I. Đọc và tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Phần mở đầu: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
Mở đầu câu chuyện giới thiệu về nhân vật chính: Thạch Sanh
- Là con một gia đình nông dân tốt bụng
- Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
- Là con của Ngọc Hoàng đâù thai xuống
- Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh được con
- Thạch Sanh được thiên thần dạy cho các môn võ nghệ
Vừa có sự bình thường, vừa có khác thường
Kể về sự ra đời của Thạch Sanh, người kể chuyện muốn thể hiện Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nông dân. Còn những chi tiết khác thường có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lý tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ lập được chiến công. Và những con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ khác thường.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu I. Đọc và tìm hiểu chung - Bài 6: Tiết 21 - 22: Văn bản Thạch sach (truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: Tiết 21-22:
Văn bản
Thạch Sach
(Truyện cổ tích)
I. Đọc và tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Phần mở đầu: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
Mở đầu câu chuyện giới thiệu về nhân vật chính: Thạch Sanh
- Là con một gia đình nông dân tốt bụng
- Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
- Là con của Ngọc Hoàng đâù thai xuống
- Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh được con
- Thạch Sanh được thiên thần dạy cho các môn võ nghệ
Vừa có sự bình thường, vừa có khác thường
Kể về sự ra đời của Thạch Sanh, người kể chuyện muốn thể hiện Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nông dân. Còn những chi tiết khác thường có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lý tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ lập được chiến công. Và những con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ khác thường.
2. Diễn biến câu chuyện:
Gv Theo dõi vào đoạn “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông……. ,đến sống chung với mẹ con Lí Thông”
? Thạch Sanh được giới thiệu là người như thế nào?
HS: Mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân sống ở túp lều dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.
? Em hiểu như thế nào về từ “tứ cố vô thân”?
HS: Đọc chú thích (*) SGK/ 66
GV: Đây là một thành ngữ. Vì sao lại gọi cụm từ này là thành ngữ, các em sẽ được học sau.
? Qua hoàn cảnh này, em có nhận xét gì về nhân vật Thạch Sanh?
HS: Thạch Sanh là người chăm lao động, nghị lực, có sức khỏe.
? Đang trong hoàn cảnh “tứ cố vô thân” Thạch Sanh đã gặp ai?
HS: Gặp và kết nghĩa anh em với Lí Thông.
GV: Lí Thông được giới thiệu là một tên hàng rượu, thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh hắn muốn lợi dụng Thạch Sanh.
? Em có dự đoán như thế nào về cuộc đời Thạch Sanh từ sau khi gặp và kết nghĩa anh em với Lí Thông? Vì sao em lại có dự đoán như vậy?
HS: Cuộc đời Thạch Sanh sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách. Vì Lí Thông chỉ muốn lợi dụng Thạch Sanh.
GV: Vậy Thạch Sanh đã gặp những thử thách như thế nào?
a) Thạch Sanh với những thử thách
GV: Theo dõi vào phần diễn biến của truyện. Bắt đầu từ đầu trang 62.
? Hãy liệt kê những thử thách mà Thạch Sanh đã gặp từ sau khi kết nghĩa anh em với Lí Thông?
HS: - Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ chằn tinh để thế mạng - chiến đấu với chằn tinh.
- Xuống hang đại bàng, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
- Đối mặt với quân 18 nước chư hầu.
? Đó là những thử thách như thế nào? Em có nhận xét gì về những thử thách ấy?
HS: Đó là những thử thách sống còn, nếu không vượt qua được cũng không tồn tại được. Và các thử thách cứ tăng dần mức độ.
GV: Vậy Thạch Sanh có vượt qua được những thử thách ấy hay không, vượt qua như thế nào, chuyện gì đã sảy ra đối với Thạch Sanh. Các em theo dõi vào phần tiếp của truyện.
b) Thạch Sanh - những chiến công
? Qua những thử thách Thạch Sanh đã lập được những chiến công gì?
- Giết chằn tinh, thu được bộ cung vàng.
- Giết đại bàng cứu công chúa.
- Cứu thái tử con vua Thuỷ Tề được tặng đàn thần.
- Chữa cho Công Chúa khỏi câm, vạch mặt được kẻ vong ân bội nghĩa.
- Chiến thắng quân 18 nước Chư Hầu
GV: Giới thiệu và cho HS xem tranh:
? Những bức tranh minh hoạ cho nội dung nào của truyện?
