Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Giáo dục công dân, cấp THPT

Tên bài

Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Bài 2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Bài 9. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội

Bài 10. Quan niệm về đạo đức

Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Giáo dục công dân, cấp THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN GDCD, CẤP THPT (Kèm theo Công văn số...../BGDĐT-GDTrH ngày tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. 2. Thời gian thực hiện Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp. 3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, các sở GDĐT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn. 3.1. Hướng dẫn thực hiện các nội dung 3.1.1. Lớp 10 STT Tên bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện 1 Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng 8 - Mục 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng- sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. - Câu hỏi 1, 2, trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không yêu cầu HS trả lời 2 Bài 2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan 12-18 Cả bài. Không dạy 3 Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng 36 Mục 2: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.( 5 dòng đầu trang 37, đoạn nói về Văn kiện Đại hội IX) Không dạy 4 Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 43 Câu hỏi 2 phần Câu hỏi và bài tập. Không yêu cầu HS trả lời 5 Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội 45-53 Cả bài. Không dạy 6 Bài 9. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội 60 Bài tập 4 phần Câu hỏi và bài tập. Không yêu cầu HS làm 7 Bài 10. Quan niệm về đạo đức 63 -64 66 66 - Điểm b mục 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người. - Bài tập 1 phần Câu hỏi và bài tập. - Tư liệu 4 (trong mục III. Tư liệu tham khảo). - Chỉ dạy học nội dung : phân biệt đạo đức với pháp luật - Không yêu cầu HS làm - Không yêu cầu HS đọc. 8 Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 69 74 - Điểm b mục 1: Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay. - Điểm b mục 4: Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. Đọc thêm 9 Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình 80 83 - Điểm a mục 2: Hôn nhân là gì? đoạn từ “Sau khi đăng kí kết hôn…” đến “Em có nhận xét gì về suy nghĩ của cô gái này?” (từ dòng 13 đến 22) - Điểm c mục 3: Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. Không dạy 10 Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại 105 - Điểm a mục 2: Thông tin 1, đoạn từ “Thế nào là bùng nổ dân số?...” đến “dân số thế giới ở mức 3,5 tỉ người là phù hợp”. - Điểm a mục 3: Đoạn nói về các bệnh tim mạch, huyến áp, ung thư. Không dạy 3.1.2. Lớp 11 STT Tên bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện 1 Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế 9 Điểm a mục 3: Nội dung thứ 2 của phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế Không dạy 2 Bài 2. Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường 16 -17 18 -19 22 - Điểm b mục 1: từ “Lượng giá trị hàng hóa…” đến hết mục 1. - Điểm a mục 2: bốn hình thái giá trị. - Điểm c mục 2: Quy luật lưu thông tiền tệ. - Câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không dạy - Không dạy - Không yêu cầu HS trả lời 3 Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 35 Câu hỏi 5 và câu hỏi 10 trong phần Câu hỏi và bài tập. Không yêu cầu HS trả lời 4 Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 38 42 - Điểm b mục 2: Các loại cạnh tranh. - Câu hỏi 3 và 6 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không yêu cầu HS trả lời 5 Bài 5. Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 45 47 - Điểm b mục 2: Vai trò của quan hệ cung – cầu. - Câu hỏi 3 phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy. - Không yêu cầu HS trả lời 6 Bài 6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 52 55 - Điểm c mục 2: Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Câu hỏi 5, 6, 7, 8 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Đọc thêm - Không yêu cầu HS trả lời 7 Bài 7. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quả lí kinh tế của Nhà nước. 61 65 - Mục 2: Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước. - Câu hỏi 9, 10 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không yêu cầu HS trả lời 8 Bài 8. Chủ nghĩa xã hội 67- 68 70-71 - Điểm a mục 1: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. - Điểm b mục 2: Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Đọc thêm 9 Bài 9. