Hướng dẫn và biểu điểm chấm đề chính thức (hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang) - Môn: Ngữ Văn BT THPT

A. Yêu cầu chung:

1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, ít mắc lỗi chính tả.

2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.

3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn và biểu điểm chấm đề chính thức (hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang) - Môn: Ngữ Văn BT THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së Gd&§t NghÖ an Kú thi chän häc sinh giái tØnh líp 12 N¨m häc 2011 - 2012 H­íng dÉn vµ BiÓu ®iÓm chÊm ®Ò chÝnh thøc (H­íng dÉn vµ biÓu ®iÓm chÊm gåm 02 trang) M«n: Ng÷ v¨n BT THPT A. Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1. (8.0 điểm). 1. Giải thích. - Con đường thành công: quá trình lao động, học tập, rèn luyện để đạt được mục đích, đem lại thành quả,... - Dấu chân: sự tham gia, sự có mặt. - Kẻ lười biếng: người chây lười, ỷ lại, không có ý chí, nghị lực,... - Câu danh ngôn một mặt đề cao sự siêng năng, cần cù để đạt được thành công, mặt khác phê phán những con người lười biếng, thiếu ý chí, nghị lực. 2. Bàn luận: - Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn,... Để vượt qua, con người cần nỗ lực về ý chí và kiên trì, sáng tạo trong hành động. - Kẻ lười biếng không bao giờ nỗ lực để đạt được thành công; kẻ lười biếng thường thiếu ý chí, bản lĩnh, thường ỷ lại người khác, nếu có hành động cũng thiếu tri thức, phương pháp. - Cần phê phán những kẻ lười biếng. Con đường thành công không dung nạp kẻ lười biếng nhưng cũng không chấp nhận người không có phương pháp làm việc, kĩ năng sống kém cỏi và tri thức nghèo nàn. 3. Liên hệ bản thân Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, hành văn trong sáng. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 3- 4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt Câu 2. (12 điểm). Đây là dạng đề kiểm tra kiến thức cơ bản, có vận dụng ở mức độ cao, học sinh cần kết hợp vốn hiểu biết và năng lực cảm thụ tác phẩm; đồng thời biết sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, so sánh, bình luận...) để làm bài. Dưới đây là một số gợi ý: 1. Giới thiệu: - Tác giả, tác phẩm và đoạn trích. - Khẳng định nét độc đáo trong cảm nhận về Đất Nước là giá trị đặc sắc của đoạn trích. 2. Nét độc đáo trong cảm nhận về Đất Nước qua đoạn trích: 2.1. Nội dung: - Đất Nước được cảm nhận từ những biểu hiện gần gũi, giản dị của các yếu tố cấu thành như bề dày lịch sử (ngày xửa ngày xưa), truyền thống đánh giặc giữ nước (dân mình trồng tre mà đánh giặc), phong tục tập quán, sinh hoạt (miếng trầu, bới tóc, kèo cột thành tên...), tình cảm gia đình (cha mẹ thương nhau...), lao động sản xuất (hạt gạo phải...). - Đất Nước được cảm nhận, lí giải từ phương diện không gian, bao gồm không gian của Đất và không gian của Nước. Trong đó có sự hiện diện của không gian sinh hoạt đời thường cụ thể, bình dị, riêng tư đến không gian tâm linh cộng đồng rộng lớn, hùng vĩ, linh thiêng. - Đất Nước còn được cảm nhận từ trong các mối quan hệ giữa con người với con người có sự tiếp nối, kế thừa và thống nhất giữa quá khứ- hiện tại- tương lai, riêng- chung, cá nhân- cộng đồng. Con người vừa là chủ thể, vừa là hiện thân của Đất Nước. 2.2. Nghệ thuật: - Giọng thơ tâm tình, trò chuyện, nhắn nhủ và khích lệ, kết hợp hài hoà giữa chất trữ tình nồng nàn tha thiết và chất chính luận suy tư sâu lắng. - Thể thơ tự do được sử dụng linh hoạt với sự biến hoá đa dạng của cách ngắt dòng, tạo nhịp,... - Chất liệu văn hoá, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo, có hiệu quả cao trong việc xây dựng cấu tứ, hình ảnh, hình tượng, thể hiện thành công chủ đề của đoạn thơ (Đất Nước của Nhân Dân). - Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường. 3. Đánh giá: - Đoạn thơ thể hiện nét độc đáo trong cảm nhận về Đất Nước: Đất Nước là những gì vừa gần gũi vừa thiêng liêng,... Từ đó thức tỉnh ý thức, trách nhiệm, sự gắn bó và hi sinh của mọi người trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất Đất Nước. - Đoạn thơ còn là một cách thể hiện mới, độc đáo về một chủ đề quen thuộc, góp phần làm nên diện mạo phong phú cho thơ ca kháng chiến. Thí sinh nên có những so sánh, liên hệ với các bài thơ khác cùng đề tài để thấy sự khác biệt tạo nên vẻ độc đáo của đoạn thơ. Biểu điểm: - Điểm 11- 12: Đáp ứng được các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 9- 10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 8- 9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 6- 7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 4- 5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt. - - - Hết - - -

File đính kèm:

  • docDA Van BT chinh thuc.doc
Giáo án liên quan