Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định
- Cho trẻ xem tranh ảnh về tết trung thu, trò chuyện với trẻ về lễ hội trung thu.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của lớp, về sức khỏe và học tập của cháu ở lớp
Thể dục buổi sáng: Tập thể dục với bài: Nắng sớm
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trong tuần - Chủ đề nhánh: Trường bé vui hội trăng rằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM.
Tuần thứ : Thực hiện từ ngày: 16/9- 20/9/2013
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định
- Cho trẻ xem tranh ảnh về tết trung thu, trò chuyện với trẻ về lễ hội trung thu.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của lớp, về sức khỏe và học tập của cháu ở lớp
Thể dục buổi sáng: Tập thể dục với bài: Nắng sớm
Hoạt động học
*KPKH:
- Bé đón trung thu vui ghê.
*Thể dục:
- Bò chui qua cổng
*TH:
- Bé dán lồng đèn trung thu.
*ÂN:
- Sinh hoạt cuối chủ đề
*LQVT:
- Bé với các hình.
. *LQVH:
- Thơ : “ Trăng sáng”
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ chơi mèo bắt chuột
- Hát và vận động một số bài hát về chủ đề
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Chơi lộn cầu vồng
-Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Chơi tập tầm vông
- Nghe đọc thơ: trăng sáng.
- Cho trẻ dạo chơi trong sân, nhặt lá vàng.
- Chơi vận động: chơi với bóng
- Hát các bài hát về chủ đề đã học
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Chơi và hoạt động ở các góc
- Góc tạo hình: Tô màu tết trung thu.
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa
- Góc học tập: đếm hoa.
- Góc dân gian: chơi một số trò chơi dân gian
- Góc âm nhạc: hát bài hát về chủ đề
-Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh trong lớp.
- Góc sánh: xem tranh rước đèn .
- -Góc sách: Xem tranh về Bác Hồ.
- Góc học tập:
Cùng bé học đếm
- Góc âm nhạc: hát bài hát về chủ đề
- Góc tạo hình: vẽ tết trung thu.
- Góc phân vai : Cửa hàng bán đèn lồng.
-Góc tạo hình: Tô màu tranh trung thu.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh
- Góc dân gian: chơi trò chơi dân gian
-Góc tạo hình: Dán dây xúc xích .
- Góc sách: xem tranh về tết trung thu.
Hoạt động buổi chiều: chơi và hoạt động theo ý thích
-Vệ sinh chiều
- Ăn chiều
- Chơi hoạt động ở các góc
- Vệ sinh chiều
- Chơi hoạt động góc
- Chơi tự do
-Vệ sinh chiều
-Ăn chiều
- Đọc thơ: Trăng sáng.
- Chơi hoạt động ở các góc
-Vệ sinh chiều
- Ăn chiều
- Chơi KIDSMART
- Chơi tự do
-Vệ sinh chiều
-Ăn chiều
- Nhận xét cuối tuần.
- Chơi tự do
Trả trẻ
- Nêu gương cuối tuần
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở trường.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh
Phó hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch
Trần Thị Kim Chi Võ Thị Ngâu Đặng Thị My Na.
KẾ KOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM.
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC : KPKH
ĐỀ TÀI: BÉ ĐÓN TRUNG THU VUI GHÊ.
THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Các cháu biết được ngày tết trung thu (15/8 âm lịch) là ngày dành cho các bạn thiếu nhi.
-Trẻ được tham gia vui hội trung thu cùng cô và các bạn ở trường mầm non.
-Trẻ biết được một số đồ vật và một số hoạt động trong ngày trung thu.
-Giáo dục trẻ biết yêu thích các ngày lễ, tết của dân tộc, biết tham gia vui hội trung thu cùng cô và bạn không giành đồ chơi với bạn.
Biết vâng lời cô giáo và yêu thương bạn bè.
