I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1-Tình hình học sinh đầu năm:
a- Số lượng: Tổng số lớp : 2. Tổng số học sinh:
b- Chất lượng:qua khảo sát đầu năm có đến 24,3% yếu, kém
2- Thuận lợi:
* Được sự quan tâm giúp đở của BGH và tổ CM.
* Học sinh ưa thích môn học
* Bản đồ và bài tập địa lý dùng cho dạy và học môn địa lý tương đối đầy đủ.
3- Khó khăn:
* HS vùng nông thôn nên thời gian chuẩn bị bài học còn hạn chế.
* Phần lớn gia đình HS làm ruộng chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của HS.
* Trình độ học tập của học sinh không đều nhiều em chưa tự giác học tập.
* HS ham chơi chưa quan tâm việc học.
1- Mục tiêu của chương trình Địa lý 6:
a- Về kiến thức:
HS trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản về:
+ Trái đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; các chuyển động của Trái Đất và các hệ quả; Cấu tạo của Trái Đất.
+ Các thành phần tự nhiên của Trái Đất ( địa hình, lớp vỏ khí, lớp nước, lớp đất và lớp vỏ sinh vật) và mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
2- Về kỹ năng:
+ Quan sát, nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lý qua hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
+ Đọc bản đồ, sơ đồ đơn giản.
+ Biết tính toán, thu thập, trình bày các thông tin địa lý.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lý ở mức độ đơn giản.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Vĩnh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD –ĐT VĨNH HƯNG CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
TRƯỜNG : THCS VĨNH BÌNH. Độa lập- Tự do- Hạnh phúc.
TCM: Tổ 2 Văn –Sử- Địa –GDCD
Vĩnh Bình, ngày 20 tháng 9 năm 2013
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ 6
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Nga
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lý
Tổ chuyên môn: Tổ 2: Văn-Sử- Địa-GDCD
- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013-2014 của trường THCS Vĩnh Bình.
- Căn cứ kế hoạch hoat động của tổ chuyên môn.
- Căn cứ nhiệm vụ được phân công giảng dạy, tôi xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 6 như sau:
I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1-Tình hình học sinh đầu năm:
a- Số lượng: Tổng số lớp : 2. Tổng số học sinh:
b- Chất lượng:qua khảo sát đầu năm có đến 24,3% yếu, kém
2- Thuận lợi:
* Được sự quan tâm giúp đở của BGH và tổ CM.
* Học sinh ưa thích môn học
* Bản đồ và bài tập địa lý dùng cho dạy và học môn địa lý tương đối đầy đủ.
3- Khó khăn:
* HS vùng nông thôn nên thời gian chuẩn bị bài học còn hạn chế.
* Phần lớn gia đình HS làm ruộng chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của HS.
* Trình độ học tập của học sinh không đều nhiều em chưa tự giác học tập.
* HS ham chơi chưa quan tâm việc học.
1- Mục tiêu của chương trình Địa lý 6:
a- Về kiến thức:
HS trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản về:
+ Trái đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; các chuyển động của Trái Đất và các hệ quả; Cấu tạo của Trái Đất.
+ Các thành phần tự nhiên của Trái Đất ( địa hình, lớp vỏ khí, lớp nước, lớp đất và lớp vỏ sinh vật) và mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
2- Về kỹ năng:
+ Quan sát, nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lý qua hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
+ Đọc bản đồ, sơ đồ đơn giản.
+ Biết tính toán, thu thập, trình bày các thông tin địa lý.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lý ở mức độ đơn giản.
3- Về thái độ, hành vi:
+ Yêu quý Trái Đất- môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ , cải tạo môi trường trong trường học, ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, công đồng.
d- Về phương pháp:
+ Tăng cường phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tích tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh qua đó kích thích hứng thú tìm hiểu và yêu thích môn học địa lý.
+ Nâng cao khả năng tư duy, năng lực tự học thông qua các hoạt động phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức và giải thích được một số hiện tương địa lý đối với học sinh.
+ Khuyến khích HS vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào trong thực tiễn.
2- Cấu trúc và mục tiêu chương trình: HKI: 19 tuần x 1 tiết/ tuần = 19 tiết.
