Kế hoạch dạy học bài học Tự chọn Ngữ Văn 6 năm 2008-2009

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh nắm vững:

a) Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội

b) Khái niệm văn bản:

c) 6 kiểu văn bản– 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người.

- Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- Bảng phụ

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

ã ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

?Thế nào là từ? Nêu cấu tạo của từ tiếng Việt ?

ã Tổ chức dạy học bài mới

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học bài học Tự chọn Ngữ Văn 6 năm 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20.8.2008 Tiết 1+2. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh nắm vững : a) Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội b) Khái niệm văn bản : c) 6 kiểu văn bản – 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người. - Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Bảng phụ C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học ổn định lớp, kiểm tra bài cũ ?Thế nào là từ? Nêu cấu tạo của từ tiếng Việt ? Tổ chức dạy học bài mới a) Giới thiệu bài : Giới thiệu chương trình và phương pháp học tập phần tập làm văn lớp 6 theo hướng kết hợp chặt chẽ với phần TV và phần VH, giảm lí thuyết, tăng thực hành, luyện tập, giải các bài tập. b) Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu Khái niệm văn bản ? Trong đời sống khi có 1 tư tưởng tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, em làm thế nào ? ? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm nguyện vọng ấy 1 cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ? ? Em đọc câu ca dao : Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai ? Câu ca dao trên sáng tác ra để làm gì ? ? Nó muốn nói lên vấn đề gì (chủ đề gì) ? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý) ? ? Theo em như vậy đã biểu đạt trọn vẹn 1 ý chưa ? Câu cách đó đã có thể coi là 1 văn bản chưa ? Giáo viên hỏi : Vậy theo em văn bản là gì ? Lời phát biểu của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là 1 văn bản không ? vì sao ? ? Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là 1 văn bản không? ? Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, thiếp mời.... có phải là văn bản không ? Giáo viên kết luận lại : Những văn bản có các kiểu loại gì ? Được phân loại trên cơ sở nào à phần 2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ? Căn cứ vào đâu để phân loại các kiểu văn bản GV treo bảng phụ có kẻ các kiểu văn bản ứng với các phương thức biểu đạt ( như SGK ) cho HS quan sát I. Văn bản và mục đích giao tiếp 1. Phân tích ví dụ : - Em sẽ nói hay viết à có thể nói 1 tiếng, 1 câu, hay nhiều câu VD : Tôi thích vui Chao ôi, buồn - Phải nói có đầu có đuôi à có mạch lạc, lý lẽ à tạo lập văn bản - Nêu ra 1 lời khuyên - Chủ đề : giữ chí cho bền - Câu 2  làm rõ thêm : giữ chí cho bền là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Chí là : chí hướng, hoài bão, lý tưởng. Vần là yếu tố liên kết câu sau làm rõ ý cho câu trước. à Câu ca dao là một văn bản * Văn bản là chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất được liên kết mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp - Là văn bản vì là chuỗi lời nói có chủ đề : nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ giáo viên học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học à đây là văn bản nói. à Văn bản viết, có thể thức, chủ đề à Đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu, thông tin và có thể thức nhất định. 2. Bài học : * Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, không thể thiếu. Không có giao tiếp thì con người không thể hiểu, trao đổi với nhau bất cứ điều gì. Ngôn từ là phương tiện quan trọng nhất để thực hiện giao tiếp à đó là giao tiếp ngôn từ. * Văn bản là chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất, được liên kết mạch lạc nhằm mục đích giao tiếp - Văn bản có thể dài, ngắn, thậm chí chỉ 1 câu, nhiều câu... có thể viết ra hoặc được nói lên. - Văn bản phải thể hiện ít nhất 1 ý (chủ đề nào đó). - Các từ ngữ trong văn bản phải gắn kết với nhau chặt chẽ, mạch lạc II. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản * Căn cứ phân loại - Theo mục đích giao tiếp : (để làm gì) * Các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt : Có 6 kiểu văn bản tương ứng với 6 phương thức biểu đạt, 6 mục đích giao tiếp khác nhau: Kiểu văn bản, phương thức biểuđạt Mục đích giao tiếp Tự sự Kể diễn biến sự việc Miêu tả Tả trạng thái sự vật, con người Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Nghị luận Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận Thuyết minh Giới thiệu, đặc điểm, tính chất, vấn đề.. Hành chính, công vụ Thể hiện quyền hạn, trách nhiệm Học sinh làm bài tập tình huống : ở sách giáo khoa Học sinh nhắc lại nội dung cần đạt của tiết học ở phần ghi nhớ HS đọc to ghi nhớ Hoạt động III Hướng dẫn luyện tập 5 đoạn văn, thơ trong sách giáo khoa thuộc các phương thức biểu đạt nào ? Vì sao? Bài tập 2 : Truyền thuyết ‘Con Rồng cháu Tiên’ thuộc kiểu văn bản nào ?, vì sao Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập ở nhà - Học thuộc bài - Bài tập : Đoạn văn ‘bánh hình......... chứng dám’ thuộc kiểu văn bản gì ? Tại sao ? * Bài tập tình huống: a) Văn bản : hành chính – công vụ : Đơn từ b) Văn bản : thuyết minh, hoặc tường thuật kể chuyện c) Văn bản miêu tả d) Văn bản thuyết minh e) Văn bản biểu cảm g) Văn bản nghị luận * Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập: Bài tập 1 : a) Tự sự : kể chuyện, vì có người, có việc, có diễn biến sự việc b) Miêu tả vì tả cảnh thiên nhiên : Đêm trăng trên sông c) Nghị luận vì thể hiện tình cảm, tự tin, tự hào của cô gái. e) Thuyết minh vì giới thiệu hướng quay quả địa cầu. Bài tập 2 :Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là: Văn bản tự sự, kể việc, kể về người, lời nói hành động của họ theo 1 diễn biến nhất định. Ngày soạn : 30.8.2008 Tiết 3. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. A. Mục tiêu cần đạt. Học sinh nắm vững. - Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ. - Quan hệ giữa sự vật và nhân vật. - Kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện. B.Chuẩn bị : Bảng phụ ,đọc các tài liệu có liên quan C.Thiết kế bài dạy học. * Kiểm tra bài cũ: * Giới thiệu bài : ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Những vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự nh thế nào ? Làm thế nào để nhận ra ? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình ? * Tiến trình tổ chức các hoạt động. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm của sự việc và nhân vật. GV treo bảng phụ ? Xem xét 7 sự việc trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" em hãy chỉ ra : - Sự việc khởi đầu ? - Sự việc phát triển ? - Sự việc cao trào ? - Sự việc kết thúc ? ? Hãy phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc đó ? Có 6 yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự là : - Ai làm ? (nhân vật) - Xảy ra ở đâu ? (không gian, địa điểm) - Xảy ra lúc nào ? (thời gian) - Vì sao lại xảy ra ? (nguyên nhân) - Xảy ra như thế nào ? (diễn biến, quá trình) ? Em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó ở truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ ? Theo em có thể xóa yếu tố thời gian, đặc điểm trong truyện này được không ? Vì sao ? ? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không ? ? Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể đi có được không ? ? Việc Thuỷ Tinh nổi dậy có lí hay không ? Vì sao ? Giáo viên : Sự thú vị, sức hấp dẫn vẻ đẹp của truyện nằm ở các chi tiết thể hiện 6 yếu tố đó. Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng ? ? Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh mấy lần, có ý nghĩa gì ? ? Có thể xóa bỏ sự việc ‘Hàng năm ... dâng nước’ được không ? Vì sao ? Điều đó có ý nghĩa gì ? Qua phân tích các ví dụ và trả lời các câu hỏi. Em hiểu như thế nào về sự việc trong văn tự sự ? Học sinh rút ra kết luận . Giáo viên chốt lại Giáo viên chuyển ý 2. ? Trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ ai là nhân vật chính, nhân vật quan trọng nhất ? ? Ai là nhân vật phụ ? Nhân vật phụ này có cần thiết không ? Có thể bỏ được không ? Qua đó em hiểu gì về nhân vật chính trong văn tự sự. ? Nhân vật phụ có vai trò gì ? ? Vậy các nhân vật trong văn tự sự được kể nh thế nào ? Hãy cho biết các nhân vật trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ được kể như thế nào ? Học sinh rút ra kết luận GV kết luận Hoạt động 3 : Hoạt động 4 : Nội dung ghi bảng I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 1. Sự việc trong văn tự sự a. Sự việc trong văn tự sự - Sự việc khởi đầu (1) : Vua Hùng kén rể. - Sự việc phát triển (2, 3, 4) + Hai thần đến cầu hôn. + Vua Hùng ra điều kiện kén rể + Sơn Tinh đến trước, đợc vợ. - Sự việc cao trào (5. 6) + Thuỷ Tinh thua cuộc, đánh ghen dâng nước đánh Sơn Tinh. + Hai lần đánh nhau hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về. - Sự việc kết thúc (7) + Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua. à Giữa các sự việc trên có quan hệ nhân quả với nhau. Cái trước là nguyên nhân của cái sau, cái sau là nguyên nhân của cái sau nữa à Tóm lại, các sự việc móc nối với nhau trong mối quan hệ rất chặt chẽ không thể đảo lộn, bỏ bớt một sự việc nào. Nếu cứ bỏ một sự việc trong hệ thống à dẫn đến cốt truyện bị ảnh hưởng à phá vỡ. b. 6 yếu tố ở trong truyện - Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - ở Phong Châu, đất của Vua Hùng. - Thời vua Hùng. - Do sự ghen tuông của Thuỷ Tinh. - Những trận đánh nhau dai dẳng của 2 thần hàng năm. - Thuỷ Tinh thua. Hàng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra. à Không được vì : Cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghia truyền thuyết. à Có cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thuỷ Tinh. à Nếu bỏ thì không được, vì không có lí do gì để 2 thần thi tài. à Có lí, vì : - Thuỷ Tinh cho rằng mình chẳng kém gì Sơn Tinh. Chỉ vì chậm chân nên mất vợ à Tức giận. - Thể hiện tính ghen tuông ghê gớm của thần. c. Sơn Tinh có tài chống lụt. - Sính lễ là sản vật của núi rừng, dễ cho Sơn Tinh, khó cho Thuỷ Tinh. Sơn Tinh chỉ việc đem của nhà mà đi hỏi vợ nên đến được sớm. - Sơn Tinh thắng liên tục : Lấy được vợ, thắng trận tiếp theo, về sau năm nào cũng thắng à có ý nghĩa : Nếu để Thuỷ Tinh thắng thì Vua Hùng và thần dân sẽ phải ngập chìm trong nớc lũ, bị tiêu diệt. Từ đó ta thấy câu chuyện này kể ra nhằm để khẳng định Sơn Tinh, Vua Hùng - Không à Vì đó là hiện tượng tự nhiên, qui luật của thiên niên ở xứ sở này à Giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt của nhân dân ta. Bài học 1 : Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể vể : - Thời gian, địa điểm - Nhân vật cụ thể. - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sắp xếp sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. 2. Nhân vật trong văn tự sự a. Nhân vật trong văn tự sự là ai ? - Là kẻ vừa thực hiện các sự việc là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. (người làm ra sự việc, người được nói tới) - Nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất đó là : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Nhân vật đợc nói tới nhiều nhất là Thuỷ Tinh. - Nhân vật phụ : Hùng Vương, Mị Nơng à rất cần thiết à không thể bỏ được vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng, đổ vỡ. Bài học 2 - Nhân vật chính là nhân vật được kể nhiều việc nhất, là được nói tới nhiều nhất à có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng văn bản. - Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. b. Nhân vật được kể thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm. II. Luyện tập : 1. Kể lại một trong 4 truyện đã học mà em yêu thích nhất bằng lời văn của em ? Nói rõ lí do vì sao ? 2- Truyện cổ tích cây tre trăm đốt đã gây cho em nhiều ấn tượng bất ngờ, thú vị . Hãy kể lại câu chuyện bằng lời văn của em . 