Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí

 Căn cứ theo tài liệu ôn tập kiến thức theo cấu trúc đề thi năm 2009- Bộ GD và ĐT, tài liệu SGK lớp 12, chuẩn kiến thức – kĩ năng địa lí.

 GV lập đề cương ôn tập và hướng dẫn HS làm đề cương ôn tập ngắn gọn, bám sát kiến thức chuẩn dưới dạng câu hỏi nhằm hệ thống hoá kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn của chương trình:

I. LÝ THUYẾT:

Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

1.Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới của nước ta.

2. Tại sao nước ta đặt vấn đề đổi mới KT-XH?

3. Nêu những thành tựu của công cuộc đổi mới.

4. Nêu các sự kiện chứng tỏ nước ta từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.

5. Nêu các định hướng chính đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn thi TNTHPT môn Địa lí: Căn cứ theo tài liệu ôn tập kiến thức theo cấu trúc đề thi năm 2009- Bộ GD và ĐT, tài liệu SGK lớp 12, chuẩn kiến thức – kĩ năng địa lí. GV lập đề cương ôn tập và hướng dẫn HS làm đề cương ôn tập ngắn gọn, bám sát kiến thức chuẩn dưới dạng câu hỏi nhằm hệ thống hoá kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn của chương trình: I. Lý thuyết: Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1.Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới của nước ta. 2. Tại sao nước ta đặt vấn đề đổi mới KT-XH? 3. Nêu những thành tựu của công cuộc đổi mới. 4. Nêu các sự kiện chứng tỏ nước ta từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. 5. Nêu các định hướng chính đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1. Trình bày đặc điểm vị trí, phạm vi lãnh thổ của nước ta. 2. ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta về Tự nhiên, kinh tế, VH, XH. Bài 4-5 : Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam 1.Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta trải qua mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào. 2.Trình bày đặc điểm ( thời gian, hoạt động địa chất, phạm vi hình thành, cảnh quan) và ý nghĩa của từng giai đoạn. 3. Tại sao nói giai đoạn Tiềncambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? 4. Vì sao nói giai đoạn cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. 5. CMR: Giai đoạn tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn. Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi: 1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta. 2. Đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi ( 4 khu vực: ĐB,TB, TSB, TSN) 3. Nêu các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên vùng đồi núi đối với sự phát triển KT-XH. 4. Đặc điểm của các khu vực ĐB ( 3 ĐB: ĐBSH, ĐBSCL, ĐBDHMT). 5. Nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực ĐB đối với phát triển KTXH. Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển 1. Biển Đông có những đặc điểm gì? 2. Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và hệ sinh thái ven biển nước ta. 3. Trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển Đông. 4. Biển Đông gây ra những khó khăn gì cho nước ta? Bài9,10: Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm 1. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta? 2.Tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 3. CMR : KH nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm. 4. Trình bày hoạt động gió mùa của nước ta và hệ quả của nó. ( có thể tách từng mùa gió : Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông). 5. Hãy nêu biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần : địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật. 6. Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ( Thuận lợi, khó khăn). Bài 11-12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng 1.Trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Bắc – Nam ( 2 bộ phận lãnh thổ : Bắc và Nam) 2. Trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đ - T ( có 3 dải: Vùng biển và thềm lục địa, Đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) 3. Trình bày đặc điểm của các miền tự nhiên ( 3 miền tự nhiên: MB&ĐBB; TB&BTB; NTB&NB). Những thuận lợi và khó khăn của ĐKTN trong việc phát triển KT-XH. Bài 14: sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 1.Trình bày và giải thích tình trạng suy giảm tài nguyên rừng rừng nước ta. ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng. 2. Nêu biểu hiện và nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 3. Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Nêu các biện pháp bảo vệ. 4. Nêu tình hình sử dụng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên: nước, khoáng sản, du lịch ở nước ta. Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 1.Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao? 2. Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão. 3. Các thiên tai : Ngập lụt, lũ quét, hạn hán thường xảy ra ở đâu, vào thời gian nào. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các thiên tai trên. 4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường. Địa lí dân cư Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 1.Trình bày đặc điểm dân số nước ta. 2. Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đối với việc phát triển KTXH và môi trường. ( Thuận lợi và khó khăn) 3. Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng. 4. vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua . Bài 17: Lao động và việc làm 1. Phân tích các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. 2. Hãy nêu những chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của nước ta ( theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo khu vực nông thôn và thành thị). Nguyên nhân của sự chuyển biến trên. 3. Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề XH bức xúc của nước ta hiện nay? Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm . Bài 18: Đô thị hoá 1.Trình bày đặc điểm đô thị hoá của nước ta. 2. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển KT-XH. Đối với chương trình nâng cao bổ sung thêm bài: Bài 24: Chất lượng cuộc sống 1.Thế nào là chỉ số phát triển con người (HDI), để đánh giá HDI cần dựa vào vào các tiêu chí nào? Cho biết chỉ số HDI của nước ta và vị trí của nước ta về HDI trên thế giới. 2. Trình bày và giải thích sự phân hoá về thu nhập bình quân theo đầu người của nước ta. Sự chênh lệch về thu nhập gây hậu quả như thế nào đối với đời sống XH. 3. Tại sao vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay? Hướng giải quyết vấn đề này ở nước ta như thế nào? 4.Trình bày những thành tựu trong xoá đói giảm nghèo của nước ta. Tại sao có những thành tựu đó. 5. Nêu các thành tựu của giáo dục, văn hoá, ytế. II. Kĩ năng: Vẽ biểu đồ ( luyện dạng : biểu đồ cột đơn, cột nhóm, đường, tròn, kết hợp) Khai thác átlát địa lí Việt Nam. Phân tích bảng số liệu. Địa lí tự nhiên chủ yếu luyện dạng bài tập: Phân tích bảng số liệu ( nhiệt độ, lượng mưa). Chú ý hướng dẫn HS giải bài tập cuối bài ( sách giáo khoa) Khai thác át lát: BĐ địa chất, k/sản; BĐ hình thể, khí hậu, sông ngòi, đất và sinh vật. ( GV cho bài tập : trình bày và giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí tự nhiên) VD: Trình bày sự phân bố khoáng sản, Xác định được các hệ thống sông lớn, các dạng địa hình cơ bản, các dãy núi, sự phân bố các loại đất, sinh vật ) VD: Trình bày đặc điểm các miền tự nhiên ( GV giúp HS nắm các tiêu chí cần trình bày của câu hỏi, như: xác định giới hạn của miền, Địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông ngòi sau đó hướng dẫn HS khai thác kiến thức trên át lát -> Nhằm giảm tải kiến thức phải ghi nhớ.) Địa lí dân cư: - Vẽ biểu đồ ( luyện dạng : biểu đồ cột đơn, cột nhóm, đường, tròn, kết hợp) - Khai thác átlát địa lí Việt Nam ( luyện đọc bản đồ dân cư, dân tộc các biểu đồ, bảng chú giải trên từng trang). - Phân tích bảng số liệu. ( GV dựa vào kiến thức từng bài, lựa chọn số liệu và ra bài tập để hướng dẫn ôn luyện cho HS nhằm rèn kĩ năng xác định dạng biểu đồ phù hợp, vẽ biểu đồ, xử lí số liệu, nhận xét và giải thích dựa trên kiến thức đã học)

File đính kèm:

  • docHuong dan on tap kien thuc, ki nang dia li TNTHPT.doc