Kế hoạch bài học khối 1 tuần 6

TOÁN

TỰ KIỂM TRA

I. Mục tiêu:

 Kiểm tra kết quả học tập của HS về :

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số từ 0 đến 10.

- Nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy các số từ 0 đến 10.

- Nhận biết hình vuông, hình tam giác.

II. Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị cho mỗi HS một tờ đề.

III. Cách tiến hành:

- Ổn định tổ chức.

- GV nêu yêu cầu của tiết học.

- GV phát đề kiểm tra.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài.

- GV theo dõi.

- Thu bài chấm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học khối 1 tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Thứ 2 ngày 30 tháng 9 năm 2013 Tiết 3 : TOÁN TỰ KIỂM TRA I. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập của HS về : - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số từ 0 đến 10. - Nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy các số từ 0 đến 10. - Nhận biết hình vuông, hình tam giác. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị cho mỗi HS một tờ đề. III. Cách tiến hành: - Ổn định tổ chức. - GV nêu yêu cầu của tiết học. - GV phát đề kiểm tra. - GV nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài. - GV theo dõi. - Thu bài chấm. IV. Cách đánh giá: Bài 1: 3 điểm Bài 2: 3 điểm Bài 3: 3 điểm Bài 4: 1 điểm Tiết 3: ĐẠO ĐỨC: Bài: GIA ĐÌNH EM ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ. - Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng,lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - GDKNS: + KN giới thiệu về những người thân trong gia đình. + KN giao tiếp : ứng xử với những người trong gia đình. + KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ. II. Tài liệu và phương tiện: - Vở bài tập Đạo đức. - Các điều 5 , 7 , 9 , 10 , 18 , 20 , 21, 27 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Các điều 3 , 5 , 7 , 9 , 12 , 13 , 16 , 17 , 27 trong Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. - Giấy, bút vẽ hoặc ảnh chụp của gia đình( Nếu có). - Bài hát: “ Cả nhà thương nhau” , “ Mẹ yêu không nào”. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV cho cả lớp hát bài: “ Cả nhà thương nhau”. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HĐ1: HS kể về gia đình mình. - GV chia HS thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 em và hướng dẫn HS cách kể về gia đình mình: + Gia đình em có mấy người? Bố mẹ em tên là gì? Anh( chị), em bao nhiêu tuổi ,tên gì? Học lớp mấy? - Gọi HS kể trước lớp. * Kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình. HĐ2: HS xem tranh bài tập 2 và kể lại nội dung tranh. - GV chia HS thành nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát, kể lại nội dung một tranh. - GV chốt lại nội dung từng tranh: +Tranh1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài. + Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên. +Tranh3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm. + Tranh 4: Một bạn nhỏ trong tổ bán báo “Xa mẹ” đang bán báo trên phố. H: Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình? Bạn nào phải sống xa cha mẹ? * Kết luận: Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi được sống cùng với gia đình. Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình . HĐ3: HS chơi đóng vai theo các tình huống trong bài tập 3. - GV chia lớp thành các nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai. - GV theo dõi, bổ sung. - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong các tình huống: Tranh1: Nói “Vâng ạ, thực hiện đúng lời mẹ dặn. Tranh 2: Chào bà và cha mẹ khi đi học về. Tranh 3: Xin phép bà đi chơi. Tranh 4: Nhận quà bằng 2 tay và cảm ơn. * Kết luận: Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. H: Các em phải có bổn phận gì? 3. Tổng kết, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - HS tự kể về gia đình mình trong nhóm. - 3 , 4 HS kể. - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm về nội dung tranh được phân công. - Đại diện các nhóm kể lại nội dung tranh. