên có thể tham khảo các đề từ 1 đến 7 của bài 31 để tự ra đề, nếu Sở hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo không yêu cầu đề thống nhất. 9. Đối với lớp 8 Tiết kiểm tra Tiếng Việt được bố trí ở tuần 15. Nội dung kiểm tra ở bài 16 sẽ lồng trong bài kiểm tra tổng hợp. Tuần 34, khi tổng kết phần Văn, cần tổng kết nội dung của cả bài 33 và 34 để học sinh thuận lợi khi làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. 10. Đối với lớp 9 Giờ kiểm tra Tiếng Việt và Văn đảm bảo cho mỗi phân môn có điểm kiểm tra 1 tiết. Riêng thời lượng cho phần Văn tăng, cho nên có thêm 1 tiết kiểm tra Văn. Chương trình địa phương phần Tập làm văn của bài 22, giáo viên dành 1 tiết trên lớp để hướng dẫn các em chuẩn bị làm ở nhà. 11. Thực hiện yêu cầu giảm tải, không thêm những nội dung nâng cao ngoài sách giáo khoa; tập trung hướng dẫn học sinh đạt kết quả cơ bản ghi ở đầu mỗi bài học bám sát các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình. B. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY Để triển khai Nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên hướng dẫn công tác chuyên môn bộ môn Ngữ Văn cấp THCS một số vấn đề sau: I. THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN: - Thực hiện nghiêm túc chương trình theo PPCT của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009 với kế hoạch giáo dục 37 tuần. - Đảm bảo 100% giáo viên lên lớp có giáo án mới hoặc bổ sung theo hướng đổi mới (nếu đủ tiêu chuẩn sử dụng giáo án cũ theo quy định). Giáo án phải được soạn theo hình thức 3 cột đã thống nhất tại trại bồi dưỡng hè. Thực hiện đầy đủ nội dung thực hành trong các giờ Tiếng Việt, Làm văn. Riêng phần Đọc thêm ở tiết Đọc văn cần dành thời gian hợp lí hướng dẫn ngắn gọn cách đọc-hiểu để HS đọc, nắm được giá trị bao trùm của tác phẩm (cần được thể hiện trong giáo án). - Đảm bảo các quy định về hồ sơ, sổ sách chuyên môn, chú ý sổ sinh hoạt tổ nhóm, các quy định về số đầu điểm tối thiểu, thực hiện nghiêm túc quy chế về ghi điểm, sửa điểm trong sổ điểm. - Ra đề và chấm bài kiểm tra chính xác, đảm bảo thực chất trong đánh giá và động viên quá trình tự học của HS. Có sổ lưu đề kiểm tra viết và chú ý thống kê, xử lý kết quả các bài kiểm tra viết của HS; trả bài đúng tiến độ. II. CÔNG TÁC GIẢNG DẠY: 1. Mục tiêu : Môn Ngữ văn THCS nhằm giúp học sinh : - Có kíến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về văn học và tiếng Việt, bao gồm : kíến thức về những tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu cho một số thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, trích đoạn của văn học nước ngoài; kiến thúc sơ giản về lịch sử văn học và một số khái niệm lí luận văn học thông dụng; kiến thức về các đơn vị tiêu biểu của tiếng Việt ( đặc điểm và các qui tắc sử dụng ); kiến thức về các loại văn bản ( đặc điểm, cách thức tiếp nhận và tạo lập ). - Hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn, bao gồm : năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản ( nghe, nói, đọc, viết ); kĩ năng tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; năng lực tự học và năng lực ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. - Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng XHCN; tinh thần dân chủ, nhân văn; ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. - Tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh và bảo vệ môi trường cho HS thông qua các TPVH. 2.Kế hoạch dạy học: Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm 6 4 37 140 7 4 37 140 8 4 37 140 9 5 37 175 3. Nội dung dạy học : - Khái quát kiến thức 3 phân môn : Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn học. - Từ trang 12 đến trang 25 – Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. 