Hướng dẫn làm quen văn học - Chủ đề: Một số con vật nuôi trong gia đình - Đề tài chuyện:“thỏ con ăn gì ?”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Trẻ nắm được trình tự phát triển cuả câu truyện

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Các bạn Gà, Mèo biết nhường nhịn thức ăn cho Thỏ, nhưng Thỏ không ăn được vì thức ăn chính của Thỏ là cà rốt

- Nghe và hiểu ngôn ngữ truyện, biết trả lời, đặt tên câu truyện và bộc lộ cảm xúc của mình về các hình ảnh trong câu truyện

- Phát triển trí tưởng tượng, ngôn ngữ qua việc mô tả đặc điểm con vật.

- Giáo dục cháu biết thương yêu quan tâm và chia sẻ với bạn.

II. CHUẨN BỊ :

- Đàn Organ, máy cassette, băng nhạc

- Tranh phông, mô hình, nhân vật rời : Gà, Dê, Mèo, Thỏ

- Mũ Gà, Dê, Mèo, Thỏ , hình các con vật, củ cà rốt bằng bìa

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :

 

doc59 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn làm quen văn học - Chủ đề: Một số con vật nuôi trong gia đình - Đề tài chuyện:“thỏ con ăn gì ?”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐ LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Đề tài : Chuyện:“Thỏ con ăn gì ?” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nắm được trình tự phát triển cuả câu truyện - Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Các bạn Gà, Mèo biết nhường nhịn thức ăn cho Thỏ, nhưng Thỏ không ăn được vì thức ăn chính của Thỏ là cà rốt - Nghe và hiểu ngôn ngữ truyện, biết trả lời, đặt tên câu truyện và bộc lộ cảm xúc của mình về các hình ảnh trong câu truyện - Phát triển trí tưởng tượng, ngôn ngữ qua việc mô tả đặc điểm con vật. - Giáo dục cháu biết thương yêu quan tâm và chia sẻ với bạn. II. CHUẨN BỊ : - Đàn Organ, máy cassette, băng nhạc - Tranh phông, mô hình, nhân vật rời : Gà, Dê, Mèo, Thỏ - Mũ Gà, Dê, Mèo, Thỏ , hình các con vật, củ cà rốt bằng bìa III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1 : Đố trẻ - Cô đọc câu đố “Con gì mà kêu meo meo. Nó hay bắt chuột. Trèo leo tối ngày ? ” (Cô đeo mặt nạ). - Trẻ chú ý lắng nghe, trả lời: con mèo - Chào các bạn, các bạn có biết mình là ai không? - Bạn Mèo con - Mình là Mèo con đây, mình bắt chuột rất tài và các bạn có biết mình thích ăn gì không? Mình thích ăn cá lắm , mình vừa câu được con cá nè, thích quá, các bạn có muốn ăn cùng mình không? (cô bật máy cassette) “Hu hu. Tôi đói quá !!!” - Ăn cá… - Có ai đang khóc kìa các bạn - Mình nhận ra đó là tiếng của bạn Thỏ đó, Thỏ đang đói mình đem cho Thỏ con cá này nha! (Cô gỡ mặt nạ ra) - Muốn biết Thỏ có ăn cá của mèo không ? Các con lắng nghe cô kể câu chuyện này nhé. Hoạt động 2 : Cô kể chuyện Lần 1 : Cô kể diễn cảm với tranh phông, nhân vật rời kết hợp câu hỏi định hướng - Trẻ chú ý nghe cô kể và trả lời Đoạn 1 : “Từ đầu ……..