TOÁN:
Bài: Số 7
I. Mục tiêu:
- Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV viết sẵn các số từ 1 đến 7 vào 7 bảng con. 7 chấm tròn, chữ số 7
- HS : Bảng con, 7 que tính.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học khối 1 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 4
Thứ 2 ngày 16 tháng 9 năm 2013
Tiết 3:
TOÁN:
Bài: Số 7
I. Mục tiêu:
- Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV viết sẵn các số từ 1 đến 7 vào 7 bảng con. 7 chấm tròn, chữ số 7
- HS : Bảng con, 7 que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài:
- Yêu cầu HS viết chữ số 6.
- Gọi HS đếm từ 1 đến 6, từ 6 đến 1.
- GV nhận xét , ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1 : Giới thiệu số 7
Bước 1 : Lập số 7
- Hướng dẫn HS xem tranh .
+ Có 6 em đang chơi cầu trượt , một em khác chạy tới. Tất cả có mấy em ?
- Gọi HS nhắc lại .
- Yêu cầu HS lấy 6 que tính, rồi lấy thêm 1 que tính nữa.
- Gọi HS nhắc lại : “ Có 7 que tính”.
- GV đính 6 chấm tròn lên bảng và hỏi:
H: Có mấy chấm tròn?
- GV đính tiếp 1 chấm tròn nữa lên bảng
H: Có thêm mấy chấm tròn?
H: Tất cả có mấy chấm tròn?
- GV nêu kết luận : “ Bảy HS, bảy que tính, bảy chấm tròn; đều có số lượng là bảy”.
Bước 2 : Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết.
- GV nêu: “ Số 7 viết bằng chữ số 7”.
- GV giới thiệu chữ số 7 in,chữ số 7 viết.
- GV giơ bảng con có số 7.
Bước 3 : Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6, 7.
- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7 rồi đọc ngược từ 7 dến 1.
H: Liền sau số 6 là số nào?
HĐ2 : Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Viết số
- GV hướng dẫn cách viết số 7.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống.
- GV giúp HS nhận ra cấu tạo số 7:
H: Có mấy con bướm trắng và mấy con bướm xanh? Tất cả có mấy con bướm?
- GV nêu rồi cho HS nhắc lại :
“ 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6”
“ 7 gồm 5 và 2; gồm 2 và 5”
“ 7 gồm 4 và 3 ; gồm 3 và 4”.
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1.
- GV chữa bài, củng cố.
3. Trò chơi: “ Xếp đúng thứ tự”
- GV nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- GV nhận xét, khen ngợi.
4 . Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
Dặn: Về nhà tập đếm xuôi từ 1 đến 7, đếm ngược từ 7 đến 1. Tập viết số 7 .
- HS viết vào bảng con.
- 2 , 3 HS đếm.
- HS quan sát tranh
+ Tất cả có bảy em.
- HS nhắc lại : “ Có bảy em” hình
- HS lấy 6 que tính , lấy thêm 1 que tính và nói : “ 6 que tính thêm 1 que tính là 7 que tính”.
- 2 , 3 em nhắc lại.
+ Có 6 chấm tròn.
+ Có thêm 1 chấm tròn.
+ Tất cả có 7 chấm tròn.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc : “ bảy”
- HS cầm 7 que tính và lần lượt đếm xuôi từ 1 đến 7, từ 7 đến 1.
+ Liền sau số 6 là số 7.
- HS quan sát .
- HS viết vào bảng con.
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả.
+ Có 2 con bướm trắng và 5 con bướm xanh. Tất cả có 7 con bướm.
- HS nhắc lại.
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu miệng các số:
1 , 2 , 3 , 4 , 5 ,6, 7
- HS lần lượt lên bảng làm.
1
2
3
4
5
6
7
7
6
5
4
3
2
1
- 7 HS tham gia chơi.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Tự học.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC:
Bài 3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch sẽ là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường luôn sạch đẹp.
II/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- Cho HS hát bài : Sách bút thân yêu ơi.
- Sách bút là người bạn thế nào với em?
2.Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài - ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
-GV giải thích yêu cầu bài tập 1: Tô màu và gọi tên các đồ dùng học tập trong tranh.
-Cho từng đôi 1 hỏi và trả lời.
H: Đây là cái gì?
