Câu 1(2 điểm): Anh chị hãy nêu ý nghĩa hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của nhà thơ Chế Lan Viên.
1. Giới thiệu khái quát:
- Chế Lan Viên(1920-1989) là một tài năng bộc lộ từ rất sớm. Nếu “Điêu tàn” (1937), tập thơ khẳng định vị trí của Chế Lan Viên trong phong trào Thơ Mới thì “Ánh sáng và phù sa” (1960) lại là cái mốc ghi nhận sự trưởng thành của ngòi bút Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng
- THCT là bài thơ in trong tập “Ánh sáng và phù sa” ra đời nhân một sự kiện kinh tế-xã hội ở miền Bắc những năm 58-60, đó là phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Nhưng đó chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, thể hiện khát vọng hướng về nhân dân, đất nước, về những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình với nhân dân trong kháng chiến, cũng là hướng về ngọn nguồn sáng tạo của thi ca.
2. Ý nghĩa hình ảnh:
- Hình ảnh con tàu: bài thơ ra đời khi chưa có đường tài lên Tây Bắc nên hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ của một biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đườn, khát vọng đi xa, hướng tới đời sống lớn của đất nước, của nhân dân, đi tới chân trời của ước mơ, đi tới ngọ nguồn cảm hứng của sáng tạo nghệ thuật.
- Hình ảnh Tây Bắc: vừa là một địa danh cụ thể mang nhiều ý nghĩa lịch sử của miền Tây Tổ quốc, nơi lưu giữ những kỉ niệm sâu nặng thời kháng chiến chống Pháp, cũng là nơi diễn ra công cuộc xây dựng kinh tế thời kỳ mới; Tây Bắc đồng thời còn mang ý nghĩa là một biểu tượng của những miền đất xa xôi khắp mọi miền đất nước, là biểu tượng của đất nước bao la, của nhân dân vĩ đại, đích đến thiêng liêng của trái tim con người và sáng tạo thi ca.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn tham khảo làm đề thi môn văn khối C, kỳ thi đại học năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THAM KHẢO LÀM ĐỀ THI MÔN VĂN KHỐI C, KỲ THI ĐH NĂM 2006
Câu 1(2 điểm): Anh chị hãy nêu ý nghĩa hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của nhà thơ Chế Lan Viên.
1. Giới thiệu khái quát:
- Chế Lan Viên(1920-1989) là một tài năng bộc lộ từ rất sớm. Nếu “Điêu tàn” (1937), tập thơ khẳng định vị trí của Chế Lan Viên trong phong trào Thơ Mới thì “Ánh sáng và phù sa” (1960) lại là cái mốc ghi nhận sự trưởng thành của ngòi bút Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng
- THCT là bài thơ in trong tập “Ánh sáng và phù sa” ra đời nhân một sự kiện kinh tế-xã hội ở miền Bắc những năm 58-60, đó là phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Nhưng đó chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, thể hiện khát vọng hướng về nhân dân, đất nước, về những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình với nhân dân trong kháng chiến, cũng là hướng về ngọn nguồn sáng tạo của thi ca.
2. Ý nghĩa hình ảnh:
- Hình ảnh con tàu: bài thơ ra đời khi chưa có đường tài lên Tây Bắc nên hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ của một biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đườn, khát vọng đi xa, hướng tới đời sống lớn của đất nước, của nhân dân, đi tới chân trời của ước mơ, đi tới ngọ nguồn cảm hứng của sáng tạo nghệ thuật.
- Hình ảnh Tây Bắc: vừa là một địa danh cụ thể mang nhiều ý nghĩa lịch sử của miền Tây Tổ quốc, nơi lưu giữ những kỉ niệm sâu nặng thời kháng chiến chống Pháp, cũng là nơi diễn ra công cuộc xây dựng kinh tế thời kỳ mới; Tây Bắc đồng thời còn mang ý nghĩa là một biểu tượng của những miền đất xa xôi khắp mọi miền đất nước, là biểu tượng của đất nước bao la, của nhân dân vĩ đại, đích đến thiêng liêng của trái tim con người và sáng tạo thi ca.
Câu 2 (5 điểm): Trong bài "Cảm nghĩ về chuyện vợ chồng A Phủ, Tô Hoài có viết "Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống cong người. Lay lắt, đói khổ, nhếch nhác mà vẫn sống , âm thầm, tiềm tang, mãnh liệt" (Tác phẩm văn học 30 -75 tập 2 NXB KHXH 1990, trang 71)
Phân tích nhân vật Mỵ trong vợ chống A Phủ (Đoạn trích được học) để làm sáng tỏ nhận xét trên.
1. Giới thiệu khái quát:
- Nhà văn Tô Hoài là cây bút thành công ở nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truỵên dài, hồi ký, tiểu luận, kịch bản phim... Sáng tác của ông thể hiện sự hiểu biết phong phú về phong tục, miêu tả thiên nhiên, đời sống thấm đượm chất trữ tình với ngôn ngữ - lời văn giàu tính tạo hình, gợi không khí.