HS: + Tranh 1: Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu.
+ Tranh 2: Thạch Sanh chiến đấu với chằn tinh.
+ Tranh 3: Thạch Sanh bắn trọng thương đại bàng khi đại bàng cướp công chúa.
+ Tranh 4: Mẹ con Lí Thông bị vạch mặt.
? Hãy sắp xếp các tranh theo đúng các sự trình tự sự việc diễn ra trong truyện và đặt tên cho từng tranh?
HS: + Tranh 2 sang vị trí của tranh 1.
+ Tranh 3 sang vị trí của tranh 2.
+ Tranh 4 sang vị trí của tranh 3.
+ Tranh 1 xuống vị trí của tranh 4.
- Đặt tên tranh:
+ Tranh 1: Thạch Sanh đánh chằn tinh.
+ Tranh 2: Thạch Sanh bắn đại bàng.
+ Tranh 3: Thạch Sanh vạch mặt Lí Thông.
+ Tranh 4: Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu
? Dựa vào bức tranh 1, em hãy thuật lại quá trình Thạch Sanh diệt chằn tinh?
HS: - “Nửa đêm, Thạch Sanh đang lim dim……… và nhặt bộ cung tên xách về”
HS khác nhận xét.
? Vì sao sau khi diệt chằn tinh Thạch Sanh không đòi thưởng công?
HS: Thạch Sanh bị Lí Thông cướp công.
GV: Khi biết được Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh Lí Thông vừa đe doạ vừa hứa hẹn cốt để đuổi Thạch Sanh đi để cướp công. Thạch Sanh thật thà tin ngay, chàng lại trở về sống bên gốc đa như xưa, còn Lí Thông được phong làm Quận công.
? Kể lại nội dung bức tranh thứ 2.
HS: - “Vua có công chúa vừa đến tuổi lấy chồng …………. tìm được chỗ nó ở”.
HS khác nhận xét.
GV: Công chúa bị mất tích, Lí Thông được nhà vua phái đi tìm, hắn đã gặp lại được Thạch Sanh. Một lần nữa Thạch Sanh lại bị Lí Thông hãm hại sau khi cứu được công chúa. Chính nhờ sự kiện này mà Thạch Sanh đã cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề. Chàng được vua Thuỷ Tề ban cho nhiều vàng bạc, nhưng chàng chỉ xin một cây đàn. Còn về phía công chúa nàng bị câm từ khi về cung.
Thạch Sanh đã bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù bị bắt hạ ngục.
? Thạch Sanh đã làm gì để tự giải oan cho mình? Hãy kể lại nội dung bức tranh thứ 3.
HS: - “Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, ………….. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự”
GV: Mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha chết cho về quê làm ăn. Còn Thạch Sanh được vua gả công chúa cho. Hoàng tử 18 nước chư hầu hội binh sang đánh. Vậy chàng đã chiến thắng quân 18 nước chư hầu như thế nào?
? Hãy kể lại nội dung bức tranh thứ 4.
HS: - “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh đám ……….. cởi giáp xin hàng”.
? Em có nhận xét gì về những chiến công của Thạch Sanh?
HS: Đó là những chiến công thần diệu mà có lẽ chỉ mình chàng làm được. Kẻ thù càng hung ác, xảo quyệt, thử thách càng to lớn, chiến công càng rực rỡ, vẻ vang. Kẻ thù dù rất gian ác, gian xảo đến đâu cùng đều bị chàng tiêu diệt.
? Cảm nhận của em về Thạch Sanh qua những thử thách?
HS: Chàng là người dũng sĩ dân gian bách chiến bách thắng.
GV: Theo dõi vào bức tranh trong SGK/ 65: Bức tranh thể hiện nội dung gì?
HS: Thạch Sanh thiết đãi quân 18 nước bằng niêu cơm thần kì.
GV: Qua sự việc này, quân 18 nước đã tâm phục, khẩu phục Thạch Sanh. Chúng đã cúi lạy vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.
? Nhờ đâu Thạch Sanh đã có được những chiến công kì diệu ấy?
HS: - Nhờ sức khoẻ - tài năng vô địch - lòng nhân hậu và đặc biệt nhờ những vũ khí đặc biệt mà chàng có: cung vàng, cây đàn, niêu cơm.
