1. Thuận lợi:
- Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Công nghệ 6 gần gũi với cuộc sống thường ngày và điều kiện thực tế tại địa phương, vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh. SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, đã trở thành nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích hứng thú học tập và sáng tạo cho học sinh. Các nội dung thực hành được tăng cường và chiếm thời lượng lớn hơn, điều này đã tạo sự liên hệ gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống sản xuất, giúp cho quá trình nhận thức và vận dụng của học sinh trở nên sinh động hơn, thiết thực hơn.
- Cơ sở vật chất, tài liệu, sách vở, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng. Nhà trường luôn chú ý đầu tư, sửa chữa, bổ sung thêm sơ sở vật chất hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho dạy và học như mua sắm thêm bàn ghế mới, hiện đại, đúng quy cách ; đầu tư mua thêm đồ dùng học tập để phục vụ cho thầy và trò, nhất là các đồ dùng cho thực hành; thư viện luôn mở cửa để cho bạn đọc vào mượn và nghiên cứu thông tin cần thiêt
- Nhìn chung học sinh của hai lớp 6A2 và 6A3 đều ngoan, lại có số lượng học sinh nữ đông nên hầu hết các em đều có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện, khéo léo, chăm chỉ, tích cực, tự giác học tập. Nhiều em học tốt, tiếp thu bài học nhanh nên phong trào học tập của lớp cũng rất sôi nổi.
- Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể và quan tâm sát sao đến công tác giảng dạy của giáo viên.
- Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của bản thân.
- Được sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của Hội khuyến học xã, Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể khác cho thầy và trò những điều kiện tốt nhất.
2. Khó khăn:
- Do điều kiện còn hạn chế nên nhà trường chưa đầu tư được thật đầy đủ đồ dùng, thiết bị học tập cho mỗi học sinh, mà mới chỉ đảm bảo cho các nhóm học sinh.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn Công nghệ Lớp 6 - Hoàng Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC 2009-2010
Họ và tên giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Tổ Khoa học Tự nhiên
Trình độ chuyên môn: Kĩ thuật công nghiệp-Tin Lớp dạy : 6A2, 6A3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Năm học 2009-2010, trường THCS Liên Mạc tuyển sinh khối lớp 6 với tổng số lớp là 4 lớp, tống sĩ số 133 học sinh. Trong đó lớp 6A2 và 6A3 chiếm 68 học sinh, có 41 học sinh nữ. Qua xem xét tình hình thực tế, tôi nhận thấy có những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau :
1. Thuận lợi:
- Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Công nghệ 6 gần gũi với cuộc sống thường ngày và điều kiện thực tế tại địa phương, vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh. SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, đã trở thành nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích hứng thú học tập và sáng tạo cho học sinh. Các nội dung thực hành được tăng cường và chiếm thời lượng lớn hơn, điều này đã tạo sự liên hệ gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống sản xuất, giúp cho quá trình nhận thức và vận dụng của học sinh trở nên sinh động hơn, thiết thực hơn.
- Cơ sở vật chất, tài liệu, sách vở, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng. Nhà trường luôn chú ý đầu tư, sửa chữa, bổ sung thêm sơ sở vật chất hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho dạy và học như mua sắm thêm bàn ghế mới, hiện đại, đúng quy cách ; đầu tư mua thêm đồ dùng học tập để phục vụ cho thầy và trò, nhất là các đồ dùng cho thực hành; thư viện luôn mở cửa để cho bạn đọc vào mượn và nghiên cứu thông tin cần thiêt
- Nhìn chung học sinh của hai lớp 6A2 và 6A3 đều ngoan, lại có số lượng học sinh nữ đông nên hầu hết các em đều có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện, khéo léo, chăm chỉ, tích cực, tự giác học tập. Nhiều em học tốt, tiếp thu bài học nhanh nên phong trào học tập của lớp cũng rất sôi nổi.
- Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể và quan tâm sát sao đến công tác giảng dạy của giáo viên.
- Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của bản thân.
- Được sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của Hội khuyến học xã, Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể kháccho thầy và trò những điều kiện tốt nhất.
2. Khó khăn:
- Do điều kiện còn hạn chế nên nhà trường chưa đầu tư được thật đầy đủ đồ dùng, thiết bị học tập cho mỗi học sinh, mà mới chỉ đảm bảo cho các nhóm học sinh.
- Sách vở tài liệu về bộ môn Công nghệ tuy đã có nhưng chưa thật phong phú, nhất là các loại sách tham khảo thêm về những lĩnh vực liên quan của môn Công nghệ.
- Đối tượng học sinh không đồng đều, còn một bộ phận các em học sinh nhận thức còn chậm, lười học bài, chưa chịu khó trong học tập. Thêm vào đó, các em mới từ tiểu học lên, ban đầu còn bỡ ngỡ với cách giảng dạy trên Trung học.
