Về kiến thức
Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
Nêu được hướng tiến hóa của sinh vật(chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
Trình bày các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái , di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng vật nuôi.
Về kĩ năng
Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, dặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.
Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông thường trong đời sống.
Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ,.
Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng sinh học.
22 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học cấp THCS - Ngô Văn Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÔ VĂN HƯNG (Chủ biên)
ĐỖ THỊ HÀ - DƯƠNG THU HƯƠNG – PHAN HỒNG THE
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN SINH HỌC
LỚP 6, 7, 8 & 9 (CẤP THCS)
HÀ NỘI 2009
Lời nói đầu
Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/ QH10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông.
Quá trình triển khai chính thức chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và thí điểm ở Trung học phổ thông cho thấy có một số vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện. Luật giáo dục năm 2005 đã quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do vậy, chương trình giáo dục phổ thông cần phải tiếp tục được diều chỉnh để hoàn thiện và tổ chức lại theo quy định của Luật Giáo dục.
Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét, thẩm định các chương trình. Bộ Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.
Để giúp các thầy cô giáo thực hiện tốt chương trình sinh học lớp 6, 7, 8 & 9, chúng tôi biên soạn tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học lớp 6, 7, 8 &9”. Nội dung tài liệu gồm các phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK sinh học 6, sinh học 7, sinh học 8 & sinh học 9.
Phần này nội dung được viết theo từng phần, từng chủ đề, bám sát chuẩn kiển thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông: Trình bày, mô tả và làm rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng các yêu cầu cụ thể, tường minh (Mỗi chuẩn được mô tả đầy đủ bởi một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng với nội dung cô đọng trong SGK). Không quá tải, phù hợp với điều kiện các vùng miền.
Cuối sách chúng tôi có phần phụ lục giới thiệu với các thầy cô giáo một số giáo án dự thi giáo viên giỏi của thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009 và một số báo cáo của học sinh trong các bài thực hành (theo nhóm hoặc từng cá nhân) để tham khảo.
Nhân dịp này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã tham gia góp ý trong quá trình biên soạn, hoàn thiện tài liệu. Các tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan, các tổ chức và những cá nhân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện tài liệu này.
Trong quá trình sử dụng tài liệu, nếu phát hiện ra vấn đề gì cần trao đổi các thầy cô giáo có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Ngô Văn Hưng – Vụ GDTrH – Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội
ĐT: 043 8684270; 0913201271
Email: nvhungthpt@moet.edu.vn
CÁC TÁC GIẢ
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông
I. Mục tiêu của chương trình giáo dục Trung học cơ sở (THCS).
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
II. Yêu cầu đối với nội dung giáo dục THCS
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp
III.Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần pahỉ và có thể đạt được.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và các lĩnh vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giao dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục THCS, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
IV. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục THCS
1. Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục THCS.
2. Hình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân, bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
Đối với học sinh có năng khiếu, có thể vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp nhằm phát triển các năng khiếu đó.
Giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.
V. Đánh giá kết quả giáo dục THCS
1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.
2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học cần phải:
Bảo đảm tính khách quan, toàn diện khoa học và trung thực.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học;
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗi lớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục của học sinh.
Phần thứ hai:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Môn: Sinh học
Mục tiêu: Môn Sinh học THCS nhằm giúp học sinh đạt được
Về kiến thức
Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
Nêu được hướng tiến hóa của sinh vật(chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
Trình bày các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái , di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng vật nuôi.
Về kĩ năng
Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, dặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.
Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông thường trong đời sống.
Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ,...
Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng sinh học...
Về thái độ
Có niềm tin khoa học về về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người.
Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội.
II. Nội dung
1. Kế hoạch dạy học
Lớp
Số tiết/ tuần
Số tuần
Tổng số tiết/ năm
6
2
37
70
7
2
37
70
8
2
37
70
9
2
37
70
Cộng (toàn cấp)
148
280
2.2. SINH HỌC 7
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Mở đầu
Kiến thức:
Trình bày khái quát về giới Động vật
Phân bố, môi trường sống
Thành phần loài, số lượng cá thể trong loài. Ví dụ:
Con người thuần hoá, nuôi dưỡng những dạng hoang dại thành vật nuôi đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Ví dụ:
Những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật
Giống nhau: cấu tạo tế bào, khả năng sinh trưởng phát triển.