II.CHUẨN BỊ :
- Tranh ảnh trường mầm non đón trung thu( Tranh múa lân, tranh rước đèn, tranh phá cỗ... )
-Đồ chơi :Đàu lân, trống, các loại mặt nạ, lồng đèn, bánh trung thu.
-Lồng đèn làm bằng giấy bìa cho trẻ chơi trò chơi.
III. TIẾN HÀNHTỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
Cho trẻ hát : “Vui trung thu”.
Các con vừa hát nói về ngày gì?
Thế các con có biết ngày tết trung thu là ngày giành cho ai không ?
Thế ở trường chúng ta các con đã thấy chuẩn bị gì cho ngày tết trung thu rồi nào?
Các con thấy ngoài sân trường treo rất nhiều lồng đèn phải không nào?
Sắp đến ngày tết trung thu rồi, hôm nay cô cháu mình cùng ra khu chợ xem các cô, chú đã trưng bày đồ dùng gì cho ngày trung thu nhé.(Cô trưng bày các đồ dùng trung thu cho trẻ thăm quan).
Hoạt động 2:
Cô cho trẻ thăm quan cửa hàng bán đầu lân và trò chuyện cùng trẻ: Các con ơi! Đây là cái gì nào?
Cô cho trẻ đọc từ : “Đầu lân”.
Đầu lân được làm bằng gì đây các con?
Thế người ta dùng đầu lân để làm gì?
Cô cho trẻ xem các mặt nạ và hỏi trẻ: đây là cáigì?
Mặt nạ dùng để làm gì?
Người ta dùng mặt nạ và mặc trang phục để múa trong ngày trung thu đấy các con.
Cô cho trẻ tham quan nơi bán lồng đèn và hỏi trẻ : Đây là cái gì các con?
Cô cho trẻ đọc từ : “Lồng đèn”.
Cô đưa 2 loại lồng đèn : Bằng nhựa, bằng giấy cho trẻ xem.-
Cô cho trẻ tham quan nơi bán bánh trung thu và cho trẻ đọc tên.
Cô tập trung trẻ lại và cho xem hình ảnh trên powerpoit về hoạt động vui hội trung thu ở trường mầm non (múa lân, rước đèn, phá cỗ....).
Ngày trung thu đến ban đêm các con nhìn lên bầu trời các con thấy gì?
À!Ánh trăng sáng, tròn to để các con cùng rước đèn, múa lân dưới ánh trăng .(Cô cho trẻ xem hình ảnh).
Thế ở nhà bố mẹ đã chuẩn bị gì cho các con để đón ngày tết trung thu nào?
Các con ơi!Trung thu đến các con được xem múa lân, được rước đèn dưới ánh trấngngs để đón chị Hằng thật vui phải không nào.Vì vậy các conphải yêu quí các ngày các ngày lễ, tết của dân tộc mình, và khi chơi các con không được giành đồ chơi của các bạn.
Hôm nay, cô sẽ tổ chức cho các con thi múa lân các con có thích không nào?
Trò chơi 1: “Bé vui múa lân”
Cô chia lớp mình thành 3 đội : các bạn cầm đầu lân và các bạn cầm đuôi lân , một số bạn sẽ đeo mặt nạ và nhảy múa cùng đầu lân.Trong trò chơi này đội nào múa đẹp nhất đội đó sẽ chiến thắng.
Trò chơi 2: “ Bé khéo tay”.
Cô có rất nhiều lồng đèn nhưng chưa có tay cầm .Các con hãy chọn cho mình 1 cái lồng đèn , 1 sợi dây và dùng đôi tay khéo léo của mình để dán sợi dây vaò chiếc lồng đèn, các con chú ý dán sao cho đẹp để chúng mình rước đèn đi chơi trong đêm trung thu nhé.
Hoạt động 3:
Cô nhận xét- tuyên dương.
Hát : “Đêm trung thu”.
Đánh giá cuối ngày:
KẾ KOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM.
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC :TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: DÁN LỒNG ĐÈN TRUNG THU.
THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2013
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết các kỹ năng bôi hồ và cách dán cho trẻ.
