Hướng dẫn ôn tập thi học kỳ I, II môn Địa lí 9

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:

- Hiểu và trình bày được tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Trung Du - MNBB, ĐBSH, BTB, DHNTB và Tây Nguyên; Thế mạnh của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn.

- Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình đã học

 (Chủ yếu từ bài 17 - 29).

- Có kỹ năng so sánh, vẽ biểu đồ, đọc biểu đồ và các kỹ năng khác.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

 1- Át lát Địa lý Việt Nam.

 2- Bản đồ: TN, HC, KT Việt Nam

 3- SGK, SGV, TLTK, các phiếu học tập .

III. Các HĐDH:

 1. ÔĐTC:

 2. Bài cũ: (Kết hợp giờ ôn tập).

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập thi học kỳ I, II môn Địa lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, ngày tháng 12 năm 2009 hướng dẫn Ôn tập thi học kỳ i, ii địa lí 9 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần nắm được: - Hiểu và trình bày được tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Trung Du - MNBB, ĐBSH, BTB, DHNTB và Tây Nguyên; Thế mạnh của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn. - Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình đã học (Chủ yếu từ bài 17 - 29). - Có kỹ năng so sánh, vẽ biểu đồ, đọc biểu đồ và các kỹ năng khác. II.Phương tiện dạy - học: 1- át lát Địa lý Việt Nam. 2- Bản đồ: TN, HC, KT Việt Nam 3- SGK, SGV, TLTK, các phiếu học tập ... III. Các HĐDH: 1. ÔĐTC: 2. Bài cũ: (Kết hợp giờ ôn tập). 3. Bài mới: HĐ1: 1. Giới thiệu bài: 2. Tiến trình giờ ôn tập: Phương án 1: Nêu hệ thống câu hỏi cho học sinh ôn tập Hệ thống câu hỏi ôn tập Nội dung (Gợi ý) 1.Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển KT- XH của vùng TD và MN Bắc Bộ ? ? Tại sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? 2. ý nghĩa của việc phát triển rừng theo hướng Nông-Lâm kết hợp ở TD-MN Bắc Bộ ? (=>Tăng thu nhập -> Góp phần cải thiện đời sống của nhân dân). 3. ý nghĩa của nhà máy thủy điện Hoà Bình ? XD: 6/11/79 -> 15 năm 12/94 P = 1920 MW (1,9 triệu kw) Trử lượng nước = 9,5 tỉ m3 4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn cả TN và KTXH để phát triển KTXH vùng ĐBSHồng? " ĐBSH giữ vị trí trung tâm kinh tế, khoa học, công nghệ và nhiều mặt khác của đất nước". ( SGK Địa Lý 9, trang 69- NXB GD năm 2005) 5. Lợi thế về kinh tế của đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở ĐBSHồng ? 6. Phân tích những điều kiện TL và KK về mặt TN, KTXH để phát triển kinh tế vùng Duyên Hải miền Trung (14 tỉnh, TP) ? * ý nghĩa của việc trồng rừng ở các tỉnh (TP) trong vùng này ? NTBộ: - Do khí hậu khô hạn nhất cả nước, nhiệt độ TB 270C, LMưa 929mm, độ ẩm 77%, số giờ nắng 2500 – 3000 h, số ngày nắng 325, nguồn nước ngầm = 1/3 TB cả nước. - Sa mạc có xu thế mở rộng. - Có nhiều đồi cát, cồn cát. 7. Phân tích những nguồn lực để phát triển KT-XH của vùng Tây Nguyên (cả TN, KT - XH). * "Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, điều kiện sống của các dân tộc ở Tây Nguyên được cải thiện đời sống đáng kể" (SGK địa Lý 9 - Trang 20 - NXB GD năm 2005) 8. Tại sao vùng này lại phát triển mạnh cây cà phê ? (Tây Nguyên). - Vị trí địa lý - Đất đai - Khí hậu: - Sinh vật: Phong phú - Khoáng sản: Phong phú HS trình bày GV kết luận - Độ che phủ rừng tăng lên - Hạn chế xói mòn, cải thiện sinh thuỷ cho dòng sông. - Cơ sở cho nhà máy giấy, chế biến gỗ. - Giải quyết việc làm cho người lao động nhàn rỗi. - Thủy điện - Thủy lợi (SX) - Điều hoà khí hậu - Cung cấp nước sinh hoạt - Điều tiết lũ. - Nuôi trồng Thuỷ sản - Phát triển Du lịch. (HS trình bày) - Tháng 10 - 4 là rét đậm, rét hại (trồng cây vụ đông -> chịu rét tốt) - HS trình bày nội dung của cả hai vùng. (Về vị trí, địa hình, đất dai, KS, SV, DC, XH ...) (Chú ý tiềm năng du lịch cả tự nhiên và nhân văn). - Hạn chế cát lấn, cát bay. - Hạn chế của gió phơn TN (BTB) - BV MT sinh thái - HS trình bày