Tập đọc
Tiết 1 :: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
•-Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
•Hiểu : Hiểu nghĩa các từ : ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời
-Hiểu ý nghĩa truyện : Khó khăn, hoạn nạn thử thách, trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi con người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS nên sống khiêm tốn, không nên kiêu căng hợm mình xem thường người khác.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 22 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI NGÀY 18 THÁNG 2 NĂM 2008
Tập đọc
Tiết 1 :: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
•-Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
•Hiểu : Hiểu nghĩa các từ : ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời ……
-Hiểu ý nghĩa truyện : Khó khăn, hoạn nạn thử thách, trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi con người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS nên sống khiêm tốn, không nên kiêu căng hợm mình xem thường người khác.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Goị 3 em đọc thuộc lòng bài “Vè chim”
-Kể tên các loại chim có trong bài ?
-Tìm những từ ngữ để gọi các loài chim ?
-Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim?
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đoc đọan 1-2
Mục tiêu: Đọc trôi chảy đoạn 1-2. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 (phân biệt lời người kể và lời nhân vật). Nhấn giọng các từ ngữ : trí khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời, thọc …..
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
Đọc từng đoạn trước lớp.
Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : (STV/ tr 32)
-Tìm từ cùng nghĩa với : mẹo?
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn 1-2.
Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa đoạn 1-2, Gà Rừng và Chồn là đôi bạn, cả hai đang gặp khó khăn hoạn nạn.
-Gọi 1 em đọc.
-Trực quan :Tranh .
Hỏi đáp : Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng?
-Khi gặp nạn Chồn như thế nào ?
-GV cho học sinh quan sát tranh ảnh của Chồn và Gà Rừng.
-Nhận xét. Vì sao Chồn không nghĩ ra được kế gì ?
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại đoạn 1-2.
Chuyển ý : Số phận của Chồn sẽ ra sao và Gà Rừng nghĩ ra mưu mẹo gì để cả hai thoát nạn, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp qua tiết 2.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-3 em HTL bài và TLCH.
-Sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, ….
-Thím khách, bà chim sẻ, …..
-Hay mách lẻo-chim khách, ……..
-Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-HS luyện đọc các từ :cuống quýt, nấp,reo lên, lấy gậy, buồn bã.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
+Chợt thấy một người thợ săn/ chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.//
- HS đọc chú giải: (STV / tr32)
-HS nêu cùng nghĩa với mẹo là : mưu kế.
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN
- Đồng thanh (đoạn 1-2).
-1 em đọc đoạn 1-2.
-Chốn vẫn ngầm coi thường bạn. Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.
-Khi gặp nạn Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì .
-Quan sát tranh “Chồn và Gà Rừng”
-Vì Chồn không có trí thông minh chỉ có thói kiêu căng hợm mình.
-1 em đọc đoạn 1-2.
-Đọc đoạn 1-2, tìm hiểu đoạn 3-4.
Tiết 2 :
: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN / TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
••-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
•-Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
•Hiểu : Hiểu nghĩa các từ : ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời ……
-Hiểu ý nghĩa truyện : Khó khăn, hoạn nạn thử thách, trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi con người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS nên sống khiêm tốn, không nên kiêu căng hợm mình xem thường người khác.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Gọi 2 em đọc bài.
-Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng ?
-Khi gặp nạn Chồn như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Luyện đọc đoạn 3-4.
Mục tiêu : Đọc trơn đoạn 3-4. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 3-4.
-Luyện phát âm.
-Luyện ngắt giọng :
-Giảng từ : (phần chú giải GK/ tr 32)
Đọc từng câu.
Đọc cả đoạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa đoạn 3-4, biết lúc nào Chồn cũng xem thường bạn. Gà Rừng đã làm cho Chồn thức tỉnh không kiêu căng hợm hỉnh nữa.
Hỏi đáp :
-Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn ?
-Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ?
-Chọn một tên khác cho chuyện ?
-Luyện đọc lại :
-Nhận xét.
3. Củng cố : -Em thích con vật nào trong chuyện ? Vì sao ?
-Giáo dục tư tưởng :Nhận xét
-Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài.
