Tiết 1 : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
• - Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
• - Biết phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con)
• - Hiểu : Nghĩa các từ mới và từ quan trọng : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc. đoàn kết. Hiểu ý nghĩa của truyện :Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
• 3.Thái độ : Giáo dục HS biết anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Câu chuyện bó đũa, một bó đũa, túi tiền.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 14 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY DẠY:3/12/07
Tập đọc
Tiết 1 : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con)
- Hiểu : Nghĩa các từ mới và từ quan trọng : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc. đoàn kết. Hiểu ý nghĩa của truyện :Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS biết anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Câu chuyện bó đũa, một bó đũa, túi tiền.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em đọc bài “Qua của bố” và TLCH
-Qùa của bố đi câu về có những gì?
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Trực quan : Tranh : Tranh vẽ cảnh gì ?
-Chỉ vào bức tranh : (Truyền đạt) Truyện ngụ ngôn
Câu chuyện bó đũa sẽ cho các em thấy lời khuyên bổ ích về quan hệ anh em. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu: Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau
các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con)
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi, ôn tồn.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
-Giảng nghĩa các từ.
Đọc từng đoạn trước lớp.
Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : (SGK/ tr 113)
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại cả bài.
Chuyển ý : Người cha đã bẻ gãy được bó đũa như thế nào, và ông đã khuyên bảo các con ông điều gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-3 em đọc bài và TLCH.
Niềng niễng ,cà cuống,hoa cá sộp, cá chuối
-Câu chuyện bó đũa.
-Người cha đang nói chuyện với bốn đứa con
-Câu chuyện bó đũa.
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ :lẫn nhau, buồn phiền, bẻ gãy, đặt bó đũa, va chạm.
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
-2 em đọc chú giải.
-Vài em nhắc lại nghĩa các từ.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại và bảo://
-Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.//
-Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.//
-Như thế là các con đều thấy rằng / chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//
-4-5 em đọc chú giải.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài).
-CN - Đồng thanh.
-1 em đọc cả bài.
-Đọc bài và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 2
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA / TIẾT 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Gọi 4 em đọc bài.
-Nhận xét,.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nghĩa các từ mới và từ quan trọng : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc. đoàn kết. Hiểu ý nghĩa của truyện :Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
Hỏi đáp :
-Câu chuyện này có những nhân vật nào ?
-Hỏi thêm : Thấy các con không thương yêu nhau, ông cụ làm gì ?
-Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?
-Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
-Một chiếc đũa được ngầm so sánh với hình ảnh gì ?
-Cả bó đũa được ngầm so sánh với hình ảnh gì ?
-Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
-GV truyền đạt : Người cha đã dùng câu chuyện rất dễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo các con, giúp cho các con thấm thía tác hại của sự chia rẽ, sức mạnh của đoàn kết.
-Luyện đọc lại.
-Nhận xét.
3. Củng cố :
-Em hãy đặt tên khác cho truyện ?
-Giáo dục tư tưởng : Anh em phải đoàn kết thương yêu nhau.
-Nhận xét
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài.
-4 em đọc rõ ràng rành mạch, ngắt câu đúng.
-Câu chuyện bó đũa / tiếp.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc đoạn 1-2. . Lớp theo dõi .
-Ong cụ và bốn người con.
-Ong rất buồn, bèn tìm cách dạy con với bó đũa và túi tiền, ai bẻ gãy được đũa ông thưởng tiền.
-Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ (vì không thể bẻ gãy cả bó)
-Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc.
-Với từng người con, với sự chia rẽ, sự mất đoàn kết.
-Với bốn người con, với sự thương yêu đùm bọc nhau, với sự đoàn kết.
-1 em đọc đoạn 3.
-Anh em phải đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới có sức mạnh, chia rẽ thì yếu.
-HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con)
-Đoàn kết là sức mạnh, Anh em phải đoàn kết, ……..
-Đọc bài.
Toán
Tiết 66 : 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 - 9
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9
- Ap dụng để giải các bài toán có liên quan
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
- Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật.
2. Kĩ năng : Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Hình vẽ bài 3, bảng phụ.
2. Học sinh : Sách, vở, bảng con,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1. Bài cũ : Luyện tập tìm số bị trừ.
-Ghi : 15 – 8 16 - 7 18 – 8
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ 55 - 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9
.Mục tiêu : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 55 - 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
a/ Phép trừ 55 – 8.
Nêu vấn đề: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính.Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
-Giáo viên viết bảng : 55 – 8.