-Gọi HS đứng trước lớp chỉ vào tranh đọc tên các đồ dùng.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
-Nêu yêu cầu bài 2: Giới thiệu với bạn những đồ dùng học tập của mình.
-Yêu cầu HS từng đôi 1 giới thiệu.
+ Tên đồ dùng học tập?
+ Đồ dùng đó dùng để làm gì ?
+ Cách giữ gìn đồ dùng học tập ?
-GV theo dõi, giúp đỡ các em.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Được đi học là một quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu bài tập:
+ Đánh dấu cộng vào cho tranh đúng.
- Gọi HS chữa bài tập và giải thích:
H: Tranh nào thể hiện hành động đúng?
H: Tranh nào sai?
H: Vì sao cho rằng hành động đó đúng?
H: Vì sao hành động đó sai?
- GV giải thích:
Hành động của những bạn trong các bức tranh 1, 2, 6 là đúng.
Hành động của những bạn trong các bức tranh 3, 4, 5 là sai.
H: Các em cần làm gì để giữ gìn đồ dùng học tập.
Kết luận: Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập :
+Không làm dây bẩn,, viết bậy, vẽ bậy ra sách vở.
+Không gập gáy sách ,vở.
+Không xé sách, xé vở.
+ Không dùng thước, bút, cặp... để nghịch.
+Học xong phải cất gọn đồ dùng học tập vào nơi qui định.
+Giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình.
-GV lấy 1 số sách vở giữ cẩn thận, 1 số vở xộc xệch, dơ...
- Cho HS nhắc lại cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
2, Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn mỗi em tự sửa lại sách vở, đồ dùng học tập để tuần sau thi sách vở ai đẹp nhất.
- Cả lớp hát.
- HS trả lời.
Mở sách xem tranh bài 1.
- HS lấy màu tùy thích để tô vào tranh.
- 2 em đổi vở kiểm tra.
+ Quả bóng, cái cặp...
- 2 HS gọi tên các đồ dùng trong bức tranh.
- Nghe hướng dẫn.
- 2 em cạnh nhau giới thiệu với nhau về đồ dùng học tập của mình đồ dùng đó để làm gì, cách giữ gìn.
- 3, 4 HS trình bày, lớp nhận xét.
- Nhắc lại.
- Quan sát.
- HS nêu nội dung từng tranh.
+Tranh 1, 2, 6: Đúng
+ Tranh 3, 4, 5: Sai.
+Vì lau chùi cặp, sắp xếp đồ dùng, ngồi học ngay ngắn.
+Vì xé vở, vở bẩn, cầm cặp...
- HS tự trả lời .
- HS lắng nghe.
- 1, 2 HS lên cầm và nhận xét.
- Nêu giữ gìn như quyển nào...
- 3 em nêu lại.
- Tự chuẩn bị.
Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2013
Tiết 3
TNXH:
Bài: VỆ SINH THÂN THỂ
I. Mục tiêu:
- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể.
- Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ.
- Nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa, ghẻ,chấy rận,đau mắt, mụn nhọt.
- Biết cách đề phòng các bệnh về da.
- GDKNS:
+ KN tự bảo vệ: Chăm sóc thân thể.
+ KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ thân thể.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh, xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Cho HS hát bài : “ Khám tay”
- Yêu cầu HS kiểm tra bàn tay của nhau.
- GV nhận xét.
2 Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp.
-Hướng dẫn 1em hỏi, 1em trả lời. :
H: Hàng ngày bạn giữ gìn thân thể, quần áo như thế nào?
-Gọi 1 số em lên nói trước lớp về việc làm của mình để giữ gìn vệ sinh thân thể.
- GV nhận xét tuyên dương
HĐ2: Làm việc với SGK.
- GV hướng dẫn:
+ Quan sát các hình ở trang 12 và 13 SGK, hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình.
+ Nêu rõ việc nên làm, việc nào không nên làm?
-GV chốt các ý.
HĐ3: Thảo luận cả lớp
Bước 1:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
H:Hãy nêu các việc cần làm khi tắm?
- GV ghi lại tất cả ý kiến của HS lên bảng. Sau đó tổng kết lại và kết luận việc nên lsàm trước, việc nên làm sau theo trình tự:
+ Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm,.. sạch sẽ.