Biết dán xen kẽ các màu để tạo thành lồng đèn đẹp.
Trẻ biết ngày 15/8 là ngày tết trung thu.
II - CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh trên máy vi tính
- Mẫu dán của cô
- Hồ dán,giấy , khăn lau.
- 35 tờ lịch cắt nan.
- Bàn trưng bày sản phẩm.
III - TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1:
Cho trẻ hát bài “chiếc đèn ông sao”
Các con vừa hát bài hát gì nào?
Thế trong đêm trung thu các bạn thường đi chơi trăng với gì nữa nào?
Hoạt động 2:
Các con ơi trong ngày tết trung thu các bạn nhỏ thường có một chiếc đè lồng thật xinh
Vậy hôm nay các con hãy dán chiếc lồng đèn thật đẹp các con có thích không?
Cô cho trẻ xem mẫu chiếc lồng đèn của cô.
Các con quan sát xem lồng đèn như thế nào?
Đây là con là mẫu cô dán của cô đấy, các con thấy đẹp không?
Các con có thích dán lồng đèn không nào?
Cô vừa vẽ vừa phân tích cho trẻ .
+ Trước tiên các con bôi hồ đường biên dán giáp lại thành vong tròn, sau đó các con dán quai của lông đèn .
Khi dán xong các con lấy khăn lau tay cho sạch.
Bây giờ bạn nào nhắc lại cho cô cách dán một lồng đèn cho cô nào.
Cô cho trẻ về chỗ thực hiện.
Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ thực hành.
Trưng bày sản phẩm:
Trẻ vẽ xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình
Cho trẻ chọn sản phẩm đẹp để nhận xét.
Cô nhận xét.
Cô giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo chăm ngoan học giỏi.
Hoạt động 3
Cho trẻ hát và vận động bài: “ chiếc đèn ông sao”
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
KẾ KOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: .TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC : PTVĐ
ĐỀ TÀI: BÒ CHUI QUA CỔNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2013
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò chui qua cổng
- Biết phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác để chui qua cổng, giúp cơ thể phát triển toàn diện, phát triển cơ chân, tính linh hoạt cho trẻ trong khi tập
- Giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh
II- CHUẨN BỊ:
- Trang phục gọn gàng cho cô và trẻ
- Vạch chuẩn
- Sân (phòng) tập sạch sẽ, thoáng mát
- Xắc xô, cổng thể dục.
III- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Khởi động:
- Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: đi bình thường, đi bằng mũi chân, đi bình thường, đi nhanh
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang
Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập cho trẻ hít vào, thở ra
- Tay vai:
Hai tay đưa sang ngang cao bằng vai
+ Đưa 2 tay về phía trước ( hoặc sau), vỗ 2 tay vào nhau
+ Đưa 2 tay sang ngang
+ Hạ 2 tay xuống xuôi theo người
Bụng lườn:
+Quay người sang phải
+ Về tư thế ban đầu
+Quay người sang trái
+ Về tư thế ban đầu
Chân:
+ Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc
+ Hạ chân phải xuống, đứng thẳng
+ chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc
+ Hạ chân trái xuống, đứng thẳng.
* Vận động cơ bản: “ Bò chui qua cổng”
- Cô làm mẫu động tác 1 lần,cô nhờ 1 trẻ vừa làm theo cô và chui qua cổng.
- Lần hai: Cô vừa làm mẫu vừa phân tích
TTCB: Các con quỳ gối dưới sàn nhà, 1 tay đưa thẳng về trước , tay kia gập khuỷu về trước ngực,đồng thời 1 chân thẳng và một chân kia khuỵu gối, khi nghe lệnh của cô các con bò thẳng trước khi tới cổng các con chui người qua cổng khéo léo không được chạm người vào cổng,thực hiện xong các con về đứng ở cuối hang lần lượt bạn khác lên thực hiện.
- Mời một trẻ lên làm mẫu, cô chú ý sửa sai.