và nhận xét những nội dung cần thiết, GV kết luận, chuẩn xác kiên thức. - HS chứng minh nhận định - HS trình bày (Chỉ tập trung từ bài 17 - 29) Phương án 2: Ôn tập theo nội dung từng vấn đề 1. Vùng Trung du- miền núi Bắc Bộ Trung du và miền núi Bắc Bộ 1. Khi quát về vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ - Đơn vị hành chính: 15, chia ra hai khu vực Tây Bắc 4 tỉnh, Đông Bắc 11 tỉnh. - Diện tích: 100.965 Km2 = 30,7% diện tích cả nước. - Dân số: 11, 5 triệu người ( Năm 2002) = 14,4% dân số cả nước. - Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào, Biển, Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. - Có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn quốc phòng an ninh. - Tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Biển Đông, Bắc Trung Bộ.Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng trong nước cũng như nước ngoài.(nêu thuận lợi và khó khăn gì). - Đây là vùng có diện tích lớn nhất so với các vùng khác (Diện tích: 100965km2, chiếm 30,7% diện tích cả nước). - Đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương 15. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1- Địa hình: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối của độ cao địa hình. địa hình ở đây đặc trưng là núi cao và chia cắt sâu ở phía tây bắc còn phía đông bắc là địa hình núi trung bình (bao gồm cả khu vực miền núi, đồi và trung du). Địa hình có sự khác nhau giữa đông Bắc (gồm các cánh cung tương đối thấp) và Tây Bắc (địa hình theo hướng TB-ĐN, cao nhất cả nước) với ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn. Giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về về điều kiện tự nhiên và thế mạnh về kinh tế-xã hội. + Đông Bắc: Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung. khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Với thế mạnh là khai thác khoáng sản, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; phát triển du lịch sinh thái và phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Tây Bắc: địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh ít hơn. ở đây phát triển thuỷ điện, trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. 2.2- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm với một mùa đông lạnh lại bị phân hoá sâu sắc bởi điều kiện địa hình (Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc)rất thuận lợi cho việc trồng cây cận nhiệt, rau quả ôn đới và đa dạng sinh học ( Khí hậu có thể kết hợp phân tích như đã trình bày ở từng phần Đông Bắc và Tây Bắc phía trên). 2.3- Nguồn nước: Khá phong phú với các hệ thống sông chính như: Bằng Giang, Kỳ Cùng, Sông Hồng, Sông Thái BìnhCó giá trị lớn về mặt thuỷ điện (tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước: chiếm 56% tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc). 2.4- Đất đai: Chủ yếu là đất Feralít trên đá phiến và đá vôi thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và đồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn (trồng chè và chăn nuôi trâu, bò). Tuy nhiên đất đai ở đây ít màu mỡ, do có độ dốc lớn, diện tích đất trống đồi núi trọc khá nhiều do vậy rất dễ bị xói mòn, sạt lở, lũ quétnguyên nhân chính là do việc chặt phá rừng bừa bãi gây nên. ở vùng này có đất phù sa của một số cánh đồng giữa núi thuận lợi cho trồng cây lương thực. 2.5- Về Sinh vật: Tài nguyên rừng mặc dù phần lớn diện tích của vùng là đồi núi song độ che phủ của rừng ở đây thấp nhất cả nước, đặc biệt là ở Tây Bắc. Điều này gây nên nhiều hậu quả không tốt đối với môi trường và đời sống nhân dân không những trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ mà còn đối với cả vùng đồng bằng Sông Hồng. ở vùng ven biển Quảng Ninh có nguồn tài nguyên biển khá phong phú thuận lợi cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. 