-Mời 1 em lên bảng thực hiện tính trừ. Lớp làm nháp.
-Em nêu cách đặt tính và tính ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Vậy 55 – 8 = ?
Viết bảng : 55 – 8 = 47.
b/ Phép tính : 56 – 7
-Nêu vấn đề :
Gọi 1 em lên đặt tính.
Em tính như thế nào ?
-Ghi bảng : 56 – 7 = 49.
c / Phép tính : 37 – 8.
d/ Phép tính 68 – 9.
Hoạt động 2 : Luyện tập .
Mục tiêu : Ap dụng phép tính trừ có nhớ dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9 để giải các bài toán có liên quan. Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng. Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật.
Bài 1 :Tiính
-Làm bảng phần a
-Thi đua 2 đội phần b,c
-Nhận xét,
Bài 2 : Tìm x
-Muốn tìm số hạng chưa biết em tìm như thế nào ?
-Nhận xét
Bài 3 :Trực quan : Hình chữ nhật ghép với hình tam giác.
-Mẫu gồm có những hình nào ?
-Gọi 1 em lên chỉ.
-Nhận xét,
3. Củng cố : Khi đặt tính cột dọc phải chú ý gì ?
-Thực hiện bắt đầu từ đâu ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-3 em đặt tính và tính, tính nhẩm.Lớp bảng con.
-Nghe và phân tích đề toán.
-1 em nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 55 - 8
-1 em lên đặt tính và tính.
55
-8
47
-Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới, sao cho 8 thẳng cột với 5 (đơn vị). Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải
sang trái) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7 viết 7 nhớ 1, 5 trừ 1 bằng 4 viết 4. Vậy : 55 – 8 = 47.
-Nhiều em nhắc lại cách đặt tính và tính.
- Nghe và phân tích đề toán.
-1 em nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 56 - 7
-1 em lên đặt tính và tính.
56
-7
49
-Viết 56 rồi viết 7 xuống dưới, sao cho 7 thẳng cột với 6 (đơn vị). Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải
sang trái) 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9 viết 9 nhớ 1, 5 trừ 1 bằng 4 viết 4. Vậy 56 – 7 = 49.
-1 em lên đặt tính và tính.
37 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng -9 viết 9 nhớ 1, 3 trừ 1
29 bằng 2 viết 2.Vậy 37 – 8 = 29
-1 em lên đặt tính và tính
68 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9bằng -9 viết 9 nhớ 1, 6 trừ 1
59 bằng 5 viết 5. 68 – 9 = 59
-4 em nhắc lại cách tính 4 bài.
-3 em lên bảng làm, mỗi em 1 cột.
45 96 87
-9 -9 -9
36 87 78
-Nhận xét.
-Tự làm bài.
-Vì x là tìm số hạng chưa biết.Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-1 em nêu.
x + 9 = 27
x = 27 – 9
x = 18
-Quan sát.
-Hình chữ nhật và tam giác.
-1 em lên chỉ hình chữ nhật, tam giác.
-Tự vẽ.
-Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị.
-Học bài.
-
TẬP VIẾT
Tiết 7 : CHỮ M HOA.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Viết đúng, viết đẹp chữ M hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Miệng nói tay làm theo cỡ nhỏ.
2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa M sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu chữ M hoa. Bảng phụ : Miệng, Miệng nói tay làm.
2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết chữ L, Lá vào bảng con.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
Mục tiêu : Biết viết chữ M hoa, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ M hoa cao mấy li ?
-Chữ M hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ M gồm4 nét cơ bản : nét móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.
Nét 1 :Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK 6.
Nét 2 : từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng đứng xuống ĐK 1.
Nét 3 : từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên (hơi lượn ở hai đầu) lên ĐK 6.
Nét 4 : từ điểm dừng bút của nét 3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải, DB trên ĐK 2.
-Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
Chữ M hoa.
-Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nói).
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ M vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Miệng nói tay làm theo em hiểu như thế nào ?
Nêu : Cụm từ này có ý chỉ lời nói đi đôi với việc làm.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Miệng nói tay làm” như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khi viết chữ Miệng ta nối chữ M với chữ i như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết M - Miệng theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
1 dòng
2 dòng
2 dòng
1 dòng
2 dòng
3.Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Hoàn thành bài viết .
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp.
Cả lớp viết bảng con.
-Chữ M hoa, Miệng nói tay làm.
-Cao 5 li.
-Chữ M gồm4 nét cơ bản : nét móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.
-3- 5 em nhắc lại.
