Kế hoạch chủ điểm phương tiện và luật lệ an toàn giao thông (thời gian thực hiện: 2 tuần)

I.MỤC TIÊU:

1/ Phát triển thể chất

- Phát triển các nhóm cơ trong cơ thể thông qua các bài tập phát triển chung,bài tập thể dục buổi sáng.

- Phối hợp chân tay nhịp nhàng,khéo léo trong các vân động cơ bản như : - Đi thay đổi tốc độ hướng dích dắc theo hiệu lệnh, ném trúng đích thẳng đứng.nhanh,mạnh khéo léo,dẻo dai trong các trò chơi vận động.

- Luyện một số kĩ năng sống: Hành vi thái độ đúng đắn khi tham gia giao thông.

- Biết lợi ích của các phương tiện giao thông.

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày: Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ, quy định khi thamgia giao thông.

2/ Phát triển nhận thức

- Biết được đặc điểm của các phương tiện giao thông biết một số luật lệ giao thông.

- Biết được lợi ích của các phương tiện giao thông với đời sống con người.

- Biết so sánh phân biệt một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi,lợi ích,nơi hoạt động.

-Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ.

-Biết phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.

-Nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản.

- Biết đo độ dài 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau,xác định vị trí phía phải,phía trái của đối tượng có sự định hướng.

 