-2 em đọc đoạn 1-2 và TLCH.
-Một trí khôn hơn trăm trí khôn/ tiếp.
-Theo dõi đọc thầm.
-Phát âm các từ : thọc, quẳng, thình lình, vùng chạy.
-Luyện đọc câu dài :
-Chồn bảo Gà Rừng :”Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình”/ (giọng thán phục, chân thành)
-HS nhắc lại nghĩa các từ : đắn đo, thình lình.
-HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Đồng thanh (đoạn 3-4).
-1 em giỏi đọc đoạn 3-4. Lớp theo dõi đọc thầm.
-Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang.
-Chồn thay đổi hẳn thái độ, nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
-Thảo luận chọn tên đặt cho chuyện :
+Gặp nạn mới biết trí khôn.
+Chồn và Gà Rừng.
+Gà Rừng thông minh.
-Giải thích .Đại diện nhóm giải thích.
-Đọc theo phân vai.
-3-4 em thi đọc lại truyện.
-Gà Rừng vì nó bình tĩnh thông minh lúc hoạn nạn.
-Thích Chồn vì Chồn đã hiểu ra sai lầm của mình, đã biết khiêm tốn quý trọng bạn.
-Đọc bài. Kể cho người thân nghe câu chuyện.
-------------------------------------------------------
Toán
Tiết 106 : KIỂM TRA.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức ::
•-Củng cố việc ghi nhớ các bảng nhân bằng thực hành tính và giải bài toán.
•-Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó.
2. Kĩ năng : Làm tính đúng, chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Đề kiểm tra.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, bộ đồ dùng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Viết các tích sau dưới dạng tổng :
5 x 3 = 15
3 x 4 = 12
4 x 3 = 12
9 x 2 = 18
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Củng cố việc ghi nhớ các bảng nhân bằng thực hành tính và giải bài toán. Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó.
Bài 1 :tính nhẩm
2x5= 2x9= 3x7= 3x10= 4x6= 4x8= 5x3= 5x4=
Bài 2 : Tính.
5 x 10 – 37
3 x 9 + 24
4 x 6 + 19
2 x 9 + 16
Bài 2 :
Viết thành phép nhân :
8 + 8 + 8 + 8 + 8 = 40
7 + 7 + 7 + 7 = 28
Bài 3; Số
a/ 2,4 ,6,8….,…,
b/ 10,15,20,…,..,
Bài 3 :
Mỗi nhóm có 5 học sinh . Hỏi 10 nhóm có mấy HS?
Bài 4 :
Tính độ dài đường gấp khúc sau :AB= 2cm,
BC= 4cm,CD= 3cm,
Thu bài chấm, nhận xét.
3. Củng cố : Giáo dục -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Bảng con, 2 em lên bảng.
5 x 3 = 5 + 5 + 5 = 15
3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12
9 x 2 = 9 + 9 = 18
-Kiểm tra.
2x5=10 4x6=24
2x9 =18 4x8=32
3x7=21 5x3=15
3x10=30 5x4=20
Bài 2 : Tính.
5 x 10 – 37 = 50 – 27 = 23
3 x 9 + 24 = 27 + 24 = 51
4 x 6 + 19 = 24 + 19 = 43
2 x 9 + 16 = 18 + 16 = 34
Bài 2 :
Viết thành phép nhân :
8 + 8 + 8 + 8 + 8 = 8 x 5 = 40
7 + 7 + 7 + 7 = 7 x 4 = 28
a/ 2,4,4,8,10
b/ 10,15,20,25
Bài 3 : Giải
Số học sinh 10 nhóm là:
5 x 10 = 50 (học sinh)
Đáp số : 50 học sinh.
Bài 4 : HS vẽ đường gấp khúc và tính tổng độ dài :
Độ dài đường gấp khúc ABCD là
2 + 4 + 3+ = 8 (cm)
Đáp số : 8cm.
