BÀI 1 - 2:
ĐO ĐỘ DÀI
-Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
-Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
-Xác định được độ dài trong một số tình huống thơng thường.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Vật lý 6 cả năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: CƠ HỌC
TUẦN
THÁNG
TI
ẾT
TÊN
BÀI DẠY
TRỌNG TÂM
BÀI
PHƯƠNG
PHÁP
CHUẨN BỊ
ĐDDH
BÀI TẬP
RÈN LUYỆN
TRỌNG TÂM
CHƯƠNG
1
Bài 1:
ĐO ĐỘ DÀI
- Biết xác định GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo.
- Rèn luyện được các kỷ năng sau:
+ Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
+ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
+ Biết tính giá trị TB các kết quả đo.
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- Đàm thoại gợi mở.
- Thực nghiệm.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 thước kẻ ĐCNN đến mm.
+ 1 thước dây, hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm.
+ Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”.
- Cả lớp: Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ và 20cm và ĐCNN là 2mm, tranh vẽ to bảng 1.1.
Em có trong tay một vòng tròn và một thước thẳng. Làm thế nào để đo được chu vi vòng tròn đó?
®Lăn vòng tròn đó trên nền xi măng rải một lớp cát sao cho quay đúng một vòng. Dùng thước đo chiều dài của vết lăn in trên nền, chiều dài này chính là chu vi vòng tròn.
1. Biết đo chiều dài (l) trong một số tình huống thường gặp.
- Biết đo thể tích (V) theo phương pháp bình tràn.
2. Nhận dạng tác dụng của lực (F) như kéo hoặc đẩy của vật
- Mô tả tác dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
- Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.
3. Nhận biết biểu hiện của lực đàn hồi như là lực do vật biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.
- So sánh lực mạnh, lực yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít.
- Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị là niutơn (N).
4. Phân biệt được khối lượng (m) và trọng lượng (P):
- Khối lượng là lượng chất chứa trong vật, còn trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.
- Khối lượng đo bằng cân, đơn vị là kg, còn trọng lượng đo bằng lực kế, đơn vị là N.
- Trong điều kiện thông thường, khối lượng của một vật không thay đổi, nhưng trọng lượng có thể thay đổi chút ít tùy theo vị trín của vât đối với trái đất.
- Ở trái đất, một vật có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng được tính tròn là 10N.
- Biết đo khối lượng của một vật bằng cân đòn.
- Biết cách xác định khối lượng riêng (D) của vật, đơn vị là kg/m3 và trọng lượng riên g (d) của vật, đơn vị là N/m3.
5. Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của lực hoặc dùng lực nhỏ để thắng được lực lớn.
2
Bài 2:
ĐO ĐỘ DÀI (TT)
- Củng cố các mục tiêu ở tiết 1, gồm:
+ Ước lượng chiều dài cần đo.
+ Chọn thước đo thích hợp.
+ Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.
+ Đặt thước đo đúng.
+ Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
+ Biết tính giá trị TB các kết quả đo.
- Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
- Đàm thoại gợi mở.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Tranh vẽ to hình 2.1, 2.2.
- Tranh vẽ to minh họa 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia gần sau một vạch chia, giữa 2 vạch chia và gần trước vạch chia tiếp theo của thước.
3
Bài 3:
ĐOTHỂ TÍCH CHẤT LỎNG
- Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
- Đàm thoại gợi mở.
- So sánh.
- Thực nghiệm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm HS:
+ Bình 1: Đựng đầy nước, chưa biết thể tích.
+ Bình 2: Đựng một ít nước.
+ 1 bình chia độ.
+ Một vài loại ca đong.
- Cả lớp: 1 xô đựng nước.
4
Bài 4:
ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
- Biết sử dụng các dụng cụ đo (Bình chia độ, bình tràn) để xác đinh thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.
- Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm HS:
+ Vật rắn không thấm nước.
+ 1 bình chia độ.
+ 1 bình tràn.
+ 1 bình chứa.
+ Kẻ sẳn bảng 4.1 vào tập.
- Cả lớp: 1 xô nước.
5
Bài 5:
KHỐI LƯỢNG
ĐO KHỐI LƯỢNG
- Trả lời được các câu hỏi như: Khi đặt một túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1 kg thì số đó chỉ gì?
- Nhận biết được quả cân 1kg.
- Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rôbécvan và cách cân một vật bằng cân Rôbécvan.
- Đo được KL của một vật bằng cân.
- Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của một cái cân.
- Đàm thoại gợi mở.
- Hoạt động nhóm.