doc64 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chủ điểm phương tiện và luật lệ an toàn giao thông (thời gian thực hiện: 2 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ ATGT Thời gian thực hiện: 2 tuần ( Từ ngày 04 tháng 03 đến ngày 15 tháng 03 năm 2013) I.MỤC TIÊU: 1/ Phát triển thể chất - Phát triển các nhóm cơ trong cơ thể thông qua các bài tập phát triển chung,bài tập thể dục buổi sáng. - Phối hợp chân tay nhịp nhàng,khéo léo trong các vân động cơ bản như : - Đi thay đổi tốc độ hướng dích dắc theo hiệu lệnh, ném trúng đích thẳng đứng....nhanh,mạnh khéo léo,dẻo dai trong các trò chơi vận động. - Luyện một số kĩ năng sống: Hành vi thái độ đúng đắn khi tham gia giao thông. - Biết lợi ích của các phương tiện giao thông. - Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày: Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ, quy định khi thamgia giao thông. 2/ Phát triển nhận thức - Biết được đặc điểm của các phương tiện giao thông biết một số luật lệ giao thông. - Biết được lợi ích của các phương tiện giao thông với đời sống con người. - Biết so sánh phân biệt một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi,lợi ích,nơi hoạt động. -Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ. -Biết phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung. -Nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản. - Biết đo độ dài 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau,xác định vị trí phía phải,phía trái của đối tượng có sự định hướng. 3/ Phát triển ngôn ngữ -Biết sử dụng các từ ngử miêu tả các phương tiện giao thông. - Biết được từ khái quát "phương tiện giao thông" :phương tiện giao thông đường bộ,đường thủy,đường hàng không. - Biết đặt và trả lời được các câu hỏi về các phương tiện giao thông như: tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? - Biết đọc thơ, kể chuyện diễn cảm và kể sáng tạo,mạch lạc có nội dung về các phương tiện giao thông - Biết phát âm đúng các nhóm chữ cái p, q, g, y. -Biết được một số kí hiệu giao thông đơn giản. - Nghe hiểu và nói được một số từ có nghĩa trong chủ điểm. 4/ Phát triển tình cảm xã hội - Biết kính trọng người lái xe và người điều khiển phương tiện giao thông. - Có ý thức trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông. -Tập cho trẻ một số phẩm chất và kỹ năng sống phù hợp:mạnh dạn,tự tin. -Biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe,đi ngoài đường biết giữ gìn an toàn cho bản thân. -Biết giữ gin an toàn cho bản thân. 5/ Phát triển thẩm mỹ - Biết phối hợp các đương nét màu sắc,hình dạng qua hình vẽ,dán để tạo ra các sản phẩm về phương tiên giao thông theo ý thích. - Hát tự nhiên,thể hiện xúc cảm,vận động nhịp nhàng theo nhạc,bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề phương tiện giao thông. - Yêu thích cái đẹp sự đa dạng phong phú của thế giới phương tiện giao thông,của những hành vi đẹp trong khi tham gia giao thông. II KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 1. Thời gian - Chủ đề “phương tiện giao thông” được thực hiện trong 2 tuần. Gồm có 2 chủ đề nhánh. + Tuần 1: Phương tiện giao thông được thực hiện từ ngày 04/03 – 08/03/2013. + Tuần 2: luật lệ giao thông được thực hiện từ ngày 11/03– 15/03/2013 2. Chuẩn bị học liệu: - Sưu tầm tranh ảnh về chủ điểm phương tiện và luật lệ ATGT như: Tranh các loại phương tiện giao thông đường bộ, hàng không, đường thủy - Tranh minh hoạ một số bài thơ, truyện : cô dạy con , Qua đường. - Tranh chữ to bài thơ : cô dạy con. - Các bài hát trong chủ điểm: bạn ơi có biết, Đường em đi. - Thẻ chữ cái p ,q, g, y.... - Tranh lô tô về chủ điểm phương tiện và luật lệ ATGT - Đồ dùng dạy toán cho cô và cho trẻ: băng giấy,búp bê,... - Các đồ dùng, đồ chơi ở các góc: Hàng rào, cây xanh, các loại phương tiện giao thông - Các trò chơi ở hoạt động ngoài trời: Ô tô và chim sẻ, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng… - Các đồ chơi ở ngoài trời: Phấn, các viên sỏi, chong chóng….. 