Vị trí, chức năng của bộ môn.
Môn địa lí lớp 9 là phần nối tiếp chương trình địa lí lớp 8 vì ở lớp 8 HS đã nghiên cứu về tự nhiên của Việt Nam thì lớp 9 tiếp tục nghiên cứu về kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Môn địa lí lớp 9 nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập.
Dựa trên yêu cầu của chương trình, nội dung của địa lí 9 nhằm hướng tới mục tiêu là sau khi tốt nghiệp THCS , HS có một hành trang tương đối phong phú ,đủ để có thể học lên THPT và có năng lực thích ứng tốt hơn với cuộc sống, trong nền kinh tế thị trường.
Ngày nay, xu thế hội nhập giữa các nước, các dân tộc ngày càng mở rộng, việc hợp tác trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đang diễn ra sôi động trên thế giới cũng như trong từng khu vực. Bởi vậy, việc học địa lí các châu lục ở lớp 7, 8 sẽ giúp các em so sánh, tìm ra nhiệm vụ của mình đối với đất nước và đặc biệt là có thái độ trân trọng những thành tựu KT- XH của đất nước.
12 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bòi dưỡng học sinh khá giỏi Địa lí Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A
NHỮNG CĂN CỨ CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG BỘ MÔN.
I. Vị trí, chức năng của bộ môn.
Môn địa lí lớp 9 là phần nối tiếp chương trình địa lí lớp 8 vì ở lớp 8 HS đã nghiên cứu về tự nhiên của Việt Nam thì lớp 9 tiếp tục nghiên cứu về kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Môn địa lí lớp 9 nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập.
Dựa trên yêu cầu của chương trình, nội dung của địa lí 9 nhằm hướng tới mục tiêu là sau khi tốt nghiệp THCS , HS có một hành trang tương đối phong phú ,đủ để có thể học lên THPT và có năng lực thích ứng tốt hơn với cuộc sống, trong nền kinh tế thị trường.
Ngày nay, xu thế hội nhập giữa các nước, các dân tộc ngày càng mở rộng, việc hợp tác trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đang diễn ra sôi động trên thế giới cũng như trong từng khu vực. Bởi vậy, việc học địa lí các châu lục ở lớp 7, 8 sẽ giúp các em so sánh, tìm ra nhiệm vụ của mình đối với đất nước và đặc biệt là có thái độ trân trọng những thành tựu KT- XH của đất nước.
II. Tình hình học sinh:
Đối với các em HS lớp 9, đây là năm thứ 4 các em được làm quen với chương trình mới. Vì vậy, đa số các em đã tìm ra cho mình một phương pháp học phù hợp với môn địa lí. Các em đều chăm ngoan, hiếu học và rất say mê yêu thích môn học. Một số em còn sưu tầm, đọc thêm sách để mở rộng thêm kiến thức cho mình . Một điều vô cùng thuận lợi là ở chương trình địa lí lớp 9, các em nghiên cứu về địa lí KT- XH Việt Nam điều này rất gần gũi với các em, các em dễ liên hệ thực tế để dễ hiểu bài, nắm chắc bài và ghi nhớ bài hơn.
Song bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 9 vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là trình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, 1 số em chưa có ý thức học tập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do:
- Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn.
- Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp.
- Phương tiện học tập còn chưa đầy đủ.
- Một số em có tư tưởng coi đây là môn phụ nên lười học, không chú ý nghe giảng, xây dựng bài.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm như sau :
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
9B
9C
9D
III. Tình hình của nhà trường, địa phương:
1.Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ đến việc dạy và học của thầy và trò.
- Hội phụ huynh học sinh kết hợp với các tổ chức XH khác ở địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ nhà trường về cơ sở vật chất và tinh thần.điều đó là nguồn động viên khích lệ thầy và trò thi đua “ dạy tốt học tốt”.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có lòng yêu nghề mến trẻ, đoàn kết 1 lòng vì mục tiêu chung.
- Ban lãnh đạo xã quan tâm, giúp đỡ nhà trường, tạo mọi điều kiện cho nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.
2.Khó khăn:
- Do nhiều đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học tuy đã được bổ xung nhưng vẫn chưa được đầy đủ.
- Đa số các em HS đều là con em gia đình nhà nông kinh tế còn nhiều khó khăn nên điều kiện phục vụ cho các em học tập còn nhiều hạn chế, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
PHẦN B
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP
I.Nhiệm vụ,phương hướng môn Địa lí 9.