- Thực nghiệm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm HS: Mỗi nhóm đem đến lớp một cái cân bất kì loại gì và vật để cân.
- Cả lớp:
+ Một cái cân Rôbécvan và hộp quả cân.
+ Vật để cân.
+ Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.
1l dầu hỏa có KL là 800g, 0,5m3 dầu hỏa có KL là:
A.400g.
B. 4tạ.
C. 40kg.
D. 4kg.
6
Bài 6:
LỰC HAI LỰC CÂN BẰNG
- Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo… và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
- Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng.
- Nêu đước các nhận xét khi quan sát các thí nghiệm.
- Sử dụng đúng các thuật ngữ: Lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
Mỗi nhóm:
+ Một chiếc xe lăn.
+ Một lò xo lá tròn.
+ Một lò xo mềm dài 10cm.
+ Một thanh nam châm thẳng.
+ Một quả gia trọng bằng sắt, có móc treo.
+ Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo và để treo quả gia trọng.
Cái tủ nằm yên trên sàn nhà vì nó:
A. Chịu lực nâng của sàn nhà.
B. Không chịu tác dụng của lực nào.
C. Chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
7
Bài 7:
TÌM HIỂU KẾT QUẢ
TÁC DỤNG CỦA LỰC
- Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật động.
- Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
- Đàm thoại gợi mở.
- Thực nghiệm.
- Thảo luận nhóm.
Mỗi nhóm:
+ Một xe lăn.
+ Một máng nghiêng.
+ Một lò xo.
+ Một lò xo lá tròn.
+ Một hòn.
+ Một sợi dây.
8
Bài 8:
TRỌNG LỰC
ĐƠN VỊ CỦA LỰC
- Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì?
- Nêu được phương và chiều của trọng lực.
- Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ của lực là gì?
- Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
- Thực nghiệm.
- Trực quan.
- Suy diễn.
Mỗi nhóm:
+ Một giá treo.
+ Một lò xo.
+ Một quả nặng 100g có móc treo.
+ Một dây dọi.
+ Một khay nước.
+ Một chiếc êke.
Vì sao khi đèn treo trên trần nhà không bị rơi? Có phải đèn không chịu td của trọng lực?
®Lực kéo của dây và trọng lực cân bằng.
9
KIỂM TRA
- Kiểm tra khả năng lỉnh hội kiến thức của HS.
- Kiểm tra khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của HS.
- Kiểm tra và rèn luyện khả năng trình bày rỏ ràng, rành mạch.
- Đề kiểm tra.
10
Bài 9:
LỰC ĐÀN HỒI
- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.
- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
- Thực nghiệm.
- Quy nạp.
- Thảo luận nhóm.
- Trực quan.
Mỗi nhóm:
+ Một giá treo.
+ Một chiếc lò xo.
+ Một cái thước chia độ đến mm.
+ Một hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả 50g.
11
Bài 10:
LỰC KẾ PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
- Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật thể để tính trọng lượng của vật, biết trọng lượng của nó.
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
Mỗi nhóm:
+ Một lực kế lò xo.
+ Một sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vài cuốn SGK.
Khi nào nhất thiết phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
®Khi đo trọng lượng của vật. Phải đặt lực kế theo phương của lực.
12
Bài 11:
KHỐI LƯỢNG RIÊNG
TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
- Trả lời được câu hỏi: KLR, TLR của một chất là gì?
- Sử dụng được các công thức m=DxV và P=dxV để tính khối lượng và trọng lượng của vật.
- Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu KLR và TLR của các chất.
- Đo được TLR của chất làm quả cân.
-Vấn đáp.
- Suy diễn.
Mỗi nhóm HS:
- Một lực kế có GHĐ 2,5N.
- Một quả cân 200g có móc treo và có dây buộc.
- Một bình chia độ có GHĐ 250cm3, đường kính trong lòng lớn hơn đường kính của quả cân.
Chỉ dùng cân và bình chia độ, hãy xác định chất làm một bức tượng?
®Đo m và V
Tính d=m/V.
Dựa vào KLR biết được chất làm bức tượng.
13
Bài 12:
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
- Biết cách xác định KLR của một vật rắn.
- Biết cách tiến hành một bài thực hành thí nghiệm.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
Mỗi nhóm HS:
+ Một cái cân có ĐCNN 10g hoặc 20g.
+ Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 ( Hoặc 150cm3) có ĐCNN 1cm3.
+ Một cốc nước.
+ 15 hòn sỏi cùng loại.
+ Giấy lau hoặc khăn lau.
+ Một đôi đũa (Dùng để đưa nhẹ các hòn sỏi vào bình).