3. Tổ chức thực hiện: 3.1 Giới thiệu chủ đề: - Giáo viên cùng trẻ trang trí môi trường trong lớp những sản phẩm của cô và trẻ có nội dung hướng đến chủ đề. - Cô cho trẻ tham quan công viên, xem băng hình, tranh ảnh, nghe các bài hát…về chủ đề, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi về những nội dung liên quan đến chủ đề. - Lớp mình vừa được quan sát những loại phương tiện gì? - Những loại phương tiện đó giúp ích gì cho chúng ta? + Các loại xe, máy bay, thuyền , ca nô đó được gọi chung là các phương tiện giao thông . Vậy trong chủ điểm phương tiện giao thông và luật lệ ATGT có điều gì mới lạ hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phá nhé. 3.2 Khám phá chủ đề - Tổ chức triển khai các hoạt động theo mạng nội dung, mạng hoạt động theo kế hoạch tuần đã đề ra. 3.3 Đóng chủ đề - Vào cuối chủ điểm cô đàm thoại và khái quát lại cho trẻ nhớ lại những gì mà trẻ đã được học bằng cách đặt ra các câu hỏi để hỏi trẻ và cho trẻ trả lời. - Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát, múa, đọc thơ, kể chuyện có liên quan đến chủ điểm phương tiện giao thông và luật lệ ATGT mà trẻ vừa được học. 4. Đánh giá cuối chủ đề - Ghi chép quan sát, thường xuyên để đánh giá việc thực hiện chủ đề và điều chỉnh hoạt động giáo dục kịp thời. III. MẠNG NỘI DUNG: Phương tiện giao thông - Các loại phương tiện giao thông quen thuộc: Đường bộ, đường thủy, đường hàng không _Phương tiện giao thông địa phương. - Tên gọi của các loại phương tiện giao thông - trẻ biết tên gọi đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt đông của các phương tiện giao thông - Người điều khiển các phương tiện giao thông: Tài xế, phi công. - công dụng:chở hàng hóa, chở người. -các dịch vụ giao thông:bán vé, sửa chữa xe. Luật lệ giao thông -Làm quen một số quy định đơn giản của luật giao thông đường bộ,đèn tín hiệu giao thông. -Chấp hành luật giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông. -Hành vi văn minh khi đi trên xe,trên tàu -Thực hiên theo người lớn 1 số quy định luật giao thông. PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ ATGT IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mỹ Làm quen với toán: Đo độ dài đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau Xác định vị trí phía phải,phía trái của đối tượng có sự định hướng Khám phá khoa học- xã hội: - Quan sát, tìm hiểu,phân biệt,so sánh,phân loại một số phương tiện giao thông phổ biến. - Trò chuyện tìm hiểu về luật giao thông đường bộ. Tạo hình: - Dán ô tô chở khách - Xé dán thuyền trên biển - Vẽ một số phương tiện giao thông -vẽ theo ý thích. Âm nhạc: Hát và vận động bài "bạn ơi có biết" ."đường em đi"… Nghe hát: Anh phi công ơi,nhớ lời cô dặn,từ ngã tư đường phố….. Phương tiện giao thông và luật lệATGT Phát triển thể chất Phát triển ngôn ngữ Phát triển TC – Xã hội Thể dục - Đi thay đổi hướng ( dích dắc) theo hiệu lệnh,ném trúng đích thẳng đứng,. - Trò chơi vận động:Ô tô và chim sẻ,bánh xe quay,thuyền vào bến. - Giáo dục:Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày: Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ,quy định khi tham gia giao thông,giữ an toàn cho bản thân. LQ Văn học: - Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông - Đọc thơ diễn cảm: cô dạy con.. - Nghe kể lại truyện: Qua đường. - Tập tô chữ cái p,q. - Làm quen chữ cái g, y. Tổ chức các hoạt động vui chơi: - Đóng vai:chơi