GV: Qua những thử thách và những chiến công, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì quý báu?
c) Những phẩm chất của Thạch Sanh
? Qua những thử thách và những chiến công, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất quý báu?
HS: - Sự thật thà, chất phác.
- Sự dũng cảm và tài năng.
- Lòng nhân đạo, yêu hoà bình.
GV: Đó cùng là những phẩm chất tiêu biểu cho nông dân. Vì thế truyện Thạch Sanh được nhân dân yêu thích.
Câu hỏi thảo luận:
Có nhận xét cho rằng: “ở nhân vật Thạch Sanh, cái bình dị gắn với cái phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ hài hoà”. ý kiến của em?
Yêu cầu: Những lần Thạch Sanh bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, không có ông Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng Thạch Sanh lại có trong tay những phương tiện thần kì (cung vàng, cây đàn, niêu cơm…) và từ năm biết dùng búa Thạch Sanh đã được thiên thần dạy cho mọi phép thần thông, khiến cho chàng có cả tài năng của con người và thần thánh.
? Đọc truyện “Thạch Sanh” em thích nhất là những chi tiết nào?
HS: Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần của Thạch Sanh.
GV: Đây là các chi tiết thần kì.
? Hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết này?
d) ý nghĩa của một số chi tiết thần kì
Câu hỏi thảo luận: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó?
Giáo viên phát phiếu cho học sinh thảo luận:
Yêu cầu:
- Nhờ có cây đàn của Thạch Sanh mà Công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình mà giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó là Lý Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn giúp nhân vật giải oan, giải thoát, vừa là biểu tượng của công lý. Chi tiết thần kì này thể hiện quan niệm và ước mơ về công lý của nhân dân.
- Nhờ có cây đàn mà quân của 18 nước Chư hầu phải cuốn giáp xin hàng Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.
- Nêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy khiến quân 18 nước Chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục càng đề cao thêm sự tài giỏi của Thạch Sanh, và là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
GV: Trong truyện nhân vật Thạch Sanh luôn đối lập với nhân vật Lí Thông về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này.
e) Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông
Thạch Sanh
- Thật thà, luôn tin Lý Thông
- Tốt bụng, nhân hậu: Cứu Công chúa, Cứu Thái Tử, tha tội cho mẹ con Lý Thông
- Dũng cảm, tài giỏi: Không sợ nguy hiểm.
- Không tham lam: không nhận vàng
Lý Thông
- Gian xảo - luôn lừa Thạch Sanh cướp công
- Độc ác: Luôn tìm cách hại chết Thạch Sanh.
- Hèn nhát: ích kỷ luôn đẩy người khác vào chỗ nguy hiểm thay mình.
- Tham lam.
? Sự đối lập này có ý nghĩa gì?
HS: - Đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian, là một đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại.
- Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông là đối lập giữa thiện và ác, lao động và bóc lột, thật thà và xảo trá, vị tha và ích kỷ, anh hùng và bạc nhược, cao thượng và thấp hèn. Sự chiến thắng của Thạch Sanh là sự chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác.
? Chi tiết “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn”. Hãy nhận xét về chi tiết này?
HS: - Việc Thạch Sanh tha bổng cho mẹ con Lí Thông là ý đồ nghệ thuật rất độc đáo nhằm làm cho tính cách của nhân vấtt phát triển nhất quán và hoàn hảo. Thạch Sanh là con người sinh ra vì nghĩa, không ưa khóc than yếu đuối cũng không thích giận hờn và cũng không có nhu cầu trả thù.
3. Phần kết thúc - ý nghĩa:
? Nêu kết thúc của câu chuyện?
HS: - Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt biến thành bọ hung đời đời sống trong nhơ bẩn.
- Thạch Sanh kết hôn cùng Công chúa, lên ngôi Vua.
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc của truyện? Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Cách kết thúc này có phổ biến trong truyện cổ tích không? Cho ví dụ ở một số truyện.
HS: - Kết thúc có hậu.
- Kết thúc này cho thấy: Người có công lớn sẽ có phần thưởng xứng đáng. Những cái mà người lao động không bao giờ có trong xã hội cũ, cuối cùng đều được trao cho nhân vật. Còn kẻ có tội sẽ bị công lý của nhân dân trừng trị tương xứng với thủ đoạn và tội ác của chúng.