- VCAP in trong tập “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến di thực tế 8 tháng, nhà văn cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Quãng thời gian sống gắn bó và nghĩa tình với đồng bào các dân tộc đã giúp ông viết nên một trongnhững áng văn giá trị nhất của mình, và cũng là tác phẩm tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp.
- Qua nhân vật My, có thể thấy “...dẫu trong cơ cực..tiềm tàng, mãnh liệt” (Cảm nghĩ về Truyện VCAP- Tô Hoài)
2. Phân tích cụ thể
a) Mỵ phải sống cuộc sống cơ cực, lay lắt trong sự giam hãm của cường quyền, thần quyền:
- Cuộc sống lao động nhục nhằn triền miên: những câu văn điệp cấu trúc, điệp hình ảnh với âm điêụ trầm lắng, xót thương diễn tả chuỗi ngày quẩn quanh tẻ nhàm: “Tết xong thì..giữa năm thì...đến mùa thì...”
Những công việc khổ sai tiép diễn: giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi...
- Chuỗi ngày tháng đó dần biến Mỵ thành con rùa lùi lũi xó cửa: người đọc không có cảm giác một cọn người đang lao đông mà là một con trâu, con ngựa đang làm việc => hình ảnh Mỵ hiện lên luôn luôn “cúi mặt..buồn rười rượi..”
Dần dần, nét buồn ấy cũng không còn. Mỵ sống câm lặng, không còn ý niệm thời gian, không nói, không nghĩ ngợi
Lời văn lặng lẽ tạo giọng điệu có chiều sâu. Cường quyền, thần quyền như đã hủy hoại sự phản kháng, sức sống của Mỵ
Dẫu thế, khát vọng sống trong Mỵ chưa bao giờ tắt hẳn
b) “Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại chồi lên” mọi thế lực của tội ác không giết được sưc sống con người. Niềm yêu sống trong Mỵ vẫn le lói âm thầm mà mãnh liệt. Sức sống ấy được thể hiện qua các chi tiết: từ chối làm dâu nhà thống lỳ, toan tự tử, muốn đi chơi trong đêm hội mùa xuân, cắt dây trói cứu A Phủ
• Từ chối làm dâu: lời nói với bố thể hiện niềm tin của tuổi trẻ, ước muốn cuộc sống có tình yêu, hạnh phúc.
• Toan tự tử: lúc mới về làm dâu, đêm nào Mỵ cũng khóc, giọt nước mắt thương thân, giọt nước mắt không chấp nhận hiện tạ
Mỵ tìm đến lá ngón, đó chính là biểu hiện của lòng yêu sống, hành đọng của một sức sống mãnh liệt.
• Muốn đi chơi tron đêm hội mùa xuân: không khí ngày xuân... khiến cõi lòng đóng khép của Mỵ dần hồi sinh. Mỵ ngồi nhẩm thầm bài hát
- Khung cảnh tấp nập, men rượu nồng nàn càng làm lòng Mỵ phơi phới trở lại, ý thức trở lại. Cảm nhận về hiện thực đăcngs cay cũng là hồi ức với quá khứ hạnh phúc
- Mỵ muốn đi chơi. A Sử muốn rình bắt con gái về làm vợ “cũng chẳng bao giờ Mỵ nói gì” => sự im lặng nhẫn nhục
+ “Bây giờ Mỵ cũng không nói”: không còn là sự câm lặng phó mặc, mà là : phản ứng ngấm ngầm, báo hiệu một chuỗi phản ứng tiếp theo
+ Mỵ sửa soạn di chơi: xắn mỡ, quấn tóc, rút váy-áo => biểu hiện của niềm yêu sống
+ “A Sử hỏi, Mỵ không nói” : câu văn ngắn như một phản ứng quyết liệt
- Lòng yêu sống ấy lập tức vấp phải thực tại nghiệt ngã- những vòng dây đay của A Sử. Nhưng sức sống ấy vẫn âm thầm tiềm tàng.
Đêm tình mùa xuân chưa đủ thức tỉnh Mỵ hoàn toàn. Tôn trọng logic của hiện thực, của tính cách, nhà văn miêu tả sự kiện này như một bước đệm cho một biến cố khác có ý nghĩa bước ngoặt-cắt dây trói cứu A Phủ
• Cắt dây trói cứu A Phủ:
- Sau đêm hội mùa xuân, Mỵ lại tiếp tục cuộc sống cũ, trơ lỳ trước cảnh A Phủ bị trói
- Giọt nước mắt của A Phủ khiến Mỵ nhớ lại quá khứ => thương mình, căm thù A Sử, thương cho người cùng cảnh. Mỵvừa chấp nhận kiếo sống nô lệ vừa manh nha những ý nghĩ phản kháng đầu tiên “ngườikia việc gì phải chết thế”
- Ý nghĩ, tình thương lớn dần, biến thành hành động cắt dây trói cứu A Phủ, cứu mình: “Mỵ đứng lặng trong bóng tối” => sự việc diễn ra nhanh, đột ngột. Những ý nghĩ ngổn ngang: ở lại-chết, chạy theo A Phủ-sợ, cái sợ cố hữu của người nô lệ.