đóng vai chú cảnh sát giao thông,cửa hàng bán xe,đóng vai người bán vé,hành khách đi tàu,xe ô tô,đi máy bay… - Góc xây dựng: Xây ngã tư đương phố,sân bay, bãi đỗ xe,bến xe khách.lắp ráp ô tô,máy bay. - Trò chơi vận động :Ô tô và chim sẻ,bánh xe quay,thuyền vào bến.. - Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ,lộn cầu vồng . KẾ HOẠCH TUẦN Tuần 24 ( Từ ngày 04 đến 08 tháng 03 năm 2013 Chủ điểm: phương tiện giao thông và luật lệ ATGT Chủ đề 1:Phương tiện giao thông Thứ H Đ Hai Ba Tư Năm Sáu Trò chuyện sáng - Trò truyện các phương tiện giao thông:đường thủy,đường bộ,đường hàng không... - Cô nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ và cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Tập với bài hát “Bạn ơi có biết” Chơi,hoạt động ở ngoài trời - Quan sát các phương tiện giao thông trên đường. - Làm quen, ôn luyện một số kiến thức đã học. - Chơi các trò chơi:dung dăng dung dẻ,lộn cầu vồng,kéo cưa lừa xẻ. chơi tự do… Hoạt động học PTVĐ: đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh TCVĐ: Ném bóng vào rổ -MTXQ: Tìm hiểu về một số loại phương tiện giao thông phổ biến. LQVT: Đo độ dài đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau - TH : Dán ô tô chở khách -PTNN:thơ "Cô dạy con" - LQCC: Tập tô chữ cái p,q. Chơi,hoạt động ở các góc - Góc Phân vai:Trẻ đóng vai người bán vé,hành khách đi tàu,đi xe ô tô,bán nước giải khát đồ lưu niệm … - Góc Xây dựng: Xây sân bay, xây bến xe khách… - Góc Tạo hình: Vẽ, xé dán các loại phương tiện giao thông. - Góc Học tập – sách: Xem tranh ảnh, làm bộ sưu tập về các loại phương tiện giao thông, nối tranh,luật giao thông. -Góc thiên nhiên:chăm sóc cây ở góc thiên nhiên. -Góc âm nhạc:hát vận động về phương tiện giao thông mà trẻ thích. Làm quen với Tiếng Việt - Tàu liên vận - Tàu thủy - Tàu vũ trụ - Còn lại - Bằng nhau - Lần lượt - Tai nạn - Bị thương - An toàn - Tài xế - Tải lượng - quan sát - Phạm luật - Giao thông - Vi phạm Chơi,hoạt động theo ý thích. - Hát: "Bạn ơi có biết" - Đọc thơ Cô dạy con. - AN: Hát và vận động minh họa bài“ Bạn ơi có biết” NH:“Anh phi công ơi” TCAN: “Ai nhanh nhất” -Dán ô tô chở khách -Làm quen một số bài thơ,bài hát của chủ điểm mới. Chơi, hoạt động theo ý thích. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ hai, ngày 04 tháng 03 năm 2013 A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG, ĐIỂM DANH 1. Đón trẻ - Trò chuyện chủ điểm: Phương tiện giao thông và luật lệ ATGT + Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông 2. Thể dục sáng - Tập với bài hát: “Bạn ơi có biết”. 2.1 Mục đích yêu cầu: - Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn nhằm phát triển các cơ, tạo sự phát triển cân đối về thể chất ở trẻ. - Trẻ biết xếp hàng, giãn hàng, tập đúng, nhịp nhàng theo bài hát các động tác trong bài tập phát triển chung. 2.2 Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ - Máy cacset, đĩa CD… 2. 3Thực hiện: - Kết hợp liên hoàn các bước theo nhạc. Bước 1: Khởi động - Trẻ đi vòng tròn khởi động nhịp nhàng với các nội dung: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh … - Xếp đội hình 2 hàng ngang. Bước 2: Trọng động Trẻ nghe nhạc và tập nhịp nhàng theo cô các động tác của bài tập phát triển chung. - Động tác cơ hô hấp: Thổi nơ bay - Động tác tay vai: Hai tay đưa ra trước, hai tay đưa lên cao - Động tác bụng lườn: Hai tay chống hông, quay người sang hai bên. - Động tác chân: Đứng khuỵu chân - Động tác bật: Bật tiến về phía trước Bước 3: Hồi tĩnh - Trẻ vung tay, thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng. - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ. 