Năm học 2007-2008 là năm học thứ hai thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”. Cũng chính là năm học thứ hai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên bộ môn Vật Lý. Do vậy mỗi giáo viên Vật lý đều xác định cho mình một mục đích, một chỉ tiêu phấn đấu để đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy cũng như việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Như vậy chúng ta đã biết đổi mới các môn khoa học giáo dục nói chung và đổi mới môn khoa học Vật Lý nói riêng, là đưa phương pháp mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng lên phương pháp dạy học hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cụ thể là phát huy mặt tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vậy mỗi giáo viên vật lý là người quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn vật lý cấp THCS mà chúng ta đang quan tâm thực hiện chương trình BDTX.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Vật lý THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
I/ đặt vấn đề.
Năm học 2007-2008 là năm học thứ hai thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”. Cũng chính là năm học thứ hai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên bộ môn Vật Lý. Do vậy mỗi giáo viên Vật lý đều xác định cho mình một mục đích, một chỉ tiêu phấn đấu để đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy cũng như việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Như vậy chúng ta đã biết đổi mới các môn khoa học giáo dục nói chung và đổi mới môn khoa học Vật Lý nói riêng, là đưa phương pháp mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng lên phương pháp dạy học hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cụ thể là phát huy mặt tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vậy mỗi giáo viên vật lý là người quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn vật lý cấp THCS mà chúng ta đang quan tâm thực hiện chương trình BDTX.
II/ tình hình và đặc điểm của bộ môn vật lý.
1.Vị trí và nhiệm vụ của môn vật lý ở nhà trường phổ thông.
- Môn vật lý chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông. Nó có nhiệm vụ:
+ Cung cấp cấp những kiến thức vật lý phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện … Những kiến thức này là phảI phù hợp với trình độ hiểu biết hiện đại theo tinh thần kỷ thuật tổng hợp tạo điều kiện cho hướng nghiệp, gắn với cuộc sống nhằm chuẩn bị tốt cho học sinh tham gia lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên.
. Góp phần phát triển tư duy khoa học.
. Rèn luyện khả năng cơ bản có tính chất kỷ thuật tổng hợp.
. Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, rèn luyện những phẩm chất của người lao động.
Việc dạy học vật Lý có khả năng to lớn, góp phần hình thành và rèn luyện học sinh cách thức tư duy và làm việc khoa học cũng cố góp phần giáo dục ý thức học sinh, thái độ, trách nhiệm đối với cuộc sống, gia đình, xả hội và môi trường.
2. Đặc điểm của bộ môn.
Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm nên yêu cầu phải dạy đúng tính chất của một môn khoa học thực nghiệm. Nó bắt đầu từ những nguyên nhân, những hiện tượng của tự nhiên mà khám phá ra các quy luật, định luật đòi hỏi học sinh phải tích cực tư uy sáng tạo đặc biệt ở các khối lớp cấp THCS ở cuối cấp. Đòi hỏi học sinh phải thay đổi phương pháp học ngay từ đầu bước vào cấp học và phải có hứng thú môn học.
III/ thuận lợi và khó khăn.
1.Thuận lợi.
a/ Về giáo viên: Được đào tạo chính quy về chuyên môn và nghiệp vụ có tâm huyết với nghề, luôn quyết tâm để hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà nhà trường và cấp trên giao phó đặc biệt là công tác thực hành cho học sinh
- Đội ngủ sư phạm nhà trường nhiệt tình giúp đở, BGH nhà trường quan tâm, luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
b/ Về học sinh. Đa số học sinh chăm chỉ, lể phép, ngoan, hiếu học.
2.Khó khăn.
a/ Về giáo viên: Là một giáo viên đã có một vài năm kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những khó khăn về phương pháp dạy học cho học sinh, tính sư phạm và năng lực giáo dục cho học sinh. Thời gian đào tạo chương trình dạy học theo phương pháp mới còn ít. Thiết bị thực hành môm Vật Lý có một số chưa đạt yêu cầu về bộ môn.
b/ Về học sinh: Bộ môn Vật Lý là một môn học mới đối với học sinh lớp 6. Mới về phương pháp dạy học, cách học và SGK nên các em cũng còn rất là vất vả và lúng túng trong quá trình thực hành hí nghiệm vật lý.