- Thời đại bùng nổ thông tin, các em được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng không phải học sinh nào cũng biết cách lựa chọn thông tin đúng đắn, các em dễ bị tiếp nhận những nguồn thông tin xấu nên ảnh hưởng tới nhận thức của các em.
- Đa số gia đình các em làm nông nghiệp nên thu nhập thấp, các em còn phải giúp đỡ bố mẹ nhiều trong công việc hàng ngày nên ảnh hưởng tới việc học ở nhà của các em.
- Còn một số phụ huynh chưa thật quan tâm tới việc học tập của các em, vẫn còn tư tưởng phó mặc cho nhà trường.
II. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
Học lực
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
6A2
32
15%
54%
31%
0%
0%
6A3
36
27%
60%
13%
0%
0%
Tổng
68
24%
52%
24%
0%
0%
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Lập kế hoạch chi tiết và soạn giáo án đầy đủ, giảng dạy theo đúng kế hoạch và phân phối chương trình.
- Tích cực áp dụng và sử dụng các phương pháp dạy học cải tiến vào từng tiết dạy, bài dạy. Tăng cường việc tiến hành các phương pháp dạy học như: Tổ chức dạy học phân nhóm, sử dụng, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, phát huy tối đa ý thức chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, mượn, trả, sử dụng đồ dùng dạy học đầy đủ, nghiêm túc, giữ gìn cẩn thận.
- Thực hiện nghêm túc tất cả các tiết thực hành, gương mẫu và sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác lao động có tính chất nghề nghiệp.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, học tập ở bạn bè đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tổ chức học sinh tham gia vào các buổi ngoại khoá, tham quan thiên nhiên, liên hệ thực tiễn sinh động vào việc giảng dạy.
- Hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các buổi hội thảo chuyên đề ở tổ nhóm chuyên môn.
- Tiếp tục và tích cực đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá học sinh. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” của ngành, ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận trong kiểm tra, thi cử và có hình thức xử lí phù hợp với các trường hợp đó.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Vấn đáp.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Thực hành.
- Ôn tập, kiểm tra.
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
TÊN CHƯƠNG
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
NỘI DUNG CỤ THỂ
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GHI CHÚ
CHƯƠNG 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
- Nêu được đặc điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc, những yêu cầu khi lựa chọn và bảo quản trang phục.
- Tự làm được một số sản phẩm đơn giản như bao tay trẻ em, vỏ gối.
- Có ý thức liên hệ thực tế đến việc may mặc trong gia đình, sử dụng và bảo quản trang phục hợp lí để tiết kiệm nguyên- nhiên liệu cho sản xuất các loại vải; vệ sinh lớp học sau khi thực hành và hứng thú với việc học tập phân môn KTGĐ.
- Các loại vải thường dùng trong may mặc..
- Lựa chọn trang phục
- Sử dụng và bảo quản trang phục.
- Ôn một số mũi khâu cơ bản.
- Thực hành Cắt khâu bao tay trẻ em, Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
- Tranh Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên
- Tranh Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hóa học
- Tranh Ứng dụng của polime- dạng tơ sợi
- Tranh Kí hiệu giặt, là
- Bộ mẫu các loại vải
- Diêm (bật lửa), bát nhựa đựng nước, một số mẫu vải các loại.
- Bộ dụng cụ và vật liệu cắt thêu may
CHƯƠNG 2: TRANG TRÍ NHÀ Ở
- Nêu được tác dụng, công việc để sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình và giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Biết trang trí nhà ở bằng một số cây cảnh, hoa và đồ dùng thông dụng.
- Cắm được các dạng hoa trang trí phù hợp và sáng tạo.
- Hình thành tác phong làm việc đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, ý thức giữ gìn nhà ở, trường lớp sạch sẽ, ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi và sáng tạo trong trang trí nhà ở.
- Sắp xếp hợp lí đồ đạc trong gia đình.
- Thực hành Sắp xếp hợp lí đồ đạc trong gia đình.
- Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.
- Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
- Cắm hoa trang trí.
- Thực hành Cắm hoa
- Tranh Trang trí nhà ở bằng cây cảnh.
- Tranh Nguyên tắc cắm hoa.
- Dụng cụ cắm hoa: bình tròn, bình cao, dao, kéo, mút xốp.
CHƯƠNG 3: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
- Nắm vững được những nguyên tắc ăn uống hợp lí, vệ sinh an toàn thực phẩm và những cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn bằng các phương pháp chế biến khác nhau.
- Thực hiện những công việc cụ thể để chế biến được những món ăn đơn giản trong gia đình( bữa cỗ, tiệc, liên hoan)
- Có ý thức liên hệ thức tế, có hứng thú học tập và vận dụng vào lĩnh vực nội trợ trong gia đình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu ăn uống và lớp học sau khi thực hành.