3. Điểm danh: - Cô ổn định trẻ và điểm danh để nắm được số trẻ có mặt, vắng mặt trong ngày. II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 1.Mục đích – yêu cầu: - Trẻ được tắm nắng và hít thở không khí trong lành, thoã mãn nhu cầu vận động của trẻ. - Trẻ được quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên và quang cảnh xung quanh sân trường. - Trẻ được ôn một số kiến thức đã học, làm quen một số kiến thức mới và chơi các trò chơi vận động. 2. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời. 3. Thực hiện: Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, yêu cầu trẻ nhắc lại. 3.1 Hoạt động có chủ đích: a. Quan sát các loại phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ. - Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa hát bài “Bạn ơi có biết”, hướng trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi: + Thời tiết hôm nay như thế nào? + Sân trường có những cây gì? + Vì sao cần trồng cây trong sân trường? + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh? b. Trò chuyện với trẻ về “Một số phương tiện giao thông” 3.2 Trò chơi: a. Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ. b. Trò chơi dân gian, tự do: Chi chi chành chành. - Chơi tự do :Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như Chong chóng, nhặt lá xếp hình…. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Hoạt động I: Phát triển vận động ĐI THAY ĐỔI HƯỚNG DÍCH DẮC THEO HIỆU LỆNH 1.đề tài: Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức – kĩ năng : - Trẻ biết kĩ thuật đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh của cô. - Tập đúng nhịp nhàng các bài tập phát triển chung. - Trẻ thích thú khi tham gia trò chơi. b. Phát triển : - Phát triển các nhóm cơ trong cơ thể . - Phát triển các tố chất thể lực: nhanh, khéo. c. Giáo dục: - Giáo dục vệ sinh – dinh dưõng. - Giáo dục trẻ tính kĩ luật, tự phục vụ. 1.2 Chuẩn bị : - Bóng to đủ cho mỗi trẻ. - Rổ đựng bóng, ném bóng. - Xắc xô, băng nhạc, sân tập sạch sẽ thoáng mát, rộng rãi , thoáng mát. 1.3 Phương pháp: - Làm mẫu, luyện tập, giải thích. 1.4 Thực hiện: Bước 1: Khởi động - Cô cho cả lớp đi vòng tròn kết hợp khởi động đi các kiểu, chạy nhanh, chạy chậm trên nền nhạc bài “ Đường em đi”. - Xếp đội hình 3 hàng ngang. Bước 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: Tập với bài hát “Bạn ơi có biết”.Trẻ nghe nhạc tập theo cô. - Động tác 1: Luân phiên từng tay đưa lên cao. - Động tác 2: Đứng quay người sang hai bên. - Động tác 3: Ngồi khuỵu gối. - Động tác 4: Bật tách khép chân. * VĐCB: “Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh của cô” - Cô giới thiệu vận động: - Cô làm mẫu lần 1: - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích : “Cô dùng xắc xô hoăc cô vỗ tay nhanh, trẻ đi nhanh, cô vỗ tay chậm trẻ đi chậm” - Cô làm mẫu lần 3 - Cô mời một trẻ lên nhắc lại cách “Đi thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh” và chính xác lại câu trả lời của trẻ. - Mời một trẻ trung bình lên thực hiện thử. - Trẻ thực hiện. - Cô quan sát, động viên , khuyến khích , giúp đỡ trẻ thực hiện đúng. - Cô nhận xét. * Trò chơi vận động : “Đua thuyền” - Cô giới thiệu trò chơi - Cô mời 1 trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cô chia lớp thành 2 tổ đứng theo hàng dọc,ngồi xuống sàn. khi có hiệu lệnh "Đua Thuyền" các trẻ chống tay xuống sàn, làm động tác đua thuyền. Cả đội hình di chuyển theo hàng dọc. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, động viên khuyến khích sau mỗi lần chơi. Bước3: Hồi tĩnh - Cô nhận xét, động viên trẻ ( về kết quả thực hiện các vận động và thái độ của trẻ). - Trẻ đi lại, vung tay – thả lỏng và hít thở nhẹ nhàng. 