* Kiến thức
- Biết định nghĩa phép biến hình
* Kĩ năng
- Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho.
* Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa của phép tịnh tiến ;
- Phép tịnh tiến có các tính chất của phép dời hình;
- Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
* Kĩ năng
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng,một tam giác qua phép tịnh tiến .
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Toán khối 11 phần Hình Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BỘ MÔN TOÁN KHỐI 11 PHẦN HÌNH HỌC
Chương 1: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNG TIỆN
GHI CHÚ
I.PHÉP BIẾN HÌNH-PHÉP TỊNH TIẾN
* Kiến thức
- Biết định nghĩa phép biến hình
* Kĩ năng
- Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho.
* Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa của phép tịnh tiến ;
- Phép tịnh tiến có các tính chất của phép dời hình;
- Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
* Kĩ năng
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng,một tam giác qua phép tịnh tiến .
Thông qua các hoạt động của học sinh, giáo viên Đặt vấn đề + gợi mở vấn đáp + đan xen hoạt động nhóm
Bảng phụ, thước kẻ
II. PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC
- Định nghĩa, tính chất.
- Trục đối xứng của một hình.
* Kiến thức:
Biết được:
- Định nghĩa của phép đối xứng trục
- phép đối xứng trục có các tính chất của phép dời hình;
- Biểu thức tọa độ của phép đối xứng qua mỗi trục tọa độ;
- Trục đối xứng của một hình,hình có trục đối xừng.
* Kĩ năng
- Dựng dược ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép đối xứng trục.
- Xác định được biểu thức tọa độ; trục đối xứng của một hình.
Đặt vấn đề + gợi mở vấn đáp + đan xen hoạt động nhóm
Bảng phụ, hình mẫu vẽ sẵn, những chữ cái là hình có trục đối xứng
Nhấn mạnh trọng tâm bài học, rèn luyện tính nghiêm túc trong giờ học
III. PHÉP ĐỐI XỨNG TÂM
- Định nghĩa tính chất.
- Tâm đối xứng của một hình .
* Kiến thức
Biết được:
- Định ngiã của phép đối xứng tâm;
- phép đối xứng tâm có các tính chất của phép dời hình;
- Biểu thức tọa độ của phép đối xứng qua gốc tọa độ;
- tâm đối xứng của một hình, hình có tâm đối xứng.
* Kĩ năng
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép đối xứng tâm.
- Xác định được biểu thức tọa độ, tâm đối xứng của một hình.
Đặt vấn đề + gợi mở vấn đáp + đan xen hoạt động nhóm
Bảng phụ, những chử cái là hình có tâm đối xứng
Nhấn mạnh trọng tâm bài học, rèn luyện tính nghiêm túc trong giờ học
IV. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP QUAY
* Kiến thức
Biết được :
- định nghĩa của phép quay
- phép quay có các tính chất của phép dời hình .
* Kĩ năng :
- Dựng được ảnh của một điểm ,một đoạn thẳng ,một tam giác qua phép quay .
Đặt vấn đề + gợi mở vấn đáp + đan xen hoạt động nhóm
Bảng phụ, Com pa Thước đo góc
V. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU
* Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về phép dời hình ;
- Phép tịnh tiến ,đối xứng trục ,đôí xứng tâm ,phép quay là phép dời hình ;
- Nếu thực hiện liên tiếp hai phép dời hình thì ta được một phép dời hình;
- Phép dời hình biến ba điểm thẳng hàng thành và thứ tự giữa các điểm được bảo toàn ;biến đường thẳng thành đường thẳng biến tia thành tia ;biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó;biến tam giác bằng tam giác bằng nó ;biến góc thành góc bằng nó;biến đường tròn thành đường trốnc cùng bán kính;
- Khái niệm hai hình bằng nhau
* Kĩ năng
Bước đầu vận dụng phép dời hình trong một số bài tập đơn giản .
Đặt vấn đề + gợi mở vấn đáp + đan xen hoạt động nhóm + đan xen hoạt động nhóm
Hình vẽ sẵn, Bảng phụ, Com pa
Nhấn mạnh trọng tâm bài học, rèn luyện tính nghiêm túc trong giờ học
VI. PHÉP VỊ TỰ
- Định nghĩa ,tính chất .
- Tâm vị tự của hai đường tròn.
* Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa phép vị tự và tính chất :nếu phép vị tự biến hai điểm M,N lần lượt thành hai điểm M’,N’ thì
- Ảnh của một đường tròn qua một phép vị tự.
* Kĩ năng
- Dựng được ảnh của một điểm ,một đoạn thẳng,một đường tròn, … qua một phép vị tự.
- Bước đầu vận dụng được tính chất của phép vị tự để giải bài tập.
Đặt vấn đề + gợi mở vấn đáp + đan xen hoạt động nhóm
Hình tròn vẽ sẵn, bảng nhóm
Nhấn mạnh trọng tâm bài học, rèn luyện tính nghiêm túc trong giờ học
VII. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP ĐỒNG DẠNGVÀ HAI HÌNH ĐỒNG DẠNG
* Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm phép đồng dạng;
- Phép đồng dạng biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàngvà bảo toàn thứ tự giữa các điểm ; biến đường thẳng thành đường thẳng ; biến một tam giác thành tam giác đồng dạng với nó ; biến đường tròn thành đường tròn ;
-Kkhái niệm hai hình đồng dạng.
* Kĩ năng
- Bước đầu vận dụng được phép đồng dạng để giải bài tập.
- Xác định được phép đồng dạng biến một trong hai đường tròncho trước thành đường tròn còn lại.
Đặt vấn đề + gợi mở vấn đáp + đan xen hoạt động nhóm
Hình vẽ sẵn, bảng nhóm, thước kẻ
CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNGTRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNG TIỆN
GHI CHÚ
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
- Mở đầu về hình học không gian.
- Các tính chất được thừa nhận.
- Ba cách xác định mặt phẳng.
- Hình chóp và hình tứ diện.
* Kiến thức
- Biết các tính chất được thừa nhận:
+ Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước;
+ Nếu một đường thẳngcó hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó;
+ Có bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng;
+ Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một điểm chung khác ;
+ Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả dã biết trong hình học phẳng đều đúng.
- Biết được ba cách xác định mặt phẳng (qua ba điểm không thẳng hành ; qua một đường thẳng và một điểm khôngn thuộc đường thẳngđó; qua hai đường thẳng cắt nhau ).
- Biết được khái niệm hình chóp; hình tứ diện.
* Kĩ năng
- Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian đơn giản.
- Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng để chứng minh ba điểm thẳng hàng tronng không gian.
- Xác định được đỉnh , cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy của hình chóp.
Diển giảng gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy + đan xen hoạt động nhóm
Mô hình của một số hình không gian, hình vẽ sẵn của một số hình không gian
II.HAI ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU VÀ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
- Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng.
- Hai đường thẳng song song.
* Kiến thức
- Biết khái niệm hai đường trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau trong không gian.
- Biết (không chứng minh) định lí : “ Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng song song (hoặc trùng) với một trong hai đường đó”.
* Kĩ năng
- Xác định được vị trị tương đối giữa hai đường thẳng.
- Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song .
- Biết áp dụng định lí trên để xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.
Diển giảng thông qua các hoạt động của học sinh giáo viên đặt vấn đề + đan xen hoạt động nhóm
Mô hình hai đường thẳng song song, Bảng phụ vẽ hình sẵn
III. ĐƯỜNG THẲNGVÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
* Kiến thức
- Biết khái niệm và điều kiệnđể đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Biết (không chứng minh) định lí : “ Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a”.
* Kĩ năng
- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết cách vẽ hình biểu diễn một đường thẳng song song với một mặt phẳng ; chứng minh một đường thắng song song với một mặt phẳng .
- Biết dựa vào các định lí trên để xác định giao tuyến của hai mặt phănngr trong một số trường hợp đơn giản.
Diển giảng gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy + đan xen hoạt động nhóm
Thước kẻ, bảng phụ vẻ hình của một số hình
IV.HAI MẶT PHẲNG SONG SONG . HÌNH LĂNG TRỤ VÀ HÌNH HỘP
* Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm và điều kiện đẻ hai mặt phẳng song song;
- Định lí Ta-lét trong không gian;
- Khái niệm hình lăng trụ, hình hộp;
- Khái niệm hình chóp cụt.
* Kĩ năng
Biết cách chứng minh hai mặt phẳng song song
- Vẽ được hình biểu diễn của hình hộp , hình lăng trụ ,hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác.
- Vẽ được hình biểu diễn của hình chóp cụt với đáy là tam giác, tứ giác.
