Kế hoạch bài học môn ngữ Văn lớp 9 - Tiết 131, 132 tổng kết phần văn bản nhật dụng

1.Các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9.

2.Đã nắm được khái niệm, chủ đề, thể loại các văn bản nhật dụng.

3.Đã biết vận dụng vào viết một vài chủ đề có tính chất cập nhật trong cuộc sống, trong xã hội. 1.Ôn tập khái niệm văn bản nhật dụng

2.Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng đã học.

3.Hệ thống hoá về hình thức của văn bản nhật dụng.

4.Rút ra được phương pháp học văn bản nhật dụng

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn ngữ Văn lớp 9 - Tiết 131, 132 tổng kết phần văn bản nhật dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục&Đào tạo Phú Thọ Trường PT dân tộc nội trú Thanh Sơn Kế hoạch bài học Môn Ngữ văn –Lớp 9 Tiết 131&132 Tổng kết phần văn bản Nhật dụng Người thực hiện: Phạm Thị Thu Hương Giáo viên – Trường PTDTNT Thanh Sơn Huyện Thanh Sơn-Tỉnh Phú Thọ Ngày soạn:9-4-2008 Ngày dạy: Tiết 131 Tổng kết phần văn bản nhật dụng ( Tiết 1) Đối tượng học sinh: Lớp 9C –Trường PT dân tộc nội trú Thanh Sơn Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Thu Hương Kiến thức đã học Kiến thức trong bài 1.Các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. 2.Đã nắm được khái niệm, chủ đề, thể loại các văn bản nhật dụng. 3.Đã biết vận dụng vào viết một vài chủ đề có tính chất cập nhật trong cuộc sống, trong xã hội. 1.Ôn tập khái niệm văn bản nhật dụng 2.Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng đã học. 3.Hệ thống hoá về hình thức của văn bản nhật dụng. 4.Rút ra được phương pháp học văn bản nhật dụng I.Mục tiêu bài học Qua bài học, giúp học sinh: 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về văn bản nhật dụng trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS. 2.Kĩ năng: Hệ thống hoá kiến thức, so sánh, liên hệ thực tế. 3.Thái độ: -Nhận thức đúng đắn về những vấn đề mang tính cập nhật, thời sự trong cuộc sống, trong xã hội. -Biết bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đó, biết rút ra những bài học có ích cho bản thân. -Có tinh thần hợp tác trong nhóm. II.Chuẩn bị: *Học sinh: 1.Ôn tập kiến thức, chuẩn bị các nội dung bài theo yêu cầu trong SGK. 2. Chuẩn bị đồ dùng học tập: -SGK Ngữ văn các lớp 6,7,8,9. -Bảng phụ, giấy A0, bút dạ, thước kẻ... *Giáo viên: -Chuẩn bị giáo án. -Hợp đồng học tập. -Phiếu bài tập. *Phương pháp dạy học: -Dạy theo hợp đồng. -Hợp tác theo nhóm. III.Các hoạt động dạy và học: Thời gian Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng-thiết bị dạy học 4 phút 30 phút 3 phút 7 phút 1 phút Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn dề vào bài mới. Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 Hoạt động 3: Các nhóm tự đánh giá mức độ hoàn thành của nhóm mình vào bản hợp đồng. Hoạt động 4: Luyện tập Hãy sắp xếp cho đúng tên văn bản- tên tác giả Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. -Giao hợp đồng cho học sinh . -Theo dõi học sinh hoạt động nhóm. -Trợ giúp các nhóm có yêu cầu. Giao phiếu ghi tên tác giả, tên tác phẩm cho các nhóm. -Nhận xét giờ học. -Dặn dò:Các nhóm hoàn chỉnh bài tập của nhóm mình, giờ sau học tiếp. Cán sự bộ môn báo cáo. -Các nhóm trưởng nhận hợp đồng. -Nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. *Các nhóm tự đánh giá mức độ hoàn thành của nhóm mình. Thi sắp xếp, hoàn thành trong thời gian ngắn nhất -Giấy A0, bút dạ, bảng phụ. Giấy Ao,hồ dán hoặc băng dính *Nội dung hợp đồng: Hợp đồng học tập tiết 131-132 Ngữ văn lớp 9 Bài : Tổng kết văn bản nhật dụng Nhiệm vụ Hình