đoạn gặp Gà trống, Mèo” : Các con thử đoán xem bạn Thỏ sẽ làm gì? - Trẻ trả lời theo suy nghĩ Đoạn 2 : “Cô kể tiếp ……đến đoạn gặp dê” Các con thử đoán xem khi thấy Thỏ ngồi khóc Dê sẽ làm gì? - Trẻ trả lời theo suy nghĩ Cô kể phần còn lại . Thỏ có ăn không - tại sao ? - Vì thỏ thích ăn cà rốt Lần 2 : Cô kể diễn cảm với mô hình - Trẻ lắng nghe cô kể * Đàm thoại : - Truyện cô vừa kể gồm có những ai? - Mèo, gà, dê, thỏ - Vì sao Thỏ lại từ chối các thức ăn của bạn Mèo, Gà trống? - Vì Thỏ không ăn được Hoạt động 3 : TC “chơi cùng nhân vật” - Cô diễn rối “Thỏ con” cùng trò chuyện với trẻ - Các bạn có biết tôi là ai không ? - Thỏ con - Thỏ ăn được không? - Trẻ cùng đi - Thỏ con đói quá, các bạn cùng đi kiếm ăn với Thỏ con nhé ! A ,Bạn Gà trống kìa ,bạn gà trống mời thỏ ăn gì nhỉ? - Thóc - Ai mời thỏ ăn gì nữa? - không được - Thỏ ăn được không? - Mèo mời thỏ ăn cá - Gà và mèo tốt bụng quá nhưng thỏ không ăn được các món ấy, thỏ mệt quá ,thỏ đói quá . hu…hu… - Có ai giúp thỏ không? - Bạn dê - Bạn dê làm gì? - Tìm cà rốt cho thỏ ăn - Cám ơn bạn dê nhé ! (cô cất rối) TC “Tìm nhân vật” - Cô chuẩn bị 1 số nhân vật rời để lẫn lộn. Cô muốn bé chọn nhân vật nào mà để thể hiện câu nói của Gà hoặc Mèo, Dê. - Trẻ chọn nhân vật gắn vào tranh phông - Cô mở máy trẻ nghe giọng nói nhân vật sẽ gắn nhân vật đó lên bảng. Hoạt động 4 : Tưởng tượng, sáng tạo - Thế con đặt tên cho truyện là gì ? Vì sao ? - Trẻ đặt tên truyện - Cô giới thiệu tên truyện “Thỏ con ăn gì ?” TC “Nhảy nhanh như Thỏ” - Trẻ cùng nhảy HĐ LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Đề tài : Thơ: “Đàn gà con” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ : Những quả trứng tròn được Gà mẹ ấp ủ nở thành những chú Gà con xinh đẹp. - Trẻ cảm nhận được vần điệu và nhịp điệu của bài thơ vui tươi, tình cảm - Trẻ đọc thơ diễn cảm bộc lộ được cảm xúc, biết thể hiện động tác minh họa - Giáo dục cháu biết yêu qúi chăm sóc các chú gà II.CHUẨN BỊ : - Tranh đàn Gà con - Mô hình 10 chú gà con, 1 gà mẹ - Mũ gà cho mỗi cháu - Đàn Organ - Trẻ làm quen trước bài thơ 1 lần ở HĐC, cô kết hợp giải thích từ khó: Aáp ủ, mát dịu, sáng ngời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1 : Hát vận động bài “Đàn gà trong sân - Trẻ hát và vận động theo bài hát - Bài hát nói về con gì ? - Con gà - Con biết gì về con gà, kể cho cô và các bạn nghe. - Trẻ nói theo sự hiễu biết - Cô cũng có một bài thơ nói về những chú gà con rất dễ thương, các con lắng nghe cô đọc nhé. Hoạt động 2 : Cô đọc thơ - Lần 1 : Cô đọc diễn cảm , kết hợp cho trẻ xem tranh, mô hình - Trẻ chú ý nghe cô đọc - Lần 2 : Cô đọc diễn cảm , kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa * Đàm thoại : - Khi nghe cô đọc bài thơ này, con thấy thế nào ? - Trẻ phát biểu tự do - Bài thơ này nói về những gì ? - Những chú gà con - Trong bài thơ có những ai nữa ? - 10 quả trứng, gà mẹ - Câu thơ nào nói về vẻ đẹp của chú gà con ? - Mõ tí hon, chân bé xíu, lông vàng, mắt đen….. - Trong bài thơ gà nào có số lượng nhiều ? - Gà nào có số lượng ít ? - Gà con - Gà mẹ Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc thơ cùng với cô 1, 2 lần, dùng tranh để gợi cho trẻ nhớ lại bài thơ - Trẻ đọc thơ cùng cô TC: Những chú gà con thi tài - Mỗi bạn tự chọn cho mình 1 chiếc mũ gà và quan sát xem mũ gà của mình có màu sắc gì ? - Cho trẻ chơi kết nhóm. Những cháu có mũ cùng màu đứng một nhóm (củng cố màu sắc) - Cô mời từng nhóm thi tài đọc thơ - Từng nhóm đọc thơ - Cô dắt cháu đi chơi (kết hợp TD : cháu nhảy qua vũng nước). Cô là gà mẹ, các cháu là gà con , đến vườn các chú gà cùng chơi TC “Ai nhanh mắt” TC : Ai nhanh mắt - Cô đưa tay cao, con đọc to - Cô đưa tay thấp, con đọc nhỏ - Trẻ đọc theo hiệu