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 74 75 78 80 - Điểm a mục 1: Nguồn gốc của nhà nước. - Điểm b mục 1: Bản chất của nhà nước. - Điểm d mục 2: Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Câu hỏi 2, 5 trong phần IV: Câu hỏi và bài tập. - Không phân tích chỉ nêu kết luận - Đọc thêm - Đọc thêm - Không yêu cầu HS trả lời 10 Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 81 83 86 86 - 87 - Mục 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Điểm a mục 2: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. - Điểm d mục 2: Đoạn từ “ Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân …” đến hết mục 2. - Mục 3: Từ “dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào…” đến hết bài. - Chỉ cần tập trung làm rõ: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Đọc thêm - Không dạy - Không dạy 11 Bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm 91 95 - Điểm a mục 1: Tình hình dân số ở nước ta. - Câu hỏi 1 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Đọc thêm - Không yêu cầu HS trả lời 12 Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 96 Mục 1: Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. Đọc thêm 13 Bài 14. Chính sách quốc phòng và an ninh 110 Mục 1: Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh. Đọc thêm 3.1.3 Lớp 12 STT Tên bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện 1 Bài 1. Pháp luật và đời sống 7 8-9 9 10 -11 10 - Điểm a mục 2: đoạn từ “Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào…” đến “mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động”. - Điểm a mục 3: Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. - Điểm b mục 3: Quan hệ giữa pháp luật với chính trị. - Điểm a mục 4: 5 dòng cuối trang 10 và 3 dòng dầu trang 11, từ “Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì:” đến “nên hiệu lực thi hành cao” Bài tập 3 và 7 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không dạy - Không dạy - Không dạy - Không yêu cầu HS làm 2 Bài 2. Thực hiện pháp luật 18 Điểm c mục 1: Các giai đoạn thực hiện pháp luật. Không dạy 3 Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội 35 37 39 43 - Điểm c mục 1: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Điểm c mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động. - Điểm c mục 3: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh. - Câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không dạy - Không dạy - Không yêu cầu HS trả lời 4 Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 47 - 48 50 -51 53 - Điểm d mục 1: Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Điểm d mục 2: Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. - Bài tập 1 trong phần câu hỏi và bài tập - Đọc them - Đọc thêm - Không yêu cầu HS làm 5 Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản 56 58 59 61-62 66 - Điểm a mục 1: Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. - Điểm b mục 1: Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Điểm c mục 1 : Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. - Điểm a mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước. - Câu hỏi 8 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Đọc thêm. - Đọc thêm - Đọc thêm - Đọc thêm - Không yêu cầu HS trả lời 6 Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ 69 71 78 81 - Điểm b mục 1: đoạn từ “Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử…” đến “đang bị quản chế hành chính” (7 dòng cuối trang 69) - Điểm b mục 1: Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của nhân dân. - Điểm a mục 4: Trách nhiệm của Nhà nước. - Bài tập 1 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không dạy - Không dạy. - Không yêu cầu HS làm 7 Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước 93-97 99 99-100 101 102-103 - Mục 1: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước. - Điểm b mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa. - Điểm c mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội. - Điểm d mục 2: 9 dòng đầu trang 101, đoạn từ “Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định,…” đến “Vì sao ?”. - Điểm e mục 2: 3 dòng cuối trang 102 và 4 dòng đầu trang 103, đoạn từ “Nguyên tắc hoạt động quốc phòng…” đến “gắn với thế trận an ninh nhân dân”. -Đọc thêm. - Đọc thêm. - Tập trung vào 3 nội dung: 1/ Trong việc xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo (ví dụ: Chương trình 134, 135 của Chính phủ). 2/ Trong lĩnh vực dân số. 3/ Trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. - Không dạy. - Không dạy. 8 Bài 10. Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại 110 -118 Cả bài. Đọc thêm 3.2. Hướng dẫn khung phân phối chương trình Các trường chủ động phân phối thời lượng cho từng bài, từng chương sao cho phù hợp với khung phân phối chương trình dưới đây. Lớp 10 Học Kì I: Dạy học từ bài 1 đến hết bài 9 - Kiểm tra 1 tiết: bài 1, 3, 4 - Kiểm tra học kì I: bài 1, 3, 4, 5, 6, 7. Học kì II: Dạy học từ bài 10 đến hết bài 16 - Kiểm tra 1 tiết: bài 10, 11, 12 - Kiểm tra học kì II: Từ bài 9 đến bài 16. Lớp 11 Học kì I: Dạy học từ bài 1 đến hết bài 8 - Kiểm tra 1 tiết: bài 1, 2, 3, 4, 5 - Kiểm tra học kì I: Từ bài 1 đến bài 8 Học kì II: Dạy học từ bài 9 đến hết bài 15 - Kiểm tra 1 tiết: bài 9, 10, 11, 12 - Kiểm tra học kì II: Từ bài 9 đến bài 16 Lớp 12 Học kì I: Dạy học từ bài 1 đến hết 1/2 bài 6 (hết điểm b mục 1 bài 6) - Kiểm tra 1 tiết: bài 1, 2, 3 - Kiểm tra học kì I: Từ bài 1 đến hết điểm b mục 1 bài 6 Học kì II: Dạy học từ điểm c mục 1 bài 6 đến hết bài 9 - Kiểm tra 1 tiết: Từ điểm c mục 1 bài 6 đến hết bài 8 - Kiểm tra học kì II: Từ điểm c mục 1 bài 6 đến bài 9. _________________________________

File đính kèm:

  • docHuong dan GDCD THPT.doc
Giáo án liên quan