Khu vực miền Bắc gồm 25 tỉnh sau: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang.
+ Khu vực miền Trung thi vòng thi số 11. Miền Trung gồm 19 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn tổ chức thi cấp trường và chọn học sinh thi cấp quận – Huyện môn Toán Violympic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THI CẤP TRƯỜNG VÀ CHỌN HỌC SINH THI CẤP QUẬN – HUYỆN MÔN TOÁN VIOLYMPIC.
23/12/2013
Để giúp các trường dễ hơn trong việc tổ chức thi, ban tổ chức đưa ra hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức thi Cấp trường và chọn học sinh thi cấp Quận - Huyện
1. Lựa chọn vòng thi và thời gian thi
Các trường tổ chức thi theo khu vực và theo lịch sau:
+ Khu vực miền Bắc gồm 25 tỉnh sau: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang.
+ Khu vực miền Trung thi vòng thi số 11. Miền Trung gồm 19 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. + Khu vực miền Nam thi vòng thi số 12. Miền Nam gồm 19 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ
+ Trường hợp các trường chưa kịp tổ chức thi cấp trường ở vòng thi 10, thì có thể chọn tổ chức thi ở vòng thi 13 hoặc vòng thi số 14.
BTC Lưu ý:
+ Các Trường Tiểu học và THCS tổ chức thi cho học sinh cần đảm bảo cơ sở vật chất, máy tính và đường truyền mạng, đồng thời tổ chức coi thi nghiêm túc, công bằng. (Các trường THPT sẽ thi cấp Quận Huyện, nếu có tỉnh nào tổ chức thi cụm trường thì sẽ thi cấp trường) + Mỗi vòng thi có 03 bài thi. Khi học sinh làm hết bài thi nào, hệ thống sẽ lưu điểm của bài thi đó. Với các trường hợp mất điện, học sinh đăng nhập lại và chỉ cần làm bài tiếp theo. + Khi có sự cố trong phòng thi cần hỗ trợ, đề nghị Thầy, cô gọi điện về BTC theo đường dây nóng: 0913 032 415 và 0985 050 281.
2. Tạo mã thi cấp Trường và quản lý mã thi
+ Mã trường chỉ tạo được kể từ ngày 11/12/2013.
+ Ban tổ chức cấp trường cử 1 cán bộ đăng ký thành viên với đối tượng là giáo viên để tạo mã số thi cho trường mình.
+ Vòng thi cấp trường có thể tổ chức thành nhiều đợt vào các thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất, thiết bị của mỗi trường. Nếu thi nhiều đợt thì phải có mã số thi cho từng đợt, khi đó cán bộ phụ trách phải tạo đủ số mã và phải ghi rõ mã số thi cho đợt thi nào.
+ Mỗi đợt thi ban tổ chức nên tạo thêm mã số dự phòng để sử dụng khi một mã số nào đó không sử dụng được.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản giáo viên trên violympic.vn. Nếu chưa có tài khoản, đăng ký thành viên trên violympic.vn, chú ý chọn mục “Đối tượng” là “Giáo Viên”.
Bước 2: Sau khi đăng nhập tài khoản trên violympic.vn, truy nhập mục “Thi các cấp” trên thanh công cụ.
Bước 3: Chọn mục “TẠO MÃ CHO TRƯỜNG”.
Bước 4: Chọn thông tin về trường (bắt buộc) vào các ô có dấu (*)
Bước 5:Nhấn nút “Tạo mã” để khởi tạo mã số.
Bước 6: Sau khi mã số được khởi tạo, cần chọn “Chấp nhận” để hệ thống hoàn tất việc tạo mã. Khi đó mã vừa tạo mới có hiệu lực.
Lưu ý: Với mỗi khối lớp nên có một mã thi riêng giúp thuận lợi cho việc thống kê kết quả thi của các khối lớp sau này. Ghi rõ mã thi tương ứng với từng khối lớp, tránh học sinh khối này thi mã thi của khối thi khác. Ngoài ra, giáo viên phụ trách mã cần tạo mã dự phòng để thay thế trong trường hợp mã thi chính gặp sự cố.
Bước 7: Quản lý mã thi đã được khởi tạo, giáo viên cần nhập mã số vào ô “Quản lý mã” và chọn “Mở mã” trước khi thí sinh bắt đầu thi hoặc chọn “Khóa mã” khi thí sinh đã hoàn thành kỳ thi.
Trước khi giờ học sinh bắt đầu vào thi, giáo viên phụ trách mã đăng nhập vào tài khoản giáo viên của mình, vào mục “Thi các cấp”, tiểu mục “Tạo mã thi cho trường”, nhập từng mã đã tạo vào ô Quản lý mã và ấn nút “Mở mã”.
Tương tự, ngay sau khi kết thúc buổi thi, giáo viên quản lý mã phải lập tức đăng nhập vào tài khoản giáo viên của mình, vào mục Thi các cấp, tiểu mục Tạo mã thi cho trường, nhập từng mã thi vào ô Quản lý mã và ấn nút “Khóa mã”.