+ Khi tắm: dội nước, xát xà phòng, kì cọ,...
+ Tắm xong lau khô người.
+ Mặc quần , áo sạch sẽ.
Chú ý : Tắm nơi kín gió.
-Gọi HS nhắc lại các yêu cầu khi tắm
Bước 2:
- GV yêu cầu HS trả lời:
H: Nên rửa tay khi nào?
H: Nên rửa chân khi nào?
H: Hãy nêu những việc không nên làm?
H: Em giữ vệ sinh thân thể như thế nào?
- Cho 1 số em sạch sẽ lên trước lớp.
- Gọi 1 số em tóc dài, áo quần bẩn.
- GV hướng dẫn HS cách cắt móng tay, chân, cách rửa mặt, tay bằng xà phòng.
3. Củng cố, dặn dò:
H:Vì sao chúng ta cần giữ vệ sinh thân thể?
- Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Cả lớp hát.
- Từng cặp HS kiểm tra lẫn nhau và nhận xét bàn tay ai sạch và chưa sạch.
- 2 em nói với nhau về việc giữ sạch thân thể, quần áo...
- 3, 4 HS trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét và bổ sung
- HS mở SGK, 2 em ngồi cạnh nhau hỏi và trả lời các tranh.
+Nên làm: Tắm, gội, mặc áo, phơi quần áo, cắt móng tay, móng chân.
+Không nên: Tắm nước bẩn...
+Chuẩn bị nước, xà phòng, khăn tắm... sạch sẽ.
+Khi tắm: dội nước xát xà phòng, kì cọ...
+Tắm xong lau khô người.
+Mặc quần áo sạch sẽ.
- HS nhắc lại.
+ Trước khi cầm thức ăn, sau khi đại tiện...
+ Rửa chân trước khi đi ngủ.
+ ..Ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất...
- Tự kể
- HS tuyên dương
- HS khuyên bảo cách sửa chữa.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ cách làm
+ Giữ vệ sinh thân thể giúp chúng ta khỏe mạnh và tự tin.
- HS tự thực hiện.
Tiết 4: THỦ CÔNG:
Bài : XÉ , DÁN HÌNH TRÒN
A. Mục tiêu:
- Biết cách xé , dán hình tròn.
- Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị răng cưa.Hình dán có thể chưa phẳng.
* Với HS khéo tay:
- Xé, dán được hình tròn. Đường xé ít răng cưa.Hình dán tương đối phẳng.
- Có thể xé được thêm hình tròn có kích thước khác.
- Có thể kết hợp vẽ trang trí hình tròn.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bài xé, dán mẫu. Quy trình xé,dán. Giấy màu, keo.
- HS : Giấy màu , keo , vở Nghệ thuật.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- Cho HS xem bài mẫu và giảng giải cách vẽ.
H: Kể tên một số đồ vật xung quanh có dạng hình tròn?
2. Hướng dẫn mẫu:
+ Vẽ và xé hình tròn:
- Vẽ một hình vuông có cạnh là 8 ô, xé rời khỏi tờ giấy màu. Lần lượt xé 4 góc của hình vuông, chỉnh sửa dần để thành hình tròn.
+ Hướng dẫn dán hình:
- Xếp hình cân đối trên trang vở,sau đó mới bôi hồ.
3. Thực hành:
- GV yêu cầu HS lấy giấy màu ( tuỳ ý) ra để xé hình tròn.
- GV quan sát và giúp đỡ HS.
- Lưu ý HS: Sắp xếp hình cân đối và ngay ngắn trước khi dán.
4. Tổng kết,dặn dò:
- GV chọn một số bài để nhận xét, đánh giá.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét tiết học.
Dặn: HS chuẩn bị bài sau:Xé, dán hình quả cam.
- HS đưa giấy màu, keo , vở Nghệ thuật.
- HS quan sát .
+ Vòng đeo tay, cúc áo, miệng chậu thau, …
- HS quan sát thao tác của GV.
- HS thực hành xé, dán hình tròn.
- HS trình bày sản phẩm.
- HS chọn bài xé, dán đẹp mà mình thích.
- Tự chuẩn bị.
Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013
Tiết 3: TOÁN:
Số 8
I. Mục tiêu:
- Biết 7 đếm thêm 1 được 8 , viết số 8; đọc, đếm được từ 1 đến 8.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh, chấm tròn
- HS: Bảng con, hình vuông
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài:
- Yêu cầu HS viết chữ số 7
- Gọi HS đếm từ 1 đến 7, từ 7đến 1.
- GV nhận xét , ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1 : Giới thiệu số 8
Bước 1 : Lập số 8
- GV đính tranh lên bảng và hỏi:
+ Có bảy em đang chơi nhảy dây một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em ?
- Gọi HS nhắc lại .
- Yêu cầu HS lấy 7 hình vuông, rồi lấy thêm 1 hình nữa.
- Gọi HS nhắc lại : “ Có 8 hình vuông”.
- GV đính 7 chấm tròn lên bảng và hỏi:
H: Có mấy chấm tròn?
- GV đính tiếp 1 chấm tròn nữa lên bảng.
H: Có tiếp mấy chấm tròn?
H: Tất cả có mấy chấm tròn?
- Cho HS quan sát hình vẽ còn lại và giải thích: “bảy con tính thêm một con tính là tám con tính”.
- GV nêu kết luận : Tám HS, tám hình vuông, tám chấm tròn ,tám con tính đều có số lượng là tám”.
Bước 2 : Giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết.
- GV nêu: “ Số 8 viết bằng chữ số 8” .
- GV giới thiệu chữ số 8 in, chữ số 8 viết.
- GV giơ bảng con có số 8
Bước 3 : Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6, 7.8
- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 8 rồi đọc ngược từ 8 đến 1.
H: Liền sau số 7 là số nào?
HĐ2 : Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Viết số 8
- GV hướng dẫn cách viết số 8
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống.
- GVnêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo số 8.
H: Trong ô thứ nhất có mấy chấm xanh?
+ Trong ô thứ hai có mấy chấm xanh?
+ Trong cả hai ô có tất cả mấy chấm xanh?
- Các bài còn lại làm tương tự.
- GV nêu rồi cho HS nhắc lại :
“ 8gồm 7 và 1, gồm 1 và 7”
“ 8 gồm 6 và 2; gồm 2 và 6
“ 8gồm 5 và 3 ; gồm 3 và 5”
“ 8 gồm 4 và 4”.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1.
- GV chữa bài, củng cố.
H: Trong các số từ 1 đến 8 số nào lớn nhất?
3. Trò chơi: “ Thi cài đúng, cài nhanh”
- GV đọc: 1 5 .
- GV nhận xét, khen ngợi.
4 . Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
Dặn: Về nhà tập đếm từ 1đến 8, từ 8 đến 1.
- HS viết vào bảng con.
- 2 , 3 HS đếm.
- HS quan sát tranh
+ Tất cả có tám em.
- HS nhắc lại : “ Có tám em”
- HS lấy 7 hình vuông, lấy thêm 1 hình vuông và nói : “ 7 hình vuông thêm 1 hình vuông là 8 hình vuông”.
- 2 , 3 em nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS đọc : “ tám”
- HS đếm xuôi, đếm ngược.
+ Liền sau số 7 là số 8.
- HS quan sát .
- HS viết vào bảng con.
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS đứng tạichỗ nêu miệng kết quả.
+ Ô thứ nhất có 7 chấm xanh.Viết số 7.
+ Ô thứ hai có một chấm xanh.Viết số 1.
+ Cả hai ô có tất cả tám chấm xanh.
Viết số 8.
- HS nhắc lại.
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
- 2 HS lên bảng viết, lớp làm vào bảng con.
1
2
3
4
5
6
7
8
8
7
6
5
4
3
2
1
+ Số 8 lớn nhất.
- HS cài vào bảng cài theo yêu cầu của GV.
- Tự luyện.
Thứ 5 ngày 19 tháng 9 năm 2013
Tiết 3: TOÁN:
Số 9
I. Mục tiêu:
- Biết 8 đếm thêm 1 được 9, viết số 9; đọc, đếm được từ 1 đến 9.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chữ số 9, que tính
- HS : Bảng con, que tính, hình vuông
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài:
- Yêu cầu HS viết chữ số 8
- Gọi HS đếm từ 1 đến 8, từ 8 đến 1.