- Một số em còn chưa yêu thích môn học và tính năng động của học sinh nên những giờ thợc hành còn phá rối trong giờ học.
IV/ nội dung kế hoạch.
1.Tư tưởng đạo đức: Tư cách đúng đắn, mô phạm, tham gia đầy đủ các hoạt động chính trị của trường và các tổ chức khác. Thực hiện nghiêm túc và tham gia đầy đủ các buổi của tổ, trường, công đoàn.
2.Chuyên môn:
Xếp loại giờ dạy khá tốt, soạn bài đúng chương trình có chất lượng.
Đạt danh hiệu lao động giỏi
Xếp loại hồ sơ tốt.
a/ Chất lượng cả năm học:
Xây dựng bộ giáo án loại tốt, bài soạn dủ số lượng theo chương trình:
+ Từ tiết 1 đến tiết 35 đối với khối 6.
+ Từ tiết 1 đến tiết 70 đối với khối 9.
Xếp loại: Tốt 60% khá 40% trung bình không có.
b/ Đồ dùng dạy học.
Sử dụng hầu hết 100% về thí nghiệm vật Lý đảm bảo chất lượng cao trong tiết dạy. (trừ tiết bài tập và ôn tập) Kết hợp với tranh vẻ để dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
c/ Sáng kiến kinh nghiệm: Xếp loại tốt.
d/ Chỉ tiêu phấn đấu kết quả học tập của học sinh:
Lớp
Số lượng
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Kém
T.B TLên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6 1
36
2
10
18
6
0
30
6 2
37
1
11
19
6
0
31
6 3
35
1
10
18
6
0
29
6 4
36
3
11
16
6
0
30
6 5
35
2
10
17
6
0
29
TK
179
9
52
88
30
0
149
9 1
39
9
15
12
3
0
36
9 2
35
2
10
19
4
0
31
9 3
37
3
11
19
4
0
33
9 4
34
2
10
18
4
0
30
TK
145
16
46
78
15
0
130
V/ biện pháp thực hiện.
- Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cho từng khối lớp.
- Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nội dung của bộ môn, học sinh phải có đủ SGK và hai loại vở (vở ghi và vở bài tập).
- Yêu cầu học sinh tự rèn luỵân mình hàng ngày đọc và làm bài tập ở SGK và SBT, học bài cũ, xem trước bài mới khi đến lớp.
- Xác định cho học sinh thái độ, động cơ học tập đúng đắn, mục tiêu học và yêu cầu học, cách học. Giúp các em hiểu nhữn thuận lợi và khó khẳntong công việc học môn vật lý. Cho điểm chính xác từng học sinh để lấy lòng tin yêu từ học sinh.
- Yêu cầu mỗi bài dạy đều có thí nghiệm và dụng cụ trực quan trước lớp.
- Sử dụng các đồ dùng trực quan lên lớp để gây hứng thú học tập cho học sinh. Tạo hứng thú cho các em yêu thích môn học.
- Ngay từ đầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giáo án, soạn bài có chất lượng ngay từ buổi đầu lên lớp.
VI/ các hoạt động khác.
Kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia đầy đủ các công việc do tổ,nhà trường, công đoàn đề ra. Phấn đấu hoán thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Tích cực saọan giảng, chấm chữa, dự giờ đồng nghiệp và góp ý cho đồng nghiệp.
Công tác đoàn thể.
- Tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, văn nghệ, TDTT, các buổi sinh hoạt báo chí do đoàn tổ chức.
- Có ý thức xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, có tinh thần yêu nghề mến trẻ, dìu dắt học sinh trong cuộc sống.
- Thực hiện các công tác tình nghĩa, giúp đồng nghiệp vươn lên sau sa ngã.
- Tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện do Đoàn trường, xã tổ chức.
- Tham gia các hoạt động văn nghệ do nhà trường và tổ chức đề ra.