-Học thuộc bảng nhân 2.3.4.5
Tiết 7 : TẬP VIẾT
CHỮ S HOA.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Viết đúng, viết đẹp chữ S hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Sáo tắm thì mưa theo cỡ nhỏ.
2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa S sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu chữ S hoa. Bảng phụ : Sáo tắm thì mưa .
2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết một số chữ R – Ríu rít vào bảng con.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
Mục tiêu : Biết viết chữ S hoa, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát một số nét, quy trình viết :
-Chữ S hoa cao mấy li ?
-Chữ S hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Cách viết : Vừa nói vừa: Chữ Chữ S gồm có :
Nét 1 : đặt bút trên ĐK6, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút trên ĐK 6.
Nét 2 : từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên ĐK2.
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ S vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Nêu cách hiểu cụm từ trên ?
-Giảng thêm : Đó cũng là cách theo dõi thời tiết của nhân dân ta khi xưa .
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Sáo tắm thì mưa” như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khi viết chữ Sáo ta nối chữ S với chữ a như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết S- Sáo theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
1 dòng
2 dòng
1 dòng
1 dòng
3 dòng
3.Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em viết chữ đẹp, có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Hoàn thành bài viết .
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Chữ S hoa, Sáo tắm thì mưa .
-Chữ S cỡ vừa cao 5 li.
-Chữ S gồm có một nét viết liền, là
kết hợp của hai nét cơ bản : cong dưới và móc ngược trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ (giống phần đầu chữ hoa L), cuối nét móc lượn vào trong.
-Vài em nhắc lại.
-Vài em nhắc lại cách viết chữ S.
-Cả lớp viết. vào bảng con
-2-3 em đọc : Sáo tắm thì mưa .
-Quan sát.
-1 em nêu : Hễ thấy sáo tắm thì sắp có mưa .
-4 tiếng : Sáo, tắm, thì, mưa .
-Chữ S, h cao 2,5 li, chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu sắc đặt trên a và ă trong chữ Sáo, tắm, dấu huyền trên i trong chữ thì.
-Chữ a viết sát chữ S hơn bình thường
-Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.
-Bảng con : S – Sáo .
-Viết vở.
-S ( cỡ vừa : cao 5 li)
-S (cỡ nhỏ :cao 2,5 li)
-Sáo (cỡ vừa)
-Sáo (cỡ nhỏ)
-Sáo tắm thì mưa ( cỡ nhỏ)
-Viết bài nhà/ tr 10
THỨ BA NGÀY18 THÁNG 2 NĂM 2008
Thể dục
Tiết 43 : ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG.
TRÒ CHƠI “NHẢY Ô”
I/ mục tiêu
_ôn 2 động tác đi theo vạch kẻ thẳng ,hai tay chống hông. Đi theo vạch kẻ thẳng,hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác về tư thế bàn chân.
_GD học sinh siêng năng tập luyện để nâng cao thể chất.
II/địa điểm,phương tiện : sân bãi
III/ nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Pp tổ chức
1.phần mở đầu
_nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
_chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên .
_đi theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu
_ôn 4 động tác của bài TD
2.phần cơ bản
_đi theo vạch kẻ thẳng,hai tay chống hông.
_đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang
_trò chơi: Nhảy ô
_nêu lại cách chơi ,sau đó chia tổ tự quản lý của tổ trưởng
3.phần kết thúc
_đi đều 2-4 hàng dọc
_nhảy thả lỏng
_hệ thống bài
_giao bài về nhà
_nhận xét giờ học
1’
80-100m
1 lần
1 lần
2 lần
1 lần
2 lần
2 lần
1’
1’
1’
Toán
Tiết 107 : PHÉP CHIA.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức ::
- Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân,
- Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia.
2. Kĩ năng : Rèn tính nhân, chia nhanh, đúng chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : tấm bìa 6 ô vuông. Ghi bảng bài 1-2.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Nhận xét bài kiểm tra.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép nhân , chia, mối quan hệ.
Mục tiêu : Nhận biết phép nhân có mối quan hệ với phép chia.