2.6- Về Khoáng sản: là vùng rất giàu có về tài nguyên khoáng sản: Than (99,9%), Apatít (100%),Sắt (38,7%), Đá vôi (50%)Mặc dầu khoáng sản nhiều, phân bố khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. 3. Đặc điểm dân cư, xã hội 3.1- Dân số 11,5 triệu người (2002). Mật độ dân số thấp và có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc (từ 63-136 người/km22002)). Thu nhập bình quân đầu người 210 nghìn đồng; tỷ lệ hộ nghèo 17,1%; tuổi thọ trung bình thấp (từ 65,9-68,2 tuổi); tỷ lệ dân thành thị thấp (từ 12,9%-17,3%). Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông, Tày, NùngNgười Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương. Đồng bào các dân tộc ở đây giàu kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, sản xuất theo mô hình Nông- Lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Đời sống giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch nhau về trình độ phát triển kinh tế-xã hội. 3.2 - Các điều kiện văn hoá, y tế, giáo dụccòn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp. 3.3 - Nhờ thành tựu của công cuộc Đổi mới, đời sống nhân dân ở đây đang từng bước được cải thiện đáng kể. 4. Tình hình phát triển kinh tế Nhìn chung nền kinh tế còn phát triển chậm, nông nghiệp vẫn còn là ngành kinh tế chính của vùng; về cơ cấu kinh tế cụ thể như sau: a. Công nghiêp: - Tập trung phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp năng lượng: + Các ngành khai thác khoáng sản như: Than đá (Quảng Ninh), Apatít (Lào Cai), Sắt (Thái Nguyên) + Công nghiệp điện lực phát triển mạnh bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện nhờ có nguồn thuỷ năng và than phong phú. + nhiều tỉnh đã tiến hành xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế biến thức phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mỹ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại chổ. Đa số các trung tâm công nghiệp vừa và nhỏ, lớn hơn là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long. b. Nông nghiêp: - Nhờ có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh thích hợp cho việc trồng cây công ngiệp cận nhiệt và ôn đới. + Lúa và ngô là các cây lương thực chính. + Cây Chè là thế mạnh của vùng chiếm tỷ trọng lớn (diện tích Chè 67,6 nghìn ha chiếm 68,8% diện tích chè cả nươc; sản lượng 47,0 nghìn tấn chiếm 62,1% sản lượng chè búp khô cả nước) với nhiều thương hiệu nổi tiếng cả trong và ngoài nước như: Mộc Châu, Chè San, Tân Cương + Ngành lâm nghiệp phát triển ở hầu hết các tỉnh. Nghề rừng phát triển theo hướng Nông-Lâm kết hợp, góp phần nâng cao đời sống các dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. + Chăn nuôi đại gia súc khá phát triển đặc biệt là chăn nuôi trâu và lợn (đàn Trâu chiếm 57,3%, đàn Lợn chiếm 22% của cả nước). + Ngành ngư nghiệp: nuôi cá, tôm, ở ao, hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ ven biển Quảng Ninh bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp ở đây còn gặp không ít khó khăn do thiếu quy hoạch và chưa chủ động thị trường, các địa phương còn tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và xoá đói giảm nghèo c. Dịch vụ: - Mạng lưới giao thông vận tải: Có một số quốc lộ quan trọng đi qua như: QL1,QL2, QL3, QL4, QL6và một số tuyến đường sắt đi sang Trung Quốc (mạng lưới đường sắt đường bộ nối liền các tỉnh thành phố, thị xã của vùng với Đồng bằng Sông Hồng, nhất là thủ đô Hà Nội với các cửa khẩu quan trọng như: Móng cái, Hữu Nghị, Lào cai, Tây trang, Thanh Thuỷ, Tà Lùng; giữa vùng này với các tỉnh của Trung Quốc). - Thương mại, du lịch: + Vùng có các cửa khẩu quan trọng thuận lợi cho việc xuất- nhập khẫu, tạo nên mối quan hệ thương mại. + đây là nơi có nhiều tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn như: Sa Pa, Ba Bể, Pác Pó, Tân Trào, Điện Biên Phủ, Đền Hùng, Vịnh Hạ Longthu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt đông du lịch trở thành thế mạnh của vùng, đồng thời góp phần cũng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc hai bên