Khác nhau: Một số đặc điểm của tế bào; một số khả năng khác như: quang hợp, di chuyển, cảm ứng,
Kể tên các ngành Động vật
KÓ tªn c¸c ngành chủ yếu, mỗi ngành cho một vài ví dụ.
+ Ngµnh ®éng vËt nguyªn sinh: trïng roi
+ Ngµnh ruét khoang: san h«
+ C¸c ngµnh giun:
Ngµnh giun dÑp: s¸n l¸ gan
Ngµnh giun trßn: giun ®òa
Ngµnh giun ®èt: giun ®Êt
+ Ngµnh th©n mÒm: trai s«ng
+ Ngµnh ch©n khíp: t«m s«ng
+ Ngµnh ®éng vËt cã x¬ng sèng: thá
-Nªu kh¸i qu¸t vai trß cña ®éng vËt ®èi víi tù nhiªn vµ con ngêi.
1. Ngành Động vật nguyên sinh
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm Động vật nguyên sinh. Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các Động vật nguyên sinh.
Qua thu thập mẫu và quan sát
Nêu được khái niệm động vật nguyên sinh
Nêu được đặc điểm chung nhất của ĐVNS: cấu tạo cơ thể và cách di chuyển,
Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài ĐVNS điển hình (có hình vẽ)
- Nêu đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng( bắt mồi, tiêu hóa) của các đại diện:
+ trùng roi
+ trùng giày
+ trùng biến hình .
Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của ĐVNS.
- Nêu được sự đa dạng về:
+ hình dạng:
không thay đổi hoặc thay đổi: VD
đơn độc hay tập đoàn: VD
+ Cách di chuyển
+ Cấu tạo
+ Môi trường sống
Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của ĐVNS đối với thiên nhiên.
Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người: có lợi, có hại (ví dụ: )
Vai trò của ĐVNS với thiên nhiên: mối quan hệ dinh dưỡng (ví dụ: )
Kĩ năng:
Quan sát dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh
Cách thu thập mẫu vật từ thiên nhiên
Cách nuôi cấy mẫu vật
Cách làm tiêu bản sống
Cách sử dụng kính hiển vi
Các thao tác nhuộm mẫu.
Vẽ hình
2. Ngành ruột khoang
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang. Nêu được những đặc điểm của Ruột khoang(đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi)
Khái niệm: cấu tạo cơ thể, nơi sống,
Đặc điểm chung của Ruột khoang thông qua con đại diện:
+ Kiểu đối xứng
+ Số lớp tÕ bµo của thành cơ thể
+ Đặc điểm của ống tiêu hóa
Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành Ruột khoang. ví dụ: Thủy tức nước ngọt.
(Những địa phương ven biển có thể thay thủy tức nước ngọt bằng sứa).
Hình dạng, cấu tạo (số lớp tế bào của thành cơ thể) phù hợp với chức năng.
Dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa thức ăn)
Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống)
Đa dạng và phong phú: số lượng loài, hình thái, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa thức ăn), sinh sản, tự vệ, thích nghi với môi trường và lối sống khác nhau. Ví dụ:
Nêu được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con người và sinh giới
Vai trò của Ruột khoang với đời sống con người:
+ Nguồn cung cấp thức ăn. Ví dụ:
+ Đồ trang trí, trang sức: Ví dụ:
+ Nguyên liệu cho xây dùng. Ví dụ:
+ Nghiên cứu địa chất. Ví dụ:
Vai trò cña Ruột khoang với hệ sinh thái: biển (là chủ yếu)
Kĩ năng :
Quan sát một số đại diện của ngành Ruột khoang
Quan sát đặc điểm cấu tạo cơ thể, di chuyển, hoạt động sống của các con đại diện.
3. Các ngành giun
Nêu được đặc điểm chung của các ngành giun. Nêu rõ được các đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành.
Đặc điểm chung của ngành giun phân biệt với các ngành khác.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc trưng để phân biệt các ngành giun với nhau.
(Tùy theo địa phương để tìm hiểu các đại diện thích hợp)
- Ngành Giun dẹp.
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm về ngành Giun dẹp. Nêu được những đặc điểm chính của ngành.
Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc trưng để phân biệt với ngành Ruột khoang.
Đặc điểm chính của ngành: kiểu đối xứng, hình dạng cơ thể.
Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun dẹp. Ví dụ: Sán lá gan có mắt và lông bơi tiêu giảm; giác bám, ruột và cơ quan sinh sản phát triển.
Hình dạng, cấu tạo ngoài, trong thích nghi với lối sống tự do của sán lông.
Hình dạng, cấu tạo ngoài, trong và các đặc điểm sinh lí thích nghi với lối sống kí sinh của sán lá gan.
Vòng đời (các giai đoạn phát triển), các loài vật chủ trung gian của sán lá gan.
Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun dẹp như sán dây, sán bã trầu...
Hình dạng, kích thước, cấu tạo, nơi sống (khả năng xâm nhập vào cơ thể) của các đại diện s¸n d©y, s¸n b· trÇu,s¸n l¸ m¸u song tìm ra những đặc điểm chung để xếp chúng vào ngành Giun dẹp.
Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài Giun dẹp kí sinh.
Dựa vào các giai đoạn phát triển trong vòng đời của đa số giun dẹp => đề xuất biện pháp phòng chống một số giun dẹp kí sinh.
Kĩ năng :
Quan sát một số tiêu bản đại diện cho ngành Giun dẹp
Sán lông, sán lá gan còn rất xa lạ với học sinh nên giáo viên cần có mẫu vật thật hoặc mô hình, tiêu bản, tranh vẽ.
Kĩ năng quan sát tiêu bản qua kính hiển vi: quan sát hình dạng, cấu tạo ngoài, trong.
- Ngành Giun tròn
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm về ngành Giun tròn. Nêu được những đặc điểm chính của ngành.
Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc trưng để phân biệt với ngành Giun dẹp.
Đặc điểm chính của ngành: kiểu đối xứng, hình dạng cơ thể.
Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn. Ví dụ: Giun đũa, trình bày được vòng đời của Giun đũa, đặc điểm cấu tạo của chúng...
(Tùy theo địa phương để tìm hiểu các đại diện thích hợp)
Hình thái: hình dạng, kích thước, tiết diện ngang.
Đặc điểm sinh lí: dinh dưỡng, sinh sản
Vòng đời: các giai đoạn phát triển, vật chủ
Sự thích nghi với lối sống kí sinh.
Mở rộng hiểu biết về các Giun tròn (giun đũa, giun kim, giun móc câu,...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành Giun tròn.
Tính đa dạng: số lượng loài, môi trường kí sinh.
Tìm hiểu đặc điểm chung của Giun tròn dựa vào hình d¹ng, cấu tạo, số lượng vật chủ.
Nêu được khái niệm về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn.
Dựa trên cơ sở các giai đoạn phát triển của giun tròn (vòng đời) => đề xuất các biện pháp phòng trừ giun tròn kí sinh.
Kĩ năng :
Quan sát các thành phần cấu tạo của Giun qua tiêu bản mẫu.
Quan sát mẫu vật thật (mẫu vật sống, mẫu ngâm) bằng mắt thường; cấu tạo trong qua tiêu bản làm sẵn bằng kính hiển vi.
-Ngành Giun đốt
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm về ngành Giun đốt. Nêu được những đặc điểm chính của ngành.
Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc trưng để phân biệt với ngành Giun dẹp.
Đặc điểm chính của ngành:cã khoang c¬ thÓ chÝnh thøc, kiểu đối xứng h« hÊp qua da, tuÇn hoµn kÝn, hÖ thÇn kinh kiÓu chuçi h¹ch, hình dạng cơ thể.
Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun đốt. Ví dụ: Giun đất, phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái và sinh lí của ngành Giun đốt so với ngành Giun tròn.
(Tùy theo địa phương để tìm hiểu các đại diện thích hợp)
Hình dạng, các đặc điểm bên ngoài: phần đầu, phần đuôi, đặc điểm mỗi đốt thích nghi với lối sống trong đất.
Các đặc điểm sinh lí: di chuyển, dinh dưỡng, tuần hoàn, sinh sản, thích nghi với lối sống trong đất.
Qua đó phân biệt giun đốt với giun tròn.
Mở rộng hiểu biết về các Giun đốt (Giun đỏ, đỉa, rươi, vắt...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này.
Tìm hiểu thêm về đặc điểm của các Giun đốt khác (giun đỏ, đỉa, rươi, vắt...), rút ra đặc điểm chung để xếp chúng vào ngành Giun đốt.
