Kế hoạch bài dạy Vật lý 6 tiết 6: Lực – hai lực cân bằng

Tiết 6 : LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

I. Mục đích :

1. Nêu được các ví dụ về lực đẩy, lực kéo và chỉ ra được phương và chiều của lực đó.

2. Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng.

3. Nêu được các nhận xét sau khi quan sát thí nghiệm.

4. Sữ dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương và chiều, lực cân bằng.

II. Chuẩn bị :

 Cho mỗi nhóm HS: 1 xe lăn, 1 lò xo lá tròn, 1 lò xo mềm dài 10cm, 1 thanh nam châm thẳng; 1 quả giá trọng bằng sắt; 1 cái giá kẹp.

III. Lên lớp :

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Vật lý 6 tiết 6: Lực – hai lực cân bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 : LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG I. Mục đích : 1. Nêu được các ví dụ về lực đẩy, lực kéo và chỉ ra được phương và chiều của lực đó. 2. Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng. 3. Nêu được các nhận xét sau khi quan sát thí nghiệm. 4. Sữ dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương và chiều, lực cân bằng. II. Chuẩn bị : Cho mỗi nhóm HS: 1 xe lăn, 1 lò xo lá tròn, 1 lò xo mềm dài 10cm, 1 thanh nam châm thẳng; 1 quả giá trọng bằng sắt; 1 cái giá kẹp. III. Lên lớp : Giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ a. Đơn vị khối lượng là gì? Người ta dùng gì để đo khối lượng? b. Bài tập 5.1;5.2 sách bài tập * Kiểm tra 2 HS Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống học tập HS quan sát hình vẽ : Trong 2 người ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ? Lực là gì? Tại sao cái tủ đứng yên khi cả hai đều đẩy và kéo ?’ Vào bài mới : Lực – Hai lực cân bằng Hoạt đông 3 : Hình thành khái niệm lực * Bố trí thí nghiệm như hình vẽ 6.1 - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. + Dùng tay đẩy xe lăn ép lò xo lại và giữ yên. ’ Nhận xét về tác dụng của xe lên lò xo ? + Tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo 1 lực gì? + Buông tay ra có nhận xét gì về tác dụng của lò xo bị nén lên xe lăn? ( lực đẩy ) * Bố trí thí nghiệm hình 6.2 - Dùng tay kéo lò xo dãn ra và giữ yên ’ Nhận xét tác dụng của xe lên lò xo? - Lò xo dãn chứng tỏ điều gì? - Buông tay ra có nhận xét gì về tác dụng của lò xo lên xe? * Bố trí thí nghiệm hình 6.3 Đưa nam châm lại gần quả nặng ’ hiện tượng gì xảy ra? Làm câu C3. * Hướng dẫn HS dựa vào 3 thí nghiệm trên để làm câu C4. - Gọi HS làm - Thống nhất kết quả. a Rút ra kết luận : Về việc khi vật này đẩy hoạt kéo vật kia * Làm thí nghiệm, nhận xét. -> Trả lời C1 - Xe tác dụng lên lò xo lực ép - Tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lực ép - Lò xo tác dụng lên xe lực đẩy * Tiến hành thí nghiệm - > Trả lời C2 - Xe tác dụng lên lò xo lực kéo ’ Nhận xét tác dụng của xe lên lò xo? * Trả lời : Lò xo tác dụng lên xe lực kéo -> Trả lời câu C3 : lực hút C4: (1) Lực đẩy (4) Lực kéo (2) Lực ép (5) Lực hút (3) Lực kéo - Thống nhất và ghi vở I. LỰC 1. Thí nghiệm : 2. Kết Luận: - Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia ta nói vật này tác dụng lên vật kia. Hoạt động 3: Nhận xét về phương và chiều của lực. * Cho HS làm lại TN 6.1; 6.2. * Giải thích phương và chiều H 6.2 - Vậy lực kéo do tay ta tác dụng lên lò xo có phương và chiều như thế nào? * Giải thích phương và chiều H 6.1. - Lực do tay ta tác dụng vào lò xo có phương và chiều như thế nào? * Cho HS tìm phương và chiều ở H 6.3 - Làm lại thí nghiệm và tìm hiểu về phương và chiều của 1 lực H6.1; 6.2 -> Trả lời ( tham khảo sgk) * Nhận xét : Mỗi lực có phương và chiều xác định C5: Phương : Trùng phương nam châm Chiều: Từ quả nặng đến nam châm. II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC : Hoạt động 4: Tìm hiểu hai lực cân bằng. * Cho HS làm câu C6: - Sợi dây dịch chuyển ntn nếu đội bên trái mạnh hơn, yếu hơn, nếu 2 đội mạnh ngang nhau? * Cho HS làm câu C7: - Lực đội bên trái tác dụng lên dây là lực gì? Có phương và chiều như thế nào? - Lực đội bên phải tdụng lên dây là lực gì? Có phương và chiều như thế nào? * Cho HS làm câu C8: - Cho HS điền - Thống nhất kết quả -> Rút ra kết luận hai lực cân bằng là ntn ? C6: - Nếu đội bên trái mạnh hơn: sợi dây qua vạch bên trái. - Nếu yếu hơn: dây qua bên phải - Mạnh ngang nhau: dây đứng yên. C7: * Bên trái Phương: dọc theo sợi dây. Chiều: Từ phải qua trái. * Bên phải Phương: dọc theo sợi dây Chiều: từ trái qua phải C8: (1) Cân bằng (4) Phương (2) Đứng yên (5) Chiều (3) Chiều - Thống nhất và đọc Sgk III. HAI LỰC CÂN BẰNG. Hoạt động 5 : Vận dụng và củng cố * Cho HS làm câu C9 * Cho HS làm câu C10 C9: a. lực đẩy b. Lực kéo C10 : lấy ví dụ và giải thích IV. VẬN DỤNG IV.Hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập 6.1 ’6.3 SBT/ 9,10 - Câu hỏi chuẩn bị : Vận động viên đang thi đấu môn bắn cung. Khi nào thì mới xác định là VĐV đang giương cung ? - Đọc phần “ Có thể em chưa biết” V.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docGiao an Ly 6 T6.doc
Giáo án liên quan