A/ Phép nhân :
-Giáo viên viết : 3 x 2 = 6
-Mỗi phần có 3 ô , vậy 2 phần có mấy ô ?
-Vậy 3 x 2 = ?
B/ Phép chia cho 2 :
-Trực quan :
------------------
-Giáo viên kẻ 1 gạch ngang trên hình vẽ.
-Hỏi : 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần có mấy ô ?
-Ta đã thực hiện một phép tính mới, đó là phép chia: “Sáu chia hai bằng ba” .
-Viết là 6 : 2 = 3, dấu : gọi là dấu chia.
-Nhận xét.
C/ Phép chia cho 3 :
-Trực quan : 6 ô vuông.
-6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô ?
-Viết : 6 : 3 = 2.
-Nhận xét.
D/ Mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
-Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có ? ô.
-3 x 2 = 6.
-Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần có mấy ô ? 6 : 2 = 3
-Có 6 ô chia thành 3 phần bằng nhau mỗi phần có mấy ô ? 6 : 3 = 2
-Từ một phép nhân ta có thể lập mấy phép chia tương ứng ?
6 : 2 = 3
3 x 2 = 6
6 : 3 = 2.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Mục tiêu : Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-GV nhắc nhở học sinh quan sát hình vẽ và tính theo mẫu.
-Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét, chấm điểm
3. Củng cố :
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Kiểm tra.
-Phép chia.
-2 phần có 6 ô.
3 x 2 = 6.
-Học sinh viết : 3 x 2 = 6.
-Mỗi phần có 3 ô.
-HS đọc : 6 : 2 = 3, dấu : gọi là dấu chia.
-Quan sát.
-Để mỗi phần có 3 ô thì chia 6 ô thành 2 phần. Ta có phép chia “sáu chia ba bằng hai” .
-HS viết bảng con 6 : 3 = 2.
-Có 6 ô. Viết 3 x 2 = 6
Có 3 ô. Viết 6 : 2 = 3.
-
Có 2 ô. Viết 6 : 3 = 2
2 phép chia tương ứng .HS viết :
6 : 2 = 3
3 x 2 = 6
6 : 3 = 2.
1 em nêu yêu cầu : Cho phép nhân viết 2 phép chia tương ứng.
a/ 3 x 5 = 15 b/ 4 x 3 = 12
15 : 5 = 3 12 : 3 = 4
15 : 3 = 5 12 : 4 = 3.
c/ 2 x 5 = 10
10 : 5 = 2
10 : 2 = 5
-Vài học sinh nhắc lại.
-HS làm vở. (làm tương tự bài 1).
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
a/ 4 x 5 = 20
20 : 4 = 5
20 : 5 = 4.
-Học bảng nhân và tự học bảng chia.
Tiết 3 : Kể chuyện
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
•- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
•- Đặt tên được cho từng đoạn truyện .
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn phát biểu hoặc kể, nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh không nên kiêu căng, xem thường người khác.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”.
2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Gọi 4 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Chim sơn ca và bông cúc trắng”
-Cho điểm từng em -Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Tranh : Bức tranh minh họa cho câu chuyện nào ?
-Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ quan sát tranh
và kể lại câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”.
Hoạt động 1 : Đặt tên cho từng đoạn truyện .
Mục tiêu : Biết đặt tên được cho từng đoạn truyện .
-Gọi 1 em đọc yêu cầu bài 1.
-GV giải thích : Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn. Tên đó có thể là một câu như “Chú Chồn kiêu ngạo” có thể là mot cụm từ như “Trí khôn của Chồn” .
-Vì sao tác giả lại đặt tên cho đoạn 1 là Chú Chồn kiêu ngạo ?
-Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều
gì ?
-Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho truyện mà vẫn
thể hiện nội dung của đoạn truyện này ?
-GV yêu cầu chia nhóm .
-Nhận xét,.
Hoạt động 2 : Kể lại từng đoạn truyện.
Mục tiêu : Biết nhìn tranh kể lại từng đoạn .
-Bước 1.
-Bước 2 .
-GV gợi ý cho học sinh còn lúng túng.
