A. Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn và biểu điểm chấm đề chính thức (hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang) - Môn: Ngữ Văn bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së Gd&§t NghÖ an
Kú thi chän häc sinh giái tØnh líp 12
N¨m häc 2011 - 2012
Híng dÉn vµ BiÓu ®iÓm chÊm ®Ò chÝnh thøc
(Híng dÉn vµ biÓu ®iÓm chÊm gåm 02 trang)
M«n: Ng÷ v¨n B¶ng A
A. Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1. (8,0 điểm).
1. Giải thích:
- Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất và tinh thần chưa trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, mới có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, thoả mãn những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: cơm, áo, gạo, tiền, vui chơi, giải trí, các mối quan hệ...Đây là những giá trị rất cần thiết vì thiếu nó con người không thể tồn tại.
- Giá trị bền vững: Chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hoá, đạo lí của dân tộc và nhân loại như: tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tình cảm tri ân, sự ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh tế,....Đây là những giá trị quan trọng giúp con người sống có phẩm hạnh, cốt cách.
- Mối quan hệ giữa hai giá trị: Vừa đối lập vừa thống nhất. Con người cần có những giá trị tức thời để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa.
2. Bàn luận:
- Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những giá trị tức thời (dẫn chứng). Tuy nhiên nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người sẽ bị chi phối bởi lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt (dẫn chứng).
- Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những giá trị tinh thần tốt đẹp (dẫn chứng). Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người không thể có tức thời trong ngày một ngày hai, mà đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm hồn, trí tuệ, hành động...Đó cũng là cách để con người có một cuộc sống bền vững, không chỉ giới hạn trong thời gian đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng (dẫn chứng).
- Những giá trị tức thời, nếu có ý nghĩa tích cực, được xã hội đón nhận, gìn giữ, lưu truyền sẽ trở thành những giá trị bền vững (dẫn chứng). Trong khi đó, có những giá trị đã được hình thành từ lâu, qua thực tiễn không còn phù hợp, trở nên lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải (dẫn chứng). Cứ thế, các giá trị được sàng lọc, chuyển hoá, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Bài học:
- Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị.
- Hình thành kĩ năng sống, biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống.
- Phải có bản lĩnh để sống có phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí...của dân tộc và nhân loại.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 3- 4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu đề, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt
Câu 2. (12 điểm).
Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức văn học sử, lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận.
Sau đây là một số gợi ý:
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng gắn với định hướng "hoa dọc chiến hào" và bài thơ đi cùng năm tháng.
2. Sóng là "hoa dọc chiến hào":
- Mỗi tác phẩm văn học ra đời thường mang dấu ấn của thời đại, lịch sử cụ thể.
- Hoa dọc chiến hào là tên tập thơ của Xuân Quỳnh, ra đời năm 1968- thời kì cả dân tộc "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Các tác phẩm văn học Việt Nam lúc bấy giờ ra đời ngay trên những "chiến hào" chống Mỹ, là sáng tác của những thế hệ "nhà văn cầm súng" nên thường mang đậm tính sử thi. Thơ chống Mỹ thường có giọng điệu rắn rỏi, trang trọng, hào sảng khi viết về đất nước và con người trong kháng chiến.
- Sóng của Xuân Quỳnh, trong hoàn cảnh ấy, xuất hiện như một bông hoa- hoa dọc chiến hào; đem đến cho thi đàn dân tộc thời kì chống Mỹ nói chung, phong trào thơ trẻ chống Mỹ nói riêng một hương sắc độc đáo: giàu nữ tính và luôn da diết những khát vọng hạnh phúc đời thường, đặc biệt là khát vọng của con người về tình yêu muôn thuở.
3. Sóng là bài thơ đi cùng năm tháng:
- Để đi cùng năm tháng, một bài thơ phải có nội dung cảm xúc sâu lắng (phải là tiếng lòng, tình cảm, ý nghĩ,...) và có những vẻ đẹp riêng về nghệ thuật (sử dụng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ,...).
- Sóng là bài thơ đi cùng năm tháng với đề tài tình yêu muôn thuở. Nét độc đáo của Sóng là diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Sóng là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ về những khám phá, trải nghiệm, triết lí vừa chân thành, mạnh bạo vừa da diết những âu lo mà lại đầy lạc quan tin tưởng. Đó là một tình yêu dâng hiến cao đẹp mà con người trong mọi thời đại đều hướng tới.
Có thể so sánh, liên hệ với bài thơ khác của Xuân Quỳnh hoặc của các tác giả khác cùng viết về đề tài tình yêu để thấy đây là một nội dung cảm xúc hấp dẫn đối với cả người sáng tác và người đọc.
- Sóng là bài thơ đi cùng năm tháng bằng một giọng thơ trữ tình dào dạt, sâu lắng mang âm điệu của sóng, của thể thơ ngũ ngôn truyền thống; với ngôn từ giản dị, trong sáng; với cặp hình tượng sóng và em song trùng, tương ứng, hoà nhập, khi đan xen, khi soi chiếu tạo kết cấu vòng tròn liên tiếp, miên man,...
Dùng hình tượng sóng để diễn tả cảm xúc tình yêu không phải chỉ có Xuân Quỳnh. Cần liên hệ với một số câu thơ hoặc bài thơ khác để thấy sự sáng tạo của Xuân Quỳnh trong bài thơ này.
4. Đánh giá:
- Khẳng định giá trị của bài thơ không chỉ gắn với một thời mà sẽ là mãi mãi...
- Mở rộng: Để đi cùng năm tháng, một bài thơ (tác phẩm văn học nghệ thuật) ngoài việc tự "phát sáng" còn nhờ vào quá trình tiếp nhận của người đọc. Vì thế, mỗi người đọc cũng cần có ý thức tự trau dồi, bồi đắp tâm hồn, trí tuệ để biết tri âm cùng tác giả.
Biểu điểm:
- Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Điểm 9- 10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8- 9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6- 7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4- 5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt.
- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.
- - - Hết - - -
File đính kèm:
- Dap an Van A chinh thuc.doc