3- Hãy tự giới thiệu về bản thân em ? III.Hướng dẫn học ở nhà - Nắm nội dung bài học. - Làm bài tập. - Chuẩn bị bài tiếp theo . Ngày soạn : 7.9.2008 Tiết 4+ 5 : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa Vận dụng sử dụng trong nói và viết B/ Chuẩn bị : - bảng phụ . Tài liệu có liên quan C/ Tiến trình giờ dạy : - Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. -Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng ? Trong thực tế , những từ nào chỉ có duy nhất một nghĩa ? HS đọc lại bài thơ Những cái chân- SGK Ngữ văn 6- T1 ? Trong bài có những sự vật nào có chân ? ? Tác giả nói về chân của những vật ấy như thế nào ? ? Những cái chân ấy có điểm gì chung ? ? Có phải từ chân chỉ có duy nhất 1 nghĩa không ? ? Vậy nói chung từ có thể có mấy nghĩa? ? Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa ? ? Từ nhiều nghĩa được tạo ra nhằm mục đích gì ? ? Giải nghĩa của những từ chân có trong bài ? ? Theo em, trong những từ trên, có từ giữ vai trò nghĩa gốc chưa ? ? Vậy từ nào là nghĩa gốc ? ? Những từ chân trong bài là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? ? Lấy VD ? ? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển ? 1- Thế nào là từ nhiều nghĩa ? - Những khái niệm . VD : Toán học, ô xy - Gậy, compa, kiềng, bàn - Đều là nơi tiếp xúc với đất của sự vật - Không, nó có nhiều nghĩa -> Từ có thể có 1 hoặc nhiều nghĩa - Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thêm nghĩa mới cho từ có sẵn mà không cần phải tạo ra từ mới , nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị những khái niệm mới, gọi tên những sự vật mới mà con người nhận thức được vào tiếng nói 2- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ : - Chưa - Chân người - là hiện tượng thêm nghĩa mới cho từ , thay đổi nghĩa cho từ, mà không cần phải tạo thêm từ mới được gọi là hiẹn tượng chuyển nghĩa cuả từ - Nghĩa ban đầu của từ làm cơ sở hình thành các nghĩa khác gọi là nghĩa gốc. Các nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là nghĩa chuyển Hoạt động 3 : luyện tập : Bài tập 1 : Xác định nghĩa gốc của các từ : mặt , mũi, đầu. Bài tập 2 : Giải thích nghĩa của các từ đánh trong các VD sau : a) Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lê Thận ( sự tích Hồ Gươm ) b) Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược ( Lịch sử 6 ) c) Cha đánh trâu cày, con đập đất. ( Em bé thông minh ) Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà : - Nắm nội dung bài học. - Chuẩn bị kiểm tra chuyên đề 3. Ngày soạn : 21.9.2008 Tiết 6+7 : Luyện nói kể chuyện. A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 1. Dựa vào dàn bài tập nói kể chuyện dưới nhiều hình thức đơn giản, ngắn gọn 2. Rèn luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho to, rõ, mạch lạc, chú ý phân biệt lời – kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp B. Chuẩn bị của thầy, trò, hình thức dạy học - Học sinh : chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói, tập kể ở nhà - Trên lớp : chia nhóm, tổ tập thể, nhận xét lẫn nhau, cử đại diện kể ở lớp. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học I. Hoạt động 1 : Dẫn vào bài * Giáo viên kiểm tra dàn bài của học sinh Nêu yêu cầu tiết học, chia nhóm, tổ, động viên học sinh mạnh dạn, hăng hái tập kể, tập nói trước nhóm, tổ, trước lớp. II. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Lập dàn bài cho đề sau : Hãy tự giới thiệu về bản thân em ? Dàn bài : a) Mở bài : Nêu lí do kể chuyện. b) Thân bài : + Buổi sáng : dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị sách vở, ăn sáng, đến trường. + Buổi chiều : làm bài tập. Chơi thể thao, giúp bố mẹ quét dọn, lau nhà, làm cơm tối + Buổi tối : xem chương trình phim dành cho thiếu nhi, học bài, chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Nếu ít bài tập , có thể đọc truyện mình ưa thích dành cho lứa tuổi thiếu nhi. c) Kết bài : Nhận xét về công việc và cuộc sống của bản thân. GV dựa trên dàn ý đã lập, cho HS tập nói trước lớp. Cho HS nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, nhận xét, cho điểm. III- Luyện tập : Bài tập : Em đã say mê môn ngữ văn ( hoặc môn toán , ngoại ngữ ...) từ lúc nào ? Hãy kể lại một vài kỉ niệm của riêng em đối với môn học đó ? Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà : - Nắm nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị kiểm tra viết. Ngày soạn : 5.10.2008 Tiết 8+9 : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự A. Mục tiêu cần đạt. 1. Học sinh nắm vững đặc điểm của hai loại ngôi kể : ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3, tác dụng của từng lạo ngôi kể 2. Phân tích các ngôi kể trong các truyện đã học, đã đọc, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình. 3. Văn bản tích hợp : Cây bút thần. B. Chuẩn bị: - Đọc các tài liệu có liên quan C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. * Giới thiệu bài. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 Hướng dẫn tìm hiểu :Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. ? Ngôi kể là gì ? ? Khi kể xưng tôi thì đó là ngôi thứ mấy trong kể chuyện ? Học sinh đọc đoạn văn số 1 : ? Người kể gọi tên các nhân vật là gì ? ? Khi sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể làm những gì ? ? (vị trí quan sát của tác giả ở đâu ?) HS đọc đoạn văn thứ 2 ? Trong đoạn này, người kể tự xưng mình là gì ? ? ‘Tôi’ ở đây có phải là tác giả Tô Hoài không ? ? Vị trí của người kể ở ngôi kể thứ nhất. ? Nếu ở ngôi kể thứ 3, người kể có khả năng làm được như thế hay không ? Vì sao ? Học sinh đọc so sánh hai đoạn văn trên. ? Trongđoạn 2 ‘Tôi’ có phải là Tô Hoài không ? Vì sao em biết ? ? ưu, nhược điểm của ngôi kể này. ? Có thể thay đổi được không ? Ngôi kể thứ3 có ưu ,nhược điểm gì? Có thể ở đoạn 2 đổi ngôi kể thứ 3, bằng cách thay tôi bằng Dế mèn. ở đoạn 1 không nên thay. GV chiếu đoạn văn sau khi đã đổi ngôi kể Học sinh đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 2 Hướng dẫn luyện tập HS suy nghĩ và làm bài tập trên giấy trong . Gv gọi 1 em lên trình bày ,lớp nhận xét, Gv chiếu kết quả đúng trên máy chiếu Hoạt động 3 (Hướng dẫn làm bài tập ở nhà) I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. 1. Ngôi kể : - Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. - Khi người kể xưng tôi à ngôi thứ nhất. - Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba. 2. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự : a. Ngôi kể thứ 3. - Người kể gọi tên các nhân vật : chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt. - Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. - Đây là ngôi kể hay được sử dụng. b. Ngôi kể thứ nhất. - Đây là cách chọn ngôi kể thứ nhất. Dế mèn tự xưng là ‘Tôi’ – nhưng ‘tôi’ không phải là tác giả Tô Hoài. - Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ... - Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự. 3. Vai trò của các ngôi kể trong văn tự sự. Khi kể, người ta có thể hoàn toàn tự do lựa chọn ngôi kể (hoặc ngôi thứ 3, hoặc ngôi thứ nhất). a. Ngôi kể thứ nhất : có hai kĩ năng. - Nhân vật ‘tôi’, chính là tác giả (thường gặp hồi kí, tự truyện). - Nhiều khi ‘tôi’ không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy ‘tôi’, chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy... - Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện. - Ưu điểm : tính chủ quan. - Nhược điểm : tính khách quan b. Ngôi kể thứ 3 - Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng. - Ưu điểm : tính khách quan. - Nhược điểm : tính chủ quan * Ghi nhớ : SGK. II. Luyện tập Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : Thay ngôi kể từ thứ 1 sang ngôi thứ 3 ? Làm thế nào để thay thế ? Sau khi thay, nhận xét so sánh hai đoạn văn cũ, mới. Định hướng. Thay các từ ‘Tôi’ bằng từ ‘Dế mèn’ - Đoạn mới nhiều tính khách quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc. Bài 2 : - Thay tất cả từ ‘Thanh’ bằng từ ‘tôi’. - Nhận xét tương tự câu 1. Bài 3 : Truyện ‘ cây bút thần’ kể theo ngôi thứ 3. Vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể ? Bài 4 : Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ nhất. Vì - Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích. - Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và cả các nhân vật trong truyện. Bài 5 : Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất để bộc lộ rõ tính chủ quan, chân thực, riêng tư. Nếu sử dụng ngôi thứ 3 thì nội dung thư lại có nguy cơ thiếu chân thực trước người nhận. III. Hướng dẫn học ở nhà Kể lại truyện cây bút thần bằng ngôi kể thứ nhất. Nhân vật cây bút thần tự kể chuyện mình. Nhận xét hai cách kể. Ngày soạn: 19.10.2008 Tiết 10 + 11 : cụm danh từ. A. Mục tiêu cần đạt. Học sinh cần nắm được : - Đặc điểm của cụm danh từ. - Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và sau danh từ. * Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu. Đặt câu với các cụm danh từ. * Tích hợp với phần văn ở văn bản : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng với phần tập làm văn ở việc xây dựng dàn ý văn tự sự. B.Chuẩn bị : - Bảng cụm danh từ . C. Tổ chức các hoạt động dạy học * Bài cũ: Lồng kiểm tra trong quá trình dạy học bài mới * Giới thiệu bài. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV treo bảng phụ ? Học sinh tìm những từ mà các từ in đậm bổ nghĩa trong câu : ? Các từ ngữ phụ là những từ nào ? ? So sánh các cách nói sau : a. Túp lều – Một túp lều (cụm danh từ) b. Một túp lều (cụm danh từ) Một túp lều nát (cụm danh từ phức tạp) c. Một túp lều nát (cụm danh từ phức tạp) Một túp lều nát trên bờ biển(cụm danh từ phức tạp hơn nữa) Học sinh tìm danh từ , phát triển danh từ đó thành cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ đó. Nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ đó so với một từ. ? Cụm danh từ là gì ? ? Cấu tạo của cụm danh từ ntn ? Giáo viên khái quát lại bằng cách vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ ? Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau danh từ trong các danh từ trên, sắp xếp chúng thành loại. Học sinh điền các cụm danh từ trong câu trên vào đúng các mô hình của danh từ. I. Cụm danh từ - Xưa : Ngày, Hai : có, vợ chồng - Một : Túp lều, ông lão đánh cá, vợ chồng. - Nát trên bờ biển : Túp lều - Từ trung tâm : Ngày, vợ chồng, túp lều. - Từ, ngữ phụ : xưa, hai, Ông lão đánh cá, một, nát, trên bờ biển. * Nhận xét : - Nghĩa của cụm danh từ phức tạp, cụ thể hơn nghĩa của danh từ. - Cụm danh từ càng phức tạp (càng thêm các từ ngữ phụ) thì nghĩa của nó càng phức tạp hơn. - VD : Sông à Dòng sông Cửu Long. Đặt câu : Dòng sông Cửu Long đổ ra biển Đông bằng chín cửa. à Cụm danh từ hoạt động như 1 danh từ, nhưng cụ thể hơn, đầy đủ hơn, làm chủ ngữ trong câu . 2. Ghi nhớ :SGK II. Cấu tạo của cụm danh từ - Các phu ngữ trước có hai loại : Cả (chỉ số lượng ước khoảng) ; ba (chỉ số lượng chính xác). - Các phụ ngữ đứng sau có hai loại : + ấy, sau : Chỉ vị trí để phân biệt. + Đực, nếp : Chỉ đặc điểm a. Mô hình tổng quát cụm danh từ. Cụm danh từ Phần truớc Phần trung tâm Phần sau t1 t2 T1 T2 S1 S2 Tất cả Những Em Học sinh Chăm ngoan ấy b. Trong cụm danh từ - Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng. - Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của vật ấy trong không gian hay thời gian. Hoạt động 3 : Luyện Tập : Bài tập 1 : Cho đoạn trích sau : Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà goá mù. Người đàn bà goá mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông Lí Kiến, bây giờ là cụ Bá Kiến ăn tiên chỉ làng. ( Nam Cao- Chí Phèo ) a) Tìm và ghi các cụm danh từ có trong đoạn trích trên vào mô hình cấu tạo cụm danh từ. b) Nhận xét về cấu tạo của các cụm danh từ có trong đoạn trích trên . Bài tập 2 : Đọc lại truyện ếch ngồi đáy giếng và ghi lại các cụm danh từ vào mô hình cấu tạo cụm danh từ Bài tập 3 : Viết một đoạn văn có sử dụng các cụm danh từ. Gạch chân các cụm danh từ ấy. Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà Nắm vững khái niệm và cấu tạo của cụm danh từ Soạn bài tiếp theo Ngày soạn: 1.11.2008 Tiết 12 + 13 : Luyện tập : xây dựng bài văn tự sự Kể chuyện đời thường. A. Mục tiêu cần đạt. 1. Học sinh nắm được thế nào là tự sự, kể chuyện đời thường. - Các bước : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phương hướng chuẩn bị viết bài. 2. Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, chọn ngôi kể, thứ tự kể phù hợp với bài. 3. Phương pháp : Phân tích đề, tổng hợp, hiện thực hóa vấn đề, so sánh, lựa chọn. B. Chuẩn bị : - bảng phụ C.Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Hoạt động 2 : Hoạt động 3 : Hoạt động 4 : - Cho các đề tự sự sau : - Treo bảng phụ 7 đề trong SGK (Trang 119). - Giáo viên

File đính kèm:

  • docTU CHON NGU VAN 6.doc