- GV nhận xét , ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1 : Giới thiệu số 9
Bước 1 : Lập số 9
- Hướng dẫn HS xem tranh .
+ Có tám em đang chơi chi chi chằn chằn, một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em ?
- Gọi HS nhắc lại .
- Yêu cầu HS lấy 8 hình vuông, rồi lấy thêm 1 hình nữa.
- Gọi HS nhắc lại : “ Có 9 hình vuông”.
- Cho HS quan sát hình vẽ còn lại và giải thích: “ Tám chấm tròn thêm một chấm tròn là chín chấm tròn; tám con tính thêm một con tính là chín con tính”.
- GV nêu kết luận : Chín học sinh, chín hình vuông, chín chấm tròn,chín con tính đều có số lượng là chín”.
Bước 2 : Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết.
- GV nêu: “ Số 9 viết bằng chữ số 9” .
- GV giới thiệu chữ số 9 in, chữ số 9 viết.
- GV giơ bảng con có số 9
Bước 3 : Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6, 7, 8, 9
GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 9 rồi đọc ngược từ 9 đến 1.
H: Liền sau số 8 là số nào?
HĐ2 : Thực hành
- Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Viết số 9
- GV hướng dẫn cách viết số 9
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống.
H: Có mấy con tính màu xanh? Mấy con tính màu đen?
H: Tất cả có mấy con tính? Viết số nào vào ô trống?
- Các bài còn lại làm tương tự.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn và làm mẫu 1 bài.
- Cho HS lần lượt làm vào bảng con.
- GV chữa bài, củng cố.
Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn và làm mẫu:
H: Số 8 bé hơn số nào?
H: Vậy ta điền vào chỗ chấm số mấy?
H: Số nào lớn hơn số 8?
GV: Ta điền số 9 vào chỗ chấm.
- Cho HS làm tương tự với các bài còn lại.
- GV chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Dặn: Về nhà tập đếm từ 1đến 9, từ 9 đến 1.
- HS viết vào bảng con.
- 2 , 3 HS đếm.
- HS quan sát tranh
+ Tất cả có chín em.
- HS nhắc lại : “ Có chín em”
- HS lấy 8 hình vuông, lấy thêm 1 hình vuông và nói : “8 hình vuông thêm 1 hình vuông là 9 hình vuông”.
- 2 , 3 em nhắc lại.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS đọc : “ chín ”
- HS đếm xuôi, đếm ngược.
+ Liền sau số 8 là số 9.
- HS quan sát .
- HS viết vào bảng con.
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả.
+ Có 8 con tính màu xanh.1 con tính màu đen.
+ Tất cả có 9 con tính. Ta viết số 9 vào ô trống.
+ Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- HS quan sát.
- HS làm bài:
- HS quan sát
+ Số 8 bé hơn số 9.
+ Điền số 9 vào chỗ chấm.
+ Số 9
- HS làm bài
8 < 9 7 < 8 7 < 8 < 9
9 > 8 8 > 7 6 < 7 < 8
- Tự luyện.
Thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2013
Tiết 3: TOÁN:
SỐ 0
I. Mục tiêu:
- Viết được số 0 ; đọc và đếm được từ 0 đến 9 .
- Biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9. Nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ o đến 9.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Que tính
- HS : Bảng con , que tính
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài:
- Cho HS viết số 9 vào bảng con.
- Gọi HS đếm xuôi từ 1-> 9 và đếm ngược từ 9-> 1.
- Nhận xét, ghi điểm
2.Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi bảng.
HĐ1: Giới thiệu số 0
Bước 1: Hình thành số 0
- GV hướng dẫn HS lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt 1 que tính, bớt dần đến lúc không còn que tính nào.
H: Còn bao nhiêu que tính?
- GV hướng dẫn HS quan sát các tranh vẽ trong SGK và lần lượt hỏi:
H: Lúc đầu có mấy con cá ?
H: Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá ?
H:Lấy tiếp một con cá nữa thì còn mấy con cá ?
H: Lấy nốt 1 con cá , trong bể còn mấy con cá ?
GV : Để chỉ không còn con cá nào hoặc không có con cá nào ta dùng số không”
Bước 2: Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết.
- GV nêu: Số không được viết bằng chữ số 0.
- GV giơ bảng con ghi số 0.
