Kế hoạch bài dạy tuần 32 khối 2

CHUYỆN QUẢ BẦU / TIẾT 1.

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Đọc.

•-Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.

•-Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

•Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong bài : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.

-Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.

2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

3.Thái độ :Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh : Chuyện quả bầu.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 32 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5& Kế hoạch dạy học Tuần 32 Thứ hai ngày 5 tháng5 năm 2008 Tiế94t: Tập đọc : CHUYỆN QUẢ BẦU / TIẾT 1. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Đọc. •-Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. •-Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn. •Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong bài : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. -Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Chuyện quả bầu. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra . -Gọi 3 em đọc bài “Bảo vệ như thế là rất tốt” -Anh Nha được giao nhiệm vụ gì ? -Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ Bác Hồ ? -Bác Hồ khen anh Nha như thế nào ? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện đoc . Mục tiêu: Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn. -PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chậm rãi. Chuyển giọng nhanh hơn,hồi hộp căng thẳng (đoạn 2 :tai họa ập đến), ngạc nhiên (đoạn 3 : hai vợ chồng thấy có tiếng người trong quả bầu rồi những con người bé nhỏ từ đó chui ra) -PP trực quan : Tranh . -Hướng dẫn luyện đọc . Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu ) Đọc từng đoạn trước lớp. -PP trực quan :Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -GV nhắc nhở học sinh đọc nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, nhấn giọng từ ngữ in đậm. Giọng đọc dồn dập. -PP giảng giải : Hướng dẫn đọc chú giải . - Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét . 3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài. -Chuyển ý : Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt, và chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2. Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài. -3 em đọc bài và TLCH. - Anh Nha được giao nhiệm vụ gác trước nhà Bác để bảo vệ Bác. -Vì anh chưa biết mặt Bác.. -Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt. -Chuyện quả bầu. -Tiết 1. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm. -Quan sát. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu . -HS luyện đọc các từ : lạy van, ngập lụt, biển nước, vắng tanh, nhanh nhảu. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. -Luyện đọc câu : Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// -HS đọc chú giải (SGK/ tr 117) con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (từng đoạn, cả bài). -1 em đọc lại bài. -Tập đọc bài. Tiết 2 : Tập đọc: CHUYỆN QUẢ BẦU / TIẾT 2. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Đọc -Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong bài : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. -Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Chuyện quả bầu. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 em đọc bài và TLCH -Giải nghĩa từ nương ? -Đặt câu với từ “nương” ? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . Mục tiêu : Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. -Gọi 1 em đọc. -PP Trực quan :Tranh “Chuyện quả bầu” -PP hỏi đáp :Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt ? -Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì ? -Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt ? -Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt ? -Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt ? -Những con người đó là tổ tiên của dân tộc nào ? -Kể thêm một số dân tộc trên đất nước mà em biết ? -GV giảng : Có 54 dân tộc : Kinh, Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me, Nùng, Hmông, Dao, Gia-rai, Ê-d8ê, Ba-na, Sán Chảy, Chăm, Xơ-đăng, Sán dìu, Hrê, Cơ-ho,…. (SGV/ tr 231) -Luyện đọc lại : -Nhận xét. 3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài. -Câu chuyện cho em hiểu điều gì về nguồn gốc dân tộc Việt Nam? -Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài. -3 em đọc bài và TLCH. -đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông. -Người miền núi lên nương làm rẩy. -Tiết 2. -1 em đọc đoạn 1. -Quan sát. Đọc thầm đoạn 1 và trả lời . -Lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật. -Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên hai vợ chồng cách phòng lụt. -Làm theo lời khuyên của dúi, lấy khúc gỗ to khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. -Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người. -Người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất bầu lên giàn bếp. Một lần hai vo85 chồng đi làm nương về ……………. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra. -Khơ-mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh, ……… -Hs nêu theo sự hiểu biết của các em. -2-3 nhóm thi đọc theo phân vai. -3-4 em thi đọc lại truyện . -1 em đọc bài. Các dân tộc trên đất nước ta là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Phải yêu thương giúp đỡ nhau. -Tập đọc bài. Toán Tiết 156 : LUYỆN TẬP . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •-Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ. 3.Thái độ : Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Đặt tính và tính : 456 - 123 934 - 612 868 - 421 -Nhận xét, 2.Dạy bài mới : Hoạt động 1 : Luyện tập. Mục tiêu : Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. -PP trực quan : Hình vẽ (vẽ hình túi lên bảng) Bài 1 : Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. PP hỏi đáp- thực hành : -Túi thứ nhất có những tờ giấy bạc nào ? -Muốn biết túi thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào ? -Vậy túi thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền ? -Nhận xét. Bài 2 : Gọi 1 em đọc bài ? -Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền ? -Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền ? -Bài toán yêu cầu tìm gì ? -Làm thế nào để tìm ra số tiền mẹ phải trả ? -Nhận xét, cho điểm. Tóm tắt . Rau : 600 đồng Hành ; 200 đồng Tất cả ..: đồng? Bài 3 : Gọi 1 em đọc yêu cầu ? -Khi mua hàng trong trường hợp nào chúng ta được trả lại tiền ? -GV nêu bài toán : An mua rau hết 600 đồng, An đưa người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại An bao nhiêu tiền ? -Muốn biết người bán rau phải trả lại An bao nhiêu chúng ta phải làm tính gì ? -Nhận xét, cho điểm. -Trò chơi . Bài 4 : Yêu cầu gì ? -Nêu bài toán : Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng ? -PP hỏi đáp, giảng giải : -Tổng số tiền mà người mua phải trả là bao nhiêu ? -Người đó đã trả được bao nhêu tiền ? -Người đó còn phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa ? -Người đó phải đưa thêm tờ giấy bạc nào ? -Vậy điền số mấy vào ô trống ? -Nhận xét,. 3.Củng cố : Nhận xét tiết học. -Tuyên dương, nhắc nhở. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. -3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con. 456 934 868 - 123 - 612 -421 333 322 447 -Luyện tập. -Quan sát. -Túi thou nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 200 đồng, 1 tờ 100 đồng. -Ta thực hiện phép cộng : 500 đồng+ 200 + 100 đồng. -Túi thứ nhất có 800 đồng. - HS làm tiếp các bài còn lại. -1 em đọc : Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. Hỏi mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền ? -Mẹ mua rau hết 600 đồng. -Mẹ mua hành hết 200 đồng. -Tìm số tiền mẹ phải trả. -Thực hiện phép cộng. -1 em lên bảng làm. Lớp làm vở. Giải Số tiền mẹ phải trả : 600 + 200 = 800 (đồng) Đáp số : 800 đồng. -Viết số tiền trả lại vào ô trống. -Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với giá hàng. -Nghe và phân tích bài toán. -Thực hiện phép trừ : 700 – 600 = 100 đồng. Người bán rau phải trả lại An 100 đồng. -HS làm tiếp các phần còn lại. -Trò chơi “Bán hàng” - Viết số thích hợp vào ô trống. 900 đồng. -Người đó đã trả : 100 đồng + 100 đồng + 500 đồng = 700 đồng. -Người đó còn phải trả thêm : 900 đồng – 700 đồng = 200 đồng. -Người đó phải đưa thêm cho người bán hàng tờ giấy bạc loại 200 đồng. -Điền số 1. -HS làm tiếp các phần còn lại. -Làm thêm bài tập. . Tiết 7 : TẬP VIẾT CHỮ Q HOA (KIỂU 2) . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •-Viết đúng, viết đẹp chữ Q hoa kiểu 2 theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Quân dân một long theo cỡ nhỏ. 2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa Q sang chữ cái đứng liền sau. 3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Mẫu chữ Q hoa. Bảng phụ : Quân dân một long . 2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra :Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh. -Cho học sinh viết một số chữ N-Người vào bảng con. -Nhận xét. 2.Dạy bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học. Mục tiêu : Biết viết chữ Q hoa kiểu 2, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa. Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng. PP trực quan – truyền đạt : A. Quan sát một số nét, quy trình viết : -Chữ Q hoa kiểu 2 cao mấy li ? -Chữ Q hoa kiểu 2 gồm có những nét cơ bản nào ? -Cách viết : Vừa viết vừa nói: Chữ Q hoa kiểu 2 gồm có : -Nét 1 : Đặt bút giữa ĐK4 với ĐK5, viết nét cong trên, dừng bút ở ĐK6. -Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở giữa ĐK1 với ĐK2. -Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành một vòng xoắn ở chân chữ, dừng bút ở ĐK2. -Giáo viên viết mẫu chữ Q trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết. PP luyện tập : B/ Viết bảng : -Yêu cầu HS viết 2 chữ Q-Q vào bảng. C/ Viết cụm từ ứng dụng : PP trực quan : Mẫu chữ từ ứng dụng -Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng. D/ Quan sát và nhận xét : -Nêu cách hiểu cụm từ trên ? PP giảng giải : Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. PP hỏi đáp : -Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ? -Độ cao của các chữ trong cụm từ “Quân dân một lòng” như thế nào ? -Cách đặt dấu thanh như thế nào ? -Khi viết chữ Người ta nối chữ Q với chữ u như thế nào? -Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ? Viết bảng. -Trò chơi . Hoạt động 3 : Viết vở. Mục tiêu : Biết viết Q-Quân theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ. -PP luyện tập : Hướng dẫn viết vở. -Chú ý chỉnh sửa cho các em. 1 dòng 2 dòng 1 dòng 1 dòng 3 dòng 3.Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh. -Khen ngợi những em viết chữ đẹp, có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng. -Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Hoàn thành bài viết . -Nộp vở theo yêu cầu. -2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. -Chữ Q hoa, Quân dân một lòng . -Chữ Q kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li . -Chữ Q hoa kiểu 2 gồm có một nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản-nét cong trên, cong phải và lượn ngang. -Vài em nhắc lại. -Vài em nhắc lại cách viết chữ Q. -Theo dõi. -Viết vào bảng con Q-Q -Đọc : Q-Q -Quan sát. -2-3 em đọc : Quân dân một lòng. -Quan sát. -1 em nêu : Quân dân đoàn kết. -Học sinh nhắc lại . -4 tiếng : Quân, dân, một, lòng. -Chữ Q, l, g cao 2,5 li, chữ đ cao 2 li, chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li. -Dấu nặng đặt dưới chữ ô, dấu huyền đặt trên chữ o. -Nét hất của chữ Q sang chữ cái viết thường đứng liền kề. -Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o. -Bảng con : Q-Quân. -Trò chơi “Vườn hoa xuân” -Viết vở. Q ( cỡ vừa) Q (cỡ nhỏ) Quân (cỡ vừa) Quân (cỡ nhỏ) Quân dân một lòng ( cỡ nhỏ) -Viết bài nhà/ tr 32. Thứ ba ngày 6 tháng 5 năm 2008 Thể dục Tiết 63 : CHUYỀN CẦU - TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI” Kiến thức : Tiếp tục học trò chơi “Ném bóng trúng đích” và “Chuyền cầu” 2.Kĩ năng : Biết và thực hiện đúng động tác và trò chơi một cách nhịp nhàng. 3.Thái độ : Tự giác tích cực chủ động tham gia trò chơi . II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Vệ sinh sân tập, còi. Kẻ vạch chuẩn bị. 2.Học sinh : Tập họp hàng nhanh. III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Phần mở đầu : PP vận động : -Phổ biến nội dung : -Giáo viên theo dõi. Tập họp hàng. -Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông, vai. -Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên :. -Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. -Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, toàn thân, nhảy 2.Phần cơ bản : :-Giáo viên nêu tên trò chơi “Ném bóng trúng đích” -Chia 2 nhóm tham gia trò chơi. -Cán sự lớp điều khiển -Chú ý : luyện tập như tiết 61. -Ôn “Chuyền cầu” -Luyện tập như tiết 61. -Nhận xét xem nhóm nào thực hiện trò chơi đúng . 3.Phần kết thúc : -Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. -Một số động tác thả lỏng. -Nhảy thả lỏng -Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. -Giao bài tập về nhà. . 90-100m . (2x8 nhịp) Thực hiện 8-10 phút (như tiết 61) -Thực hiện từ 8-10 phút. 2 phut 1 phut 2- lan x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Toán Tiết 157 : LUYỆN TẬP CHUNG. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •-Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. -Phân tích số có 3 chữ số theo các trăm, chục, đơn vị. -Xác định 1/5 của một nhóm đã cho. -Giải bài toán với quan hệ “nhiều hơn” một số đơn vị. 2.Kĩ năng : Rèn làm tính cộng, trừ các số có 3 chữ số nhanh, đúng. 3.Thái độ : Ham thích học toán . II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Ghi bảng BT1,5. 