HKII : 18 tuần x 1tiết/tuần = 18 tiết..
Cấu trúc chương trình Địa lý 6 gồm 2 chủ đề:
II -Nôi dung cụ thể:
Tuần Tiết
Chủ đề
Tên bài
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức trong tâm
Ppháp
Phương tiên
Điều chỉnh
Tháng 8 9
Tuần 1
Tiết 1
Tuần 2
Tiết 2
Tuần 3
Tiết 3
Tuần 4
Tiết 4
Tuần 5
Tiết 5
Tuần6
Tiết 6
Tuần 7
Tiết 7
I-Trái Đất
1-Trái đất trong hệ mặt Trời, hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ
Mở đầu
Bài 1- Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất.
Bài 3- Tỷ lệ bản đồ,
Bài 4. Phương hướng trên bản đồ. Kinh đô vĩ độ tọa độ địa lý.
Bài 6. Ký hiệu bản đồ Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Luyện tập xác định tọa độ địa lý trên quả địa cầu, trên bản đồ
Giới thiệu chương trình, cách học môn địa lý 6
1- Kiến thức:
* Biết về vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
* Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, Tây, Bắc, Nam.
* Biết định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản cề bản đồ: tỷ lệ bản đồ, ký` hiệu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến.
2- Kỹ năng:
* Xác định vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
* Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa cầu.
* Dựa vào tỷ lệ bản đồtính toán được khoảng cách thực tế theo đường thẳng và ngược lại.
* Xác định được phương hướng, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu.
* Đọc và hiểu các ký hiệu trên bản đồ.
+ Vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời; hình khối cầu.
+ Khái niệm kinh tuyến đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam.
+ Vĩ tuyến.Vòng tròn cuông góc với kinh tuyến.
+ Kinh tuyến gốc kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt ngoại ô thành phố Luân Đôn( nước Anh).
+ Vĩ tuyến gốc; là đường xích đạo.
+ Kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, Tây, Bắc, Nam.
+ Tỷ lệ bản đồ, ý nghĩa.
Vấn đáp, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích
+ Quả địa cầu.
+Tranh vẽ lưới kinh, vĩ tuyến.
+ Tranh hệ Mặt Trời
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
+ Bản đồ tự nhiên châu Á.
+ Bản đồ tự nhiên châu Phi.
+ Bản đồ tự nhiên Viết Nam.
+ Bản đồ các nước Đông Nam Á.
+ Phiếu học tập
Tuần 8
Tiết 8
Ôn tập
Hệ thống kiến thức-kỹ năng
Tuần 9
Tiết 9
Kiểm tra
Có đề và đáp án
Tháng 10
Tuần
10
Tiết 10
Tuần 11
Tiết 11
Tuần 12
tiết 12
2- Các chuyển động của Trái Đất và các hệ quả.
Bài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
Bài 8. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Bài 9. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
1- Kiến thức:
* Trình bày được chuyển tự quayđộng quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động.
* Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
2- Kỹ năng:
* Sử dụng hình vẽ mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
* Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
* Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo, trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa
_Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo..
+ Hướng tự quay từ Tây sang Đông,
+ Thời gian: 24 giờ( một ngày đêm).
- Chuyển động quanh Mặt Trời:
+ Theo quỹ đạo có hình elip gần tròn,
+ Hướng chuyển động từ Tây sang Đông,
+ Thời gian: 365 ngày 6 giờ.
+ Hướng và độ nghiêng không đổi.
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục:
+ Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
_ Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Hiện tượng các mùa.
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ.
Vấn đáp, quan sát tranh ảnh.
+Tranh Chuyển động tự quay quianh trục của Trái Đất
+ Quả địa cầu
+Tranh các vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo
+ Mô hình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
+Tranh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.
Tháng 11,
Tuần 13 Tiết13
Tuần 14
Tiết14
Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Bài 11. Thực hành Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất
1- Kiến thức;
* Nêu tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp.
* Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
* Biết được tỷ lệ lục địa, đại dương và sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất.
2- Kỹ năng:
* Quan sát nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất.