- Cơ sở của ăn uống hợp lí
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.
- Các phương pháp chế biến thực phẩm.
- Thực hành chế biến món trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp rau muống.
- Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Quy trình tổ chức bữa ăn
- Thực hành Xây dựng thực đơn
- Thực hành Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả.
- Hộp dụng cụ tỉa hoa và trang trí món ăn.
- Tranh Các phương pháp chế biến món ăn
-
CHƯƠNG 4: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
- Nêu được thu nhập của gia đình là gì, gồm các nguồn nào, chi tiêu trong gia đình gồm những khoản nào.
- Thực hiện chi tiêu có kế hoạch một số khoản chi tiêu trong gia đình và của bản thân.
- Có ý thức thực hành tiết kiệm, tham gia các công việc vừa sức để góp phần tạo ra thu nhập cho gia đình.
- Thu nhập của gia đình
- Chi tiêu trong gia đình.
- Thực hành Bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình.
-
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ THEO TUẦN
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
1
1
Bài mở đầu
2
Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
2
3
Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc (tiếp)
4
Bài 2: Lựa chọn trang phục
3
5
Bài 2: Lựa chọn trang phục (tiếp)
6
Bài 3: Thực hành Lựa chọn trang phục
4
7
Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục
8
Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (tiếp)
5
9
Bài 5: Thực hành Ôn một số mũi khâu cơ bản
10
Bài 6: Thực hành Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
6
11
Bài 6: Thực hành Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh (tiếp)
12
Bài 6: Thực hành Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh (tiếp)
7
13
Bài 7: Thực hành Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
14
Bài 7: Thực hành Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật (tiếp)
8
15
Bài 7: Thực hành Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật (tiếp)
16
Ôn tập chương I
9
17
Ôn tập chương I (tiếp)
18
Kiểm tra thực hành
10
19
Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình
20
Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình (tiếp)
11
21
Bài 9: Thực hành Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình
22
Bài 9: Thực hành Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình (tiếp)
12
23
Bài 10: Gìn giữ nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
24
Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
13
25
Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật (tiếp)
26
Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
14
27
Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa (tiếp)
28
Bài 13: Cắm hoa trang trí
15
29
Bài 13: Cắm hoa trang trí (tiếp)
30
Bài 14: Thực hành cắm hoa
16
31
Bài 14: Thực hành cắm hoa (tiếp)
32
Bài 14: Thực hành cắm hoa (tiếp)
17
33
Bài 14: Thực hành cắm hoa (tiếp)
34
Ôn tập chương II
18
35
Ôn tập chương II (tiếp)
36
Kiểm tra học kỡ I
19
37
Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí
38
Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí (tiếp)
20
39
Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí (tiếp)
40
Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
21
41
Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (tiếp)
42
Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
22
43
Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (tiếp)
44
Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm
23
45
Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm (tiếp)
46
Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm (tiếp)
24
47
Bài 19: Thực hành Trộn dầu giấm Rau xà lách
48
Bài 19: Thực hành Trộn dầu giấm Rau xà lách (tiếp)
25
49
Bài 20: Thực hành Trộn hỗn hợp Nộm rau muống
50
Bài 20: Thực hành Trộn hỗn hợp Nộm rau muống (tiếp)
26
51
Kiểm tra thực hành
52
Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
27
53
Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (tiếp)
54
Quy trình tổ chức bữa ăn
28
55
Quy trình tổ chức bữa ăn
56
Quy trình tổ chức bữa ăn
29
57
Bài 23 : Xây dựng thực đơn
58
Bài 23 : Xây dựng thực đơn (tiếp)
30
59
Bài 24 : Thực hành Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả
60
Bài 24 : Thực hành Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả (tiếp)
31
61
Ôn tập chương III
62
Bài 25 : Thu nhập gia đình
32
63
Bài 25 : Thu nhập gia đình (tiếp)
64
Bài 26 : Chi tiêu trong gia đình
33
65
Bài 26 : Chi tiêu trong gia đình (tiếp)
66
Ôn tập cuối học kì I
34
67
Kiểm tra cuối năm học
68
Kiểm tra cuối năm học (tiếp)
35
69
Bài 27 : Thực hành Bài tập tình huống về thu chi trong gia đình
70
Bài 27 : Thực hành Bài tập tình huống về thu chi trong gia đình (tiếp)
V. KẾ HOẠCH KIỂM TRA
Học kì I
Học kì II
V
TH
V
TH
Kiểm tra 15 phút
Tiết 20
Tiết 12
Tiết 42
Tiết 57
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 18
Tiết 51
Kiểm tra học kì
Tiết 36
Tiết 67+ 68
XÁC NHẬN CỦA BGH
Liên Mạc, ngày 22 tháng 9 năm 2009
Người lập
Hoàng Thị Ngọc
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_mon_cong_nghe_lop_6_hoang_thi_ngoc.doc