* Thực hiện
- Từng trẻ lên thực hiện động tác
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Chia trẻ làm hai đội thi đua bật
Cô nhận xét sau khi trẻ chơi
* Trò chơi vận động: “ kéo co”
- Hướng dẫn
Cho trẻ đứng 2 đội đối mặt nhau, cô kẻ một vạch chuẩn, chọn 2 đội trưởng đứng đầu và nắm tay lại, các trẻ khác của 2 đội ôm phía sau đội trưởng, khi nghe hiệu lệnh của cô thì các bạn ở 2 đội sẽ dùng sức kéo các bạn ở đội kia về phía mình, nếu đội nào chạm vạch kẻ thì đội đó sẽ thua cuộc
Cho trẻ tham gia trò chơi.
Cô nhận xét sau khi trẻ chơi.
Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
KẾ KOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: .TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM.
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC : ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: SINH HOẠT VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ
THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hát và vận động thành thạo các bài hát có trong chủ đề
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc qua hát, vận động, nghe hát, tham gia trò chơi âm nhạc.
- Giáo dục trẻ yêu quí và bảo vệ quê hương .
II- CHUẨN BỊ:
- Giáo án điện tử
- Trống lắc, vòng nhựa
- Các bài hát trong chủ đề
III- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian lộn cầu vồng
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề
Hoạt động 2:
- Hôm nay cô cháu mình cùng sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề
- Để mở màng chương trình văn nghệ hôm nay cô mời cả lớp cùng hát bài hát “trường chúng cháu đây là trường mầm non”
Cô mở nhạc cho trẻ hát
Cô mời một vài trẻ hát
Bài hát vừa rồi nói về gì nào các con.
Bây giờ cô mời các bạn Nam lớp mình hát bài hát: vui đến trường .
Cô mở nhạc cho trẻ hát
Cô mời cá nhân trẻ hát
Cô mời cả lớp cùng vận động bài hát: “ cô và mẹ ”nào?
Cô mở nhạc cho cả lớp hát và vận động
Cô mời nhóm nữ vận động
Mời một số trẻ thực hiện
Cô mời cá nhân trẻ thực hiện
* Nghe hát: “ngày đầu tiên đi học”
- Hôm nay cô thấy buổi sinh hoạt của lớp mình thật vui, cô cũng có một bài hát nói về buổi đi học đầu tiên đó là bài hát :ngày đầu tiên đi học.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Mở nhạc và cho trẻ vận động theo lời bài hát!
* Trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Hướng dẫn: Cô cho trẻ ngồi vòng tròn, cô mời một trẻ tham gia chơi và đứng ở góc lớp, cô sẽ chọn một bạn giấu đồ chơi ở một bạn ngồi trong vòng tròn, sau khi giấu đồ chơi xong cô sẽ cho bạn đứng góc lớp về lại vòng tròn, các bạn ở vòng tròn sẽ hát cho bạn đi tìm đồ vật bị giấu, bạn tìm sẽ đi xung quanh vòng tròn, đến chỗ giấu đồ vật các trẻ hát sẽ hát to lên để bạn tìm ra đồ vật bị giấu
- Cho trẻ tham gia trò chơi
Cô nhận xét sau khi trẻ chơi.
Hoạt động 3:
Giáo dục: Các con biết không, cô giáo như mẹ hiền đến trường rất là vui đấy các con vì thế tất cả chúng ta cần phải nhớ ơn các cô và luôn luôn kính yêu cô giáo của mình các con nhớ chua nào .
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
KẾ KOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: .TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC : LQVT
ĐỀ TÀI: BÉ VỚI CÁC HÌNH..
THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết và phân biệt được hình tròn,tam giác
- Trẻ so sánh được điểm khác nhau giữa 2 hình
- Phát huy tính sáng tạo và tư duy cho trẻ
- Rèn sự chú ý và tính nhanh nhẹn cho trẻ
II- CHUẨN BỊ:
- Giáo án Powerpoint có chứa các hình ảnh về nội dung bài dạy
- Mỗi trẻ một rổ có các hình tròn, tam giác
- Hình tròn, tam giác
III- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Tập tầm vông
Cô cho trẻ đoán trong tay cô có gì?