1. Kiến thức:
- Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kt - xh của nước ta và những hiểu biết cần thiết về địa phương tỉnh( thành phố) nơi các em sống và học tập.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng trong khi học địa lí, đó là:
- Kĩ năng phân tích văn bản.
- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng xử lí số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.
- Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau( báo chí, tranh ảnh..) bao gồm cả tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử( đĩa tra cứu) .
- Kĩ năng viết và trình bày báo cáo ngắn.
- Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và so đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên, KTXH.
- Kĩ năng liên hệ thực tế địa phương, đất nước.
3. Thái độ, tình cảm.
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp phục vụ tổ quốc sau này cho HS.
II. Chỉ tiêu cụ thể:
Đối với giáo viên.
- Nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ, xác định rõ vai trò của người giáo viên để làm tốt công tác chuyên môn.
- Thường xuyên nghiên cứu học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Nghiên cứu kĩ chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học, đi sâu tìm hiểu phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả cao.
2. Đối với HS:
- XD cho HS nề nếp học tập trên lớp: chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tự giác học tập và làm bài nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
- Xây dựng cho HS nề nếp học tập ở nhà: có góc học tập, thời gian biểu, tự giác, tích cực học bài.
Chỉ tiêu phấn đấu năm học 2007- 2008 như sau :
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
9B
9C
9D
III. Biện pháp.
Đối với giáo viên:
-Thường xuyên nghiên cứu học hỏi, trau rồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học chu đáo trước khi đến lớp.
- Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, chế độ soạn, giảng.
- Tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các ĐDDH. Có kế hoạch tự làm ĐDDH vớ những đồ dùng còn thiếu.
- Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc chưng bộ môn,đặc biệt là phương pháp mới.
- Có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi trong các CLB, phụ đạo HS yếu kém.
- Thường xuyên kiểm tra để nắm bắt được tình hình học tập của HS.
2. Đối với HS:
- Cần có đầy đủ đồ dùng học tập:SGK, vở ghi, VBT, TBĐ, thước kẻ, com pa, máy tính, bút chì .
- Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Về nhà học bài, làm bài đầy đủ, đọc trước bài mới theo tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.
- Bên cạnh học lí thuyết cần phải rèn luyện kĩ năng địa lí: vẽ biểu đồ , gt các hiện tượng địa lí trong thực tế.
- Tích cực tìm hiểu, nghe về tình hình KTXH của đất nước, các nước trên thế giới.
PHẦN C
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
KẾ HOẠCH
LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ
*Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài, xác định dạng biểu đồ cần vẽ
- Nếu bài tâp có yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu thì các dạng biểu đồ cần vẽ là: biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền, biểu đồ hình tròn..-Nếu số liệu là 3 năm trở xuống, học sinh nên vẽ dạng biểu đồ hình tròn (hoặc biểu đồ cột chồng), còn số liệu từ 3 năm trở lên thì nên vẽ dạng biểu đồ miền.
- Nếu bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện giá trị, tốc độthì dạng biểu đồ cần vẽ có dạng đường biểu diễn (đồ thị), biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ thanh ngang
* Bước 2: Xử lý số liệu (Nếu có)
Đây là dạng bài tập mà người ta thường đưa ra số liệu mang giá trị tuyệt đối (Nghìn tỷ đồng, triệu con)-áp dụng cho biểu đồ cơ cấu. Đối với loại bài tập này bắt buộc học sinh phải chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.