14
Bài 13:
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
- Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
- Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm HS:
+ 2 lực kế có GHĐ từ 2 đến 5N.
+ 1 quả nặng 2N.
- Cả lớp:
+ Tranh vẽ to hình 13.1; 13.2; 13.5; 13.6.
15
Bài 14:
MẶT PHẲNG NGHIÊNG
- Nêu được hai thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rỏ lợi ích của chúng.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
- Vấn đáp.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm:
+ 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên.
+ Một khối trụ KL 2N có trục quay ở giữa.
+ Một mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao.
- Cả lớp:
+ Tranh vẽ to hình 14.1; 14.2.
Vì sao đường lên đỉnh núi không làm đường thẳng từ chân lên đỉnh mà lại làm quanh sườn núi.
®Để giảm độ nghiêng của đường.
16
Bài 15:
ĐÒN BẨY
- Nêu được hai thí dụ về mặt sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác đinh được điểm tựa, các lực tác dụng lên đòn bẩy đó.
- Biết sử dụng đòn bẩy trong công việc thích hợp.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Vấn đáp.
- Mỗi nhóm:
+ 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên.
+ 1 khối KL trụ 2N có móc.
+ 1 giá đỡ có thanh ngang.
- Cả lớp:
+ 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê để minh họa hình 15.2.
+ Tranh vẽ to h.15.1® 15.4.
17
KIỂM TRA HKI
- Kiểm tra khả năng lỉnh hội kiến thức của HS.
- Kiểm tra khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của HS.
- Kiểm tra và rèn luyện khả năng trình bày rỏ ràng, rành mạch.
- Đề kiểm tra.
18
ÔN TẬP
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
- Cũng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng.
- Vấn đáp.
- Hoạt động nhóm.
+ Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt; Kéo cắt toc; Kéo cắt kim loại...
+ Một số câu hỏi phụ thêm, nếu cần.
Treo một vật vào lò xo. Có lực nào td vào vật? Vì sao vật đứng yên?
®Trọng lực và lực đàn hồi của lò xo là 2 lực cân bằng td lên vật nên vật đứng yên.
19
Bài 16:
RÒNG RỌC
- Nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống chỉ rõ được lợi ích của chúng.
- Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm:
+ 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên.
+ 1 khối trụ KL 2N có móc.
+ 1 ròng rọc cố định.
+ 1 ròng rọc động.
+ Dây vắt qua ròng rọc.
- Cả lớp:
+ Tranh vẽ to hình 16.1; 16.2; bảng 16.1.
20
Bài 17:
TỔNG KẾT CHƯƠNG I
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
- Cũng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng.
- Vấn đáp.
- Hoạt động nhóm.
+ Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt; Kéo cắt toc; Kéo cắt kim loại...
+ Một số câu hỏi phụ thêm, nếu cần.
Kết quả đo KL và trọng lượng:
A. 4kg và 4N.
B. 40kg và 400N.
C. 400g và 4000N.
D. 40kg và 4N.
Chương II: NHIỆT HỌC
TUẦN
THÁNG
TI
ẾT
TÊN
BÀI DẠY
TRỌNG TÂM
BÀI
PHƯƠNG
PHÁP
CHUẨN BỊ
ĐDDH
BÀI TẬP
RÈN LUYỆN
TRỌNG TÂM
CHƯƠNG
21
Bài 18:
SỰ NỞ VÌ NHIỆT
CỦA CHẤT RẮN
- Tìm được TD thực tế chứng tỏ:
+ Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.
- Đàm thoại gợi mở.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.
- Một đèn cồn.
- Một chậu nước.
- Khăn lau khô, sạch.
Các tấm lợp mái nhà có dạng lượn sóng để làm gì?
®Để khi co dãn vì nhiệt mái không bị hỏng.
1. Rút ra kết luận về sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng khí.
- Giải thích một số hiện tượng ứng dụng sự nở vì nhiệt trong tự nhiên, đời sống và kĩ thuật.
2. Mô tả cấu tạo của một nhiệt kế thường dùng.
- Vận dụng sự dãn nở vì nhiệt của các chất khác nhau để giải thích nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
- Biết đo nhiệt độ của một số vật trong cuộc sống hằng ngày, đơn vị đo nhiệt độ là 0C và 0F.
3. Mô tả thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian đung trong quá trình làm nóng chảy băng phiến (Hoặc một chất kết tinh dễ kiếm).
- Dựa vào bảng số liệu cho sẵn, vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian đun trong quá trình làm nóng chảy băng phiến.