Bước 3: Nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
- Cho HS xem hình vẽ trong SGK và hỏi:
H: Có mấy chấm tròn ?
- Hướng dẫn HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 rồi từ 9 đến 0.
H: Trong dãy số từ 0 -> 9 số nào là số bé nhất? Số nào lớn nhất?
H: Số 0 đứng liền trước số nào?
H: Số nào đứng liền sau số 0?
- GV ghi : 0 < 1
HĐ2: Thực hành.
Bài 1: Viết số 0.
- GV viết mẫu.
-Hướng dẫn viết 1 dòng số 0.
- GV nhận xét
Bài 2: Làm dòng 2
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS viết các số còn thiếu vào ô trống.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV chữa bài, củng cố.
- Gọi HS đọc kết quả theo hàng.
Bài 3: Làm dòng 3
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV giới thiệu HS làm quen thuật ngữ “ số liền trước”
- Cho HS quan sát dãy số từ 0 đến 9 rồi nêu:
“ Số liền trước của 2 là 1”, “ Số liền trước của 1 là 0”.
- Hướng dẫn HS xác định số liền trước của một số cho trước rồi viết vào ô trống. Gọi HS lần lượt lên bảng làm.
- GV chữa bài.
Bài 4: Làm cột 1, 2
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS so sánh hai số rồi điền dấu thích hợp vào ô trống.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV chữa bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Dặn : Về nhà luyện tập thêm.
- HS viết bảng con
- 2, 3 em đếm.
- HS lấy 4 que tính, bớt 1que tính
+ Còn 3 que tính, ...., không còn que tính nào.
- HS quan sát
+ Có 3 con cá
+ Còn 2 con cá
+ Còn 1 con cá
+ Không còn con cá nào.
- HS đọc
- HS quan sát
+ Không, một, hai, ba, ....., chín
- HS đọc xuôi, đọc ngược
+ ...Số 0 bé nhấ, số 9 lớn nhất.
+ ...số 1
+ ...số 1
- HS đọc : “ 0 bé hơn 1”
- HS quan sát
- HS viết vào bảng con
+ Viết số thích hợp vào ô
- HS thực hiện cùng GV
- HS làm bài
- 1, 2 HS đọc
+ Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS quan sát
-2 HS làm bài
+ Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- HS lắng nghe và nắm cách làm bài.
- HS làm bài
- Tự luyện.
Tiết 4:
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
- GDHS mạnh dạn và biết tự quản trong các giờ học và các giờ HĐTT.
- Phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét hoạt động tuần 5 .
+ Đạo đức: Các em ngoan ngoãn, lễ phép, chuyên cần, nghỉ học có giấy xin phép, đi học đúng giờ. Không có hiện tượng trêu chọc hay đánh đập nhau xảy ra.
+ Học tập: Các em chuẩn bị tốt, học bài và làm bài đầy đủ, có đủ dụng cụ học tập. Các em đều tích cực phát biểu xây dựng bài. Song vẫn còn có một số em chưa thật chú ý còn làm việc riêng trong giờ học ( Quốc Anh, Bảo, Phong), ý thức tự quản chưa cao.
+ Nề nếp: Các em xếp hàng ra vào lớp khẩn trương, khá nghiêm túc. Hô 5 điều Bác Hồ dạy đều.
+ Thể dục - Vệ sinh:
- Tham gia học Thể dục chính khoá và Thể dục giữa giờ đều đặn, trang phục đầy đủ. Tập các động tác tương đối đều.
- Vệ sinh lớp học và khu vực được giao sạch sẽ. Song một số em ý thức giữ vệ sinh chưa cao.
+ Lao động: Hoàn thành công việc .
2. Bình xét và xếp loại thi đua:
- GV nhận xét về ưu, khuyết điểm của từng em và xếp điểm.
- Tuyên dương những HS xuất sắc: Anh Thy, Khánh Huyền, Phương Diệp, Nhật Quang.
- Nhắc nhở HS còn vi phạm : Phong, Quốc Anh, Mạnh.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới:
- Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm cần phấn đấu trong tuần tới.
- Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.
- Bồi dưỡng HS giỏi , phụ đạo HS yếu.
- Luyện chữ viết .
File đính kèm:
- Giao an lop 1(18).doc