4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng : 1. Chủ đề : Khái quát các đơn vị kiến thức theo giai đoạn, thể loại. 2. Mức độ cần đạt : Chuẩn về kiến thức và kỹ năng 3. Ví dụ minh họa : * Văn bản : “ Ca Huế trên sông Hương” – lớp 7: - Chuẩn về kiến thức : Giúp HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của ca Huế và hình thức biểu hiện đặc biệt của nó. - Chuẩn về kĩ năng : + Kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng. + HS có thể liên hệ tới những vẻ đẹp tương tự ở những vùng quê khác nhau và có thái độ ứng xử tốt hơn với các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. * Một số văn bản “ hành chính –công vụ” – lớp 9 : - Chuẩn về kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là biên bản, hợp đồng, thư chúc mừng và thăm hỏi; liệt kê được các loại văn bản trên trong thực tế cuộc sống. - Chuẩn về kĩ năng : + Nhớ được đặc điểm của từng loại văn bản. + HS tự viết một biên bản họp tổng kết lớp hoặc gửi thư ( điện ) chúc mừng, thăm hỏi người thân trong nước hay ở nước ngoài. 5. Những tiêu chí cụ thể trong Đổi mới phương pháp dạy học: a.Đối với giáo viên : - Biết thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập ngữ văn : phát triển tư duy ngôn ngữ, văn học và rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. - Biết định hướng, điều chỉnh các hoạt động học tập của học sinh. - Biết tăng cường sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng của CNTT để tìm kiếm, khai thác, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả. - Biết tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng học tập tích cực, chủ động và sáng tạo : hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Biết sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và hình tức tổ chức dạy học sao cho phù hơp với nội dung, đặc điểm của từng bài học, năng lực tiếp nhận của học sinh; đặc trưng của môn học, lớp học; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường. - Nắm vững các khái niệm văn học, giải nghĩa được các từ Hán việt thông dụng. - Biết tích hợp các đơn vị kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy. Để làm được điều này giáo viên cần nắm vững chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học và chương trình Ngữ văn toàn cấp; cần đọc kỹ, nghiền ngẫm các tác phẩm, chấm dứt tình trạng giáo viên lên lớp không tóm tắt được tác phẩm, không thuộc các bài thơ trong chương trình sách giáo khoa; nắm được tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của TPVH. Tác giả nào, tác phẩm ấy. TPVH là thế giới nội tâm của nhà văn, thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, thể hiện khát vọng Chân- Thiện- Mỹ của nhà văn. Mỗi nhà văn đều sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình, với những sở thích, lối sống nào đó và sống trong một bối cảnh lịch sử- xã hội nhất định. Môi trường gia đình và xã hội, với những biểu hiện đa dạng của nó về chính trị, kinh tế, văn hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và tình cảm của nhà văn... Không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng được tác phẩm.  - Phải giảng dạy theo loại thể của TPVH. Nói cách khác, phải vận dụng kiến thức lý luận văn học (những vấn đề cơ bản nhất) về cấu trúc của TPVH và loại thể của TPVH trong việc giảng văn. Đây là vấn đề nguyên tắc, có ý nghĩa phương pháp luận. Về cấu trúc, TPVH nào cũng có đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm, các biện pháp thể hiện, hình tượng cảm xúc (đối với tác phẩm trữ tình), cốt truyện, các tính cách nhân vật (đối với tác phẩm tự sự), và hệ thống lập luận (đối với các tác phẩm nghị luận có giá trị văn học). Trong các yếu tố đó, thì chủ đề và tư tưởng tác phẩm- tức là chủ đích sáng tác của nhà văn, điều mà nhà văn muốn nhắn gửi đến người đọc- là hai yếu tố cốt lõi, chỉ đạo và quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Mặt khác, TPVH nào cũng thuộc một loại thể nhất định (cũng có khi tác giả sử dụng đồng thời vài thể loại, nhưng bao giờ cũng có một thể loại chính). Mỗi loại thể (gồm nhiều thể loại) lại có những đặc điểm thi pháp riêng.  Chẳng hạn, tác phẩm thuộc loại thể tự sự (có hai thể loại chính là truyện ngắn, tiểu thuyết), thì phải có cốt truyện (tình tiết, sự kiện), có nhân vật và lời kể của tác giả (tương ứng với các biện pháp thể hiện của tác phẩm). Tác phẩm thuộc loại thể trữ tình (có hai thể loại chính là thơ trữ tình, tuỳ bút,...) thì phải có cấu tứ, hình tượng cảm xúc, hình ảnh và nhịp điệu câu thơ  (Xuân Diệu từng nói: “Nhịp điệu cũng chính là xúc cảm”), v. v...Do đó, giảng dạy tác phẩm tự sự, thì trọng tâm phải phân tích và bình giá cốt truyện (ví dụ như bình giá tình huống truyện...) và tính cách các nhân vật (diễn biến theo thời gian và hoàn cảnh). Giảng dạy tác phẩm trữ tình, thì phải chú trọng phân tích hình tượng cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ cô đọng và nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ. V. v... Giảng giải, phân tích, bình luận các yếu tố đó để làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. - Giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý để HS tìm hiểu, tiếp nhận, khám phá các giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên phải định hướng cho học sinh tìm hiểu, phân tích tác phẩm, nhưng nhiều khi phải khuyến khích các em phản biện, tìm tòi, phát hiện những cái đẹp, cái hay (và cả cái khiếm khuyết) của tác giả trong tác phẩm; nghĩa là phải phát huy tinh thần “dân chủ” trong giờ học, nhưng không nên “theo đuôi quần chúng”(Hồ Chí Minh), vì học sinh có thể sa đà vào những điều lệch lạc, không trọng tâm. Đồng thời, Giáo viên phải sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học: khi thì phát vấn (có nhiều loại câu hỏi: câu hỏi tìm hiểu, câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích, câu hỏi bình giá, câu hỏi gợi cảm xúc, câu hỏi khái quát và tổng hợp,...); khi thì phân tích, tổng hợp; khi thì diễn giảng (học sinh rất thích những lời diễn giảng hay); có khi còn tạo ra những “khoảng lặng nghệ thuật” để học trò thẩm thấu tác phẩm. - Hiện nay dạy Văn không chỉ dạy văn chương mà dạy văn phải dạy tất cả các loại văn bản, nhất là văn bản nhật dụng, những vấn đề trong đời sống. Phải dạy cho các em tư duy chứ không phải chỉ là cảm thụ. Dạy cho HS cái các em cần chứ không phải là tất cả những cái HS thích. - Với những loại bài ít chất Văn thì phải dạy các em hướng về vấn đề nhận thức, đạo lý. Cho HS biết kiểu bài và ứng dụng được kiểu bài đó trong quá trình viết văn. Lưu ý: Các tiêu chí trên làmột trong những cơ sở để xếp loại giáo viên trong quá trình Thanh tra, kiểm tra, thi giáo viên dạy giỏi… b.Đối với học sinh : - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc viết, rèn luyện thái độ, hành vi và tình cảm đúng đắn. - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề; tích cực thảo luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn. - Tích cực, sáng tạo trong thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống. - Có ý thức chủ động trong xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. - Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và các ứng dụng của CNTT để phục vụ học tập bộ môn một cách hiệu quả. 5. Những hạn chế cần khắc phục trong việc dạy Ngữ văn : - Sáo mòn trong khâu đọc và hướng dẫn đọc. - Sáo mòn trong câu hỏi. - Sáo mòn trong luyện tập, củng cố ( đối với phân môn Văn ) : Đây là khâu dễ thất bại của giáo viên. Để khắc phục, giáo viên cần linh hoạt khi tiến hành luyện tập, tránh “ nhai lại” bài học một cách máy móc. Không nên đòi hỏi mọi thứ đều có hiệu quả ngay tức thì, có thể cân đong được qua một vài câu hỏi theo quan điểm “ khi ta gấp sách lại- Ta mở ra cuộc đời”. 