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 3 em lên bảng viết số còn thiếu vào chỗ chấm. 500 đồng = 200 đồng + ……………… đồng 700 đồng = 200 đồng + ……………… đồng 900 đồng = 200 đồng + ……………… đồng -Nhận xét,cho điểm. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện tập. : Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhận xét. Bài 2 : Yêu cầu gì ? -GV viết bảng : 389 ®c®c -PP hỏi đáp : - Số liền sau số 389 là số nào ? Vậy ta viết số nào vào c ? - Số liền sau số 390 là số nào ? Vậy ta viết số nào vào c ? -Em hãy đọc dãy số trên ? -3 số này có đặc điểm gì? Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp ? -Nhận xét, cho điểm. Bài 3 : Yêu cầu gì ? -PP hỏi đáp : Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau ? -Sửa bài . -GV hỏi : Vì sao điền dấu < vào 900 + 90 + 8 < 1000 ? -GV hỏi tương tự với 732 = 700 + 30 + 2 ? Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề. -Vì sao em biết điều đó ? -Hình b được khoanh vào một phần mấy hình vuông, vì sao em biết ? -Nhận xét. Bài 5 : Gọi 1 em đọc đề ? -PP giảng giải : GV hướng dẫn tóm tắt và giải. Tóm tắt Bút chì : 700 đồng. Bút bi : 300 đồng ? đồng -Chấm vở. Nhận xét. 3.Củng cố : 876 – 435 = ? Nêu cách đặt tính và tính ? -Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Học thuộc cách đặt tính và tính -3 em lên bảng viết .Lớp viết bảng con. 500 đồng = 200 đồng + 300 đồng 700 đồng = 200 đồng + 500 đồng 900 đồng = 200 đồng + 700 đồng -Luyện tập chung. -1 em lên bảnmg làm. Lớp làm vở. -Đổi vở kiểm tra. -Điền số thích hợp vào ô trống. -Là số 390. Viết số 390. -Là số 391. Viết số 391. -HS đọc :389, 390, 391. -Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp, 3 số đứng liền nhau. -3 em lên bảng. Lớp làm vở BT. -Bài tập yêu cầu so sánh số. -1 em nêu. -2 em lên bảng làm. Lớp làm vở. -Vì 900 + 90 + 8 = 998, mà 998 < 1000 . Là 421 hình vuông. -HS làm tiếp với các bài còn lại. -1em đọc : Hình nào được khoanh vào 1/5 hình vuông . -Hình a được khoanh vào 1/5 hình vuông. -Vì hình a có 10 hình vuông. Đã khoanh 2 hình vuông. -Hình b được khoanh vào 1/2 hình vuông. -Vì hình b có 10 hình vuông. Đã khoanh 5 hình vuông. -1 em đọc : Giá tiền một bút chì là 700 đồng. Giá tiền một chiếc bút bi nhiều hơn giá tiền một chiếc bút chì 300 đồng. Hỏi chiếc bút bi giá bao nhiêu ? -1 em lên bảng làm. . Giải. Giá tiền chiếc bút bi là : 700 + 300 = 1000 (đồng) Đáp số : 1000 đồng. -1 em nêu. -Học thuộc cách đặt tính và tính Tiết 32 : Kể chuyện : CHUYỆN QUẢ BẦU . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện với giọng thích hợp. Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phôi hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét đúng có thể kể tiếp lời bạn. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh hiểu thêm về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, các dân tộc trên đất nước là anh em một nhà. Có chung tổ tiên. Phải yêu thong giúp đỡ nhau. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh “Chuyện quả bầu”. 2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Chiếc rễ đa tròn” . -Nhận xét. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Kể từng đoạn chuyện. -PP trực quan : 2 Tranh . -GV treo 2 tranh theo đúng thứ tự trong SGK. –Em hãy nói vắn tắt nội dung từng tranh . Nội dung của bức tranh 1 là gì ? -Em nhìn thấy những hình ảnh nào ở bức tranh thứ hai ? -PP hoạt động : Yêu cầu HS chia nhóm : Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 2 tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện -Nhận xét, Hoạt động 2 : Kể từng đoạn . chuyện theo cách mở đầu mới -Gọi 1 em đọc yêu cầu và đoạn mở đầu cho sẵn -Đây là một cách mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn. -Nhận xét : nội dung, giọng kể, điệu bộ. 3. Củng cố : PP hỏi đáp :Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ? -Qua câu chuyện em biết nguồn gốc của dân tộc Việt Nam như thế nào ?-Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Kể lại câu chuyện . -3 em kể lại câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn” . -Chuyện quả bầu. -Quan sát. -HS nói nội dung từng tranh. -Tranh 1 : Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con dúi. -Tranh 2 : Khi hai vợ chồng chui ra từ khúc gỗ khoét rỗng, mặt đất vắng tanh không còn một bóng người. -Chia nhóm thực hiện . -Kể chuyện trong nhóm -Thi kể chuyện trước lớp. -1 em đọc : Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tộc ấy đều sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng …… -Đại diện nhóm thi kể phần mở đầu và đoạn 1 của câu chuyện. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Một số em kể toàn bộ câu chuyện. -Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ.. -Các dân tộc trên đất nước ta là anh em một nhà. Có chung tổ tiên. Phải yêu thương giúp đỡ nhau. -Tập kể lại chuyện . Tiết 32: Am nhạc : ÔN TẬP 3 BÀI HÁT : CHIM CHÍCH BÔNG, CHÚ ẾCH CON, BẮC KIM THANG. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu. -Hát kết hợp vận động, tập biểu diễn hoặc kết hợp trò chơi. -Cho học sinh nghe trích đoạn nhạc. 2.Kĩ năng : Hát đồng đều, rõ lời. 3.Thái độ : Yêu thích âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Chép lời ca vào bảng phụ. Băng nhạc. Nhạc cụ. 2.Học sinh : Thuộc bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 35’ Hoạt động 1 : Ôn 3 bài hát “Bắc kim thang” Mục tiêu : Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu. Hát kết hợp vận động, tập biểu diễn hoặc kết hợp trò chơi. 1.Bài “Chim chích bông” -PP trực quan : Cho học sinh nghe băng bài hát . -PP luyện tập : GV hát mẫu bài “Chim chích bông” theo tiết tấu thơ 3 chữ. -Nhận xét. 2.Bài “Chú ếch con” -Nhận xét. 3.Bài “Bắc kim thang” -Nêu luật chơi (SGV/ tr 67) -Yêu cầu học sinh tập đọc theo tiết tấu. Hoạt động 2 : Nghe nhạc. Mục tiêu : Cho học sinh nghe trích đoạn nhạc. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài. -HS hát tập thể. -Tập đọc tiết tấu bài “Chim chích bông” và gõ đệm nhịp nhàng. -Chim chích bông Bé tẻo teo Rất hay trèo -Hát tập thể -Tập biểu diễn tốp ca, đơn ca. -Hát tập thể. -Hát thầm tay gõ đệm theo tiết tấu, lời ca. -Hát nối tiếp theo nhóm. 1.Hát “Bắc kim thang……….” 2.Hát ‘Cột bên kèo …………” 3.Hát “Chú bán dầu ………..” 4.Hát “Chú bán ếch ………..” 5.Hát “Con le le ………..” -Đồng ca câu cuối “Con bìm bịp …….” -Tập hát kết hợp trò chơi. -Tập đọc theo tiết tấu. - HS nghe một bài hát thiếu nhi, hoặc nhạc không lời. Thứ tư ngày 7 tháng 5 năm 2008 Tiết96: Tập đọc TIẾNG CHỔI TRE . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Đọc : •-Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi ý của bài thơ viết theo thể tự do. -Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết đọc vắt dòng để phân biệt dòng thơ và ý thơ. Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ : xao xác, lao công. •-Hiểu điều nhà thơ muốn nói : Chị lao công vất vả để giữ sạch đẹp đường phố. Biết ơn chị lao công quý trọng lao động của chị. Phải ý thức giữ vệ sinh chung. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc rõ ràng lưu loát. 3.Thái độ : Giáo dục ý thức giữ sạch đẹp đường phố. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh Tập đọc “Tiếng chổi tre”. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP hỏi đáp – kiểm tra : Gọi 2 em đọc bài “Quyển số liên lạc” -Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì ? -Bố đưa cho Trung xem sổ liên lạc cũ của bố để làm gì ? -Nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện đọc. Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi ý của bài thơ viết theo thể tự do. Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết đọc vắt dòng để phân biệt dòng thơ và ý thơ. PP giảng giải – luyện đọc : -GV đọc mẫu lần 1 :giọng chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, đọc vắt dòng, nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm (SGV/ tr 240). -Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng ý thơ : Đọc từng đoạn : Chia 3 đoạn. -Luyện đọc câu : Bảng phụ : Ghi các câu . -Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 122) -Giảng thêm : sạch lề : sạch lề đường, vỉa hè. Đẹp lối : đẹp lối đi, đường đi. Đọc từng đoạn trong nhóm. Thi đọc trong nhóm. -Nhận xét. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. Mục tiêu : Hiểu điều nhà thơ muốn nói : Chị lao công vất vả để giữ sạch đẹp đường phố. Biết ơn chị lao công quý trọng lao động của chị. Phải ý thức giữ vệ sinh chung. -PP hỏi đáp : -Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ? -Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công? -Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ? -Luyện đọc lại : Hướng dẫn các nhóm HTL bài thơ. -GV xoá dần hoặc lấy giấy che lại. -Nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố : Bài thơ nhắc nhở em điều gì ? -Giáo dục tư ưởng. Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- HTL bài. -2 em đọc và TLCH. -Phải tập viết thêm ở nhà. -Cho Trung thấy gương của bố đã rèn luyện. -Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc. -HS nối tiếp đọc từng ý thơ. -Ý 1 : kết thúc sau Đêm đông

File đính kèm:

  • docTUAN 32.doc
Giáo án liên quan