- Rút ra kết luận về đặc điểm của nhiệt độ trong thời gian vật (Băng phiến) nóng chảy. (Điểm nóng chảy).
4. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi (Nhiệt độ, gió, mặt thoáng).
- Phác hoạ thí nghiệm kiểm tra giả thuyết chất lỏng lạnh đi khi bay hơi và các chất lỏng khác nhau bay hơi nhanh, chậm khác nhau, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi nhanh chậm của chất lỏng.
- Mô tả thí nghiệm chứng tỏ hơi nước ngưng tụ khi gặp lạnh và nêu một số hiện tượng ngưng tụ trong đời sống tự nhiên (Sương, mù, mây, mưa, mưa đá, tuyết...).
- Trình bày các tiến trình thí nghiệm và đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian đun trong quá trình đun sôi nước.
- Phân biệt sự sôi và sự bay hơi của nước: Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt thoáng chất lỏng ở nhiệt độ bất kì, còn sự sôi là sự bay hơi ngay trong lờng chất lỏng ở 1000C.
- Biết các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.
22
Bài 19:
SỰ NỞ VÌ NHIỆT
CỦA CHẤT LỎNG
- Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung sau đây:
+ Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Làm được thí nghiệm ở hình 19.1 và 19.2, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Đàm thoại gợi mở.
- So sánh.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 bình thủy tinh đáy bằng có ổng thủy tinh cắm vào nút cao su.
+ 1 chậu thủy tinh hoặc nhựa.
+ Nước có pha màu.
+ 1 phích đựng nước nóng.
+ 1 miếng giấy trắng (4x10) có vẽ vạch chia có thể lồng vào ống thủy tinh.
Vì sao khi đun nước, không nên đổ nước đầy ấm?
®Khi đun, nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng tăng, nếu đổ đầy ấm, nước sẽ tràn ra ngoài.
23
Bài 20:
SỰ NỞ VÌ NHIỆT
CỦA CHẤT KHÍ
- Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
- Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận khi cần thiết.
- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận khi cần thiết.
- Đàm thoại gợi mở.
- So sánh.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 bình thủy tinh đáy bằng có ổng thủy tinh cắm vào nút cao su.
+ 1 cốc nước màu.
+ 1 miếng giấy trắng (4x10) có vẽ vạch chia có thể lồng vào ống thủy tinh.
+ Khăn lau.
Xe đạp chạy ngoài trời nắng gắt, thường bị nổ lớp vì:
A. Săm lốp giản nở không đều.
B. Vành xe nóng lên, nở ra nén vào.
C. Không khí trong săm nở quá mức cho phép.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
24
Bài 21:
MỘT SỐ ỨNG DỤNG
CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
- Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng này.
+ Mô tả được cấu tạo của băng kép.
- Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.
- Mô tả và giải thích được các hình vẽ 21.2; 21.3 và 21.5.
- Vấn đáp.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 băng kép và giá đở để lắp băng kép.
+ 1 đèn cồn.
- Cả lớp:
+ 1 bộ dụng cụ TN về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt.
+ 1 lọ cồn.
+ Bông.
+ Một chậu nước.
+ Khăn lau khô.
+ Tranh vẽ to hình 1.2; 21.3; 21.5.
Tại sao 2 thanh KL làm băng kép phải có bản chất khác nhau?
®Để lợi dụng hiện tượng dãn nở vì nhiệt khác nhau của các chất rắn.
25
Bài 22:
NHIỆT KẾ: NHIỆT GIAI
- Nhận biết được cầu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Mỗi nhóm HS:
+ 3 chậu thủy tinh, mỗi chậu đựng một ít nước.
+ Một ít nước đá.
+ 1 phích nước nóng.
+ Một nhiệt kế thủy rượu, 1 nhiệt kế thủy ngân, 1 nhiệt kế y tế.
- Cả lớp:
+ Hình vẽ trên giấy khổ lớn các loại nhiệt kế khác nhau.
Hãy sắp xếp các nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần: 300C; 590F; 1040F; 800C.
®590F; 300C; 1040F; 800C.
26
Bài 23:
THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ
- Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
- Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này.
- Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 nhiệt kế y tế.
+ 1 nhiệt kế thủy ngân.
+ 1 đồng hồ.
+ bông y tế.
- Mỗi HS:
+ Mẫu báo cáo (Giấy tập).
27
KIỂM TRA
- Kiểm tra khả năng lỉnh hội kiến thức của HS.
- Kiểm tra khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của HS.
- Kiểm tra và rèn luyện khả năng trình bày rỏ ràng, rành mạch.
- Đề kiểm tra.