thức Thời gian Hoạt động Địa điểm Đáp án Hoàn thành Tự đánh giá 1.Phiếu bài tập số 1 Lựa chọn 20 phút nhóm 5 HS Tại lớp Viết 2.Phiếu bài tập số 2 Lựa chọn 20 phút nhóm 5 HS Tại lớp Viết 3.Phiếu bài tập số 3 Lựa chọn 20 phút nhóm 5 HS Tại lớp Viết 4.Phiếu bài tập số 4 Lựa chọn 20 phút nhóm 5 HS Tại lớp Viết 5.Phiếu bài tập số 5 Lựa chọn 20 phút nhóm 5 HS Tại lớp Viết 6.Phiếu bài tập số 6 Lựa chọn 20 phút nhóm 5 HS Tại lớp Viết 7.Phiếu bài tập số 7 Bắt buộc 10 phút nhóm 5 HS Tại lớp Viết Nội dung các phiếu bài tập: 1.Phiếu bài tập số 1 ************************************************************************************************* 1. Thế nào là văn bản nhật dụng? 2.Em có nhận xét gì về đề tài đã được đề cập đến trong các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9? 3.Thế nào là tính cập nhật của văn băn nhật dụng? Tính cập nhật với tính thời sự có liên quan gì với nhau?Những văn bản đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời hay không? Vì sao? 4.Học văn bản nhật dụng để làm gì? 2. Phiếu bài tập số 2 1.Hãy điền nội dung vào bảng sau: Lớp Tên văn bản nhật dụng đã học Nội dung 6 1. 2. 3. 7 4. 5. 6. 7. 8 8. 9. 10 9 11. 12. 13 2.Những văn bản trên có đạt yêu cầu của 1 văn bản nhật dụng không? Có tính cập nhật không? Có ý nghĩa lâu dài không? Có giá trị văn học không? 3.Phiếu bài tập số 4 Hoàn thành bảng thống kê sau: Kiểu văn bản-Thể loại Tên văn bản Hành chính (Điều hành), Nghị luận Tự sự Miêu tả Biểu cảm Thuyết minh Truyện ngắn Bút kí Thư từ Hồi kí Thông báo Xã luận Kết hợp các phương thức biểu đạt(miêu tả, tự sự, hành chính-nghị luận,miêu tả-thuyết minh) -Rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng? 4.Phiếu bài tập số 5 Nhóm của bạn có nhiệm vụ thảo luận các yêu cầu sau: Văn bản nhật dụng thường đan xen những phương thức biểu đạt nào? Chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, lớp 7 gắn với kiểu bài tập làm văn nào đã học? Nêu ví dụ? Chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8, lớp 9 gắn với kiểu bài tập làm văn nào đã học? Nêu ví dụ? Chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại một cách cụ thể trong 1 văn bản nhật dụng đã học 5 Phiếu bài tập số 3 Hãy cho biết mỗi chủ đề của văn bản nhật dụng sau đây có liên quan đến những môn học nào? Số thứ tự Chủ đề Môn học 1 Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh 2 Môi trường, thiên nhiên 3 Tệ nạn ma tuý, thuốc lá 4 Vấn đề dân số 5 Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh 6 Hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc Kể tên các văn bản theo các chủ đề trên. 6.Phiếu bài tập số 6 Nhóm của bạn thảo luận câu hỏi sau: Qua việc học các văn bản nhật dụng, hãy nêu các phương pháp để học văn bản nhật dụng một cách tốt nhất? 7.Phiếu bài tập số 7 (Bắt buộc cho tất cả các nhóm) Hãy viết một đoạn văn (Theo một trong ba cách: Diễn dịch, qui nạp, tổng –phân-hợp) bày tỏ quan điểm của em về một trong những vấn đề sau: a.Vấn đề môi trường ở quê em. b.Nạn chặt phá rừng c.Nạn hút thuốc lá trong thanh, thiếu niên. d.Vấn đề tự học của học sinh. (Khoảng 10 đến 12 câu) Ngày soạn:10-4-2008 Ngày dạy: Tiết 132 Tổng kết phần văn bản nhật dụng ( Tiết 2) Đối tượng học sinh: Lớp 9C –Trường PT dân tộc nội trú Thanh Sơn Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Thu Hương Kiến thức đã học Kiến thức trong bài 1.Các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. 2.Đã nắm được khái niệm, chủ đề, thể loại các văn bản nhật dụng. 3.Đã biết vận dụng vào viết một vài chủ đề có tính chất cập nhật trong cuộc sống, trong xã hội. 1.