Diển giảng gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy + đan xen hoạt động nhóm
Thước kẻ, bảng phụ vẻ hình của một số hình
V. PHÉP CHIẾU SONG SONG . HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN
* Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm phép chiếu song song;
- Khái niệm hình biểu diễn của một hình không gian.
* Kĩ năng
- Xác định được phương chiếu, mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song. Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép chiếu song song .
- Vẽ đïc hình biểu diễn của 1 hình kg
Diển giảng gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy + đan xen hoạt động nhóm
Mô hình của một số hình không gian trên mặt phẳng, hình vẽ sẵn của một số hình
.CHƯƠNG 3: VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN, QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNGTIỆN
GHI CHÚ
I.VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN
- Vectơ cộng trừ vectơ, nhân vectơ với một số.Điều kiện đồng phẳng của ba vectơ.
- Tích vô hướng của hai vectơ.
* Kiến thứcBiết được:
- Qui tắc hình hộp để cộng hai vectơ trong không gian;
- Khái niệm và điều kiện đồng phẳng của ba vectơ trong không gian.
* Kĩ năng
- Xác định được góc giữa hai vectơ trong không gian.
- Vận dụng dược các phép cộng, trừ vectơ, nhân vectơ với một số , tích vô hướng của hai vectơ,sự bằng nhau của hai vectơ trong không gian để giải bài tập.
- Biết cách xét sự đồng phẳng hoặc không đồng phẳng của ba vectơ trong không gian.
Diển giảng gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy + đan xen hoạt động nhóm
Thước kẻ, bảng phụ vẻ hình của một số hình
II. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
- Vectơ chỉ phương của đường thẳng.
- Góc giữa hai đường thẳng .
- Hai đường thẳng vuông góc
* Kiến thức
Biết được:
-Khái niệm vectơ chỉ phương của đường thẳng;
- Khái niệm góc giữa hai đường thẳng;
- Khái niệm và điều kiện để hai đường thẳng vuông góc với nhau.
* Kĩ năng
- Xác định được vectơ chỉ phương của đường thẳng; góc giữa hai đường thẳng.
- Biết cách chứng minh hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Diển giảng thông qua các hoạt động của học sinh giáo viên đặt vấn đề + đan xen hoạt động nhóm
Thước kẻ, bảng phụ vẻ hình của một số hình
III. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG
- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng. Phép chiếu vuông góc.
* Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa và điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng;
- Khái niệm phép chiếu vuông góc;
- Khái niệm mặt phẳng trung trực của một đoạn thẳng.
* Kĩ năng
- Biết cách chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng.
- Xác định được vectơ pháp tuyến của một mặt phẳng
- Xác định được hình chiếu vuông góc của một điểm, một đường thẳng, một tam giác.
- Bước đầu vận dụng định lí ba đường vuông góc.
- Xác định được góc giữa hai đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết xét mối liên hệ giữa tính song song và tính vuông của đường thẳng và mặt phẳng.
Diển giảng gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy + đan xen hoạt động nhóm
Thước kẻ, bảng phụ vẻ hình của một số hình
IV. HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC
- Góc giữa hai mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
- Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
* Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm gcs giữa hai mặt phẳng;
Khái niệm và điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc;
- Tính chất hình lăng trụ đứng, lăng trụ đều, hình hộp đứng, hình hộp chữ nhật , hình lập phương;
- Khái niệm hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
* Kĩ năng
- Xác định được góc giữa hai mặt phẳng.
- Biết chứng minh hai mặt phẳng vuông góc .
- Vận dụng được tính chất của lăng trụ đứng, hình hộp , hình chóp đều, chóp cụt đều để giải một số bài tập.
Diển giảng thông qua các hoạt động của học sinh giáo viên đặt vấn đề + đan xen hoạt động nhóm
Thước kẻ, bảng phụ
V. KHOẢNG CÁCH
- Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, đến một mặt phẳng.
- Khoảng cách giữa hai đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song
* Kiến thức kĩ năng
Biết và xác định được:
- Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng;
- Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng;
- Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song
- Khoảng cách giữa giữa đường thẳng và mặt mặt phẳng song song
- Khoảng cách giữa giữa hai mặt phẳng song song
- Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau;
- Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.
Diển giảng gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy + đan xen hoạt động nhóm
Thước kẻ, hình vẽ sẵn của một số hình
File đính kèm:
- ke hoach bo mon hh11.doc