Để tính được giá trị tương đối học sinh cần quan tâm đến tổng các giá trị tuyệt đối (Tổng = 100%)
Trong trường hợp có những bài người ta cho tổng của các yếu tố, song khi học sinh cộng các yếu tố lại thì thấy vẫn thiếu (ít hơn) vì vậy khi lập bảng xử lý số liệu học sinh phải thêm cột các yếu tố khác(bảng số liệu khuyết)
* Bước 3: Dựng khung biểu đồ
- Chia tỷ lệ chiều cao, chiều rộng của các trục , bán kính đường tròn
+ Đối với biểu đồ cơ cấu
Nếu là biểu đồ hình tròn (vẽ từ số liệu tuyệt đối đã xử lý sang số liệu tương đối) thì học sinh phải tính bán kính theo công thức:
R2=R1
R2 là bán kính biểu đồ 2
R1 là bán kính biểu đồ 1 (thường được quy ước theo giá trị tuyệt đối nhỏ nhất)
S1 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 1 (biểu đồ biểu đồ 1 theo quy ước)
S2 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 2
Nếu là biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền thì tỷ lệ trục tung thường lấy là 10cm cho 100% (1mm = 1%) từ đó học sinh dùng thước để vẽ. Chiều dài trục hoành phụ thuộc vào số năm, hoặc số các yếu tố cần vẽ (độ rộng của cột trong biểu đồ cột chồng nên lấy là 1cm, song nếu quá nhiều cột thì có thể thu hẹp độ rộng của cột, hoặc độ rộng khoảng cách giữa các năm)
Nếu là biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ đường(vẽ theo giá trị tuyệt đối) thì học sinh cần chú ý việc chia tỷ lệ trên trục tung. Các em nên căn cứ vào số liệu cao nhất để xác định chiều cao của trục cho hài hòa, cân xứng với chiều dài của trục hoành. Tốt hơn hết là học sinh dựng độ dài của trục theo tỷ lệ thước.
cuối cùng là hoàn thiện các số liệu trên các trục, tên biểu đồ(tên biểu đồ nên đưa lên trên).
* Bước 4: Vẽ biểu đồ theo số liệu
Lưu ý cho học sinh phải vẽ lần lượt từng yếu tố
- Nếu là biểu đồ hình tròn thì vẽ lần lượt các yếu tố theo chiều quay của kim đồng hồ
- Nếu là biểu đồ miền thì vẽ từng yếu tố từ dưới lêm và lần lượt qua các năm
Cuối cùng là chú giải: chỉ sử dụng một chú giải cho tất cả các biểu đồ có chung yếu tố.
KẾ HOẠCH THÁNG 9, 10
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ MIỀN
Bước 1:
Xử lý số liệu (nếu có)
Ví dụ: xa = x 100%
Bước 2:Dựng khung biểu đồ
Giáo viên nên cho học sinh dùng thước để dựng vẽ
Với biểu đồ miền thường dùng 10cm cho 100% đối với trục tung và số cm cho các năm tương ứng (Ví dụ có 10 năm thì tương ứng sẽ là 10cm)
Bước 3: Nhận xét biểu đồ
- Nhận xét chung: Lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần)
- Nhận xét riêng: Sự thay đổi của từng yếu tố (tăng, giảm bao nhiêu lần)
- Giải thích về sự thay đổi đó (Có lấy dẫn chứng, chứng minh)
* Lưu ý:
- Có những bảng số liệu khi xử lý học sinh còn phải thêm một số yếu tố vào cho đầy đủ
- Cần chú ý đến từng giai đoạn(Tăng nhanh, chậm-bao nhiêu lần)
- So sánh giữa các yếu tố với nhau(Chênh lệch số lần)
VÍ DỤ:
Cho bảng số liệu sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long(nghìn tấn)
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
819.2
1169.1
1354.5
Cả nước
1584.4
2250.5
2647.4
a, Vẽ biểu đồ miền thể hiện tỷ trọng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước
b, Từ biểu đồ và bảng số liệu em hãy rút ra nhận xét tình hình sản xuất thuỷ sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bài làm cụ thể
- Xử lý số liệu ta được bảng sau
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
51.7
51.9
51.2
Các vùng khác
48.3
48.1
48.8
Cả nước
100
100
100
- Vẽ biểu đồ
- Nhận xét:
Chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước( Chiếm khoảng trên 50%)
Sản lượng không ngừng tăng lên qua các năm(So với năm1995 thì năm 2000 tăng 1,4 lần, so với năm thì năm 2002 tăng 1,2 lần)
Nguyên nhân là do có các điều kiện tự nhiên thuận lợi (Vùng biển ấm có nhiều ngư trường lớn, hệ thống sông ngòi chằng chịt, ít thiên tai), người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản, dân cư thích ứng nhanh với kinh tế thị trường, thị trường ngày càng mở rộng(EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ..), cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được đầu tư với những trung tâm nghiên cứu giống ở Cần Thơ, Cà Mau.