Mỵ nói với A Phủ “ở đây thì chết mất”: Mỵ không chấp nhận cuộc sống cũ, Mỵ muốn sống. Sức sống âm thầm mà mánh liệt, tinh thần phản kháng, khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng
c) Ý nghĩa:
- Nhân vật Mỵ với sức sống mạnh mẽ đã được nhà văn xây dựng với những chi tiết sinh động, chân thực, với những diễn biến tâm trạng được khắc họa tinh tế, logic chủ yếu qua các yếu tố ngoại hiện
- Ca ngợi sức sống của con người , Tô Hoài cũng gửi gắm niềm tin sâu sắc vào con người. Cuộc sống nghiệt ngã, những thế lực tội ác không thể hủy diệt được con người “Sự sống chẳng bao giờ chán nản”.
Câu 3 (3 điểm): Bình giảng khổ thơ đầu tiên trong bài "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu (văn học lớp 11). Trích khổ thơ đầu.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Xuân Diệu là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp xuất sắc ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1945
- ĐMTT được rút trong tập Thơ Thơ (1938) là tập thơ đầu tay của ông. Bằng những cảm nhận tinh tế của cac giác quan, thông qua những cách tân mới mẻ trong việc tổ chức lời thơ, xây dựng hình ảnh, lựa chọn từ ngữ..., Xuân Diệu đã làm nổi bật bức tranh thiên nhiên mùa thu với những biến thái tinh vi nhất, những rung cảm sâu xa của lòng người trong thời khắc giao mùa...
- Bài thơ gồm 4 khổ, đoạn thơ được bình giảng là khổ đầu – khổ thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xác định cảm hứng trữ tình cho cả bài thơ
2. Bình giảng khổ đầu:
2.1.Những cảm nhận đầu tiên của nhà thơ về bức tranh thiên nhiên đẹp và buồn khi mùa thu tới.
- Hình ảnh đầu tiên được Xuân Diệu chọn làm tín hiệu cho mùa thu là rặng liễu
• Liễu là hình ảnh quen thuộc trong thơ Trung đại nhưng thường chỉ được miêu tả trong vẻ đẹp mềm mại thướt tha vốn có (Lơ thơ tơ liễu buông mành...) hoặc được sử dụng như một ước lệ nghệ thuật chỉ những người con gái đẹp “liễu yễu đào tơ” theo quan niệm lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người.
• Trong cách cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu, khi con người mới thực sự là chuẩn mực cho cái đẹp thì liễu mùa thu hiện lên trong dáng vẻ, tâm trạng của một giai nhân, trong đó, “rặng liễu đìu hiu” là dáng buồn, tơ liễu thướt tha là tóc buồn, lá liễu là ngàn hàng lệ nhỏ... Liễu tựa một người con gái buồn hiu hắt và đẹp kiêu sa.
• Phép điệp vần trong các cụm từ “đìu hiu...chịu” và “buồn buông xuống”, phép láy phụ âm trong “buồn buông”cùng những thanh bằng đứng liền nhau trong hai câu đầu đã góp phần gợi tả hình ảnh những cành liễu mềm rủ buông lả lướt và nỗi buồn trĩu nặng trong lòng người
• Qua hình ảnh rặng liễu gợi liên tưởng đến một giai nhân buồn thương tang tóc, XD đã đem đến cho mùa thu một vẻ đẹp buồn rất đặc trưng của cảm hứng lãng mạn
- Sau tín hiệu đầu tiên, mùa thu lặng lẽ và đột ngột hiện ra trong cảm xúc ngỡ ngàng của thi nhân
• Đại từ chỉ định “đây” khiến mùa thu trở nên hữu hình, cụ thể
• Nhịp 4/3 cùng điệp ngữ “mùa thu tới” lặp lại từ tên bài thơ đến 2 vế của câu 3 đem đến một ấn tượng rõ rệt về bước đi của thời gian trong không gian, những chuyển biến lặng lẽ của thiên nhiên, trời đất trong thời khắc giao mùa
- Trong câu cuối, mùa thu hiện hữu rõ hơn và cũng gợi cảm hơn trong dáng vẻ một thiếu nữ kiêu sa, yểu điệu với tấm áo dệt bằng lá vàng “mơ phai” vừa tha thướt vừa quý phái. Hình ảnh ẩn dụ đã khiến mùa thu hiện ra vừa lộng lẫy vừa thơ mộng huyền ảo với sắc vàng rượi của nắng, của lá, với cái xao xác, hiu nhẹ của gió thu...
2.2. Những đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng tinh tế và gợi cảm những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa... vừa làm hiện lên sắc thái thơ mộng huyền ảo của bức tranh thiên nhiên, vừa thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
- Sử dụng thành công các phép điệp vần, điệp phụ âm, điệp ngữ...
Thực hiện: TS Trịnh Thu Tuyết và thạc sĩ Nguyễn Hoài Anh (trường THPT Chu Văn An - Hà Nội)
File đính kèm:
- HƯỚNG DẪN THAM KHẢO LÀM ĐỀ THI MÔN VĂN KHỐI C, KỲ THI ĐH NĂM 2006.doc