1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Hóa học, cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN HÓA HỌC, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau:
+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.
+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.
5.1. Lớp 8
TT
Chương
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
1
Chất – Nguyên tử - Phân tử
3
12
Thí nghiệm 1. Theo dõi sự nóng chảy của các chất farafin và lưu huỳnh.
Không bắt buộc tiến hành thí nghiệm này, dành thời gian hướng dẫn học sinh một số kỹ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm thực hành
2
4
14
Mục 3: lớp electron
Không dạy
15
Mục 4 (phần ghi nhớ)
Không dạy
15
Bài tập 4
Không yêu cầu học sinh làm
16
Bài tập 5
Không yêu cầu học sinh làm
3
5
19
Mục III. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học
Không dạy, hướng dẫn học sinh tự đọc thêm
4
6
24
Mục IV. Trạng thái của chất
Không dạy, vì đã dạy ở môn Vật lý THCS
24
Mục 5 (phần ghi nhớ)
Không dạy
24
Hình 1.14
Không dạy
26
Bài tập 8
Không yêu cầu học sinh làm
5
2
Phản ứng hóa học
12
45-46
Phần b
Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn bột Fe nguyên chất, trộn kỹ và đều với bột S (theo tỷ lệ khối lượng S : Fe > 32 : 56) trước khi đun nóng mạnh và sử dụng nam châm để kiểm tra sản phẩm.
6
3
Mol và tính toán hóa học
22
75
Bài tập 4
Không yêu cầu học sinh làm
76
Bài tập 5
Không yêu cầu học sinh làm
7
4
Oxi – Không khí
27
93-94
Mục II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp và BT 2 trang 94
Không dạy, hướng dẫn học sinh tự đọc thêm
8
5
Hiđro – Nước
32
110 -113
Bài “Phản ứng oxi hóa – khử”
Không dạy cả bài, sử dụng thời gian để luyện tập.
9
33
115
Mục 2. Trong công nghiệp
Không dạy, hướng dẫn học sinh tự đọc thêm
10
6
Dung dịch
43
149
Bài tập 5
Không yêu cầu học sinh làm
11
44
151
Bài tập 6
Không yêu cầu học sinh làm
5.2. Lớp 9
TT
Chương
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Các loại hợp chất vô cơ
1
4
15
Phần A. Axit clohiđric (HCl)
Không dạy, Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc lại tính chất chung của axit (trang 12, 13)
19
Bài tập 4
Không yêu cầu học sinh làm
2
8
29
Hình vẽ thang pH
Không dạy, vì SGK in không đúng với màu thực tế
30
Bài tập 2
Không yêu cầu học sinh làm
3
9
33
Bài tập 6
Không yêu cầu học sinh làm
4
10
35
Mục II. Muối Kali nitrat (KNO3)
Không dạy
5
11
37
Mục I. Những nhu cầu của cây trồng
Không dạy, vì đã dạy ở môn Sinh học
2
Kim loại
6
15
46
Thí nghiệm tính dẫn điện
Không dạy, vì đã dạy ở môn Vật lý
47
Thí nghiệm tính dẫn nhiệt
Không dạy, vì đã dạy ở môn Vật lý
7
16
51
Bài tập 7
Không yêu cầu học sinh làm
8
18
57
Hình 2.14
Không dạy
9
20
61-63
Bài 20. Hợp kim sắt: gang, thép
Không dạy về các loại lò sản xuất gang, thép
10
22
69
Bài tập 6
Không yêu cầu học sinh làm
3
Phi kim
11
30
94
Mục 3b. Các công đoạn chính
Không dạy các phương trình hóa học
12
31
97
Các nội dung liên quan đến lớp electron
Không dạy các nội dung liên quan đến lớp electron
101
Bài tập 2
Không yêu cầu học sinh làm
5
Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime
13
50- 51
151-155
Bài “Glucozơ” và Bài “Saccarozơ”
Dạy gộp 02 bài như bài 52 và không hạn chế số tiết
14
54
162-164
Mục II. Ứng dụng của Polime
Không dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc thêm
Ghi chú: Không ghi kí hiệu trạng thái của chất khi viết phương trình hóa học.
File đính kèm:
- Huong dan mon Hóa THCS.doc