Ôn tập khái niệm văn bản nhật dụng 2.Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng đã học. 3.Hệ thống hoá về hình thức của văn bản nhật dụng. 4.Rút ra được phương pháp học văn bản nhật dụng I.Mục tiêu bài học Qua bài học, giúp học sinh: 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về văn bản nhật dụng trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS. 2.Kĩ năng: Hệ thống hoá kiến thức, so sánh, liên hệ thực tế. 3.Thái độ: -Nhận thức đúng đắn về những vấn đề mang tính cập nhật, thời sự trong cuộc sống, trong xã hội. -Biết bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đó, biết rút ra những bài học có ích cho bản thân. -Có tinh thần hợp tác trong nhóm. II.Chuẩn bị: *Học sinh: 1.Ôn tập kiến thức, củng cố kết quả bài tập đã làm theo nhóm ở tiết 131. 2. Chuẩn bị đồ dùng học tập: -SGK Ngữ văn các lớp 6,7,8,9. -Bảng phụ, giấy A0, bút dạ, thước kẻ... *Giáo viên: -Chuẩn bị giáo án. -Hợp đồng học tập. -Phiếu bài tập. -Đáp án các bài tập. -Máy chiếu. *Phương pháp dạy học: -Dạy theo hợp đồng. -Hợp tác theo nhóm. III.Các hoạt động dạy và học: Thời gian Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng-thiết bị dạy học 3 phút 30 phút 9 phút 3 phút Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn dề vào bài mới. Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 qua phần trình bày của các nhóm. I.Khái niệm văn bản nhật dụng: Phiếu bài tập số 1: a.Khái niệm văn bản nhật dụng. b.Đề tài của văn bản nhật dụng rất phong phú: Thiên nhiên,môi trường,văn hoá,giáo dục, chính trị,thể thao, đạo đức, nếp sống... c.Tính cập nhật là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu,đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày,cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. -Tính cập nhật và tính thời sự có liên quan mật thiết với nhau. -Các văn bản đã học vừa có tính cập nhật, vừa có tính thời sự lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. d. Học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng sự hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường, xã hội. II.Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng: Phiếu bài tập 2: Lớp Tên văn bản nhật dụng đã học Nội dung 6 1.Cầu Long.. 2.Động Phong Nha 3.Bức thư của thủ lĩnh da đỏ -Di tích, danh lam... -Danh lam, thắng cảnh... -Quan hệ thiên nhiên, con người 7 4.Cổng trường... 5.Mẹ tôi 6.Cuộc chia tay... 7.Ca Huế... -Giáo dục, nhà trường,gia đình, trẻ em. -............................. -.............................. -Văn hoá dân gian 8 8.Thông tin... 9.Ôn dịch.... 10.Bài toán dân số. -Môi trường -Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá. -Dân số và tương lai nhân loại 9 11.Tuyên bố... 12.Đấu tranh... 13.Phong cách... -Quyền sống con người. -Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. -Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc. Tất cả các văn bản trên đều đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng:Vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài. 2.Phiếu bài tập số 3 Hãy cho biết mỗi chủ đề của văn bản nhật dụng sau đây có liên quan đến những môn học nào? Số thứ tự Chủ đề Môn học 1 Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn 2 Môi trường, thiên nhiên Sinh học, Địa lí, GDCD 3 Tệ nạn ma tuý, thuốc lá Sinh học, GDCD 4 Vấn đề dân số Địa lí 5 Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh Lịch sử, GDCD 6 Hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc Lịch sử, Ngữ văn, GDCD Kể tên các văn bản theo các chủ đề trên: 1.Cầu Long Biên...,Động Phong Nha. 2.Thông tin... 3.