* Xác định dược 6 lục địa, 4 đại dương và 7 địa mảng lớn trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
+ Đặc điểm, độ dày, trang thái, nhiệt độ của từng lớp.
+ Khoảng 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương. Đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam,lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc..
+ Các mảng kiến tạo: Á-Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Thái Bình Dương.
+Tranh cấu tạo bên trong của Trái Đất.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
Tiết 18
Ôn tập
Hệ thống kiến thức chủ đề Trái Đất
Tiết 19
Kiểm tra HK
Có đế và đáp án
Tháng 12,1
Tuần 15
Tiết 15
Tuần 16
Tiết 16
Tuần 17
Tiết17
Tuần 20
Tiết
20
Tuần 21
Tiết21
II- Các thành phần tự nhiên
1- Địa hình.( 5 tiết)
Bài 12- Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Bài 13- Điạ hình bề mặt Trái Đất.
Bài 14 Điạ hình bề mặt Trái Đất Bài 15 Các mỏ khoáng sản.
Bài 16 Thực hành: đọc bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
1- Kiến thức:
Nêu được khái niệm nội, ngoại lực và biết tác động của chúng đến địa hình trên trên bề mặt Trái Đất..
* Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mắc ma.
* Nêu được đặc điểm dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
* Nêu các khái niệm: khoáng sản, mả khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của một số koại khoáng sản phổ biến.
2- Kỹ năng:
* Nhận biết được 4 dạng địa hình ( núi, đồi, bình nguyên, cao qua tranh ảnh, mô hình.
* Đọc bản đồ hoặc lược đồ địa hình, tỷ lệ lớn.
* Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật: than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi.
+ Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.
+ Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nôi lực và ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng có nơi gồ ghề.
+ Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất.
+ Đông đất là hiện tượng xãy ra từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất làm lớp đá gần mặt đất bị rung chuyển.
+ Tác hại của núi lửa và động đất.
+ Đặc điểm,hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên đồi núi,Ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất.
+ Khoáng sản là những tích tụ các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
+ Khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim loại.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
+ Tranh cấu tạo núi lửa.
+ Mô hình bình nguyên và cao nguyên.
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
+ Hộp mẫu khoáng sản Việt nam.
+ Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
Tháng 1,2
Tuần 22
Tiết22
Tuần 23
Tiết 23
Tuần 24
Tiết24
Tuần 25
Tiết25
Tuần 26
Tiết 26
Tuần 27,28
Tiết 27,28
1- Lớp vỏ khí
( 7 tiết)
Bài 17- Lớp vỏ khí.
Bài 18- Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí.
Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất.
Bài 20. Hơi nước trong không khí. Mưa.
Bài 21. Thực hành Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
Bài 22. Các đới khí hậu trên Trái Đất.
1- Kiến thức:
* Biết được thành phần của không khí, tỷ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí, biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí..
* Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
* Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các các khối khí nóng lạnh, hải dương, lục địa.
* Biết nhiệt độ của không khí: nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.
* Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được được sự phân bố các đai khí áp cao và áp thấp trên Trái Đất.
* Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của cac loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
* Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.
* Trình bày qúa trình hình thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
* Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
* Biết được giới hạn, đặc điểm 5 đới khí hậu trên Trái Đất.
2- Kỹ năng:
* Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng khí quyển, các đai khí áp và gió, 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất.
* Quan sát, chi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương( nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh.
* Dựa vào bảng số liệu tính nhiệt độ trung bình trong ngày, tháng, năm của một địa phương.
* Dựa vào bảng số liệu, tính lượng mưa trong ngày, tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm của một địa phương.
* Đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, rút ra nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của một địa phương.
* Đọc bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và rút ra nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
+ Thành phần của không khí gồm khí Ni tơ 78%, Oxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%.
+ Vai trò của hơi nước.
+Đặc điểm chính của tầng đối lưu, bình lưu, các tầng cao khí quyển.
+Sự khác nhau về về nhiệt độ, độ ẩm của các các khối khí nóng lạnh, hải dương, lục địa.
+ Các nhân tố vĩ độ địa lý, độ cao của hình, vị trí gần biển hay xa biển ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không .
+ Phạm vi hoạt động, hướng gió thổi ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam của gió Tín phong, tây ôn đới, Đông cực.