2.Hoạt động II: Khám Phá Khoa Học Và Xã Hội: TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN 1.1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết được một số loại Phương tiện giao thông biết được một số đặc điểm, màu sắc,lợi ích, hình dạng, hình khối. b. Kĩ năng: - Phát triển khả năng, chú ý, ghi nhớ, quan sát, phân biệt c. Phát triển : - Phát triển ngôn ngữ. - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. d. Giáo dục: - Trẻ có thái độ tích cực khi tham gia giao thông,không thò đầu, tay khi ngồi trên các phương tiện giao thông. 1.2. Chuẩn bị: - Tranh một số loạị phương tiện giao thông. 1.3. Phương pháp: - Đàm thoại, quan sát, luyện tập. 1.4. Tiến hành: a. Mở đầu hoạt động: - Cho cả lớp hát bài: Bạn ơi có biết không? - Các con vừa hát xông bài gì ? - Bài thơ nói đến phương tiện giao thông gì? - Sáng ai đưa các con đi học? - Ba mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? - Hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về một số loại phương tiện giao thông nhé! b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Quan sát, trò chuyện về một số loại phương tiện giao thông phổ biến. * Tìm hiểu phương tiện giao thông đường bộ. - Tranh 1: xe ô tô + Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ. + Các con thấy ô tô có những bộ phận nào?(Đầu xe, bánh xe, Thùng xe) + Đầu xe có những bộ phận nào?( Đèn xe, gương chiếu hậu, ghế, bánh xe, vô lăng) + Phần thùng xe có những bộ phận nào?(Ghế ngồi, giá để hành lý). + Xe ô tô thường có mấy bánh(4 bánh). + Ô tô thường chạy trên những con đường nào?(đường lớn). + Ô tô chạy bằng nhiên liệu gì?(Xăng). + Ai là người điều khiển(Tài xế). + Muốn lái ô tô được an toàn thì người lái xe phải làm gì?(phải học lái xe,phải tỉnh táo, không uống rượu, bia khi lái và phải biết tuân thủ các luật lệ, quy định khi tham gia giao thông. + Cô khái quát:ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ, xe ô tô thường có 4 bánh, cũng có những loại xe có nhiều bánh hơn, ô tô thường chạy trên những đương cái lớn và thường dùng nhiên liệu là xăng. Để lái được ô tô thì người lái xe phải học cách lái xe và cần phải hiểu rõ, nắm vững các luật lệ giao thông để tránh không xảy ra những tai nạn giao thông. - Cô đọc câu đố: xe hai bánh Chạy bon bon Máy nổ giòn Kêu bình bịch Là xe gì? (Xe máy) + Xe máy gồm những bộ phận nào? + Xe máy được dùng để lam gì? + Chở được nhiều hay ít? + Xe máy chạy bằng nhiên liệu gì? + Xe máy là phương tiện giao thông đường gì? *Khái quát; Xe máy có những bộ phận đầu xe,khung xe,yên xe,xe có 2 bánh,xe máy có gắn động cơ và chạy bằng nhiên liệu là xăng,xe máy chạy được trên những con đường lớn và hẹp,xe máy chở được ít. - Cô đọc câu đố: Xe gì hai bánh Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính koong Đứng yên thì đỗ (Xe đạp) + Xe đạp có những bộ phận gì?(Bánh xe, khung xe, tay lái, yên xe). + Xe đạp có mấy bánh, hình gì? + ............................................................... - Khái quát: Xe đạp gồm có đầu xe, bánh xe, khung xe, tay lái, bànđạp, yên trước vên sau, di chuyển được trên đường lớn và đường hẹp và khi cần di chuyển ta phải dùng sức của đôi chân để đạp thì xe mới chạy. * Tìm hiểu phương tiện giao thông đường thủy. + Cô cho trẻ quan sát tàu thủy và hỏi trẻ: +Tàu thủy có những bộ phận nào?( Đầu tàu, thân tàu, bánh lái) + Đầu tàu có những bộ phận nào?(Đèn, ghế dành cho người lái tàu) + Thân tàu thủy có những bộ phận nào?(Ghế dành cho người, nơi để hành lý, khoang chở hàng hóa). + Ai là người lái tàu?(Thuyền trưởng, bác lái tàu). + Những người cùng làm việc với thuyền trưởng gọi là gì?( thủy thủ). +Tàu thủy được dùng để làm gì?