KẾ HOẠCH THÁNG 11, 12
PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN
Bước 1:
Xử lý số liệu (Tương tự như phần vẽ biểu đồ miền)
Bước 2:
Quy đổi từ từ tỷ lệ % ra góc ở tâm để dùng thước đo độ vẽ
Bước 3:
Tính tỷ lệ bán kính (Áp dung cho số liệu tuyệt đối)
R2 = R1(Bán kính R1 là nhỏ nhất)
Bước 4: Vẽ biểu đồ
- Vẽ theo chiều kim đồng hồ
- Tâm của các đường tròn nằm trên 1 đường thẳng nằm ngang
- Chỉ có 1 tên biểu đồ dùng chung
- Chú giải: Chỉ có 1 chú giải
Bước 5: nhận xét
- Nhận xét chung: lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần)
- Nhận xét riêng: sự thay đổi của từng yếu tố ( Tăng, giảm bao nhiêu lần)
- Giải thích ( có lấy dẫn chứng chứng minh)
VÍ DỤ
Cho bảng số liệu sau(Trang 38 SGK 9)
(Số liệu: nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9.040,0
12.831,4
Cây lương thực
6.474,6
8.320,3
Cây công nghiệp
1.199,3
2.337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1.366,1
2.173,8
a, Từ bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể cơ cấu các nhóm cây trồng qua 2 năm
b, Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi diện tích các nhóm cây
Bài làm
a, Xử lý số liệu ta được bảng sau
(Đơn vị: % )
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
100
100
Cây lương thực
71.6
64.9
Cây công nghiệp
13.3
18.2
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
15.1
16.9
- Góc ở tâm (Đơn vị: độ)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
360
360
Cây lương thực
258
234
Cây công nghiệp
48
65
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
54
61
- Bán kính đường tròn
Quy ước R1 = 2cm R2 = 2=2x1,4= 2,8cm
Từ bảng số liệu ta có biểu đồ sau
b, Nhận xét
* Về diện tích
Từ bảng số liệu ta thấy diện tích gieo trồng năm 2002 tăng so với năm 1990 là 1,4 lần
Diện tích các nhóm cây đều tăng, nhanh nhất thuộc nhóm cây công nghiệp(gần 2 lần) tiếp theo là nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác(1,6 lần) cuối cùng là nhóm cây lương thực ( 1,3 lần)
* Về tỷ trọng
Nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, sau đó đến nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác. Trong khi đó nhóm cây lương thực đang giảm nhanh về tỷ trọng
* nguyên nhân
- Trong giai đoạn hiện nay cây công nghiệp đang là mặt hàng đem lại giá trị xuất khẩu cao, thị trường rộng và rất cần nên nước ta đang tập trung vào trồng các loại cây như: Cà phê, hồ tiêu, cao su
- Nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng là do nhu cầu về rau quả ở các đô thị(đặc biệt là thực phẩm sạch) ngày càng tăng
KẾ HOẠCH THÁNG 1, 2
PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ CỘT CHỒNG
Bước 1:
Xử lý số liệu-Nếu có(Tương tự như phần vẽ biểu đồ miền và biểu đồ hình tròn
Bước 2: Dựng khung biểu đồ
Trục tung: 10cm cho 100%
Trục hoành: chiều dài cm tuỳ thuộc vào các năm nhiều hay ít hoặc tuỳ thuộc vào các yếu tố cần vẽ
Bước 3:
- Vẽ biểu đồ: Phải vẽ lần lượt từng yếu tố, lưu ý chia khoảng cách giữa các cột, độ rộng của các cột
- Đặt tên biểu đồ: tên đưa lên đầu, ngắn nhưng đầy đủ,
- Chú giải: chỉ dùng 1 chú giải cho các cột
- Điền đầy đủ các giữ kiện trên các trục
Bước 4: nhận xét
- Nhận xét chung: Lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần)
- Nhận xét riêng: Sự thay đổi của từng yếu tố (tăng, giảm bao nhiêu lần)
- Giải thích về sự thay đổi đó (Có lấy dẫn chứng, chứng minh)
* Lưu ý:
- Có những bảng số liệu khi xử lý học sinh còn phải thêm một số yếu tố vào cho đầy đủ
- Không cần chú ý đến từng giai đoạn(Tăng nhanh, chậm-bao nhiêu lần)
- So sánh giữa các yếu tố với nhau(Chênh lệch số lần)
VÍ DỤ
Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kỳ 1995-2002 (nghìn tỷ đồng) trang 97
1995
2000
2002
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,6
10,8
14,7
Cả nước
103,4
198,3
261,1
a, Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước
b, Từ bảng số liêu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét
Bài làm
a, vẽ biểu đồ
- xử lý số liêu ta được bảng (Số liệu %)
Năm
1995
2000
2002
Duyên hải Nam Trung Bộ
5.4
5.5
5.6
Các vùng khác
94.6
94.5
94.4
Cả nước
100
100
100
Từ bảng số liệu đã xử lý ta vẽ được biểu đồ sau
Biểu đồ cơ câu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 1995-2002
Chú giải
Các vùng khác
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
b, Nhận xét
* Từ bảng số liệu ta thấy
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng qua các năm đều tăng ( năm 2000 gấp 1,9 lần so với năm 1995, năm 2002 gấp 1,4 lần)
* Từ biểu đồ đã vẽ ta thấy
- Tỷ trọng công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ rất nhỏ so với cả nước (năm 1995 cả nước gấp 18,5 lần, năm 2000 gấp 18,2 lần, năm 2002 gấp 17,9 lần)
- Tỷ trọng công nghiệp của vùng không ngừng tăng trong tổng tỷ trọng của cả nước
* Giải thích
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều khó khăn trong chiến tranh, hiện nay vùng đang được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế ( Đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ) với một số trung tâm công nghiệp như Nha Trang, Đà Nẵngvới những ngành như khai thác khoáng sản(Titan), đóng tàu, chế biến lương thực, thực phẩm .