-Cả lớp. quan sát
-Viết vào bảng con M - M
-2-3 em đọc : Miệng nói tay làm.
-Quan sát.
-1 em nêu : Nói đi đôi với làm.
-1 em nhắc lại.
-4 tiếng : Miệng, nói, tay, làm.
-Chữ M, g, l, y cao 2,5 li, t cao 1, 5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu nặng đặt dưới ê trong chữ Miệng, dấu sắc trên o trong chữ nói, dấu huyền đặt trên a ở chữ làm.
-Nét móc của M nối với nét hất của i.
-Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.
-Bảng con : M – Miệng.
-Viết vở.
-L ( cỡ vừa : cao 5 li)
-L (cỡ nhỏ :cao 2,5 li)
-Miệng (cỡ vừa)
-Miệng (cỡ nhỏ)
-Miệng nói tay làm ( cỡ nhỏ)
-Viết bài nhà/ tr 30
THỨ BA NGÀY 4 /12 /2007
Thể dục
Tiết 27 : TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN”
I/Mục Tiêu
_Học trò chơi vòng tròn .yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
_Giáo dục học sinh chơi trật tự ,an toàn ,không làm ồn ào.
II/ Địa Điểm : sân bãi và còi
III/ Nội Dung Và Phương Pháp
Nội Dung
Định Lượng
Pp Tổ Chức
1.Phần Mở Đầu
_GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
_Giậm chân tại chỗ ,đếm to theo nhịp
_Đi dắt tay nhau chuyển thành đội hình vòng tròn ( ngược chiều kim đồng hồ), sau đó quay mặt vào tâm giãn cách tập bài TD phát triển chung
_On bài TD phát triển chung.
2. Phần Cơ Bản
_Học trò chơi: Vòng Tròn
_Cho HS điểm số theo chu kì 1-2
_ Tập nhảy chuyển đội hình ( theo khẩu lệnh) chuẩn bị… nhảy hoặc 1…2…3 sau đó thổi 1 tiếng còi nhanh gọn để HS nhảy từ vòng tròn giữa thành 2 vòng tròn rồi lại nhảy từ 2 vòng tròn thành 1 vòng tròn.
_ Xen kẻgiữa các lần tập gc sữa động tác sai và hướng dẫn cách nhảy cho hs, tập nhún chân hoặc bước tại chỗ ,vỗ tay theo nhịp ,khi nghe tiếng lệnh “nhảy” hoặc tiếng còi hoặc tín hiệu quy định của gv thì hs chuyển đội hình
_ Tập đi có nhún chân ,vỗ tay theo nhịp khi có lệnh nhảy chuyển đội hình.
3. Phần Kết Thúc
_Nhảy thả lỏng_Chơi trò chơi :nhảy sang phải hoặc trái .đi theo Nhịp vỗ tay có nghiêng đầu và thân ,sau đó nhảy sang phải
_Hệ thống bài
_Nhận xét giờ học
1’
2’
2’
1 lần
18-20’
5-6 lần
6-8 lần
4-5 lần
3-4 lần
1’
1’
Toán
Tiết 67: 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29.
- Ap dụng để giải các bài toán có liên quan Giảm cột 2 bài 2
- Củng cố giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ (bài toán về ít hơn)
2. Kĩ năng : Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Hình vẽ sơ đồ bài 3, bảng phụ.
2. Học sinh : Sách, vở bảng con,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1. Bài cũ : Luyện tập tìm số bị trừ.
-Ghi : 45-9 ; 36-8 ; 77-8
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1
: Giới thiệu phép trừ 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29.
Mục tiêu : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong đó số bị trừ có hai chữ số, số trừ cũng có hai chữ số. Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp (tính giá trị biểu thức số) và giải toán có lời văn.
a/ Phép trừ 65 - 38
Nêu vấn đề: Có 65 que tính, bớt đi 38 que tính.Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
-Giáo viên viết bảng : 65 – 38.
-Mời 1 em lên bảng thực hiện tính trừ. Lớp làm nháp.
-Em nêu cách đặt tính và tính ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Vậy 65 – 38 = ?
-Viết bảng : 65 – 38 = 27.
b/ Phép tính : 46 – 17, 57 – 28, 78 –29.
-Ghi bảng : 46 – 17, 57 – 28, 78 –29.
-Gọi 3 em lên đặt tính và nêu cách thực hiện phép trừ
.Hoạt động 2 : Luyện tập .
Mục tiêu : Ap dụng phép tính trừ có nhớ dạng 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29 để giải các bài toán có liên quan. Củng cố giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ (bài toán về ít hơn).