Lưu ý: Giáo viên quản lý mã, khi tạo mã nên lưu lại các mã đã tạo vào một file word để khi mở mã hoặc khóa mã chỉ cần copy từ file word vào ô quản lý mã là được, đảm bảo mã nhập vào là chính xác nhất.
+ Thông tin chi tiết có thể truy cập vào mục Hướng dẫn tạo mã thi các cấp tại BTC Lưu ý:
+ Để tiện theo dõi kết quả thi của học sinh, cán bộ tạo mã có thể tạo mã theo khối lớp thi.
+ Trước khi thi, cán bộ tạo mã phải vào kiểm tra tài khoản tạo mã của mình trên trang Violympic và kiểm tra các mã thi mà mình đã tạo.
3. Chọn và lập danh sách học sinh dự thi Cấp Trường
+ Học sinh được chọn dự thi cấp trường phải là thành viên của Violympic và đã thi vượt qua tất cả các vòng thi tự luyện trước đó.
+ Các trường lập danh sách học sinh, phòng thi, đợt thi có đầy đủ các thông tin (theo mẫu trên trang Violympic.vn), lưu ý khi đăng kí trên trang Web Violympic phải gõ tiếng Việt có dấu.
BTC Lưu ý: + Học sinh được Trường cử đi thi Violympic cấp Huyện là học sinh tham gia thi cấp Trường và có số điểm được lấy từ cao xuống thấp. (Riêng kỳ thi các cấp, học sinh không cần đạt 75% số điểm vẫn được qua vòng thi. Học sinh làm bài được bao nhiêu điểm hệ thống sẽ ghi nhận bấy nhiêu điểm, Học sinh có thể chỉ được 10 điểm hay 20 điểm.)
4. Kiểm tra máy tính và đường truyền Internet
+ Trước khi thi, các hội đồng thi tổ chức kiểm tra đường truyền internet có truy cập được website hay không? Kiểm tra máy tính đã cài phần mềm Adobe Flash Player chưa? Kiểm tra trình duyệt web đảm bảo hay không? + Khuyến cáo: sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt Google Chrome Nếu máy báo "Không kết nối được với máy chủ" và có bài thi không hiển thị thì máy đang thiếu phần mềm Adobe Flash Player hoặc có thể đã cài nhưng chưa hoàn tất việc cài đặt. Khi đó cần vào mục "Trợ giúp" để xem hướng dẫn cài đặt. + Nếu học sinh đang thi mà máy bắt truy cập lại hoặc không công nhận kết qủa làm bài và bắt thi lại thì lỗi có thể là do trình duyệt (xem hướng dẫn cài đặt trong mục "Những điều cần biết") hoặc do đường mạng không đảm bảo: mạng kết nối không liên tục, chỉ cần gián đoạn một vài giây là hệ thống không chấp nhận kết quả thi.. thì cho phép học sinh vào thi lại.
BTC Lưu ý: + Hội đồng thi cần có cán bộ tin học hỗ trợ kỳ thi. +Khi có sự cố phòng thi, cần báo ngay cho Ban tổ chức để hỗ trợ. Đường dây nóng: 0913 032 415 và 0985 050 281.5. Những dụng cụ học sinh được mang vào phòng thi:
+ Dụng cụ học tập: bút chì, com pa, thước kẻ, bút mực, bút bi, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản.
+ Giấy nháp của thí sinh do hội đồng thi phát.
+ Học sinh tiểu học không được phép mang máy tính cầm tay vào phòng thi.
BTC Lưu ý:
+ Thí sinh không được mang máy tính cầm tay, điện thoại di động vào phòng thi.
+ Học sinh có thể sử dụng một số ứng dụng hỗ trợ tính toán trên máy vi tính.
6. Số lần thi trong phòng thi + Học sinh chỉ được thi một lần duy nhất. Trong trường hợp xảy ra sự cố như máy tính trục trặc, mất điện, lỗi đường truyền ..., học sinh được phép thi lại nhưng phải có biên bản của giám thị coi thi.+ Giám thị phải đảm bảo tổng thời gian làm bài của thí sinh tối đa là 60 phút, không tính khoảng thời gian xử lí sự cố. + Trường hợp xảy ra sự cố như máy tính trục trặc, mất điện, lỗi đường truyền ..., thí sinh được phép thi lại (được tính là thi lần thứ 2, lần thứ 3…) khi cán bộ coi thi (CBCT) cho phép và phải có biên bản của CBCT.BTC Lưu ý: + Các Thầy cô coi thi cần giám sát học sinh thi, phòng trường hợp các cháu mở bài thi ra xem trước rồi lại thoát ra vào lại. Trường hợp này sẽ bị tính là 1 lần thi. + Nếu không có sự cố phòng thi, học sinh chỉ được phép thi 1 lần + Học sinh nào thi 2 lần, 3 lần, mỗi lần thi lại cần phải có biên bản sự cố và cho phép thi lại của cán bộ coi thi.