- Phát triển đoàn viên ưu tú, xây dựng kinh tế đoàn viên vững mạnh.
Phần II
nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy các lớp
I/ nội dung chương trình.
Lớp 6: 1tiết/ tuần * 35 tuần = 35 tiết.
Chương 1: 20 tiết.
Chương 2: 15 tiết.
Lớp 9: 2tiết/ tuần * 35 tuần = 70 tiết.
Chương 1: 22 tiết.
Chương 2: 21 tiết.
Chương 3: 27 tiết.
II/ Mục tiêu.
Đối với khối lớp 6.
Chương 1: cơ học
-Biết đo chiều dài trong một số tình huống thường gặp. Biết đo thể tích theo phương pháp bình tràn.
- Nhận dạng tác dụng của lực F như là đẩy hoặc kéo của vật, mô tả kết quả tác dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật, chỉ ra hai lực cân bằng ki chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.
- Nhận biết biểu hiện của lực đàn hồi như là lực do vật biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng, so sánh lực mạnh lực yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít, biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là niutơn (N).
- Phân biệt khối lượng (m) và trọng lượng (p): Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật, còn trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực, khối lượng đo bằng cân, đơn vị là kg, còn trọng lượng đo bằng lực kế, đơn vị là N.
+ Trong điều kiện thông thường, khối lượng của vật không thay đổi, nhưng trọng lượng thì có thể thay đổi chút ít tùy theo vị trícủa vật đối với Trái Đất.
+ ở Trái Đất một vật có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng được tính tròn là 10 N. Biết đo khối lượng của vật bằng cân đòn, biết cách xác định khối lượng riêng D của vật, đơn vị là kg/m3 và trọng lượng riêng d của vật đơn vị là N/m3.
Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng cuae lực nhỏ thắng được lực lớn.
Chương 2: Nhiệt học
Rút ra kết luận từ sự co giản vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
+ Giải thích một số hiện tượng ứng dụng sự nở vì nhiệt trong tự nhiên, đời sống và kỉ thuật.
- Mô tả cấu tạo của nhiệt kế thường dùng: Vận dụng sự co giản vì nhiệt của các chất khác nhau để giải thích nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
Biết đo nhiệt độ của một số vật trong cuộc sống hàng ngày, đơn vị đo nhiệt độ là 0C và 0F.
- Mô tả thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian đun trong quá trình làm nóng chảy băng phiến (hoặc một chất kết tinh dể kiếm).
+ Dựa vào bảng số liệu cho sẳn, vẻ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian đun trong quá trình làm nóng chảy băng phiến.
+ Rút ra kết luận về đặc điểm của nhiệt độ trong thời gian vật (băng phiến) nóng chảy. (điểm nóng chảy)
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi (nhệt độ, gió, mặt thoáng).
+ Phác họa thí nghiệm kiểm tra giải thuyết chất lỏng lạng đi khi bay hơi. Mô tả thí nghiệm chứng tỏ hơi nước ngưng tụ khi gặp lạnh và nêu một số hiện tượng ngưng tụ trong đời sống tự nhiên (sương, mù, mây, mưa, đá, tuyêt…).
+ Trình bày cách tiến hành thí nghiệm và vẻ đường biểu diển sự phu thuộc của nhiệt độ vào thời gian đun trong quá trình đun sôi nước.
+ Phân biệt sự sôi và sự bay hơI của nước, Biết các chất lỏng khác nhau sôI ở nhiệt độ khác nhau.
2. Đối với khối lớp 9.
Chương 2: Điện học
a. Kiến thức
- Phát biểu được định luật ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
- Nêu được điện trở của một dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định , nhận biết được đơn vị của điện trở.
- Nêu được đặc điểm về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế và điện trở tương đương đối với đoạn mach nối tiếp và đoạn mạch song song.
- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
- Nêu được biến trở là gì và các dấu hiệu nhận biết điện trở trong kỉ thuật.
- Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oát ghi trên thiết bị tiêu thụ điện năng.
- Viết được các công thức tính công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.
- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
- Chỉ ra được sự chuyển hóa các dựng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.