6. Hướng xây dựng đề kiểm tra, đánh giá : a. Xác định mục đích và nội dung kiểm tra : Đây là bước đầu tiên có tính định hướng. Cũng là yêu cầu tuân theo nguyên tắc bám sát mục tiêu môn học được cụ thể bằng chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mục đích kiểm tra là đánh giá kết quả nào trong quá trình học tập của học sinh ? Nội dung kiểm tra là những nội dung nào ? Thời lượng kiểm tra là bao nhiêu ? Hình thức kiểm tra ? b. Xác định yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đạt được : Có thể tham khảo mục kết quả cần đạt ở phần đầu của mỗi bài trong SGK. Cũng có thể tham khảo nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn cấp THCS do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Cần lưu ý thời lượng kiểm tra để xác định các đơn vị định kiến thức cho phù hợp. c. Biên soạn các câu hỏi : Khi đã xác định cụ thể nội dung và mức độ kiểm tra, việc tiếp theo là biên soạn các câu hỏi cho đề kiểm tra đó. Các câu hỏi cần tường minh, đơn nghĩa, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với học sinh. d. Soạn đáp án và biểu điểm : Đối với câu hỏi tự luận, cần nêu ra các tiêu chí về nội dung ( thể hiện những gì ) và tiêu chí về hình thức ( thể hiện như thế nào ). Khi định điểm cho câu hỏi cần chú ý có thể phân loại đối với học sinh trung bình và khá giỏi. Nếu câu hỏi có tính sáng tạo, vận dụng kiến thức ở mức độ cao mà cho điểm ít quá; ngược lại, câu hỏi nhận biết và thông hiểu cho nhiều điểm quá thì sẽ dẫn đến tình trạng tất cả học sinh đều đạt khá giỏi. Như thế kết quả kiểm tra sẽ bị sai lệch. e. Tổng hợp kết quả : Đây là bước cuối cùng, đưa đề vào thực tế để kiểm tra, giúp đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Căn cứ vào kết quả đối với mỗi học sinh và toàn lớp, giáo viên cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Những kinh nghiệm đó phải được thể hiện trong sổ tích lũy kiến thức. Đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. 7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn: Văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi hình gợi cảm của nó. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn làm sao để học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ, nắm bắt được giá trị hình tượng…Trong khi đó nếu sử dụng hình ảnh trực quan một cách tùy tiện, dày đặc khiến học sinh bị phân tán sự chú ý. Mặt khác hình tượng trong tác phẩm văn chương vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng, do vậy, thể hiện hình tượng bằng một bức ảnh trực quan cụ thể sẽ làm giảm đi giá trị của hình tượng trong nhận thức người học, hạn định sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của học sinh. Điều này sẽ làm cho các tác phẩm văn chương mất đi cái hay, cái đẹp đặc trưng của chúng. Giáo án điện tử cần thể hiện được nội dung giảng và nội dung học sinh cần ghi chép. Để khắc phục những tồn tại đó, việc lựa chọn các hình ảnh, ngữ liệu trình chiếu là rất quan trọng. Các giáo viên phải xác định: Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ chứ không phải là công cụ thay thế. Toàn tỉnh thống nhất như sau: - Trước khi chọn hình ảnh, ngữ liệu trình chiếu phải