I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hoạt động 1, 2: Học sinh biết khái niệm về thể loại truyền thuyết.
- Hoạt động 2, 3: Học sinh biết: nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Học sinh thực hiện được: Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục tinh thần đoàn kết
- Tính cáh: Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc Con Rồng cháu Tiên.
II. Nội dung học tập:
Truyền thống đoàn kết và nguồn gốc cao quý của dân tộc
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh vẽ cảnh minh họa Lạc Long Quân và Âu cơ gặp nhau, bầy con trăm trứng, chia con, con trưởng được chọn làm vua, đền Hùng, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Dụng cụ học tập (tập, sách,VBT ) . Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
IV. Tổ chức các họct động học tập:
1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 1 phút 6A1 6A2
2 Kiểm tra miệng: 5 phút Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3 Tiến trình bài học:
28 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học Ngữ văn 6 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 – Tiết 1
Tuần 1
Ngày 19. 8. 2013
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hoạt động 1, 2: Học sinh biết khái niệm về thể loại truyền thuyết.
Hoạt động 2, 3: Học sinh biết: nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: Nhận ra những sự việc chính của truyện.
Học sinh thực hiện được: Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
Thái độ:
Thói quen: Giáo dục tinh thần đoàn kết
Tính cáh: Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc Con Rồng cháu Tiên.
Nội dung học tập:
Truyền thống đoàn kết và nguồn gốc cao quý của dân tộc
Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ cảnh minh họa Lạc Long Quân và Âu cơ gặp nhau, bầy con trăm trứng, chia con, con trưởng được chọn làm vua, đền Hùng, tài liệu tham khảo.
Học sinh: Dụng cụ học tập (tập, sách,VBT…) . Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
Tổ chức các họct động học tập:
Ổn định tổ chức và kiểm diện 1 phút 6A1 6A2
Kiểm tra miệng: 5 phút Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt độâng1: Vào bài. 1phút
Giới thiệu bài mới: Người Việt Nam của chúng ta có nguồn gốc như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu văn bản: “Con Rồng cháu Tiên”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản. 10 phút
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét chung.
Kiểm tra học sinh việc nắm nghĩa từ khó và xác định từ loại của một số từ: 1, 2, 5, 7.
Theo em, văn bản này có thể chia bố cục như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Ba phần: Phần 1: “Ngày xưa…Long Trang”
Phần 2: “Ít lâu sau…lên đường”
Phần 3: Còn lại.
Văn bản này thuộc thể loại truyền thuyết, vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Truyện “Con Rồng cháu Tiên” thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại nào?
Truyện “Con Rồng cháu Tiên” thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. 13 phút
Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc như thế nào?
Nêu nhận xét của em về hai nhân vật này?
Lạc Long Quân đã giúp dân những việc gì?
Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên trong hoàn cảnh nào?
Âu Cơ nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm, cỏ lạ nàng đến thăm-> gặp Lạc Long Quân
Yêu nhau-> trở thành vợ chồng.
Việc sinh nở của Âu Cơ có gì kì lạ?
Sinh ra cái bọc 100 trứng, nở 100 con, không cần bú mớm, tự lớn nhanh như thổi.
Giáo viên treo tranh vẽ cảnh minh họa Lạc Long Quân và Âu cơ gặp nhau, bầy con trăm trứng.
Hướng dẫn học sinh cảm nhận nội dung truyện và yếu tố thần kì.
Theo em, chi tiết “cái bọc trăm trứng nở ra trăm con” có ý nghĩa như thế nào?
Lạ, mang tính hoang đường nhưng giàu ý nghĩa thực tế. Rồng, rắn (bò sát) đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng-> người Việt Nam sinh ra trong cùng một bọc.
Sinh ra trong cùng một bọc chúng ta phải sống như thế nào?
Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục tình đoàn kết dân tộc.
Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡõ lẫn nhau của dân tộc ta?
Cho học sinh thảo luận nhóm 4’.
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét chung.
“Bầu ơi … giàn”; “ Thương người như thể thương thân”; “Lá lành…rách”; “ Một con ngựa đau…bỏ cỏ…”
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Để làm gì?
Giáo viên treo tranh vẽ cảnh chia con, cảnh chọn con cả lên làm vua
Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương.
Theo truyền thuyết này, người Việt ta là con cháu của ai? Có nguồn gốc như thế nào?
Của Rồng-Tiên, nguồn gốc cao quí.
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục lòng tự hào dân tộc.
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Theo em những chi tiết này có tác dụng gì?
Em hiểu truyện “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế nào?
Qua tìm hiểu văn bản” Con Rồng cháu Tiên”, em biết được điều gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/8. Giáo viên nhấn mạnh ý trong ghi nhớ
Liên hệ giáo dục học sinh ý thức tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 5 phút
Gọi học sinh đọc bài tập 1.
Em biết truyện nào của dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện:
“ Con Rồng, cháu Tiên” ?
Cho học sinh thảo luận 4’.
Gọi học sinh trình bày, nhận xét.
Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
I/Đọc-hiểu văn bản:
1/Đọc-kể:
2/Giải nghĩa từ:
3/Bố cục: 3 phần.
4/Khái niệm truyền thuyết:
SGK/7
II/Tìm hiểu văn bản:
1/Nguồn gốc Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân: nòi Rồng, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ
- Âu Cơ: dòng Tiên, xinh đẹp tuyệt trần.
->Đều là thần.
=>Đẹp, kì lạ.
2/Sự nghiệp mở nước:
- Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
3/Tác dụng của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo:
- Tô đậm tính chất kì lạ.
- Thần kì hóa nguồn gốc của dân tộc.
- Tăng sức hấp dẫn.