Bài 1 :tính
- Làm bảng phần a
-Phần b,c thi đua 2 đội
Nhận xét, tuyên dương
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
.Làm theo mhóm (4 nhóm)
-Nhận xét tuyên dương
tBài 3
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Muốn tính tuổi mẹ ta làm như thế nào ?
Tóm tắt
Tuổi bà : 65 tuổi
Mẹ kém bà : 27 tuổi
Mẹ : …. Tuổi?.
Chấm vở ,nhận xét
3. Củng cố :
Khi đặt tính cột dọc phải chú ý gì ?
-Thực hiện bắt đầu từ đâu ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-3 em đặt tính và tính,
.Lớp bảng con.
-Nghe và phân tích đề toán.
-1 em nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 65 - 38
-1 em lên tính.
65
-38
27
-Viết 65 rồi viết 38 xuống dưới, sao cho 8 thẳng cột với 5 (đơn vị), 3 thẳng cột với 6.Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải
sang trái) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7 viết 7 nhớ 1, 3 thêm 1 là 4, 6 trừ 4 bằng 2 viết 2.
* 65 – 38 = 27.
-
45 57 78
-17 -28 -29
……. ……. …..
Nhiều em nhắc lại và làm bài :
a/ 85 55 95 75 45
-27 -18 -46 -39 -37
5 em lên bảng
b/ 96 86 66 76 56
-48 -27 -19 -28 -39
c/ 96 88 48 87 77
-19 -39 -29 -39 -48
Nhận xét.
-Điền số.
.
c Ò c Ò
c Ò c Ò
-Nhận xét.
1 em đọc đề.
-Về ít hơn vì kém hơn là ít hơn.
HS trả lời
-Làm bàivào vở
Giải
Số tuổi của mẹ.
65 – 27 = 38 (tuổi)
Đáp số : 38 tuổi.
-Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị.
-Học bài.
Kể chuyện
Tiết 3 : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết anh em trong một nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 5 Tranh Câu chuyện bó đũa.
2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1. Bài cũ : Gọi 2 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Bông hoa Niềm Vui.
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Tiết tập đọc vừa rồi em đọc bài gì ?
-Câu chuyện kể về ai?
-Câu chuyện nói lên điều gì?
-Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện “Câu chuyện bó đũa”
Hoạt động 1 : Kể từng đoạn theo tranh.
Mục tiêu : Biết kể từng đoạn theo tranh qua nhiều hình thức : kể theo nhóm, theo vai.
Trực quan : 5 bức tranh.
-Phần 1 yêu cầu gì ?
-YC 1 HS kể mẫu tranh 1
-4 tranh còn lại hs kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp
-GV theo dõi.
-Dựa vào tranh 1 em hãy kể lại bằng lời của mình
( chú ý không kể đọc rập khuôn theo sách )
-GV yêu cầu kể chuyện trong nhóm.
-GV nhận xét.
-Kể trước lớp.
-GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 : Phân vai, dựng lại câu chuyện.
Mục tiêu : Dựa vào tranh và trí nhớ, biết dựng lại câu chuyện theo phân vai.
-Gợi ý cách dựng lại câu chuyện (SGV/ tr 255)
-Theo dõi HS sắm vai
-Nhận xét : giọng kể, điệu bộ, nét mặt.
-Khen thưởng cá nhân, nhóm kể hay.
3. Củng cố : Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
-Nhận xét tiết học
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Kể lại câu chuyện .
-2 em kể lại câu chuyện .
-Câu chuyện bó đũa.
-Người cha và bốn người con.
-Anh em trong một nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
-Quan sát.
-1 em nêu yêu cầu : Dựa theo tranh kể lại từng đoạn Câu chuyện bó đũa.
-1 em giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh.
Tranh 1 : Vợ chồng người anh và
người em cãi nhau. Ong cụ thấy cảnh ấy rất đau buồn.
Tranh 2 : Ông cụ lấy chuyện bó đũa để dạy các con.
Tranh 3 : Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không nổi
Tranh 4 : Ong cụ bẻ gãy từng chiếc đũa rất dễ dàng.
Tranh 5 : Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha.
-1 em kể mẫu theo tranh 1.
-Quan sát từng tranh.
-Đọc thầm từ gợi ý dưới tranh.
-Chia nhóm ( HS trong nhóm kể từng đoạn trước nhóm) hế\t 1 lượt quay lại từ đầu đoạn 1 nhưng thay bạn khác.