Hoạt động 2:
Các con nhìn xem cô có hình gì đây ?
Cô cho trẻ xem hình tròn và gọi tên
Cho trẻ nhận xét về hình tròn
Thế các con thấy hình tròn như thế nào?
Hình tròn có cạnh không các con? Có lăn được không?
Cô lăn mẫu cho trẻ xem
Các con ơi!Hình tròn là một đường cong khép kín, không có cạnh và lăn được đấy
Bây giờ các con tìm trong rổ của mình có hình tròn và đưa lên cho cô xem nào?
Cho trẻ chọn hình đưa lên và đọc : Hình tròn
Tương tự cho trẻ xem hình tam giác và cho trẻ gọi tên
Cô cho trẻ cầm thẻ hình tam giác và nhận xét hình tam giác.
Các con cho cô biết hình tam giác như thế nào? Có mấy cạnh
Cho trẻ đếm.
Các con đếm xem hình tam giác có mấy góc đây?
Hình tam giác là hình có 3 cạnh và 3 góc đấy các con
Thế hình tam giác có lăn được không?
Vì sao hình tam giác không lăn được?
Cô cho trẻ nêu điểm khác nhau giữa 2 hình:
Hình tam giác: có 3 cạnh và 3 góc, không lăn được
Hình tròn: không có cạnh, lăn được
Cho trẻ xem hình tròn, hình tam giác và đọc tên
Hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan, cô sẽ cho các con chơi trò chơi nhé.
* Trò chơi 1: “Bé nào thông minh hơn”
Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ rời có hình trẻ vừa học, Cô đặt 3 ngôi nhà có gắn hình giống hình các con cầm trên tay,cô và các con sẽ hát và đi vòng tròn, kết thúc bài hát các con chú ý trên tay mình có hình gì thì chạy về chỗ ngôi nhà có hình đó được không nào?
Cô cho trẻ chơi và nhận xét sau khi chơi
Lần 2: cô cho trẻ đổi thẻ hình với nhau để chơi
Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
Trò chơi 2: Ai nhớ giỏi
Cô cho trẻ ngồi một vòng tròn lớn, cô yêu cầu trẻ tìm đồ chơi, vật dụng có dạng hình tròn, tam giác
Cô cho trẻ chơi và nhận xét sau khi chơi
Hoạt động 3:
Cô nhận xét tuyên dương lớp học
Cho trẻ làm những chú bướm vàng bay ra ngoài chơi.
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
KẾ KOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC : LQVH
ĐỀ TÀI: THƠ: TRĂNG SÁNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
- Cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ yêu quý quê hương, nhớ ơn cô giáo.
II- CHUẨN BỊ:
- Giáo án Powerpoint
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
Cho trẻ hát bài hát: “ vui tết trung thu ”
Tập trung trẻ lại gần cô và hỏi trẻ
Các con vừa hát bài hát nói về gì nào?
Mùa thu có lễ hội gì các con.
Những đêm nào trăng sáng thì như thế nào?
À! Có một bài thơ rất hay nói về ánh trăng đấy, để biết rõ về nội dung của bài thơ hôm nay cô sẽ dạy cho các con nghe bài thơ “ trăng sáng”. bây giờ các con chú ý lắng nghe nhé.
Hoạt động 2:
- Cô đọc thơ diễn cảm lần 1
- Lần 2, cô đọc thơ kết hợp tranh minh họa
- Lần 3, Cô đọc thơ trích dẫn
* Trích dẫn:
Những đêm nào trăng sáng thì trời rất đẹp, trong sáng trăng tròn như cái đĩa, lơ lửng mà không rơi.
“Sân nhà em …….
............................