Đoạn 1 : Gà Rừng và Chồn là đôi bạn nhưng Chồn có tính xấu gì ? Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào ?
Đoạn 2 : Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn ?
-Người thợ săn đã làm gì ?
-Gà Rừng nói gì với Chồn ?
-Lúc đó Chồn như thế nào ?
Đoạn 3 : Gà Rừng nói gì với Chồn ?
-Gà Rừng nghĩ ra mưu mẹo gì ?
Đoạn 4 :
-Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao ?
-Chồn nói gì với Gà Rừng ?
-Nhận xét, chấm điểm nhóm.
Hoạt động 3 : Kể toàn bộ câu chuyện.
Mục tiêu : Kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ nét mặt.
-Yêu cầu kể theo vai (có trang phục)
-Nhận xét : giọng kể, điệu bộ, nét mặt.
-Khen thưởng cá nhân, nhóm kể hay.
3. Củng cố : Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
-Câu chuyện nói lên điều gì ?
-Nhận xét tiết học
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Kể lại câu chuyện .
-4 em kể lại câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” và TLCH.
-Một trí khôn hơn trăm trí khôn
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em đọc yêu cầu , đọc cả mẫu.
-4 em nối tiếp nhau nêu yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
-Đọc thầm đoạn 1-2.
-Vì đoạn này kể về sự kiêu ngạo hợm hĩnh của Chồn.
-Nội dung của từng đoạn truyện đó.
-HS suy nghĩ và trả lời / nhiều em.
-Chia nhóm thảo luận đặt tên cho 3
đoạn truyện còn lại.
-Đại diện nhóm trình bày.
Đoạn 2 : Trí khôn của Chồn/ Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm …
Đoạn 3 :Trí khôn của Gà Rừng/ Gà Rừng thể hiện trí khôn …….
Đoạn 4 : Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng ……
-Nhận xét, bổ sung.
-Kể trong nhóm
-Mỗi nhóm các bạn cùng nhau kể lại một đoạn của câu chuyện.
-Nhận xét bổ sung.
-Kể trước lớp. Các nhóm trình bày.
-Nhận xét.
*-Chồn luôn coi thường bạn :
-Cậu có bao nhiêu trí khôn ?
-Mình chỉ có một trí khôn.
-Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.
*-Đôi bạn gặp người thợ săn, vội nấp vào hang.Reo lên chọc gậy vào hang.
-Cậu có trăm trí khôn nghỉ kế gì đi.
-Chồn sợ hãi buồn bã chẳng có trí khôn nào trong đầu.
*-Mình sẽ làm thế cậu cứ thế nhé.
-Giả vờ chết….. bỗng vùng chạy ông ta đuổi theo thời cơ cho Chồn chạy trốn.
*-Khiêm tốn.
-Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
-4 em kể nối tiếp 1 lần.
-Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Học sinh kể theo vai : Người dẫn chuyện, thợ săn, Gà Rừng, Chồn.
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải
thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..
-Phải có tính khiêm tốn không nên kiêu căng hợm hĩnh.
-Tập kể lại chuyện.
Tiết 4: CHÍNH TẢ- (NGHE VIẾT) :
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN .
PHÂN BIỆT D/ R/ GI, DẤU HỎI/ DẤU NGÃ .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn
- Luyện viết các chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn : r/ d/ gi, dấu hỏi/ dấu ngã.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh con người nếu có tài có đức luôn được tôn trọng.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn “Một trí khôn hơn trăm trí khôn ” . Viết sẵn BT 2a,2b.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Giáp viên đọc cho học sinh viết những từ các em hay sai.
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả.
Mục tiêu : Viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
a/ Nội dung bài tập chép ;
-Trực quan : Bảng phụ.
-Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết .
-Sự việc gì xảy ra với Gà Rừng và Chồn trong lúc dạo chơi ?
b/ Hướng dẫn trình bày .
-Tìm câu nói của người thợ săn ?
-Câu nói đó được đặt trong dấu gì ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết bài.
-Giáo viên đọc cho HS (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Học sinh viết đúng và nhớ cách viết
những tiếng có âm, vần dễ lẫn :r/ d/ gi, dấu hỏi/ dấu ngã.