đường biên giới. 5. Kết luận chung Đây là vùng có nhiều tiềm năng, nếu được khai thác một cách có hiệu quả sẽ giúp vùng phát triển. Cần khắc phục khó khăn ( cơ sở hạ tầng, naang cao chất lượng nguồn lao động..) và phát huy hết mọi tiềm năng hiện có của vùng nhằm đưa nền kinh tế-xã hội của vùng phát triển kịp với các vùng khác trong cả nước. * Các trung tâm kinh tế. 2. Vùng Bắc Trung Bộ Vùng Bắc Trung Bộ 1. Khái quát về vị trí và giới hạn lãnh thổ + Tiếp giáp với các vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Biển Đông, Duyên hải Nam trung Bộ, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. + Thuận lợi và khó khăn. - Đây là vùng có diện tích thuộc loại trung bình (diện tích 51513km2). - Các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (vùng có 6 tỉnh). 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1- Địa hình: có đủ núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. Địa hình ở đây nổi bật là dãy Trường Sơn, phía đông dải Trường Sơn Bắc chính là sườn đón gió gây mưa lớn, cũng chính là nguyên nhân gây nên hiệu ứng phơn thường gọi là gió tây khô nóng và khô vào mùa hè. Địa hình có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn. 2.2- Khí hậu: là vùng có khí hậu khắc nghiệt so với nhiều vùng khác tromg nước, thường chịu ảnh hưởng của gió Lào lớn, gió nóng, hạn hán,bão lụt, lũ quét, cát lấn, cát bay gây nhiều trở ngại lớn cho cuộc sống của con người và cây trồng. 2.3- Đất đai: đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên của vùng nhưng đát kém màu mỡ, khả năng canh tác cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng bị hạn chế, năng suất cây trồng vẫn chưa cao. 2.4- Tài nguyên khoáng sản (sắt, crôm, thiếc, Man gan, Ti tan, đá xây dựng) khá phong phú (tập trung nhiều ở phía bắc dãy Hoành Sơn). 2.5- Tài nguyên rừng đáng được chú ý (chiếm 40% diện tích toàn vùng), diện tích chiếm 21% diện tích rừng cả nước, trữ lượng chiếm 19,5%, tre nứa chiếm 32,5% cả nước. Nhiều loại gỗ quý có giá trị xuất khẩu cao. Vùng có Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng với động Phong Nha được UNECO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, là tài nguyên thiên nhiên quan trọng để phát triển du lịch của vùng. 2.6- Có thềm lục địa rộng, biển nông, bờ biển dài 700km với nhiều cảng biển, ngư trường, nhiều bãi tắm lớn để phát triển ngành đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản và công nghiệp không khói. 3. Đặc điểm dân cư-xã hội - Dân số 10,3 triệu người (2002). Mật độ dân số 195 người/km2(2002). Thu nhập bình quân đầu người 212,4 nghìn đồng; tỷ lệ hộ nghèo 19,3%; tuổi thọ trung bình 70,2 tuổi; tỷ lệ dân thành thị 12,4%. Bắc trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, trong đó đại đa số là người Kinh. Sự phân bố dân cư có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây: + Đồng bằng ven biển, hải đảo phía đông chủ yếu người Kinh sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi tròng thuỷ sản. Sản xuất cây công nghiệp, thương mại, dịch vụ. + Vùng gò đồi, miền núi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều) họ làm nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đànĐời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn. - Người dân Bắc Trung Bộ có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm. Trải qua chiến tranh lâu dài, qua nhiều triều đại vùng còn ghi lại dấu ấn sâu đậm, có các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc như: Cố đô Huế ( cả vật thể và phi vật thể-nhã nhạc cung đình Huế), thành nhà Hồ, làng Kim Liên, sông Bến Hải, cửa Tùng- có thời kỳ là ranh giới tạm thời chia cắt đất nước. Là quê hương của Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Chí Minhđây là thế mạnh của vùng để khai thác và phát triển ngành công nghiệp không khói. 4. Tình hình phát triển kinh tế: Về phát triển kinh tế, nhìn chung vùng Bắc Trung Bộ còn phát triển thấp hơn so với một số vùng khác, sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn nhờ chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên cơ sở phát huy các thế mạnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội và vai trò của các trung tâm kinh tế vùng. a. Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của Bắc Trung Bộ: + Năng suất lúa cũng như bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người mặc dù trong những năm gần đây có tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn ở mức thấp so với trung bình cả nước (Bắc Trung Bộ 333,7 kg/người, cả nước 463,6kg/người năm 2002). Số lương thực vừa đủ phục vụ cho vùng không có phần dư dôi và xuất khẩu. Khó khăn chính của của vấn đề này là diện tích canh tác ít, đất xấu và thường bị thiên tai. + Gần đây nhờ việc đẩy manh thâm canh tăng năng suất các địa phương trong vùng có nổ lực lớn, nhất là các tỉnh phía bắc của vùng như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu của Bắc Trung Bộ. + Bắc Trung Bộ đang đẩy mạnh phát triển Nông nghiệp bằng việc tăng cường đầu tư, thâm canh trong sản xuất lương thực. Bắc Trung Bộ có bước tiến đáng kể trong việc phát huy các thế manh của vùng: trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. + Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước- chương trình kinh tế trong điểm đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp có tầm quan trọng để phát triển kinh tế, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường. b. Công nghiệp: Nhìn chung công nghiệp ở Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế của vùng vì công nghiệp ở đây đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản và hậu quả của chiến tranh kéo dài nên vùng chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp. + Nhờ có nguồn khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, Bắc Trung Bộ phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng. GDP công nghiệp của vùng năm 2002 gấp 2,7 lần năm 1995. + Phần lớn các ngành công nghiệp ở đây đều có quy mô vừa và nhỏ như chế biến gỗ,cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩmphát triển hầu hết ở các địa phương. + Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.Vùng đang đứng trước triển vọng lớn do nhiều dự án phát triển kinh tế đang được triển khai để đón trước sự khởi phát của hành lang đông-tây trong khuôn khổ hợp tác kinh tế của tiểu vùng sông Mê Công. c. Dịch vụ: Dịch vụ là một thế mạnh của vùng ngày càng phát triển mạnh đưa lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu giữa vùng với các vùng khác và cải thiện đời sống nhân dân. + Nhờ vị trí cầu nối nên dịch vụ vận tải là điểm nổi bật của Bắc Trung Bộ trên các loại hình đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường biển theo tuyến Bắc-Nam. Trên hướng đông-tây dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên biên giới Việt-Lào nối với các cảng biển dọc theo các quốc lộ 7, 8, 9 bắt đầu hoạt động sôi động. + Bắc Trung Bộ có thế mạnh về du lịch linh thái, nghỉ dưỡng và văn hoá-lịch sử. * Địa điểm du lịch lịch sử: Làng Kim Liên (quê hương Bác Hồ), Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đường mòn Hồ Chí Minh * Địa điểm du lịch di sản văn hoá và di sản thiên nhiên của nhân loại: Cố Đô Huế (cả vật thể và phi vật thể - nhã nhạc cung đình Huế), động Phong Nha- Kẻ Bàng * Địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ mát: Vườn quốc gia Bặch Mã, bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô Trong xu thế kinh tế mở cửa, du lịch cũng bắt đầu phát triển thì các địa điểm du lịch này thu hút số lượng du khách ngày càng tăng nhanh. Các địa điểm du lịch này thườmg tập trung ở các thành phố và các trung tâm kinh tế của vùng. 5. Kết luận chung về vùng Bắc Trung Bộ Học sinh kết luận lại về vùng Bắc Trung Bộ có những thế mạnh, hạn chế nhưng đang từng bước khắc phục khó khăn và phát huy thế mạnh (triển