Kế hoạch chủ đề: Gia đình (thời gian thực hiện: 5 tuần)

Chủ đề nhánh:

 Tuần 1: Gia đình bé

 Tuần 2: Gia đình sống chung một ngôi nhà.

 Tuần 3,4: Đồ dùng trong gia đình.

 Tuần 5: Nhu cầu gia đình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13261 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chủ đề: Gia đình (thời gian thực hiện: 5 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 5 tuần (Từ ngày 23/09/2013 đến 25/10/2013) Chủ đề nhánh: Tuần 1: Gia đình bé Tuần 2: Gia đình sống chung một ngôi nhà. Tuần 3,4: Đồ dùng trong gia đình. Tuần 5: Nhu cầu gia đình. Mục tiêu Nội dung Hoạt động 1. Lĩnh vực phát triển thể chất: * Phát triển vận động: - Thực hiện một số vận động của đôi tay, chân một cách khéo léo, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, biết định hướng khi thực hiện vận động. * Giáo dục DD-SK: - Biết lợi ích của bốn nhóm thực phẩm đối với sức khỏe của trẻ và gia đình. - Có thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khỏe. - Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; kết hợp với nhạc. - Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động. - Trẻ biết được dinh dưỡng của một số thức ăn hằng ngày. - Trẻ nhận biết và không ăn những thức ăn ôi thiu và không uống những loại nước có ga, bánh kẹo có phẩm màu - Thể dục sáng: Tập các động tác: Hô hấp, Tay, Chân, Bụng, Bật. - Đi: Đi ngang bước dồn, Đi theo đường hẹp. - Chạy: Chạy nhanh 10m - Bò: Bò dích dắc - Ném: Ném xa bằng 2 tay. - Trò chuyện tiếng việt: kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày, những thức ăn có hại cho sức khỏe. 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức: - Biết được vị trí, vai trò của trẻ và các thành viên trong gia đình. - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình. - Biết về các nhu cầu của gia đình và thấy được sự khác nhau giữa các gia đình (Nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, các nhu cầu về vật chất như đồ dùng của gia đình và so sánh,…). - Biết một số quy tắc đơn giản trong gia đình. * Khám phá khoa học: - Sự đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, kích thước, so sánh, phân loại của một số đồ dùng trong gia đình. * Khám phá xã hội: - Địa chỉ, số điện thoại, các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp, sở thích của các thành viên trong gia đình. - Quy mô gia đình(Gia đình lớn, gia đình nhỏ). - Nhu cầu của gia đình(Ăn, mặc, tham quan,…). - Có những hành động quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình(Gấp quần áo, lấy tăm, bưng nước,… tự làm những gì có thể, giúp khi ba mẹ có yêu cầu,…). - HĐC: + MTXQ: Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình. + LQVT: So sánh, nhận biết số lượng 2 nhóm đồ vật; So sánh nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn; Đồ dùng có hính vuông. Hình tròn, hình tam giác; So sánh chiều cao 2 đối tượng. - HĐC: + MTXQ: Trò chuyện về công việc của bố mẹ; Một số đồ dùng để ăn uống; Trò chuyện về người thân trong gia đình. - HĐG: + Tìm địa chỉ gia đình; Tìm người thân trong gia đình + TC: Tìm người thân trong gia đình. 3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: - Bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ. - Lắng nghe đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi. - Có một số kỹ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa gia đình. * Nghe hiểu: - Hiểu nội dung thơ, chuyện. - Phân biệt ngữ điệu khác nhau của lời nói. - Chú ý lắng nghe khi người khác nói và không ngắt lời người nói. * Nói: - Phát âm rõ khi nói - Biết bày tỏ tình cảm một cách rõ ràng. - Biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ khi nói. - Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của người khác (Tại sao, bằng cái gì, như thế nào,…). - Biết lễ phép khi nói, mạnh dạn, biết giơ tay trong giờ học khi muốn nói. - HĐC: + Thơ: Ông mặt trời; Thăm Nhà bà; Em yêu nhà