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS quan sát và lắng nghe. + Bạn nhỏ trong tranh 1, 2, 3 được sống hạnh phúc với gia đình. Bạn trong tranh 4 phải sống xa cha mẹ. - Nhắc lại. - Các nhóm chuẩn bị đóng vai theo tranh. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Nhắc lại. + Kính trọng, lễ phép, vâng lời và giúp đỡ... Thứ 3 ngày 1 tháng 10 năm 2013 TNXH : Bài: THỰC HÀNH: ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT I/ Mục tiêu: - Biết cách đánh răng và rửa mặt đúng cách. - Áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày . - Giáo dục KNS : - KN tự phục vụ bản thân: Tự đánh răng, rửa mặt - KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đánh răng đúng cách. - Phát triển KN tư duy phê phán thông qua nhận xét các tình huống. II/ Chuẩn bị: - GV: Mô hình hàm răng, bàn chải. - HS: Bàn chải, li, khăn mặt. III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1, Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng của HS - Nhận xét 2, Dạy bài mới: - Gv giới thiệu bài – ghi bảng. HĐ1: Thực hành đánh răng. Bước 1: Đặt câu hỏi. H: Ai có thể chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng? H: Hàng ngày em quen chải như thế nào? - Gọi một vài HS lên làm thử các động tác chải răng bằng bàn chải trên mô hình hàm răng. - Cho HS nhận xét. - GV làm mẫu động tác đánh răng với mô hình hàm răng, vừa làm vừa nói các bước: + Chuẩn bị cốc và nước sạch. + Lấy kem vào bàn chải. + Chải theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. +Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. +Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần. +Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng ( Cắm ngược bàn chải). Bước 2: Thực hành đánh răng. - Cho HS lần lượt thực hành đánh răng theo chỉ dẫn của GV. - Đến từng nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. HĐ2: Thực hành rửa mặt. Bước 1: Hướng dẫn. H: Ai có thể nói cho cả lớp biết rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất? Nói rõ vì sao? +Trình bày động tác rửa mặt. - GV hướng dẫn thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh: + Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch. + Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước trước khi rửa mặt. + Dùng 2 bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt xoa kĩ vùng xung quanh mắt, trán, 2 má, miệng và cằm + Sau đó dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác. + Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ. + Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo, thoáng. Bước 2: Thực hành rửa mặt. - Cho từng HS thực hành rửa mặt như hướng dẫn. *Kết luận: Nhắc nhở HS thực hiện đánh răng, rửa mặt ở nhà cho hợp vệ sinh. 3, Củng cố dặn dò H: Nên đánh răng, rửa mặt vào những lúc nào? Dặn : Về xem lại bài. Và thực hành đánh răng rửa mặt hằng ngày đúng cách - Đưa để lên bàn - HS lên cầm mô hình hàm răng và chỉ, lớp quan sát nhận xét, bổ sung - HS nêu - 2, 3 HS lên làm động tác chải răng trên mô hình nhựa. - Nhận xét xem bạn nào đúng, sai. - Quan sát. - Từng em đánh răng theo chỉ dẫn của GV. + Dùng khăn sạch, nước sạch vò khăn, vắt nhẹ cho bớt nước. Đầu tiên lau khóe mắt, sau đó lau 2 má rồi lau trán, vò lại khăn rồi lau tai, mũi, vò khăn phơi khô. Để giữ vệ sinh - 1 HS lên làm lớp quan sát. - Nhận xét đúng, sai. - Cả lớp quan sát và ghi nhớ cách làm - Thực hành. |+ Buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn - Tự thực hiện hằng ngày Thứ 4 ngày 2 tháng 10 năm 2013 Tiết 4 TOÁN: Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3 I. Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3. - Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Các mô hình: 2 con gà, 3 ô tô, 3 chấm tròn. - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài: +Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 8 … 10 2 … 5 10 … 9 5 … 5 + Đọc các số từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0. - GV nhận xét – ghi điểm. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. đến 4 và từ 4 đến 1. HĐ1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3. a. Hướng dẫn HS học phép cộng 1+1=2. - Hướng dẫn HS quan sát mô hình và nêu bài toán: “ Có một con gà thêm một con gà nữa. Hỏi có tất cả mấy con gà? - Cho HS nêu lại bài toán. - GV chỉ vào mô hình và nêu: “ Một con gà thêm một con gà được hai con gà.Một thêm một bằng hai”. - GV nêu: “ Ta viết một thêm một bằng hai ta viết như sau: GV ghi bảng: 1 + 1 = 2 * Dấu “+” gọi là “dấu cộng”. Đọc là: Một cộng một bằng hai” - Chỉ vào 1 + 1 = 2. - Gọi HS lên bảng viết lại, đọc lại. H: 1 cộng 1 bằng mấy? b. Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 1= 3 theo 3 bước tương tự như 1 + 1 = 2. Bước 1: Nếu HS chưa tự nêu được thì GV giúp HS nêu: “Có hai ô tô thêm một ô tô nữa. Hỏi có tất cả mấy ô tô?”. Các bước sau thực hiện tương tự như 1 + 1 = 2. c. Hướng dẫn HS học phép cộng 1 + 2 = 3 theo 3 bước tương tự như với 2 + 1 = 3. d. GV chỉ vào các công thức và nêu: “ 1 + 1 = 2 là phép cộng; 2 + 1 = 3 là phép cộng; … ” - Gọi một số HS đọc các phép cộng trên bảng. H: “ Một cộng một bằng mấy? ” H: “ Ba bằng mấy cộng mấy?” đ. Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ cuối cùng , nêu các câu hỏi: H: Có 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? H: Có 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? H: Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính? H: Vị trí của các số trong phép tính 2+1 và 1 + 2 có giống nhau hay khác nhau? GV: Vị trí của các số trong 2 phép tính đó khác nhau nhưng kết quả của phép tính đều bằng 3. Vậy: 2 + 1 = 1 + 2. tức là 2 + 1 cũng giống 1 + 2 ( vì cùng bằng 3). - Cho HS đọc thuộc bảng cộng 3. HĐ2: Thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1: Tính . - GV hướng dẫn và làm mẫu 1 bài: - GV chữa bài . Bài 2: Giới thiệu cách viết phép tính theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc( chú ý các số viết thẳng cột). - GV làm mẫu : 1 + 1 2 - Cho HS làm tương tự với các bài còn lại. - GV chữa bài , lưu ý HS khi đặt tính. Bài 3: Chuyển thành trò chơi: “ Thi đua nối đúng , nối nhanh”. - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Gọi đại diện 3 tổ lên tham gia. GV chữa bài, nhận xét và tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn : Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3 đã học. - 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào bảng con. 1 , 2 HS đọc. - HS quan sát. - HS nêu lại bài toán. - HS nêu lại: Một thêm một bằng hai”. - HS quan sát. - HS đọc: Một cộng một bằng hai”. - 1 HS lên bảng viết. + 1 cộng 1 bằng 2. - HS tự nêu bài toán, phép tính: 2 + 1 = 3 - HS tự nêu bài toán,phép tính . - HS quan sát và lắngnghe. - HS đọc . + Một cộng một bằng hai. + Ba bằng hai cộng một, ba bằng một cộng hai. + Tất cả có 3 chấm tròn. + Tất cả có 3 chấm tròn. - HS nhận xét. + Vị trí khác nhau. - HS đọc bảng cộng 3. - HS nêu cách làm bài. - HS thực hiện cùng GV. - 2 HS lên bảng làm. - Lớp làm vào bảng con - HS thực hiện cùng GV. - 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào bảng con. - HS nắm cách chơi. - 3 HS lên chơi. 1 + 2 1 + 1 2 + 1 2 1 3 - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - 1 HS đọc lại bảng cộng 3. - Tự học Thứ 5 ngày 3 tháng 10 năm 2013 Tiết 4: TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài: - Gọi HS đứng tại chỗ đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 3. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Hướng dẫn HS xem tranh vẽ nêu bài toán. - Yêu cầu HS viết lần lượt 2 phép cộng ứng với tình huống trong tranh vào bảng con. - GV chữa bài: Cho HS nêu bằng lời từng phép tính. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS nêu cách làm. - Cho HS làm lần lượt vào bảng con. - GV chữa bài trên bảng. Bài 3: Làm cột 1 - Hướng dẫn HS nêu cách làm bài. - GV hướng dẫn và làm mẫu 1 bài: 1 + 1 = 2 - Gọi HS lên bảng làm - GV chữa bài. Bài 5: Làm phần a, - Cho HS quan sát tranh rồi nêu bài toán. H: Nêu phép tính thích hợp? - Cho HS làm vào bảng con. - GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. - 2, 3 HS đọc bảng cộng 3, - Lớp nhận xét. - HS khá, giỏi nêu bài toán: “ Có 2 con thỏ, thêm 1 con thỏ nữa. Hỏi tất cả có mấy con thỏ?” - HS làm vào bảng con – 2 HS lên bảng làm - 2, 3 HS đọc. - HS nêu : Tính - HS làm bài + Viết số thích hợp vào ô trống. - HS thực hiện cùng GV - 2 HS khá, giỏi lên bảng làm - HS khá, giỏi nêu bài toán: “ Lan có một quả bóng, Hùng có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?” - HS nêu miệng - HS làm vào bảng con: 1 + 2 = 3 - Tự luyện. Thứ 6 ngày 4 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: TOÁN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4 I. Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4. - Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Các mô hình: 4 con chim, 4 quả cam, … - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài: - Cho HS làm vào bảng con: - GV nhận xét , khen ngợi. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HĐ1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4. a.Hướng dẫn HS học phép cộng 3+1=4 - Hướng dẫn HS quan sát mô hình trên bảng và nêu bài toán: “ Có ba con chim thêm một con chim nữa. Hỏi có tất cả mấy con chim? - Cho HS nêu lại bài toán. - GV chỉ vào mô hình và nêu: “ Ba con chim thêm một con chim được bốn con chim . Ba thêm một bằng bốn”. - GV nêu: “ Ta viết ba thêm một bằng bốn ta viết như sau: - GV ghi bảng: 3+ 1 = 4 Đọc là: Ba cộng một bằng bốn” - Chỉ vào 3+ 1 = 4. - Gọi HS lên bảng viết lại, đọc lại. H: 3 cộng 1 bằng mấy? b. Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 2=4 theo 3 bước tương tự như 3 + 1 = 4. c. Hướng dẫn HS học phép cộng 1 + 3 = 4 theo 3 bước tương tự như với 3 + 1 = 4. d. GV chỉ vào các công thức và nêu: “ 3 + 1 = 4 là phép cộng; 2 + 2 = 4 là phép cộng; … ” - Gọi một số HS đọc các phép cộng trên bảng. H: “ Ba cộng một bằng mấy? ” H: “ Bốn bằng mấy cộng mấy?” d. Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ cuối cùng , nêu các câu hỏi: H: Có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? H: Có 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? H: Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính? H: Vị trí của các số trong phép tính 3+1 và 1 + 3 có giống nhau hay khác nhau? GV: Vị trí của các số trong 2 phép tính đó khác nhau nhưng kết quả của phép tính đều bằng 4 Vậy: 3 + 1 = 1 + 3 tức là 3 + 1 cũng giống 1 + 3 ( vì cùng bằng 4). - Cho HS đọc thuộc bảng cộng 4. HĐ2: Thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1: Tính . - GV hướng dẫn và làm mẫu : - Gọi HS lên bảng làm. - GV chữa bài . Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn và làm mẫu 1 bài : - Cho HS làm tương tự với các bài còn lại. - Lưu ý HS viết các số phải thẳng cột. - GV chữa bài , củng cố. Bài 3: Làm cột 1 . - Hướng dẫn HS nêu cách làm bài. - GV làm mẫu: 2 + 1 = 3 - Gọi HS lên bảng làm. - GV chữa bài, củng cố cách so sánh. Bài 4: Tổ chức trò chơi: “ Cài phép tính đúng”. - GV cho HS xem tranh , yêu cầu HS nêu bài toán. - GV yêu cầu HS cài phép tính đúng với bài toán. - GV nhận xét, khen ngợi. 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn : Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4 đã học. - HS làm vào bảng con 1 2 1 + + + 1 1 2 2 3 3 - HS quan sát. - HS nêu lại bài toán. - HS nêu lại: Ba thêm một bằng bốn”. - HS quan sát. - HS đọc: Ba cộng một bằng bốn”. - 1 HS lên bảng viết. + 3 cộng 1 bằng 4. - HS tự nêu bài toán, phép tính: 2 + 2 = 4 - HS đọc. - HS tự nêu bài toán, phép tính - HS quan sát và lắngnghe. - HS đọc . + Ba cộng một bằng bốn. + Bốn bằng ba cộng một, bốn bằng hai cộng hai, bốn bằng một cộng ba. + Tất cả có 4 chấm tròn. + Tất cả có 4 chấm tròn. - HS nhận xét. + Vị trí khác nhau. - HS đọc bảng cộng 4. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện cùng GV. - 2 HS lên bảng làm. - Lớp làm vào bảng con + Tính và ghi kết quả của phép tính. - HS thực hiện cùng GV. - 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào bảng con. + Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS thực hiện cùng GV - 2 HS làm bài trên bảng – Lớp làm vào bảng con. - HS xem tranh, nêu bài toán. - HS thi đua cài phép tính đúng vào bảng cài. Tổ nào có nhiều bạn làm đúng sẽ được tuyên dương. - Tự học. Tiết 4: THỦ CÔNG: Bài: XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM( Tiết 2) I. Mục tiêu: - HS xé, dán được hình quả cam theo hướng dẫn. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. - Với HS khéo tay: xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xe ít răng cưa. Hình dán phẳng - Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác - Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam. - Biết dọn vệ sinh sau khi làm xong. II/ Chuẩn bị: - GV: Quy trình xé, dán hình quả cam - HS : Giấy màu da cam, xanh, hồ, bút chì, III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài: - Kiểm tra đồ dùng của HS - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: - Giới thiệu bài - ghi bảng a. Nêu các bước xé, dán. - GV treo quy trình - Gọi HS nêu lại các bước xé, dán quả cam - GV nhắc lại các bước xé, dán hình quả cam * Xé hình quả cam: - Lấy tờ giấy màu da cam, lật mặt sau đánh dấu vẽ hình vuông cạnh 8 ô. - Xé rời hình vuông ra. - Xé 4 góc hình vuông (2 góc bên xé nhiều hơn). - Chỉnh, sửa cho giống hình quả cam. * Xé hình lá: - Lấy tờ giấy màu xanh vẽ hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, rộng 2 ô, xé hình chữ nhật, xé 4 góc. * Xé hình cuống lá: - Lấy tờ giấy màu xanh, vẽ hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, rộng 1 ô, xé đôi lấy 1 nửa làm cuống (1 đầu to, 1 đầu nhỏ). * Dán hình: -Dán lần lượt quả, cuống, lá. b. Thực hành. - Cho HS lấy giấy màu ra xé, dán quả cam. -Yêu cầu HS lấy giấy đặt lên bàn. + Đánh dấu vẽ hình vuông cạnh 8 ô. - GV hướng dẫn xé cuống, lá. -Hướng dẫn xếp hình cho cân đối trên vở. - GV theo dõi, sửa chữa cho HS cách sắp xếp trong vở và cách bôi hồ dán. - Đánh giá sản phẩm. 3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn: HS chuẩn bị bài sau : Xé, dán hình cây đơn giản. - Đưa đồ dùng để lên bàn GV kiểm tra. - 2 HS nhắc lại. - Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - Lắng nghe và ghi nhớ - HS vẽ, xé quả cam: Hình vuông có cạnh là 8 ô. Xé rời hình vuông khỏi tờ giấy màu.Xé 4 góc cho giống hình quả cam. - Xé cuống và lá - HS xé xong, xếp hình cân đối. Lần lượt dán quả, lá, cuống. - Chọn bài xé , dán đẹp. - Tự chuẩn bị ở nhà SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. - Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới. - GDHS mạnh dạn và biết tự quản trong các giờ học và các giờ HĐTT. - Phương hướng hoạt động tuần tới. II. Lên lớp: 1. Nhận xét hoạt động tuần 7: + Đạo đức: Các em ngoan ngoãn, lễ phép, chuyên cần, , đi học đúng giờ. Không có hiện tượng trêu chọc hay đánh đập nhau xảy ra. + Học tập: có đủ dụng cụ học tập. Các em đều tích cực phát biểu xây dựng bài. Song vẫn còn có một số em chưa thật chú ý còn làm việc riêng trong giờ học Phong, ý thức tự quản chưa cao. + Nề nếp: Các em xếp hàng ra vào lớp khẩn trương, khá nghiêm túc. + Thể dục - Vệ sinh: - Tham gia học Thể dục chính khoá và Thể dục giữa giờ đều đặn, Tập các động tác đúng nhưng chưa đều, chưa đẹp. - Vệ sinh lớp học và khu vực được giao sạch sẽ. Song một số em ý thức giữ vệ sinh chưa cao. + Lao động: Hoàn thành công việc . 2. Bình xét và xếp loại thi đua: 3. Phương hướng hoạt động tuần tới: - Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm cần phấn đấu trong tuần tới. - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động. - Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS. - Bồi dưỡng HS giỏi , phụ đạo HS yếu . - Luyện chữ viết đẹp .

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1(15).doc
Giáo án liên quan