KẾ HOẠCH THÁNG 3, 4
PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ CỘT ĐƠN
Bước 1: Chia tỷ lệ % cho các cột
- Trục tung: Căn cứ vào số liệu cao nhất để xác định chiều cao của cột ( Theo cm )
- Trục hoành: Căn cứ vào khoảng cách các năm (dài ngắn), hoặc các yếu tố cần vẽ ( nhiều hay ít ) để xác định chiều dài trục
Bước 2: Dựng khung biểu đồ, hoàn thành các nội dung cần thể hiện trên biểu đồ
Bước 3: Nhận xét
- Nhận xét chung: Lớn nhất, nhỏ nhất (bao nhiêu lần)
- Nhận xét riêng: Sự thay đổi của từng yếu tố (tăng, giảm bao nhiêu lần)
- Giải thích về sự thay đổi đó (Có lấy dẫn chứng, chứng minh)
* Lưu ý:
- Có những bảng số liệu khi xử lý học sinh còn phải thêm một số yếu tố vào cho đầy đủ
- Cần chú ý đến từng giai đoạn(Tăng nhanh, chậm-bao nhiêu lần)
- So sánh giữa các yếu tố với nhau(Chênh lệch số lần)
VÍ DỤ
Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm
Năm
Thuỷ sản khai thác(Nghìn tấn)
1990
728.5
1994
1120.9
1998
1357
2002
1806
a, Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm theo bảng số liệu
b, từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ em hãy rút ra nhận xét tình hình khai thác thuỷ sản ở nước ta
Bài làm
a, Vẽ biều đồ
Biểu đồ sản lượng thuỷ sản khai thác nước ta giai đoạn: 1990-2003
b, Nhận xét
* Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy
- Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng đều qua các năm(so với 1990 thì năm 1994 tăng 1,5 lần: năm 1998 tăng 1,2 lần so với 1994 : năm 2002 tăng 1,5 lần so với 1998)
- Qua biểu đồ ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng nhanh vào giai đoạn 1990-1994 ( 1,5 lần) nhưng chậm vào giai đoạn 1994-1998 (Tăng 1,2 lần), sau đó lại tăng nhanh vào giai đoạn 1998-2002 (1,5 lần)
* Nguyên nhân
- Do việc đầu tư đánh bắt xa bờ
KẾ HOẠCH THÁNG 5
PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP
Cho bảng : số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị ở nước ta thời kỳ 1985-2003
Tiêu chí
1985
1990
1995
1997
2000
2003
Số dân thành thị ( triệu người)
11.4
12.9
14.9
16.8
18.8
20.9
Tỷ lệ dân thành thị (%)
18.97
19.51
20.75
22.60
24.18
25.80
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đô thị hoá ở nước ta trong thời gian: 1985-2003
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy rút ra nhận xét và giải thích.
Bài làm
1. Vẽ biểu đồ
Biểu đồ đô thị hoá nước ta giai đoạn: 1985-2003
Chú giải
Số dân thành thị
Tỷ lệ dân thành thị (%)
(%)
(Triệu người)
2. Nhận xét:
File đính kèm:
- ke_hoach_boi_duong_hoc_sinh_kha_gioi_dia_li_lop_9.doc