- Xây dựng được hệ thức Q=I2Rt của định luật Jun- Len-xơ và phát biểu định luật này.
b. Kỷ năng.
- Xác dịnh được điện trở của một doạn mạch bằng vôn kế và Ampekế.
- Nghiên cứu bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song với các điện trở thành phần. Xác lâp được công thức tính điện trở tương của đoạn mạch.
- So sánh được điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với mỗi điện trở thành phần.
- Vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.
- Xác định được bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở dây dẫn với l,s,p.
- Vận dụng được công thức tính R= rl/s
- Vận dụng được định luật ôm và công thức R=rl/s để giải bài toán về mạch điện được sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở.
- Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampekế.
- Vận dụng được định luật Jun-Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Giải thích được tác hại của hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì để đảm bảo an toàn điện.
- Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử ụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng.
Chương 2: Điện và từ học
a.Kiến thức.
- Mô tả được tính từ của nam châm vĩnh cửu.
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực (cực, cực từ)
- Mô tả được cấu tạo của la bàn. Thí nghiệm Ơ-xtet phát hiện từ tính của dòng điện.
- Mô tả cấu tạo của nam châm điện và nêu được vai trò của lỏi sắt làm tăng tác dụng của nam châm điện và nêu được một số ứng dụng của nam châm.
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực điện từ.
- Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện.
- Mô tả được thí nghiệm hoặc ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết điện của cuộn dây dẫn khi biến thiên.
- Mô tả được cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
- Nêu được các máy phát điện đều biến đổi trực tiếp cơ năng thành điện năng và phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
- Nhận biết được kí hiệu ghi trên ampekế và vôn kế xoay chiều.
- Nêu được công suất hao phí điện năng trên dây tải tỷ lệ nghịch với bình phương của hiệu điện thế (hiệu dụng) đặt vào hai đầu dây.
- Mô tả được cấu tạo của máy biến thế và ứng dụng quan trọng của máy biến thế.
b. Kỷ năng.
- Xác định được các từ cực của kim nam châm. và tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết từ cực của một nam châm khác.
- Giải thích được hoạt động của la bàn và biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lý.
- Giải thích được hoạt động của nam châm điện, biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
- Vẻ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chử U và của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của đường sức từ.
- So sánh được tác dụng từ của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.
Chương 3: Quang học
Kiến thức.
- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
- Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ.
- Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì qua hình vẻ tiết diện của chung.
- Mô tả được đường truyền của các tia sáng đi tới quang tâm và song song với trục chính đối với thấu kính hội tụ.
- Mô tả được đặc điểm của ảnh của một vật sáng được tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Nêu được các bộ phận chính của máy ảnh. Mắt và các dụng cụ quang học. So sánh mắt và máy ảnh.
- Kể tên được một vài nguồn phát sáng thông thường, nguồn phát ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc màu.
- Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều ánh sáng màu khác nhau. Nhận biết rằng các anha sáng màu được trộn với nhau khi chúng được chiếu vào cùng một chôtreen màn ảnh trắng.
- Nhận biết vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó và tán xạ kém các anha sáng màu khác.
- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng. chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.
b. Kỷ năng.
- Xác định được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính loại này và quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính này.
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ.
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
- Giải thích được vì sao người cận thị phải đeo kính phân kì, người mắt lảo phải đeo kính hội tụ.
Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hay làm nóng các vật khác. Kể tân được các dạng năng lượng đã học.
- Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng, trong đó có sự chuyển hóa các dạng năng lượng dã học.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Kể tên được các dạng năng lượng có thể chuyển hóa thành điện năng.
Phần III: đồ dùng dạy học
Sử dụng và khai thác triệt để những dụng cụ thí nghiệm trang cấp của Bộ GD và những dụng cụ TN tự làm để dạy học.
Sử dụng tranh ảnh, phim, đèn chiếu để đi vào giảng dạy cho đúng đặc thù bộ môn và kết hợp với ứng dụng CNTT trong dạy học môn vật Lý.
File đính kèm:
- KHBM vat ly THCS.doc