28
Bài 24:
SỰ NÓNG CHẢY
VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.
- Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn rút ra những kết luận cần thiết.
- Trực quan.
- Đàm thoại gởi mở.
- Hoạt động nhóm.
- Mỗi HS: 1 tờ giấy tập kẻ ô để vẽ đường biểu diễn.
- Giáo viên:
+ 1 giá đỡ thí nghiệm.
+ 1 kiềng và lưới đốt.
+ 2 kẹp vạn năng.
+ 1 cốc đốt.
+ 1 nhiệt kế chia độ tới 1000C.
+ Một đèn cồn.
+ Băng phiến tán nhỏ, nước, khăn lau.
+ Một bảng treo có kẽ ô.
29
Bài 25:
SỰ NÓNG CHẢY
VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (TT)
- Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược lại của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
- Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Đàm thoại gợi mở.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- Mỗi HS: 1 tờ giấy tập kẻ ô để vẽ đường biểu diễn.
- Giáo viên:
+ 1 giá đỡ thí nghiệm.
+ 1 kiềng và lưới đốt.
+ 2 kẹp vạn năng.
+ 1 cốc đốt.
+ 1 nhiệt kế chia độ tới 1000C.
+ Một đèn cồn.
+ Băng phiến tán nhỏ, nước, khăn lau.
+ Một bảng treo có kẽ ô.
Vì sao không nên cho nước đầy chai rồi để vào ngăn đá?
®Khi đông đặc thể tích nước tăng, khi tăng thể tích nước có thể gây ra lực rất lớn có thể làm vỡ chai.
30
Bài 26:
SỰ BAY HƠI
VÀ SỰ NGƯNG TỤ
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng. Tìm được thí dụ thực tế về nội dung trên.
- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố tác động một lúc.
- Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
Mỗi nhóm:
+ 1 giá đỡ thí nghiệm.
+ 1 kẹp vạn nặng.
+ 2 đĩa nhôm nhỏ.
+ 1 cốc nước.
+ 1 đèn cồn.
31
Bài 27:
SỰ BAY HƠI VÀ
SỰ NGƯNG TỤ (TT)
- Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của bay hơi. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra về sự ngưng tụ diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm.
- Thực hiện được thí nghiệm trong bài và rút ra được kết luận.
- Sử dụng đúng thuật ngữ: Dự đoán, thí nghiệm, kiểm tra dự đoán, đối chứng, chuyển từ thể... sang thể...
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Vấn đáp.
- So sánh.
Mỗi nhóm:
+ 2 cốc thủy tinh giống nhau.
+ Nước có pha màu.
+ Nước đá đập nhỏ.
+ Nhiệt kế.
+ Khăn lau khô.
Vì sao vào mùa đông khi thở ra ta thường thấy hơi thở như khói?
®Vì trong hơi thở có hơi nước, gặp không khí lạnh nên ngưng tụ.
32
Bài 28:
SỰ SÔI
- Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm.
- Thực nghiệm.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- Mỗi nhóm:
+ 1 giá đỡ thí nghiệm.
+ 1 kẹp vạn năng.
+ 1 kiềng và lưới kim loại.
+ 1 cốc đốt.
+ 1 đèn cồn.
+ 1 nhiệt kế đo được tới 1100C.
+ 1 đồng hồ có kim giây.
- Mỗi HS:
+ Mang đến lớp một tờ giấy kẻ ô khổ tập HS.
33
Bài 29:
SỰ SÔI (TT)
- Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.
- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
- Vấn đáp.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
- 1 bộ dụng cụ để thực hiện thí nghiệm về sự sôi đã làm ở bài trước.
- Giáo viên cần thu vở của một số học sinh để theo dõi các em trả lời các câu hỏi của bài trước.
34
KIỂM TRA HKII
- Kiểm tra khả năng lỉnh hội kiến thức của HS.
- Kiểm tra khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của HS.
- Kiểm tra và rèn luyện khả năng trình bày rỏ ràng, rành mạch.
- Đề kiểm tra.
35
Bài 30:
TỔNG KẾT CHƯƠNG II
- Nhắc lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể các chất.
- Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
- Vấn đáp.
- Thực nghiệm.
- Thảo luận nhóm.
- Trực quan.
Vẽ trên bảng treo ô chữ hình 30.4.
Vì sao trên đường hoặc cầu mới đổ bê tông người ta thường lấy bao tải che kín nếu trời nắng to?
®Nếu không nước thoát khỏi bê tông, gây nứt bê tông.
File đính kèm:
- KE HOACH BO MON VAT LI HK2.doc