Ôn dịch thuốc lá. 4.Bài toán dân số. 5.Đấu tranh... 6.Phong cách Hồ Chí Minh. III.Hình thức của văn bản nhật dụng 1. Phiếu bài tập số 4 Hoàn thành bảng thống kê sau: Kiểu văn bản-Thể loại Tên văn bản Hành chính (Điều hành), Nghị luận Thông tin..,Tuyên bố..,Ôn dịch...,Bức thư...,Đấu tranh.. Tự sự Cuộc chia tay.. Miêu tả Cầu Long biên.., Động Phong Nha, Biểu cảm Cổng trường.., Thuyết minh Động Phong Nha, Ca Huế... Truyện ngắn Cuộc chia tay..., Mẹ tôi Bút kí Cầu Long Biên..., Thư từ Bức thư..., Hồi kí Cổng trường... Thông báo Thông tin về ngày... Xã luận Đấu tranh... Kết hợp các phương thức biểu đạt(miêu tả, tự sự, hành chính-nghị luận,miêu tả-thuyết minh) Phong cách Hồ Chí Minh, Ôn dịch thuốc lá,Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long Biên..., Động Phong Nha. -Rút ra kết luận về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng: +Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản. +Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại. 2.Phiếu bài tập số 5 1.Cũng giống như các văn bản, tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục =>Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. 2.Chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6,7 gắn với các kiểu bài: Tự sự, miêu tả,biểu cảm, nghị luận. 3.Chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8,9 gắn với các kiểu bài: Tự sự, miêu tả,biểu cảm, nghị luận, thuyết minh. 4.(HS tự làm) IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng. Phiếu bài tập số 6: Các phương pháp để học văn bản nhật dụng một cách tốt nhất: 1.Đọc thật kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề. 2.Có thói quen liên hệ: -Thực tế bản thân -Thực tế cộng đồng (từ nhỏ đến lớn, nơi học, nơi ở...) 3.Có ý kiến, quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp.(ví dụ: chống đổ rác bừa bãi, chống hút thuốc lá...) 4.Vân dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại. 5.Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề. 6.Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thông trên Tivi, đài và các sách báo hàng ngày. Hoạt động 3 Luyện tập Phiếu bài tập số 7: Đoạn văn Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 1.Bài tập trắc nghiệm(2 phút) 2.Nhận xét giờ học, hướng dẫn học bài. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. Lắng nghe, nhận xét bổ sung(nếu cần thiết) -Theo dõi, dùng máy chiếu đáp án Lắng nghe, nhận xét bổ sung(nếu cần thiết) -Theo dõi, dùng máy chiếu đáp án Lắng nghe, nhận xét bổ sung(nếu cần thiết Lắng nghe, nhận xét bổ sung(nếu cần thiết Lắng nghe, nhận xét -Các nhóm trưởng báo cáo, tự đánh giá mức độ hoàn thành hợp đồng. -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Nhóm trình bày kết quả, -Các nhóm khác so sánh , nhận xét -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung -Nhóm trình bày kết quả, -Các nhóm khác so sánh , nhận xét -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung -Cá nhân làm bài tập -Giấy A0, bút dạ, bảng phụ. Giấy Ao, bút dạ Giấy Ao, máy chiếu. Giấy Ao, bút dạ Giấy Ao, máy chiếu Giấy Ao, bút dạ Giấy Ao, bút dạ Bảng phụ Giấy Ao Phiếu bài tập trắc nghiệm Hãy chọn câu trả lời đúng 1.Tác phẩm nào không phải là văn bản nhật dụng? A.Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử. B.Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten. C.Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. D.Cuộc chia tay của những con búp bê. 2.Tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng là gì? A.Tính cập nhật của văn bản. B.Giá trị văn chương của văn bản. C.Phương thức biểu đạt của văn bản. D.Thể loại của văn bản. 3.Văn bản nhật dụng nào có nội dung về văn hoá-giáo dục? A.Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. B.Động Phong Nha, Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử. C.Cổng trường mở ra, Ca Huế trên sông Hương. D.Bài toán dân số, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 4.Dòng nào nêu đúng nguồn gốc văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”? A.Tuyên bố của tổ chức UNICE F về trẻ em. B.Tuyên bố của tổ chức Liên hợp quốc về trẻ em. C.Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em. D.Tuyên bố của tổ chức Bảo vệ trẻ em của Việt Nam. 5.Nhận xét nào không đúng về hình thức của văn bản nhật dụng? A.Văn bản nhật dụng có hình thức đa dạng. B.Văn bản nhật dụng kết hợp các phương thức biểu đạt. C.Một số văn bản nhật dụng có giá tri như tác phẩm văn học. D.Văn bản nhật dụng không cần đến giá trị văn chương. Đáp án Câu1: B Câu2: A Câu3: C Câu4: C Câu5:D ************************************************************* Phiếu bài tập 2: Lớp Tên văn bản nhật dụng đã học Nội dung 6 1.Cầu Long biên- chứng nhân lịch sử. 2.Động Phong Nha 3.Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. -Giới thiệu danh lam, thắng cảnh. -Quan hệ giữa thiên nhiên và con người 7 4.Cổng trườn mở ra. 5.Mẹ tôi 6.Cuộc chia tay của những con búp bê. 7.Ca Huế trên sông Hương. -Giáo dục, nhà trường,gia đìnhvà trẻ em. -Giáo dục, nhà trường,gia đìnhvà trẻ em. -Giáo dục, nhà trường,gia đìnhvà trẻ em. -Văn hoá dân gian (ca nhạc cổ truyền) 8 8.Thông tin về ngày trái đất năm 2000. 9.Ôn dịch thuốc lá. 10.Bài toán dân số. -Môi trường -Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá. -Dân số và tương lai nhân loại 9 11. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 12.Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 13.Phong cách Hồ Chí Minh. -Quyền sống con người. -Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. -Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc. Tất cả các văn bản trên đều đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng:Vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài. Phiếu bài tập số 4 Hoàn thành bảng thống kê sau: Kiểu văn bản-Thể loại Tên văn bản Hành chính (Điều hành), Nghị luận Thông tin về ngày trái đất năm 2000,Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em,Ôn dịch, thuốc lá,Bức thư của thủ lĩnh da đỏ,Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Tự sự Cuộc chia tay của những con búp bê. Miêu tả Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha. Biểu cảm Cổng trường mở ra. Thuyết minh Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương. Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, Mẹ tôi Bút kí Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử. Thư từ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Hồi kí Cổng trường mở ra. Thông báo Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Xã luận Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Kết hợp các phương thức biểu đạt(miêu tả, tự sự, hành chính-nghị luận,miêu tả-thuyết minh) Phong cách Hồ Chí Minh, Ôn dịch thuốc lá,Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha. -Rút ra kết luận về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng: +Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản. +Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.

File đính kèm:

  • docTiet 132 133 Tong ket phan van ban nhat dung.doc
Giáo án liên quan