7. Số học sinh của đội tuyển từng khối lớp + Số học sinh đội tuyển từng khối lớp do ban tổ chức các cấp mỗi địa phương quy định.
8. Tổ chức thi + Cách bố trí phòng thi: Tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của trường là nơi đặt hội đồng thi, tuy nhiên phải đảm bảo khoảng cách giữa hai học sinh ngồi cách nhau tối thiểu 1,5m; mỗi phòng thi không có quá 20 học sinh.+ Trước giờ thi chính thức 30 phút, Chủ tịch hội đồng thi giao mã số thi cho giám thị các phòng thi. + Trước giờ thi chính thức 5 phút, giám thị viết mã số thi rõ ràng trên bảng để các thí sinh biết và đăng nhập, vào thi, nhập mã số thi. Học sinh phải nhập chính xác mã số thi được cung cấp thì mới có tên trong danh sách mã thi và kết quả đó mới được công nhận. + Giờ bắt đầu làm bài thi được tính từ khi thí sinh đầu tiên trong hội đồng thi đó làm bài. + Trong quá trình thi nếu giám thị phát hiện học sinh có hiện tượng dùng hai tài khoản trên cùng một máy hoặc sử dụng phần mềm không hợp lệ thì giám thị yêu cầu học sinh ngừng làm bài, kiểm tra và lập biên bản nếu cần thiết. + Khi học sinh đã đăng nhập vào trang web Violympic, giám thị coi thi cần đối chiếu số ID hiển thị ngay cạnh tên của học sinh với số ID trong danh sách dự thi. Nếu ID của học sinh khác ID trong danh sách đăng ký dự thi thì nick thi đó của học sinh là không hợp lệ. + Khi học sinh làm xong bài thi, giám thị kiểm tra trên màn hình máy tính của học sinh, nếu đã có câu “Chúc mừng bạn đã hoàn thành bài thi” thì giám thị đến bấm vào mục “Kết quả” để xem điểm thi của học sinh, ghi vào biên bản và cho học sinh kí nhận đã hoàn thành bài thi. + Khi hết giờ thi, giám thị kiểm tra đầy đủ chữ kí xác nhận của học sinh trong danh sách phòng thi, đồng thời tất cả giám thị kí xác nhận ở dưới danh sách phòng thi. Sau đó, giám thị nộp danh sách phòng thi cùng các biên bản (nếu có) cho Hội đồng thi. Khi hết giờ thi, người quản lý mã phải vào khóa mã thi. + Kết quả thi của học sinh được ban tổ chức lưu lại thông qua phần thống kê kết quả thi bằng mã. Người tạo mã đăng nhập và vào mục “Thi các cấp”, chọn phần “Thống kê kết quả thi”, nhập mã số thi và nhấn vào “Thống kê” để biết kết quả của các học sinh thi bởi mã số này. + Khi một đợt thi kết thúc, ban tổ chức các cấp phải khóa mã thi của đợt đó để các em không thể sử dụng được mã đó thi tiếp sau này, bằng cách: cán bộ đã tạo mã phải đăng nhập và vào “Thi các cấp” vào mục “Quản lí mã”, để khóa mã.+ Khi có sự cố trong phòng thi, đề nghị Hội đồng thi liên hệ trực tiếp với Ban tổ chức để được hướng dẫn xử lý. 9. Xếp hạng học sinh theo từng khối lớp và xét giải cá nhân
Theo Thể lệ cuộc thi, sẽ sắp xếp thứ hạng học sinh theo chỉ số thứ nhất là điểm thi. Trong trường hợp các học sinh bằng điểm nhau mới xét đến chỉ số thứ hai là thời gian làm bài. Cả hai chỉ số này đều được hệ thống công nghệ xét tự động, ban tổ chức các cấp dựa vào thống kê trên Website để lưu lại trên bản cứng.
BTC Lưu ý: + Để kiểm tra số ID của học sinh trong phòng thi (đề phòng học sinh thi thử bằng tên đăng nhập khác trước, sau đó mới thi thật bằng tên đăng nhập với ID trong danh sách – đây là một cách gian lận thường gặp), khi học sinh đã đăng nhập vào trang web ViOlympic, giám thị coi thi cần đối chiếu số ID hiển thị ngay cạnh tên của học sinh với số ID trong danh sách dự thi. Nếu ID của học sinh khác ID trong danh sách đăng ký dự thi thì nick thi đó của học sinh không hợp lệ. Các Trường tổ chức thi sử dụng hai biểu mẫu dưới đây để phục vụ quá trình thi:Mẫu Danh sách thi Cấp Trường Mẫu Biên bản xử lý sự cốMọi thắc mắc liên quan đến cuộc thi xin gửi email về cho ban tổ chức cuộc thi: tuyenta@fpt.edu.vn, huongtt2@fpt.edu.vn hoặc số điện thoại: 0463.278.042.
Ban Tổ Chức
File đính kèm:
- Huong dan thi giai toan tren mang cap truong.doc