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí.
+ Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đều.
+ Phân biệt thời tiết và khí hậu.
+ Có 5 đới khí hậu : 1 nhiệt đới,2 ôn đới, 2 hàn đới Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa, gió thổi thường xuyên của từng đới
* Đới nóng từ chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam: Nhiệt độ nóng quanh năm, gió thường xuyên là gió Tín phong, lượng mưa trên 1000mm. năm.
* Đới ôn hoà từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Nhiệt độ trung bình, gió thường xuyên là gió Tây ôn đới, lượng mưa từ 500-1000mm/ năm
* Đới lạnh từ vòng cưc đến cực ở hai bán cầu . Nhiệt độ dưới 00C, gió thường xuyên là gió Đông cực, lượng mưa ít dưới 500mm/năm
+ Vấn đáp, thảo luận nhóm. Quan sát tranh
+ Tranh các tầng khí quyển.
+ Tranh các loại gió trên Trái Đất.
+Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.
+ Tranh các đới khí hậu trên Trái Đất.
Tuần 29
Tiết 29
Ôn tập
Hệ thống kiến thúc lớp vỏ khí
Vấn đáp
+ BĐ phân bố mưa trên thế giới
Tuần 30
Tiết 30
Kiểm tra viết
Có đề và đáp án
Tháng 4
Tuần 31 Tiết31
Tuần 32
Tiết32
Tuần 33
Tiết 33
3- Lớp nước. ( 3 tiết)
Bài 23 Sông và hồ.
Bài 24 Biển và đại dương.
Bài 25. Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong Đại dương.
1- Kiến thức:
* Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước. Nêu mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ nước của sông.
* Trình bày được khái niện hồ; phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nước.
* Biết được độ muối của biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
* Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng, thủy triều và dòng biển.
* Trình bày được hướng chuyển động của các dòn biển nóng và lạnh trong đại dương thế giớiNêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bời tiếp xúc với chúng.
2- Kỹ năng:
* Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông.
* Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh.
* Nhận biết hiện tượng sóng thủy triều qua tranh ảnh.
* Xác định trên bản đồ một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng
+ Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
+ Hệ thống sông : dòng sông chính, các phụ lưu và chi lưu.
+Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
+ Phân loại hồ căn cứ vào tính chất của nứơc và nguồn gố chình thành.
+ Độ muối của nước biển và đại dương có sự khác nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
+ Ba hình thức vận động của nước biển.
+ Hướng chuyển động của các dòng biển: các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp về các vĩ độ cao. Ngược lại các dòng biển lạnh thường chảy từ các vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
Vấn đáp, thảo luận nhóm
+Mô hình lưu vực sông.
+ Bản đồ các hệ thống sông ngòi Việt nam.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
Tháng 5
Tuần 34
Tiết34
,
Tuần 35
Tiết35
4- Lớp đất và lớp vỏ sinh vật ( 2 tiết)
Bài 26. Đất. Các nhân tố hình thành đất.
Bài 27 Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
1- Kiến thức:
* Trình bày được khái niện lớp đất và hai thành phần chính của đất.
* Trình bày được một số nhân tố hòinh thành đất.
* Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.
2- Kỹ năng:
* Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới.
+ Hai thành phần chính của đất là thành phần khoáng và hữu cơ.
+ Các nhân tố đá mẹ, sinh vật, khí hậu..
+ Khái niện lớp vỏ sinh vật.
+ Các nhân tố ảnh hưởng: khí hậu, địa hình, đất, sinh vật
Quan sát, vấn đáp
+ Bản đồ đất Việt nam.
+ Bản đồ tụ nhiên thế giới.
+Tranh rừng mưa nhiệt đới.
+Tranh savan.
+ Tranh thào nguyên.
Tuần 36
Tiết36
Ôn tập
Hệ thống hóa kiến thức lớp nước, đất, sinh vật.
Tuần 37
Tiết37
Kiểm tra HK
Có đề và đáp án
Phê duyệt của Hiệu trưởng Vĩnh Bình, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Người lập kế hoạch
Nguyễn Thị Nga
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_dia_li_lop_6_truong_thcs_vinh_binh.doc