em; Mưa; Làm anh - HĐNT: + Truyện: Cây khế, Tích chu,… + Thơ: Lấy tăm cho bà,… 4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: - Cảm nhận được những cái đẹp của đồ dùng, cách sắp xếp trong gia đình. - Thể hiện cảm xúc, tình cảm với người thân qua bài hát, múa, vận động. - Thích nghe nhạc, nghe hát, chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát. - Thể hiện cảm xúc, tình cảm với người thân qua các tranh vẽ. - Biết sử dụng các màu sắc khác nhau như: Xanh, đỏ, vàng để tạo ra các sản phẩm. - Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. * Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước cái đẹp ở xung quanh: - Để ý đến vẽ đẹp của mọi vật xung quanh: màu sắc, hình dáng,.. - Thể hiện cảm xúc, thái độ hành vi mong muốn tạo ra cái đẹp: sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. * Phát triển kỹ năng âm nhạc: - Hát diễn cảm, tự nhiên. - Nghe nhạc: Dân ca. Biểu hiện cảm xúc khi nghe: nét mặt, vận động theo một cách tự nhiên. - Vận động theo nhạc: Bằng cơ thể (Vỗ, lắc, nhún,…). - Biết giữ im lặng, vỗ tay khen,… * Phát triển kỹ năng tạo hình: - Biết sử dụng vật liệu để tạo ra sản phẩm (Sáp màu, đất nặn). - Chọn màu phù hợp để tô. - Biết chia đất cân đối: xoay tròn, ấn bẹt, lăn dài, ngắt, đính để tạo ra sản phẩm. - Biết thao hồ để dán sản phẩm. * Phát triển sáng tạo: - Biết linh hoạt vận dụng các kỹ năng, màu sắc, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. - Trò chuyện tiếng việt: trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình. - HĐG: Phân vai gia đình. - HĐC: + Anh em; Cả nhà thương nhau; Cháu yêu bà; Nhà của tôi, Múa cho mẹ xem. + Nghe hát: Cho con; Có ông bà, có ba má; Bà còng đi chợ trời mưa; Ru con. - HĐC: Nặn quà tặng người thân; Nặn cái bát; Nặn đồ dùng trong gia đình. - HĐG: Dán tranh gia đình; Tô màu người thân trong gia đình. - HĐG, HĐNT: Vẽ, nặn, tô màu theo ý thích. 5. Lĩnh vực phát triển tình cảm – Xã hội: - Biết sử giữ gìn, sử dụng, tiết kiệm đồ dùng trong gia đình. - Có ý thức tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình. - Biết biểu lộ cảm xúc, sự quan tâm của bản thân với các thành viên trong gia đình. - Hình thành một số kỹ năng ứng xử theo truyền thống của gia đình. * Phát triển tình cảm: - Tự lực: + Biết giúp đỡ những người thân trong gia đình như: Chăm sóc cây, quét nhà,... + Có ý thức và kỹ năng tự phục vụ: Biết xúc cơm ăn, dọn dẹp đồ chơi cất đúng chỗ. - Tự tin: + Tự hào về bản thân, biết mình có thể làm gì,.. - Độc lập: + Biết lựa chọn theo ý muốn. + Vui tươi, hồn nhiên trong sinh hoạt, giao tiếp. * Phát triển kỹ năng xã hội: - Biết tuân theo nề nếp sinh hoạt của gia đình. - Chơi, sống hòa thuận: kiên nhẫn, cùng thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm. - Biết lắng nghe khi người khác nói, xin lỗi, cảm ơn, nói lễ phép, chào hỏi. - Biết gọi người lớn giúp khi cần: bị đau, té, mệt,… - HĐG: + Phân vai: Gia đình; Bác sỹ, Xây dựng(Xây nhà cho búp bê, Xây khu tập thể nhà bé). + Nghệ thuật: Tô màu người thân; Tô màu đồ dùng gia đình. - HĐNT: + Thơ: Thương ông. + Truyện: Tích chu. + Nhặt lá xếp hình người thân. - TC: Tìm đúng nhà; Tìm người thân; Người đầu bếp giỏi. KẾ HOẠCH TUẦN: Chủ đề: (Chủ đề nhánh) Thời gian thực hiện: Từ ngày….đến ngày…. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: (Phải đảm bảo 5 lĩnh vực) II. CHUẨN BỊ: (Đồ dùng, dụng cụ cho một tuần) Vẽ khung tuần giống như hướng dẫn của phòng KẾ HOẠCH NGÀY Thứ…ngày…tháng….năm Hoạt động: Phát triển….. Đề tài:….. I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ(Có nội dung giáo dục) II.CHUẨN BỊ: - - - III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Mở đầu hoạt động” - - - 2. Hoạt động trọng tâm: (Vẽ khung của hoạt động ngày) 3.Kết thúc hoạt động: * Nội dung đánh giá cuối ngày: - Hoạt động chung: …………. …………. - Hoạt động khác:

File đính kèm:

  • docKE HOACH CHU DE GIA DINH LOP 4 TUOI.doc