vọng phát triển kinh tế) của vùng nhằm đưa vùng kinh tế này ngang tầm với các vùng kinh tế khác trong cả nước. * Vấn đề phát triển lương thực có hạt theo đầu người của vùng a. Nhận xột bảng số liệu hoặc bểu đồ H23.1 Trang 61. - Bỡnh quõn lương thực cú hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ luụn thấp hơn cả nước - Tốc độ tăng bỡnh quõn lương thực cú hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước, cú dẫn chứng cụ thể b.Giải thớch: - Bắc Trung Bộ cú bỡnh quõn lương thực cú hạt theo đầu người thấp hơn cả nước vỡ đõy là vựng cú mhiều khú khăn về sản xuất lương thực (đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai ớt màu mỡ, nhiều thiờn tai, dõn đụng). - Tốc độ tăng bỡnh quõn lương thực cú hạt của Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn cả nước là do Bắc Trung Bộ đó cú nhiều cố gắng trong sản xuất Nụng nghiệp để đảm bảo việc tự tỳc lương thực (đẩy mạnh thõm canh tăng năng suất) 3. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 3.1- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 3.2- Điều kiện tự hhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.3- Đặc điểm dân cư xã hội 3.4- Tình hình phát triển kinh tế 3.4.1- Nông nghiệp 3.4.2- Công nghiệp 3.4.3- Dịch vụ 3.5- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. 4. Vùng Đồng bằng Sông Hồng 4.1- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 4.2- Điều kiện tự hhiên và tài nguyên thiên nhiên 4.3- Đặc điểm dân cư xã hội 4.4- Tình hình phát triển kinh tế 4.4.1- Công nghiệp 4.4.2- Nông nghiệp 4.4.3- Dịch vụ 4.5- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 5. Vùng Tây Nguyên 5.1- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 5.2- Điều kiện tự hhiên và tài nguyên thiên nhiên 5.3- Đặc điểm dân cư xã hội 5.4- Tình hình phát triển kinh tế 5.4.1- Nông nghiệp 5.4.2- Công nghiệp 5.4.3- Dịch vụ 5.5- Các trung tâm kinh tế. * Trong xõy dựng Kinh tế - xó hội, về mặt tự nhiờn Tõy Nguyờn cú những thuận lợi và khú khăn như sau: a. Thuận lợi: - Tõy nguyờn cú vị trớ chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn quốc phũng, an ninhlà vựng duy nhất khụng giỏp biển - Cú địa hỡnh cao nguyờn xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều sụng suối chảy về cỏc vựng lónh thổ lõn cận - Tài nguyờn đất, đặc biệt là đất Feralớt thớch hợp trồng cõy cụng nghiệp và trồng rừng - Cú tiềm năng thuỷ điện rất lớn - Tài nguyờn rừng cả về diện tớch và trữ lượng lớn nhất nước, với sự đa dạng sinh học - Tài nguyờn du lịch tự nhiờn rất lớn (cần núi thờm về tài nguyờn du lịch nhõn văn). b. Khú khăn: - Mựa khụ kộo dài, nguy cơ thiếu nước và hạn hỏn - Chặt phỏ rừng, đốt rừng làm rẫy, chỏy rừng, săn bắn động vật hoang dó ảnh hưởng xấu đến mụi trường và đời sống dõn cư Học Kỳ II 6. Vùng Đông Nam Bộ 6.1- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 6.2- Điều kiện tự hhiên và tài nguyên thiên nhiên 6.3- Đặc điểm dân cư xã hội 6.4- Tình hình phát triển kinh tế 6.4.1- Công nghiệp 6.4.2- Nông nghiệp 6.4.3- Dịch vụ 6.5- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 7. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 7.1- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 7.2- Điều kiện tự hhiên và tài nguyên thiên nhiên 7.3- Đặc điểm dân cư xã hội 7.4- Tình hình phát triển kinh tế 7.4.1- Nông nghiệp 7.4.2- Công nghiệp 7.4.3- Dịch vụ 7.5- Các trung tâm kinh tế . 8. Vấn đề phát triển kinh tế biển đảo. 9. Địa lý Hà Tĩnh IV.Kết thúc giờ ôn tập - GV: Nhận xét, đánh giá cách ôn tập của HS cho điểm một số em. - GV kết luận lại nội dung bài. V. Hướng dẫn nối tiếp - HD HS tự ôn tập ở nha từ bài 1 - 29 - Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ I. Mọi góp ý xin gửi về: Bùi Vĩnh Trường Giang Trường THCS Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh ĐT: 0975271268, 0975958268, 0915685799 Email: truonggiang.68@gmail.com

File đính kèm:

  • docON THI DIA 9 BVGIANG.doc