Bài 2 : Yêu cầu gì
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 64).
reo – giật – gieo.
giả – nhỏ – ngõ hẻm .
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
GV : Cho học sinh chọn BTa hoặc BTb làm vào bảng con hay nháp.
-Nhận xét, chỉnh sửa .
-Chốt lời giải đúng (SGV/ tr 64).
a/ Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim.
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung.
b/ Vẳng từ vườn xa.
Chim cành thỏ thẻ.
… Em đứng ngẩn ngơ.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đúng chính tả và làm bài tập đúng.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sửa lỗi.
-3 em lên bảng. Lớp viết bảng con.
-3 tiếng bắt đầu bàng tr/ ch.
-3 tiếng có vần uôt/ uôc.
-Chính tả (nghe viết) : Một trí khôn hơn trăm trí khôn .
-2-3 em nhìn bảng đọc lại.
-Chúng gặp người đi săn, cuống quýt nấp vào một cái hang. Người thợ săn
phấn khởi phát hiện thấy chúng, lấy gậy thọc vào hang bắt chúng.
-Có mà trốn đằng trời.
-Câu nói đó được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
-HS nêu từ khó : buổi sáng, cuống quýt, reo lên ….
-Viết bảng .
-Nghe đọc, viết vở.
-Dò bài.
-Chọn bài tập a hoặc bài tập b.
-Điền r/ d/ gi vào chỗ chấm .
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
-Nhận xét.
-Tìm và viết các tiếng vào chỗ chấm.
-Làm nháp.
- 1 em đọc kết quả. Nhận xét.
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
Tiết 22 Am nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT “HOA LÁ MÙA XUÂN”
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .
2.Kĩ năng : Tập hát gọn tiếng, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài .
3.Thái độ : Hát kết hợp vận động (hoặc múa đơn giản) .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Thuộc bài hát “Hoa lá mùa xuân” băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ.
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Ôn bài hát “Hoa lá mùa xuân”
Mục tiêu : Các em biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài “Hoa lá mùa xuân”
-Cho học sinh nghe băng bài hát .
-GV sửa chữa sai sót, hướng dẫn phát âm gọn tiếng, rõ lời và lấy hơi đúng chỗ.
-Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp .
-Dạy hát đối đáp (chia nhóm) .
-Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Mục tiêu : Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
-Tập cho học sinh vài động tác múa đơn giản , vận động phụ họa.
-Nhận xét.
-Tròchơi “Đố vui” . Gõ đệm theo nhịp phách tiết tấu lời ca. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài.
-Học sinh hát lại
-Tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
Tôi là lá/ tôi là hoa./ Tôi là hoa/ lá hoa mùa xuân./
-Tập hát đối đáp theo các câu hát.
-Chia 2 nhóm .
Nhóm 1 : Tôi là lá …… mùa xuân .
Nhóm 2 : Tôi cùng múa… mừng xuân
Nhóm 1 : Xuân vừa đến ….. đẹp tươi.
Nhóm 2 : cho nhựa mới …..
-Cả hai nhóm cùng hát : Cho người muôn tiếng ca rôn vang nơi nơi.
-Chia nhóm thực hiện động tác.
-Biểu diễn trước lớp.
-Học sinh thực hiện (SGV/ tr 49).
-Tập hát lại bài .
THỨ TƯ NGAY20 THÁNG 2 NĂM 2008
Tiết 8 : Tập đọc
CÒ VÀ CUỐC .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•-Đọc lưu loát toàn bài.Ngắt nghỉ hơi đúng .
-Đọc bài với giọng vui nhẹ nhàng.Bước đầu biết đọc phân biệt lời ngươì kể với lời các nhân vật (Cò, Cuốc) .
Hiểu : Hiểu nghĩa các từ khó : cuốc, thảnh thơi.
•-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi.
2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng các từ khó, rõ ràng, rành mạch .
3.Thái độ : Phải lao động làm v
File đính kèm:
- TUAN 22.doc