Lơ lửng mà không rơi”
Hôm nào trăng khuyết thi các con nhìn trăng giống con thuyền trôi,dù các con ở đâu chú ta cũng nhìn thấy trăng .
“ Những hôm nào trăng khuyết
...............................................
Như muốn cùng đi chơi”
Đàm thoại:
Cô có rất nhiều quả cầu, hôm nay cô cháu mình cùng chơi trò chơi : “Ai thông minh”, để biết xem bạn nào thông minh trả lời câu hỏi có trong quả cầu thì sẽ được thưởng một món quà, các con có thích chơi cùng cô không nào?
+ Bài thơ có tên là gì?
+ Khi có trăng thì sân nhà các con như thế nào?
+ Trăng tròn như cái gì các con?
+ Những hôm nào trăng khuyết thì như thế nào?
+ Các con phải làm gì để chung ta được nhìn thấy trăng sáng?
- Cho trẻ hát: “ vui tết trung thu”
Bây giờ các con cùng đọc bài thơ này với cô nhé.
* Trẻ đọc thơ
Cả lớp đọc thơ : 2- 3 lần
Nhóm nam đọc. Nhóm nữ đọc
Một số trẻ đọc
Cá nhân lên đọc thơ
Cả lớp đọc
Cô chú ý trẻ đọc để sửa sai cho trẻ
Cô chia 2 đội thi nhau đọc thơ.
Cho trẻ đọc theo hướng dẫn của cô
Cho cả lớp đọc.
Hoạt động 3:
Nhận xét, tuyên dương
Cho trẻ đọc lại bài thơ
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ TAM KỲ
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
.......................................
CHỦ ĐỀ NHÁNH:
TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM
GIÁO VIÊN : ĐẶNG THỊ MY NA
LỚP : NHỠ 2
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ( LỚP NHỠ 2)
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON. ( 3 TUẦN )
TUẦN1 : 2/ 9– 6/ 9/ 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.
Thời gian
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
KPKH: Bé yêu trường mầm non .
Thứ 3
TH: Tô màu tranh trường mầm non. TD: Đi trong đường hẹp.
Thứ 4
GDÂN: VĐ: “Trường chúng cháu là trường mầm non” NH: “ Ngày đầu tiên đi học”.
Thứ 5
LQVT: Nhận biết to hơn -nhỏ hơn.
Thứ 6
Thơ : “Cô dạy”.
TUẦN 2: 9 / 9 – 13/ 9/ 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BÉ.
Thời gian
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
KPKH: Lớp học vui ghê.
Thư 3
TH: Nặn chuỗi vòng trang trí lớp . PTTC: Bật liên tục về phía trước.
Thứ 4
GDÂN:DVĐ: Vui đến trường. NH: Lớp em sao mà vui ghê. TC: “Tai ai tinh”.
Thứ 5
LQVT: So sánh nhiều hơn- ít hơn.
Thứ 6
LQVH: Truyện: “Món quà của cô giáo”.
TUẦN 3: 16 / 9 – 20/ 9/ 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM
Thời gian
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
KPKH:Bé đón trung thu vui ghê.
Thư 3
TH: Bé dán lồng đèn trung thu. PTTC: Bò chui qua cổng.
Thứ 4
GDÂN: Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề.
Thứ 5
LQVT: Bé với các hình .
Thứ 6
LQVH: Thơ: Trăng sáng.
PHT Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch:
Nguyễn Thị Kim Dung
Trần Thị Kim Chi Võ Thị Ngâu Đặng Thị My Na
KPKH:BÉ ĐÓN TRUNG THU VUI GHÊ
LQVT:BÉ VỚI CÁC HÌNH
TH: BÉ DÁN LỒNG ĐÈN TRUNG THU.
ÂN:SINH HOẠT VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ
THỂ DỤC:
BÒ CHUI QUA CỔNG
LQVH:
THƠ: TRĂNG SÁNG
GPV:
GXD:
GNT:
GHT:
GTN:
TRƯỜNG BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM
File đính kèm:
- trung thu.doc