Sự đa dạng thể hiện: số lượng loài, môi trường sống.
Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
Giun đất giúp nhà nông trong việc cải tạo đất trồng: độ màu mỡ, cấu trúc của đất.
Sưu tầm các câu tục ngữ, câu ví nói về vai trò của giun đất đối với sản xuất nông nghiệp.
Kĩ năng :
Biết mổ động vật không xương sống (mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước)
Kĩ năng mổ ĐVKXS: xác định vÞ trÝ cần mổ, các thao tác tránh vỡ nát nội quan trong chậu (khay) luôn ngập nước.
Kĩ năng quan sát đặc điểm bên ngoài và các nội quan bên trong. Phân biệt các bộ phận của các cơ quan.
4. Ngành thân mềm
Kiến thức:
Nêu được khái niệm ngành Thân mềm. Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành.
Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc trưng để phân biệt với các ngành khác.
Đặc điểm đặc trưng của ngành: vỏ, khoang áo, th©n mÒm, không phân đốt.
Mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông). Trình bày được tập tính của Thân mềm.
Cấu tạo ngoài, trong, các đặc điểm sinh lí: di chuyển, dinh dưỡng (cách lấy thức ăn, tiêu hóa), sinh sản, tự vệ thích nghi với lối sống, qua ®¹i diÖn trai s«ng
Các loại tập tính: đào lỗ đẻ trứng, tự vệ (ốc sên); rình và bắt mồi, tự vệ, chăm sóc trứng (mực),
-Nêu ví dụ cho mỗi tập tính thông qua các đại diện như: trai mực ốc sên, vẹm, bạch tuộc, sò,
Nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,...
Đa dạng về số lượng loài, phong phú về môi trường sống, nhưng chúng có những đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
Nêu được các vai trò cơ bản của Thân mềm đối với con người.
Nguồn thức phẩm (tươi, đông lạnh)
Nguồn xuất khẩu
Đồ trang trí, mỹ nghệ
Trong nghiên cứu khoa học địa chất,
Kĩ năng :
Quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp.
Quan sát hình dạng, nhận biết các bộ phận, cơ quan qua mẫu sống; có thể dụng kính hiển vi để quan sát các bộ phận quá nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được (ví dụ:)
Quan sát mẫu ngâm
Trong điều kiện không chuẩn bị được mẫu vật sống
(Hạn chế của mẫu ngâm là các bộ phận, nội quan của động vật không còn nguyên màu sắc thật)
5.Ngành Chân khớp
Nêu được đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Nêu rõ được các đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành
+Bộ xương ngoài bằng kitin
+Có chân phân đốt, khớp động.
+Sinh trưởng qua lột xác
- Phân biệt đặc điểm của lớp giáp xác, hình nhện, sâu bọ qua các tiêu chí.
- Đặc điểm riêng phân biệt các lớp trong ngành: lớp vỏ bên ngoài, hình dạng cơ thể, số lượng chân bò, có cánh bay hay không.
- Lớp Giáp xác
Kiến thức:
Nêu được khái niệm về lớp Giáp xác.
-Nêu khái niệm lớp giáp xác, kể một số đại diện.
Căn cứ vào lớp vỏ bên ngoài cơ thể, cơ quan hô hấp.
Mô tả được cấu tạo và hoạt động của một đại diện (tôm sông). Trình bày được tập tính hoạt động của giáp xác.
(Tùy theo địa phương để tìm hiểu các đại diện thích hợp)
Cấu tạo ngoài: + Vỏ
+ Các phần phụ
Cấu tạo trong: hệ cơ, cơ quan thần kinh, cơ quan hô hấp
Di chuyển: các kiểu di chuyển
Dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa)
Các đặc điểm sinh lí khác: sinh trưởng, phát triển, sinh sản, tự vệ,
Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau. Có thể sử dụng thay thế tôm sông bằng các đại diện khác như tôm he, cáy, còng cua bể, ghẹ....
Tìm hiểu sự đa dạng của Giáp xác: số lượng loài, môi trường sống.
Đặc điểm của một số loài giáp xác điển hình thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau.