lệnh tay cô Hoạt động 4 : Đặt tựa đề bài thơ - Cho trẻ đặt tựa đề bài thơ - Trẻ tự đặt tên bài thơ theo cảm xúc của trẻ - Cô giới thiệu tựa đề bài thơ “Đàn gà con” của chú Phạm Hổ . TC “Quạ và đàn gà con” - Cô làm quạ đuổi bắt gà con. - Trẻ cùng tham gia chơi với cô HĐ LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG Đề tài : Chuyện:“Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nắm được trình tự phát triển của cốt truyện - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện : Bác Gấu bị ướt đến trú mưa nhà 2 bạn Thỏ, Thỏ Nâu không cho bác trú mưa, còn Thỏ trắng tốt bụng cho bác trú mưa, biết giúp đỡ người khác. - Hiểu được tính cách nhân vật, Thỏ Nâu ích kỷ, Thỏ trắng tốt bụng, biết giúp đỡ mọi người, Bác Gấu độ lượng hiền từ. - Trẻ biết diễn tả lời thoại các nhân vật bằng ngôn ngữ nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của trẻ. - Giáo dục cháu biết thương yêu giúp đỡ mọi người. II. CHUẨN BỊ : - Mô hình cảnh nhà, cây rừng, bộ tranh truyện - Nhân vật rời : Bác Gấu, Thỏ Nâu, Thỏ Trắng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1 : Hát vận động bài “Ta đi vào rừng xanh” - Trẻ hát và vận động theo bài hát - Trong rừng xanh có rất nhiều con vật, các con biết ngoài các con vật trong bài hát, còn có con vật gì sống trong rừng nữa? - Trẻ tự kể: Gấu, khỉ,hổ… - Có 1 câu chuyện đã xảy ra với bác Gấu khi trời mưa xuống, muốn biết chuyện gì xảy ra các con chú ý lắng nghe để lát nữa đặt tên cho câu truyện nhé. Hoạt động 2 : Cô kể chuyện Lần 1 : Cô kể diễn cảm với tranh, kết hợp câu hỏi định hướng - Trẻ chú ý nghe cô kể và trả lời theo ý trẻ Đoạn 1 : “Một hôm …….. Một đêm” : Các con thử đoán xem Thỏ Nâu có cho bác Gấu vào trú mưa không? - Trẻ trả lời theo suy nghĩ Đoạn 2 : “Cô kể tiếp ……..Bác Gấu lại gần rụt rè gõ cửa” Các con thử nghĩ xem lần này Bác Gấu có được trú mưa không ? - Trẻ trả lời theo suy nghĩ Đoạn 3 : “Cô kể tiếp……..kêu răng rắc” : Các con thử đoán xem lại chuyện gì xảy ra khi mưa to gió lớn, bão nổi lên ầm ầm - Trẻ trả lời theo suy nghĩ ( nhà sập,cây đỗ…) Lần 2 : Cô kể diễn cảm với nhân vật rời, tập cho trẻ kể theo cô - Trẻ kể vuốt theo cô * Đàm thoại : - Truyện cô vừa kể gồm có những ai? - Bác gấu, thỏ nâu, thỏ trắng - Vì sao Thỏ Nâu lại không cho bác Gấu trú mưa? - Sợ nhà đổ - Lúc bác Gấu đen đến gõ cửa nhà Thỏ Nâu, giọng của thỏ Nâu như thế nào ? Ai có thể giả giọng của Thỏ Nâu ? giọng của bác Gấu như thế nào? Còn giọng của Thỏ Trắng ra sao ? - Trẻ giả giọng, Thỏ nâu bác Gấu và Thỏ trắng Hoạt động 3 : TC “Đóng vai” Yêu cầu : Trẻ nói đúng lời đối thoại và diễn tả đúng hành động của nhân vật. - Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô - Chia trẻ thành 3 nhóm: 1 nhóm đóng vai bác Gấu 1 nhóm đóng vai Thỏ nâu 1 nhóm đóng vai Thỏ trắng - Cô là người dẫn truyện, đến lời thoại của nhân vật nào, nhóm đó nói lời nhân vật ấy. - Trẻ nói và thể hiện thêm nét mặt, cử chỉ minh họa Hoạt động 4 : Tưởng tượng sáng tạo - Theo con , con đặt tên câu truyện là gì ? - Trẻ tự đặt Cô giới thiệu tên truyện Cho trẻ về 3 nhóm ghép tranh nhân vật Thỏ trắng, Thỏ nâu, bác Gấu. Xong gắn lên bảng và cô cho trẻ đặt tên, tính cách của nhân vật đó - Trẻ đặt theo suy nghĩ của trẻ HĐ LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Đề