Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn, cấp THCS

1. Mục đích

Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn, cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN, CẤP THCS (Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. 2. Nguyên tắc Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục. (2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.  (3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học. (4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục. 3. Nội dung điều chỉnh Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau: (1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau. (2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm. (3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. (4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý. (5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau. 4. Thời gian thực hiện Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. 5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung - Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn. - Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau: + Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. + Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây. 5.1. Lớp 6 TT Phần Bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn điều chỉnh 1 Văn học Con Rồng cháu Tiên Tr.5 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Cây bút thần Tr.80 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Ông lão đánh cá và con cá vàng Tr.91 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Mẹ hiền dạy con Tr.150 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Lao xao Tr.110 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử Tr.123 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm Động Phong Nha Tr.144 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm 2 Tiếng Việt Danh từ Tr.86 SGK tập 1 Phần danh từ riêng, danh từ chung Chọn danh từ riêng, danh từ chung để dạy. Ẩn dụ Tr.68 SGK tập 2 Phần nội dung nhận diện, tác dụng của ẩn dụ Chọn nội dung nhận diện, bước đầu phân tích tác dụng của ẩn dụ để dạy. Hoán dụ Tr.82 SGK tập 2 Phần nội dung nhận diện, tác dụng của Hoán dụ Chọn nội dung nhận diện, bước đầu phân tích tác dụng của hoán dụ để dạy. 5.2. Lớp 7 TT Phần Bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn điều chỉnh 1 Văn học Những câu hát về tình cảm gia đình Tr.35 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 1 và 4 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Tr.37 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 1 và 4 Những câu hát than thân Tr.48 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 2 và 3 Những câu hát châm biếm Tr.51 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 1 và 2 Côn Sơn ca Tr. 78 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc) Tr.91 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Tr.131 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Sự giàu đẹp của tiếng Việt Tr.34 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Tr.89 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm Chèo Quan Âm (Trích đoạn Nỗi oan hại chồng) Tr.111 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm 2 Làm văn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Tr.146 SGK tập 1 Cả bài Chọn ngữ liệu phù hợp hơn để dạy. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Tr.30 SGK tập 2 Cả bài Tự học có hướng dẫn Cách làm bài văn nghị luận chứng minh Tr. 48 SGK tập 2 Cả bài Chọn trọng điểm để dạy cho HS: Văn chứng minh là gì? Những nét đặc trưng của văn chứng minh?... Cách làm bài văn nghị luận giải thích Tr. 84 SGK tập 2 Cả bài Chọn trọng điểm để dạy cho HS: Văn giải thích là gì? Những nét đặc trưng của văn giải thích?... 5.3. Lớp 8 TT Phần Bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn điều chỉnh 1 Văn học Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Tr.146 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Tổng kết phần Văn học Tr.130, 144, 148 SGK tập 2 Cụm bài Chọn nội dung phù hợp ở 3 bài đó để dạy trong 2 tiết. 2 Tiếng Việt Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Tr.10 SGK tập 1 Cả bài Tự học có hướng dẫn 5.4. Lớp 9 TT Phần Bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn điều chỉnh 1 Văn học Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Tr.60 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Mã Giám Sinh mua Kiều Tr.97 SGK tập 1 Cả bài Không dạy Lục Vân Tiên gặp nạn Tr.118 SGK tập 1 Cả bài Không dạy Cố hương Tr.207 SGK tập 1 Phần viết chữ nhỏ Không dạy Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Tr.173 SGK tập 2 Cả bài Không dạy 2 Làm văn Luyện tập tóm tắt VB tự sự Tr.58 SGK tập 1 Cả bài Tự học có hướng dẫn Người kể chuyện trong văn bản tự sự Tr.192 SGK tập 1 Cả bài Tự học có hướng dẫn 6. Khung phân phối chương trình Lớp 6: Cả năm: 37 tuần (140 tiết), Học kì I: 19 tuần - Kết thúc: tiết 72; Học kì II: 18 tuần - Kết thúc: tiết 140. Lớp 7: Cả năm: 37 tuần (140 tiết), Học kì I: 19 tuần - Kết thúc: tiết 72; Học kì II: 18 tuần - Kết thúc: tiết 140. Lớp 8: Cả năm: 37 tuần (140 tiết), Học kì I: 19 tuần - Kết thúc: tiết 72; Học kì II: 18 tuần - Kết thúc: tiết 140. Lớp 9: Cả năm: 37 tuần (175 tiết), Học kì I: 19 tuần - Kết thúc: tiết 90; Học kì II: 18 tuần - Kết thúc: tiết 175.

File đính kèm:

  • docHuong dan mon Ngu van THCS.doc
Giáo án liên quan