Tìm đặc điểm chung của lớp
Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người
Vai trò trong tự nhiên: quan hệ dinh dưỡng với các loài khác, ảnh hưởng tới giao thông đường thủy. Ví dụ:
Vai trò đối với đời sống con người: (thực phẩm)
Kĩ năng :
Quan sát cách di chuyển của Tôm song
Quan sát các kiểu di chuyển khác nhau của tôm sông
Mổ tôm quan sát nội quan
Kĩ năng mổ ĐVKXS: xác định vị trí cần mổ, các thao tác tránh vỡ nát nội quan trong chậu (khay) luôn ngập nước.
Kĩ năng quan sát đặc điểm bên ngoài và các nội quan bên trong. Phân biệt các bộ phận của các cơ quan.
Lớp hình nhện
Kiến thức:
Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái (cơ thể phân thành 3 phần rõ rệt và có 4 đôi chân) và hoạt động của lớp Hình nhện.
Khái niệm lớp Hình nhện: căn cứ vào sự phân chia các phần cơ thể, số lượng chân bò, cơ quan hô hấp.
Mô tả được hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Hình nhện (nhện). Nêu được một số tập tính của lớp Hình nhện.
(Tùy theo địa phương để tìm hiểu các đại diện thích hợp)
Đặc điểm cấu tạo ngoài, trong
Đặc điểm sinh lí: dinh dưỡng (bắt mồi, tiêu hóa).
Tập tính chăng lưới, bắt mồi, ôm trứng (nhện cái)
Trình bày được sự đa dạng của lớp Hình nhện. Nhận biết thêm một số đại diện khác của lớp Hình nhện như: bọ cạp, cái ghẻ, ve bò.
Tìm hiểu sự đa dạng của Hình nhện: số lượng loài, môi trường sống.
Đặc điểm của một số loài Hình nhện điển hình thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau.
Tìm đặc điểm chung của lớp
Nêu được ý nghĩa thực tiễn của hình nhện đối với tự nhiên và con người. Một số bệnh do Hình nhện gây ra ở người.
Tìm hiểu tác dụng và những gây hại của lớp Hình nhện với đời sống con người và động vật.
Kĩ năng :
Quan sát cấu tạo của nhện,...
Tìm hiểu tập tính đan lưới và bắt mồi của nhện. Có thể sử dụng hình vẽ hoặc băng hình.
(Có thể sử dụng băng hình hoặc đi thực tế thiên nhiên)
Bằng mắt thường, kết hợp với kính lúp để rõ các chi tiết khác (lông ở chân xúc giác, đôi khe thở)
Quan sát các động tác đan lưới của nhện, bắt và xử lí mồi.
Lớp sâu bọ
Kiến thức:
Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Khái niệm lớp sâu bọ: căn cứ vào sự phân chia các phần cơ thể, số lượng chân bò, cơ quan hô hấp.
Đặc điểm chung của lớp phân biệt với các lớp khác trong ngành (lớp Giáp xác, lớp Hình nhện)
Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Sâu bọ.
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các lớp qua các đại diện được SGK giới thiệu.
Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của đại diện lớp Sâu bọ(châu chấu). Nêu được các hoạt động của chúng.
Cấu tạo ngoài của châu chấu : các phần cơ thể, đặc điểm từng phần
Các kiểu di chuyển:
Cấu tạo trong: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. So sánh với giáp xác
Hoạt động sinh lí: dinh dưỡng, sinh sản, phát triển
Nêu sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của Lớp Sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: dế mèn, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm, chấy, rận,...
Tìm hiểu sự đa dạng của lớp Sâu bọ: số lượng loài, môi trường sống.
Đặc điểm của một số loài sâu bọ điển hình thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau.
Tìm đặc điểm chung của lớp
Nêu vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người
Tìm hiểu tác dụng và những gây hại của lớp sâu bọ với đời sống con người và động vật.
Kĩ năng :
Quan sát mô hình châu chấu
Quan sát các bộ phận, phân tích các đặc điểm về cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng.
6. Động vật có xương sống
Các lớp cá
Nêu được đặc điểm cơ bản của động vật không xương sống, so sánh với động vật có xương sống. Nêu được các đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp.
Kiến thức:
Chỉ ra sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường nước. Trình bày được tập tính của lớp Cá.
Trình bày được cấu tạo của đại diện lớp Cá (cá chép). Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của cá chép.
Đặc điểm cơ bản nhất của ĐVCXS so với ĐVKXS: bộ xương, cột s
File đính kèm:
- huong_dan_thuc_hien_chuan_kien_thuc_ky_nang_cua_chuong_trinh.doc