ý nghĩa: - Cách kết thúc có hậu này thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội, thể hiện ước mơ về một sự đổi đời.
- Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt..
III. Tổng kết - ghi nhớ:
? Truyện hấp dẫn người đọc ở điểm nào?
HS: - Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa ( như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)
? Qua đó em có cảm nhận gì về truyện Thạch Sanh?
HS: - Là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
GV: Đây cũng là nội dung phần ghi nhớ SGK/67
HS đọc phần ghi nhớ:
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…).
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Giải ô chữ:
Ô chữ có 6 từ hàng ngang, tương ứng với nó là một từ hàng dọc gồm 6 chữ cái. Giải đúng mỗi từ hàng ngang sẽ có một số chữ cái xuất hiện trong từ khoá. Mỗi đội sẽ có 2 lượt lựa chọn. Trả lời đúng một từ hàng ngang được 10 điểm. Trả lời đúng từ khoá khi chưa có gợi ý được 40 điểm, trả lời sau gợi ý được 20 điểm.
* Lượt lựa chọn1: Ô chữ số 1.
- Ô chữ số 1 gồm 7 chữ cái: Đây là một vật thần kì trong truyện Thạch Sanh nhưng không rõ xuất xứ? (niêu cơm)
* Lượt lựa chọn 2: Ô chữ số 3.
- Ô chữ số 3 gồm 9 chữ cái: Đây là nhân người được Ngọc Hoàng sai xuống giúp Thạch Sanh? (thiên thần)
* Lượt lựa chọn 3: Ô chữ số 4.
- Ô chữ số 4 gồm 6 chữ cái: Đây được coi là thứ vũ khí thần diệu? (cây đàn)
* Lượt lựa chọn 4: Ô chữ số 6.
- Ô chữ số 6 gồm 6 chữ cái: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật này? (dũng sĩ)
* Lượt lựa chọn 5: Ô chữ số 2.
- Ô chữ số 2 gồm 7 chữ cái: Đây được coi là kẻ thù nguy hiểm nhất, lâu dài nhất của Thạch Sanh? (Lí Thông)
* Lượt lựa chọn 6: Ô chữ số 5.
Ô chữ số 5 gồm 7 chữa cái: Nhờ nhân vật này mà Thạch Sanh lấy được công chúa? (đại bàng)
Bài tập 2. Về truyện Thạch Sanh có ý kiến cho rằng: “Bộ ba nhân vật Thạch Sanh - Lí Thông - Công chúa tạo thành cái kiềng ba chân vững chắc cho sự xây dựng và phát triển về mọi chiều của truyện” ý kiến của em như thế nào?
Yêu cầu: ý kiến này là đúng. Vì:
- Từ quan hệ với Lí Thông mà Thạch Sanh có quan hệ với chằn tinh, đại bàng, công chúa, thái tử con vua Thuỷ Tề…
- Rồi quan hệ Thạch Sanh - công chúa lại thúc đẩy sự phát triển và giải quyết quan hệ xung đột giữa Thạch Sanh và Lí Thông đưa tác phẩm tới chỗ kết thúc hợp lí theo lô gíc của cuộc đời và ước mơ của nhân dân.
GV: Không có Thạch Sanh công chúa không thể nào thoát khỏi yêu quái và ngược lại không có công chúa thì Thạch Sanh khó lòng trừng trị được Lí Thông để tự giải thoát cho mình.
Gv bổ sung một số chi tiết trong truyện Thach Sanh: So với truyện “Con Rồng, cháu Tiên” truyện Thạch Sanh cũng xuất hiện quái vật. Nhưng những con quái vật ở truyện Thạch Sanh có sự khác biệt:
+ Các loài vật không chỉ được thần thánh hoá mà còn được nhân cách hoá và xã hội hoá làm cho chúng không ngoan, ranh mãnh có phép thần thông biến hoá: chằn tinh thì phun lửa, đại bàng không chỉ lắm phép màu mà còn thích bắt gái đẹp về làm vợ… Sau khi bị giết, hồn chằn tinh và đại bàng còn hiện lên liên kết với nhau, bàn mưu tính kế báo thù Thạch Sanh./.
BTVN - Bài tập 1, 2 phần luyện tập sách giáo khoa.
File đính kèm:
- Giao an Thach Sanh(1).doc