soạn giáo án trên Word. - Với những slide thực hiện bước kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới, hướng dẫn học bài về nhà thì bố cục linh hoạt theo nội dung từng bài. Với những slide thực hiện bước giảng dạy bài mới, xây dựng bố cục như sau: - Trên mỗi slide là 1 dòng tít cố định gồm các nội dung: Tiết dạy-Tên văn bản – Tên tác giả. Dòng tít cố định này, mỗi khi lật sang một slie mới đều có sẵn, giáo viên không phải thực hiện thao tác chiếu. - Phần trọng tâm của slide chia làm 2 cột, giống như bảng đen ta vẫn thường làm. Bên trái là bảng tĩnh, bên phải là bảng động. + Bên bảng tĩnh, ta đưa những đề mục chính của bài học. + Bên bảng động, lần lượt trình chiếu những nội dung, kiến thức mà trong quá trình giảng dạy, tiếp cận tác phẩm, giáo viên và học sinh cùng khám phá (những nội dung trình chiếu được lựa chọn, chắt lọc, cô đọng nhất) Ví dụ: Tên bài dạy Bảng tĩnh Bảng động III. VỀ KỲ THI CHỌN HSG - Thi chọn HSG thực hiện theo công văn và hướng dẫn hiện hành. Việc lập đội tuyển HSG lớp 9, cần có kế hoạch bồi dưỡng hợp lí, quan tâm đến việc tạo nguồn, bồi dưỡng từ các lớp dưới; chú ý nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đời sống xã hội, văn học sử, LLVH và năng lực cảm thụ văn chương,... phát huy sự sáng tạo trong diễn đạt và cảm nhận của HS. Đề thi gồm nhiều câu, ngoài nghị luận văn học có nghị luận xã hội. IV. Về sinh hoạt chuyên môn: - Giữ vững nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, trọng tâm sinh hoạt tổ, nhóm là thống nhất nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy, tăng cường hoạt động dự giờ (chú ý hướng vào các bài mới, bài khó). Ghi chép hồ sơ sổ sách của tổ, nhóm và cá nhân đúng quy định, tránh các buổi sinh hoạt mang tính hành chính, hình thức. - Trong năm học, mỗi giáo viên phải đăng ký soạn, giảng mẫu ít nhất 03 tiết (Ở cả 03 phân môn: Đọc hiểu, Làm văn, Tiếng việt), trong đó phải thể hiện việc áp dụng hình thức dạy học mới kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. Các thành viên của tổ chuyên môn phải dự giờ, góp ý kiến nhưng không đánh giá, xếp loại để tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội thể hiện sự sáng tạo. - Các hoạt động chuyên đề của tổ cần tập trung vào việc tháo gỡ những khó khăn trong việc giảng dạy các bài mới, tiếp tục cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá HS. Tổ Chuyên môn phải tổ chức ít nhất 1 chuyên đề trong năm học (nên tập trung vào lớp 8,9). Tổ chuyên môn của trường phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm và báo cáo lãnh đạo nhà trường để tổ chức chuyên đề vào thời điểm hợp lí và có chất lượng. - Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng và vận dụng kiến thức trong quá trình bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy. - Tích cực tham gia viết và phổ biến SKKN, tự làm đồ dùng dạy học. Chú ý về bố cục, sự khoa học của các bản SKKN, tập trung hướng nghiên cứu vào các vấn đề, các bài dạy khó để góp phần giải quyết những vướng mắc về chuyên môn. Khi xét duyệt đề nghị Ban giám hiệu nhà trường cần nghiêm túc, tránh qua loa chiếu lệ. V. Tổ chức thực hiện: Ngoài những vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định, trên đây là một số hướng dẫn cụ thể của sở Giáo dục và Đào tạo. Các ông (bà) Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ, Sở và tình hình thực tế của trường để thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc hoặc chưa rõ cần phản ánh kịp thời về phòng Giáo dục Trung học - sở GD&ĐT để kịp thời giải quyết./.

File đính kèm:

  • docHD SU DUNG PPCT VAN THCS.doc
  • docVAN 6.doc
  • docVAN 7.doc
  • docVAN 8.DOC
  • docVAN 9.doc