(chở người,vận chuyển hàng hóa) + Tàu thủy là phương tiện giao thông đường gì? + Cho trẻ quan sát: Ca nô, thuyền, xuồng........... - Khái quát:Đó là phương tiện giao thông đường thủy, những phương tiện này thường hoạt động ở trên sông, hồ, biển. khi đi các phương tiện nay phải chú ý cẩn thận không được thò tay xuống nước và cần phải mặc áo phao để tránh tai nạn có thể xảy ra. * Tìm hiểu phương tiện giao thông đường hàng không. - Cô đọc câu đố: Chẳng phải là chim Mà lại có cánh Chở hành khách Đến mọi nơi Giữa mây trời Đang bay lượn Là gì?( Máy bay ) + Máy bay gồm những bộ phận gì?( Đầu máy bay, Cánh, Thân ). + Máy bay được dùng để làm gì? Thuộc phương tiện giao thông đường gì? + Ai là người điều khiển máy bay? ( Phi công ) +............................................. - Cho trẻ xem tranh như tàu vũ trụ, khinh khí cầu, tên lửa. - Khái quát: Tất cả những phương tiện trên gọi là phương tiện giao thông đường hàng không. * Tìm hiểu phương tiện giao thông đường sắt. + Ngoài các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không các con còn biết phương tiện nào khác? ( Đường sắt ). + Cho trẻ xem tranh đoàn tàu. + Tàu hỏa tên lửa là loai phương tiện giao thông đường sắt, cấu tạo tàu hỏa gồm đầu tàu và các toa nối lại, dùng để chở người và hàng hóa. - các loại phương tiện này giúp chúng ta vận chuyển hàng hóa và chở người để chúng ta có thể đi đến những nơi khác như đi thăm họ hàng, đi chơi... *So sánh: Xe đạp và xe máy, ô tô và máy bay. - Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông. - Khác nhau: Âm thanh, tốc độ, nơi hoạt động, công dụng của các phương tiện giao thông. Hoạt động 2: Phân loại các phương tiện giao thông. - Phương tiện giao thông đường bộ? - Phương tiện giao thông đường sắt? - Phương tiện giao thông đường thủy? - Phương tiện giao thông đường hàng không? - Các phương tiện này thường gây ô nhiễm môi trường vì nó thải ra một lượng khí ô nhiễm cho môi trường, gây ra tác hại cho con người vậy chúng ta phải biết bảo vệ môi trường trong sạch. Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập Trò chơi: “Hãy lấy theo yêu cầu của cô” - Cô cho trẻ lấy các PTGT theo yêu cầ của cô. - Cô hướng dẫn, quan sát gợi ý để trẻ lấy đúng các PTGT và phân loại chúng. Trò chơi: “Tô màu phương tiện giao thông” - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi - Chia trẻ làm ba đội, cô giao nhiệm vụ: + Đội 1: tô màu ô tô chở khách. + Đội 2: tô màu máy bay. +Đội 3 : tô màu ca nô. - Đội nào tô xong nhanh hơn thì đội đó thắng. - Cô nhận xét các nhóm chơi, cô tuyên dương động viên trẻ. c. Kết thúc hoạt động: - Cho cả lớp cùng vận động theo nhạc bài "Đoàn tàu nhỏ xíu"? IV/. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC: 1. Góc phân vai: a. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện đúng công việc của người bán hàng và người mua hàng, biết tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự, niềm nở, vui vẻ lẫn nhau. b. Chuẩn bị: - Một số loại phương tiện giao thông. c. Nội dung hoạt động: - Trẻ đóng vai người bán hàng, người mua hàng, trò chuyện giao tiếp với nhau niềm nở. 2. Góc xây dựng- lắp ghép: a. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết phản ánh được quang cảnh của các cô chú công nhân, nông dân xây bến xe khách. b. Chuẩn bị: - Khối xây dựng các loại, các loại xe, cổng, hàng rào,… c. Nội dung hoạt động: - Xây bến xe khách có lối đi, chỗ đỗ xe, cổng và hàng rào. - Chơi lắp ghép các loại bàn, ghế bằng bộ lắp ghép nhựa. 3. Góc tạo hình: a. Mục đích - yêu cầu: - Rèn luyện , phát huy trí tưởng tượng, sự khéo léo của bàn tay thông qua các hoạt động vẽ, xé dán, tô màu.. b. Chuẩn bị: - Giâý màu, bút, sáp màu, hồ dán, kéo.. - Tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông… c. Nội dung hoạt động: - Tô màu, vẽ, xé dán về các loại phương tiên giao thông… - Vẽ các loại phương tiện giao thông. 