-Các nhóm cử đại diện lên thi kể.
-Nhận xét.
-Sắm vai :
-Nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con)
-HS sắm vai cac con chú ý thêm lời thoại cãi nhau về gà vịt phá vườn, lợn giẫm vườn cải.
-HS sắm vai ông cụ than khổ.
-Nhận xét, chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất.
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..
-Anh em trong một nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
-Tập kể lại chuyện.
Chính tả (nghe viết)
Tiết 4 : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
PHÂN BIỆT L/ N, I/ IÊ, ĂT/ ĂC.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Câu chuyện bó đũa”.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/ n, i/ iê, ăt/ ăc.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn tập chép “Câu chuyện bó đũa”
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết.
Mục tiêu : Nghe viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài : Câu chuyện bó đũa.
a/ Nội dung đoạn viết: Người cha liền bảo đến hết.
-Trực quan : Bảng phụ.
-Giáo viên đọc mẫu bài viết.
-Đây là lời của ai nói với ai?
- Tìm lời người cha trong bài chính tả?
b/ Hướng dẫn trình bày .
-Lời người cha được viết sau dấu câu gì ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết chính tả.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài.
Chấm vở, nhận xét.chữa bài
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Luyện tập phân biệt l/ n, i/ iê, ăt/ ăc.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Bảng phụ :
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 257)
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sửa lỗi.
-Quàcủa bố.
-HS nêu các từ viết sai.
-3 em lên bảng viết : câu chuyện, yên lặng, , nhà giời.
-Viết bảng con.
-Chính tả (nghe viết) : Câu chuyện bó đũa..
-
Theo dõi.
-Lời của cha nói với con..
-.Đúng. Như thế là các con …… sức mạnh
-Sau dấu hai chấm dấu gạch ngang đầu dòng.
-HS nêu từ khó: người cha, liền bảo, chia lẻ, hợp lại, thương yêu, sức mạnh.
-Viết bảng .
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền l/ n, ăt/ ăc vào chỗ trống.
-. Làm thẻ từ (4 nhóm)
-Cả lớp đọc lại.
-Điền l/ n, , ăt/ ăc
. Lớp làm bảng phụ.
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
Am nhạc
Tiết 14 : : ÔN TẬP BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
2.Kĩ năng : Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
3.Thái độ :Yêu thích bài hát Chiến sĩ tí hon.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Anh bộ đội, nhạc cụ,
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động 1 : Ôn bài “Chiến sĩ tí hon”
Mục tiêu : Thuộc bài hát, kết hợp hát, múa với động tác đơn giản.
-Trực quan : Tranh bộ đội duyệt binh.
-Hát mẫu.
-Nhận xét.
Trò chơi: Thay lời hát bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống kết hợp làm động tác.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài.
Quan sát.
-Hát tập thể, luyện tập theo tổ nhóm.
-Hát kết hợp gõ phách đệm(vỗ tay).
-Đứng hát, kết hợp giậm chân tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
-Trình diễn trước lớp.
HS tham gia trò chơi.
-Tò te te tò te. Tò te te tò tí. Tùng tung tung tùng túng. Tung túng túng tung tung. Tình tinh tinh tình tinh. Tình tinh tinh tình tinh. Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào.
-Học sinh dùng thanh phách đệm
-Tập lại bài hát.
THỨ TƯ NGÀY 5 /12/2007
Tập đọc
Tiết 5 : NHẮN TIN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc
- Đọc trơn hai mẫu nhắn tin. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Giọng đọc thân mật.
- Biết đọc bài với giọng đọc nhẹ nhàng.
Hiểu :
- Hiểu được nội dung các mẫu nhắn tin. Nắm được cách viết nhắn tin (ngắn gọn, đủ ý)
2.Kĩ năng : Rèn đọc thành tiếng với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết ích lợi của việc nhắn tin.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Một số mẫu giấy nhỏ cho HS viết tin nhắn.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :Gọi 3 em đọc 3 đoạn của bài : Câu chuyện bó đũa.
-Tại sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?
-Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?-
-Câu chuyện khuyên em điều gì?
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Đã học cách trao đổi bằng bưu thiếp, điện thoại, hôm nay học cách trao đổi qua nhắn tin.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn hai mẫu nhắn tin. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Giọng đọc thân mật.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài (chú ý giọng đọc nhắn nhủ thân mật)-Hướng dẫn luyện đọc.
Đọc từn
File đính kèm:
- TUAN 14.doc