tài :Thơ: “Rong và Cá” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Vẻ đẹp và sự gắn bó giữa rong và cá - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm - Trẻ đọc thơ diễn cảm bài thơ bộc lộ được cảm xúc, biết thể hiện động tác minh họa - Giáo dục cháu biết yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên II. CHUẨN BỊ : - Tranh thơ “Rong và Cá” - Tranh phông : nhân vật rời cá, rong rêu - Mũ rong rêu và mũ cá - Đàn Organ - Trẻ làm quen trước bài thơ 1 lần ở HĐC,cô kết hợp giải thích từ khó: Tơ nhuộm, uốn lượn, lụa hồng, văn công. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1 : Quan sát hồ cá - Cô dắt trẻ đi chơi và cho quan sát hồ cá - Trẻ quan sát hồ cá. + Con gì đang bơi ? - Con cá + Bạn nào biết gì về con cá kể cho cô nghe nào? - Trẻ tự kể : Con cá vàng,có vây, mang, đuôi… + Trong hồ cá còn có gì nữa ? - Rong rêu…… + Cô có 1 bài thơ nói về những chú cá bơi lượn quanh rong xanh rất hay, các con lắng nghe cô đọc nhé. Hoạt động 2 : Cô đọc thơ - Lần 1 : Cô đọc diễn cảm, kết hợp cho trẻ xem tranh - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ - Lần 2 : Cô đọc diễn cảm , kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa. Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc thơ cùng với cô 1, 2 lần, cô dùng tranh để gợi cho trẻ nhớ lại bài thơ. - Mời 2 trẻ đóng giả chú cá và cô rong xanh làm động tác minh hoạ khi cả lớp đọc thơ cùng với cô. - Lớp đọc lại bài thơ 1 lần TC: Thi tài đọc thơ - Chia lớp ra thành 2 nhóm, trẻ nhận vai chú Cá, Rong xanh mà trẻ thích, lấy mũ đội. - Cô khuyến khích trẻ vừa đọc thơ vừa làm động tác của nhân vật mà cháu đóng. Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn - Nhóm Rong xanh đọc Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Muá làm văn công - Nhóm Cá đọc - Sau đó đổi vai chơi cho cháu đọc lại 1 lần nữa. - Cháu đổi mũ và đọc lại - Cả lớp đọc lại 1 lần cùng cô cả bài. - Cả lớp đọc thơ Đàm thoại - Các con thấy bài thơ này như thế nào ? - Trẻ phát biều tự do - Bài thơ này nói về những gì ? - Rong và cá - Câu thơ nào tả vẻ đẹp của cô rong xanh ? - Đẹp như tơ nhuộm, nhẹ nhàng uốn lượn, vờn quanh…. - Câu thơ nào nói về vẻ đẹp con cá ? - Đuôi đỏ lụa hồng…. Hoạt động 4 : Đặt tựa đề bài thơ - Cho trẻ đặt tựa đề bài thơ - Trẻ đặt tên bài thơ - Cô giới thiệu tựa đề bài thơ “Đàn gà con” của chú Phạm Hổ TC “Làm cá bơi” - Trẻ cùng chơi với cô HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Đề tài : Bật qua mương nhỏ (Lần 1 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Hình thành kỹ năng vận động Bật xa : biết phối hợp tay, chân bật qua khỏi vạch mức để khi rơi không chạm mức, và rơi xuống 2 chân nhẹ nhàng. - Phát triển tố chất vận động : cơ tay , chân – toàn thân, khả năng định hướng, tự tin. - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ : - Địa điểm : Trong lớp - Đồ dùng : Mỗi trẻ 2 khối gỗ ( vàng – đỏ ) = hộp giấy. Máy hát – băng nhạc không lời Cự ly bật : 1.5cm – 20 cm Rảnh cỏ làm con mương (nếu không sử dụng khối gỗ). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Bước 1 : Khởi động - Cho trẻ tập với khối gỗ kết hợp đi các kiểu chân nhón gót, kiểng bàn chân . Sau đó di chuyển từ nhanh đến chậm dần về đội hình tập BTPTC - Mỗi trẻ lấy 2 khôi gỗ khởi động theo nhạc Bước 2 : Trọng động a/ Bài tập phát triển chung -Tay 2 : Đưa 2 tay lên cao , hạ tay xuống . - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Chân 1 : Ngồi xổm, tay thả xuôi ( TT ) - Bụng 3 : Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay chống hông quay người sang trái – phải. -Bật : Bật tại chỗ b) Vận động cơ bản : Bật xa - Hôm nay bạn thỏ nâu có nhà mới, chúng ta sẽ xây giúp cho bạn thỏ mương nhỏ để dẫn nước về nhà. -Các bạn cùng xếp những viên gạch theo màu, một hàng màu vàng & 2 hàng màu đỏ (để cho trẻ bật qua 1 rãnh đi tiếp bật qua 2 rãnh) - Trẻ xếp tất cả khối gạch màu vàng là 1 hàng _______ + Viên gạch màu đỏ là 2 hàng * Trò chơi 1 : Bật qua mương nhỏ - Trước mặt các con là mương nhỏ muốn về nhà phải làm sao ? -- - Bạn nào có cách để qua không? - Nhảy qua – bật qua - Cô nhấn mạnh kỹ năng : Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, khi bật gối khuỵu, tay đưa ra trước, hạ tay xuống và đưa ra sau lấy đà bật thật xa qua mương . - Cho một nhóm trẻ thực hiện - Lần 1 : Từng nhóm trẻ thực hiện - Mỗi nhóm 5 trẻ thực hiện - Lần 2 : Trẻ thực hiện theo nhóm trai – gái - Mỗi nhóm từ 8 – 10 trẻ - Lần 3 : Chú ý trẻ béo phì – dư cân , yếu kỹ năng - Cho trẻ cất gạch thông qua trò chơi “ Tặng viên gạch cho thỏ c) Trò chơi vận động : Đắp ao nuôi vịt - Trẻ thực hiện theo nội dung trò chơi - Cách chơi : - Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát - Phía sau trẻ là ao để nuôi vịt - Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ chạy lên lấy khối gỗ. Chạy nhanh về đắp vào ao của mình, rồi về xếp cuối hàng - Cho trẻ chơi 2, 3 lần - Cô chú ý theo dõi giúp dõi sửa sai cho trẻ Bước 3 : Hồi tĩnh - Cho trẻ đi dạo xung quanh ao - Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở, thả lỏng toàn thân. HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC ]Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Đề tài : Bật xa – Chạy nhanh (Lần 2 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cũng cố kỹ năng bật xa–chạy nhanh chính xác thành thạo: Bật xa khỏi vạch mức, rơi không chạm mức và giữ thăng bằng . Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng. - Phát triển cơ tay, chân, khả năng định hướng sự bền bỉ dẻo dai khéo léo, linh hoạt. -Giáo dục trẻ tự tin , mạnh dạn tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ : - Địa điểm : Ngoài sân - Đồ dùng : 32 mũ con vật nuôi trong gia đình Máy hát . Vạch mức xuất phát chạy Cự ly bật : 20cm – 25 cm, rãnh cơ làm con mương. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Bước 1 : Khởi động -Cho trẻ đi các kiểu chân , nhón gót , kiểng chân, nghiêng bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh , chạy chậm về đội hình BTPTC . Bước 2 : Trọng động a/ Bài tập phát triển chung -Động tác tay 2: Đưa hai tay lên cao – hạ tay xuống -Động tác chân 1 : Ngồi xổm tay thả xuôi (TT) -Động tác bụng 3 : Đứng chân rộng bằng vai, hai tay chống hông quay người sang trái–phải - Động tác bật : Cho trẻ bật tại chổ b) Vận động cơ bản : Bật xa – chạy nhanh Trò chơi : Lùa vịt về chuồng - Cho trẻ đội mũ con vật nuôi - Bạn thỏ mời chúng ta đến nhà chơi và giúp bạn lùa vịt về chuồng dùm. - Muốn đến nhà bạn thỏ chơi phải bật qua mương và chạy nhanh đến ao lùa vịt về chuồng - Bạn nào còn nhớ bật qua mương và chạy nhanh như thế nào không ? - Cô nhấn mạnh kỹ năng cần đạt : Bật xa khỏi vạch mức khi rơi không chạm mức. Khi chạy nhanh biết phối hợp tay chân nhịp nhàng. Lần 1 : Nhóm ( theo con vật ) Lần 2 : Cả lớp chia 2 nhóm / 2 cô quan sát Lần 3 : Trẻ yếu về kỹ năng – trẻ BP-DC ( chọn con vật khỏe nhất để giúp thỏ ) -Cô quan tâm động viên gợi ý sửa sai cho trẻ . Bước 3 : Hồi tĩnh -Chơi trò chơi : Bắt bướm. Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân. Dự kiến hoạt động của trẻ - Trẻ thực hiện theo nhạc - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh củacô - Trẻ lấy mũ - Trẻ thực hiện đúng kỹ năng động tác - Cô gọi một trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện theo nhóm - Trẻ hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC CHỦ ĐỀ : MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Đề tài : Bò thấp (Lần 1 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Hình thành kỹ năng vận động bò thấp : bò bằng bàn tay , cẳng chân, khi bò phối hợp tay nọ chân kia. - Cũng cố kỹ năng chạy à trò chơi vận động. - Giúp trẻ phát triển tố chất vận độngï khéo léo, phối hợp linh hoạt chân và tay. - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật, chơi cùng nhau. II. CHUẨN BỊ : - Địa điểm : Trong lớp -Đồ dùng : 32 Mũ mèo (mèo tam thể, mèo vàng) Máy cassette , băng nhạc thể dục . III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô : Bước 1 : Khởi động : -Cô cho trẻ đi các kiểu chân nhón gót – đi bằng gót – khom lưng – chạy chậm – chạy nhanh về đội hình tập BTPTC Bước 2 : Trọng động a/ Bài tập phát triển chung : -Tay 4 : Mèo khoe tay Hai tay đưa ra vẫy bàn tay -Chân 2 : Mèo đi học Dậm chân tại chổ đi đều bước -Bụng 4 : Mèo soi gương (TT) Trẻ ngồi duỗi chân, tay chống phía sau, dầu không cúi. -Bật 1 : Mèo nhảy Trẻ bật liên tục tại chổ b) Vận động cơ bản : Bò thấp - Cô tạo tình huống : các bạn ơi ! các bạn có thể nào giúp tôi lấy những hũ mỡ ở trong kia ra không ? - Hũ mỡ ở mãi trong hang mà thấp lắm làm sao để vào lấy được đây. ? - Thế có ai biết bò không ? - Cô giới thiệu kỹ năng Bò :TTCB bàn tay, cẳng chân sát sàn, lưng thẳng, đầu ngẩng; Khi bò: bàn tay, cẳng chân sát sàn, đầu ngẩng, phối hợp chân nọ – tay kia: *Trò chơi 1 : Mèo bò vô hang - Lần 1 : Trẻ thực hiện theo nhóm 5 bé/ 1lần . - Lần 2 : Chia nhóm mèo thực hiện ( Mèo tam thể, mèo vàng ) - Lần 3 : Cô quan tâm – gợi ý sửa sai cho trẻ nếu có – chú ý trẻ sai kỹ năng , BP-DC, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện nhiều lần . c) Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột -Mình đã giúp bạn mèo lấy những hũ mỡ rồi các con biết mèo rất thích làm gì không? Có trò chơi nào nói về con mèo không ? Cô nói luật chơi và tóm lại nội dung cho trẻ nhớ lại cách chơi . Cho trẻ chơi 2, 3 lần Cô quan tâm giúp đở trẻ. Bước 3 : Hồi tĩnh -Chơi trò chơi : Đi dạo xung quanh nhà mèo Dự kiến hoạt động của trẻ - Trẻ thực hiện theo nhạc - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Chúng tôi sẽ giúp bạn mèo lấy những hũ mỡ. - Bò chui qua - Trẻ một nhóm thực hiện - Trẻ thực hiện theo nhóm - Bắt chuột - “ Mèo bắt chuột” - Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Đề tài : Bò thấp – chui qua cổng ( Lần 2 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cũng cố kỹ năng vận động : bò thấp chui qua cổng : biết phối hợp chân nọ tay kia & Chui không đụng cổng. - Phát triển tố chất vận động: phát triển cơ tay, chân-rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt. - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động tự tin , mạnh dạn . II. CHUẨN BỊ : - Địa điểm : Trong lớp - Đồ dùng : + Máy cassette , băng nhạc thể dục . + Các thẻ hình các con vật : Thỏ – gà – lợn – bò. + Các thẻ hình thức ăn của các con vật ( thóc rơm , bó cỏ , chậu cám , củ cà rốt rau muống , giun). + Cổng chui. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô : Bước 1 : Khởi động - Trẻ kết hợp đi các kiểu chân, nhón kiểng, nghiêng bàn chân, chạy chậm – nhanh – chậm dần . Di chuyển về đội hình tập BTPTC. Bước 2 : Trọng động a/ Bài tập phát triển chung : - Tay 4 : Đưa tay ra vẫy bàn tay - Chân 2 :Dậm chân tại chổ hô 1,2- Dấu chân - Bụng 4 : Ngồi duỗi chân, 2 tay chống phía sau. - Bật 1 : Bật về trước b) Vận động cơ bản : Bò thấp chui qua cổng TC “ Mèo làm xiếc” -Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Mèo làm xiếc” . -Thế các bạn nhớ bạn mèo đã làm xiếc như thế nào với cổng này ? Cô đưa cổng ra. -Cô giới thiệu lại trò chơi và nhấn mạnh kỹ năng cần đạt :Bò bằng bàn tay cẳng chân, phối hợp tay và chân - chui qua không đụng cổng -Tổ chức trẻ thực hiện : Lần 1 : Cả lớp chia 2 nhóm / 2 cô quan sát Lần 2 : Nhóm thực hiện (mèo tam thể, mèo mướp...) Lần 3 : Trẻ yếu về kỹ năng – trẻ BP-DC . -Cô quan tâm động viên gợi ý sửa sai cho trẻ . c) Trò chơi vận động : Người chăn nuôi giỏi . Yêu cầu : Chọn thức ăn đúng cho con vật nuôi Mỗi trẻ chọn một thẻ hình (thức ăn con vật ) - Trẻ lấy thức ăn của con vật nào chạy mang tới cho con vật đó. - Cho trẻ chơi trò chơi 2 -3 lần, cô theo dõi sửa sai cho trẻ Bước 3 : Hồi tĩnh - Chơi trò chơi : Đi dạo với bạn mèo. Dự kiến hoạt động của trẻ - Trẻ thực hiện khởi động theo nhạc . - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Chui qua – đu qua … - Một nhóm mèo lên làm - Trẻ có lô tô rau muống , cà rốt , cỏ thì chạy mang cho thỏ . - Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Chủ đề : MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG Đề tài : Bò cao ( Lần 1 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Phát triển cơ tay, chân rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt. - Hình thành kỹ năng vận động bò cao : Bò cao bằng bàn tay, bàn chân, gối hơi khuỵu, mông nâng cao, mắt nhìn trước khi bò biết phối hợp chân nọ tay kia. - Giáo dục trẻ tham gia hoạt động tự tin, mạnh dạn. II. CHUẨN BỊ : - Địa điểm : Trong lớp - Đồ chơi : Máy cassette , băng nhạc thể dục. Mỗi trẻ mũ hình con vật : Gấu trắng, gấu đen. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Bước 1 : Khởi động - Bác gấu sống ở đâu nhỉ ? - Chúng ta cùng đi tìm bác gấu nhé ! - Cho trẻ di chuyển đi các kiểu chân , chạy chậm , nhanh , chậm dần về đội hình BTPTC và chọn mũ các con vật. . Bước 2 : Trọng động a/ Bài tập phát triển chung : -Động tác tay 2: Lấy thức ăn cho bác gấu Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao -Động tác chân 4 : G

File đính kèm:

  • docGIAO AN THANG 1 LOP MAM.doc