4. Góc học tập – sách: a. Mục đích - yêu cầu: - Ôn các kiến thức đã học trong các hoạt động Làm quen với toán, Làm quen chữ cái… - Rèn cách mở sách, xem tranh truyện, mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh thông qua tranh ảnh, sách, truyện. b. Chuẩn bị: - Bộ xếp hình, lô tô đồ dùng – đồ chơi, đôminô, thẻ chữ số, chữ cái, Làm quen với toán, Làm quen chữ cái, vở tập tô, tranh Bé làm quen với môi trường xung quanh chủ điểm phương tiện giao thông. - Các loại sách, tranh truyện về phương tiện giao thông. c. Nội dung hoạt động: - Phân loại lô tô đồ dùng – đồ chơi theo công dụng , chất liệu. - Tô chữ cái, chữ số, nối tranh MTXQ. - Luyện tập với Làm quen với toán, Làm quen chữ cái. - Xem sách, tranh ảnh về phương tiện giao thông. 5.Góc thiên nhiên: a. Mục đích - yêu cầu: - Hình thành thói quen lao động đơn giản qua chăm sóc cây cối, con vật. - Được tiếp xúc và khám phá tính chất của các yếu tố thiên nhiên thông qua chơi với cát, sỏi, nước.. b. Chuẩn bị: - Các chậu hoa, cây cảnh.. - Dụng cụ tưới, xới cây, khăn lau. - Cát, khuôn in cát, sỏi, nước, chai đong nước, thuyền lá.. c. Nội dung hoạt động: - Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc cây, hoa.. - Chơi với nước, cát, sỏi. * Biện pháp thực hiên: Bước 1: Mở đầu hoạt động - Cô cho cả lớp hát “ Bạn ơi có biết”. - Trò chuyện với trẻ về chủ điểm phương tiện giao thông - Cô giới thiệu một số góc và một số hoạt động tại các góc, nêu quy tắc vào các góc, yêu cầu trẻ nhắc lại và để trẻ vào góc chơi đã chọn. Bước 2: Quá trình hoạt động - Trong quá trình hoạt động ở các góc, cô quan sát và hướng dẫn trẻ kịp thời, gợi mở cho trẻ các hoạt động chơi phong phú, đa dạng hơn… - Góc Phân vai: Đặt câu hỏi, gợi mở hành động chơi đa dạng, phong phú hơn. - Góc Xây dựng: Hướng dẫn trẻ xây dựng , bố cục hợp lý mô hình của bến xe khách. - Góc Tạo hình: Gợi ý trẻ vẽ, xé, dán thêm các chi tiết phụ. - Góc Học tập – sách: Hướng dẫn các yêu cầu về nối tranh, các yêu cầu trong vở LQCC, LQVT, cách phân loại lô tô. - Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi… Bước 3: Kết thúc - Cô đi từng góc, gợi ý trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình (đã chơi gì, làm được gì, làm như thế nào?...) - Cho cả lớp tham quan góc xây dựng. - Cô nhận xét chung ( Về thái độ chơi, kết quả chơi) động viên, khen ngợi trẻ. - Cả lớp hát bài “Bạn ơi có biết” - Trẻ thu dọn đồ chơi. V/. ĂN, NGỦ, VỆ SINH: 1. Vệ sinh, ăn trưa - Cô sắp xếp chổ ăn cho trẻ hợp lý, cho trẻ ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ trong khi ăn. - Bố trí nơi nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ để chuẩn bị cho trẻ ngủ. 2. Ngủ trưa - Cô bố trí thời gian thích hợp cho các bước chuẩn bị nơi ngủ, thời gian trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc. 3. Ăn phụ - Sau khi trẻ ngủ dạy, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn bữa phụ. VI/. LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ phát âm đúng, hiểu rõ nghĩa các từ: “Tàu liên vận” “Tàu thủy” “tàu vũ trụ” - Biết sử dụng, đặt câu với các từ: “Tàu liên vận” “Tàu thủy” “Tàu vũ trụ” 2. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh liên quan đến các từ “Tàu liên vận” “tàu thủy” “Tàu vũ trụ” 3.Phương pháp: - Trực quan hình ảnh, đàm thoại, luyện tập. 4.Tổ chức thực hiện: a. Mở đầu hoạt động: - Cô cho trẻ hát bài: “ Bạn ơi có biết” - Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ về các lọai PTGT có trong bài hát. b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: - Cho trẻ xem các hình ảnh và trò chuyện về các hình ảnh. +

File đính kèm:

  • docgiao an chu diem gia dinh(1).doc