Ý nghĩa: Truyện kể về nguồn gốc dân tộc Con Rồng cháu Tiên ngợi ca nguồn gốc cao quý và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
Ghi nhớ: SGK/8
III/ Luyện tập:
Bài 1:
1 Người Mường có truyện: “Quả trứng to nở ra con người”.
-Người Khơ Mú:”Quả bầu mẹ”
-> Gần gũi về nguồn gốc, sự giao lưu văn hóa của các dân tộc
Tổng kết: 5 phút
Truyền thuyết là gì?
Truyện dân gian kể về kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khư,ù thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo…
Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng là gì?
Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt nam.
Ca ngợi sự hình thành nước Văn Lang.
Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”giải thích điều gì?
Nguồn gốâc của dân tộc Việt Nam.
Em có suy nghĩ gì về nguồn gốc của dân tộc mình? Cần sống như thế nào với mọi người?
Đoàn kết, yêu thương lẫn nhau…
Giáo dục học sinh ý thức tự hào về nguồn gốc dân tộc, ý thức đoàn kết, yêu thương lẫn nhau..
Hướng dẫn học tập: 5 phút
Đối với bài học tiết này:
- Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện.
- Kể lại truyện.
- Học thuộc ghi nhớ SGK / 8.
- Liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt.
- Làm bài tập 2/8, tham khảo bài tập 1, 2, 3 sách bài tập Ngữ Văn / 3.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc, tìm hiểu trước văn bản”Bánh chưng, bánh giầy”. Tìm hiểu khái niệm truyền thuyết và ý nghĩa của câu chuyện.
Phụ lục:
Tuần 1
Bài 1 – Tiết 2
Ngày 18. 9. 2013
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY - Truyền thuyết
(Hướng dẫn đọc thêm)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hoạt động 1, 2: Học sinh biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết của thời kì Hùng Vương.
Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: Nhận ra những sự việc chính của truyện.
Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
Thái độ:
Thói quen: tìm hiểu truyền thống dân tộc
Tính cách: Giáo dục lòng yêu lao động.
Nội dung học tập:
Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:Tranh : Bánh chưng, bánh giầy.
Học sinh:Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
Tổ chức các hoạt động học tập:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
Kiểm tra miệng: 5 phút
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Giáo viên ghi bài tập trong bảng phụ, treo bảng, gọi học sinh lên bảng làm.
Câu1:Truyền thuyết là gì? (5đ)
A. Những câu truyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
Câu 2:Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì? (3đ)
A.Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B.Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
C. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Gọi một học sinh lên kể diễn cảm và ngắn gọn truyện “Con Rồng, cháu Tiên”. (8đ)
Nhận xét, chấm điểm.
Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Truyện Bánh Chưng bánh Giầy có những nhân vật nào? Sự việc chính là gì?(2đ)
Truyện “Bánh Chưng bánh Giầy” có những nhân vật: Vua Hùng Vương, Lang Liêu, các con vua, thần. Sự việc chính là Vua Hùng Vương chọn người nối ngôi qua việc xem xét xính lễ của các thái tử dâng lên cúng tiên vương.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài. 1phút
Giới thiệu bài mới: Hàng năm khi xuân về tết đến, mọi người dân thường gói bánh chưng để tế lễ tổ tiên. Nguồn gốc này có từ đâu? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” để hiểu rõ hơn về vấn đề này
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản. 8 phút
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc. Nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Giáo viên kiểm tra học sinh việc nắm nghĩa từ khó và từ loại của một số từ :1ø,4, 8,11,13.
Theo em, văn bản này có thể chia bố cục như thế nào?
Phần 1: ”Hùng Vương…chứng giám”.
Phần 2: ”Các lang…hình tròn”.
Phần 3: Còn lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. 13 phút
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
Ý định chọn người nối ngôi phải như thế nào?
Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức nào?
Giải đố là một trong những thử thách khó khăn đối với nhân vật.
Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Em hãy nhận xét chi tiết nghệ thuật thần giúp đỡ Lang Liêu?
Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”
Chi tiết Lang Liêu hiểu và làm theo ý thần thể hiện điều gì?
Sự thông minh.
Thần ở đây chính là nhân dân vì nhân dân suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, biết quí trọng cái nuôi sống mình.
Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua?
Cho học sinh thảo luận nhóm.
Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Qua việc làm bánh, ta biết được điều gì ở Lang Liêu?
Tài, khéo, thông minh, hiếu thảo.
Giáo dục học sinh ý thức siêng năng, hiếu thảo với cha mẹ…
Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu truyện Bánh chưng bánh giầy có ý nghĩa gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/12.
Giáo viên nhấn mạnh ý trong ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 5 phút
Gọi học sinh đọc bài tập 1, 2.
Cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm 4’.
Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Gọi học sinh trình bày suy nghĩ của mình.
Nhận xét.
I/Đọc-hiểu văn bản:
1/Đọc-kể:
2/Giải nghĩa từ:
3/Bố cục: 3phần
II/Tìm hiểu văn bản:
1/Hùng Vương chọn người nối ngôi:
- Hoàn cảnh: Giặc yên, vua già, muốn truyền ngôi.
- Ý định: Người nối ngôi phải nối chí vua.
- Hình thức: Nêu câu đố để thử tài.
2/Lang Liêu được thần giúp đỡ :
- Vì chàng là người thiệt thòi nhất.
-Chăm lo cày cấy, trồng trọt.
3/Hai thứ bánh của Lang Liêu:
- Có ý nghĩa thực tế (quí trọng nghề nông).
- CoÙ ý tưởng sâu xa (tượng Trời, Đất, muôn loài).
- Hợp ý vua-> chứng tỏ tài, đức của người nối chí vua.
Ý nghĩa: Bánh chưng bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
Ghi nhớ:SGK/12
III/Luyên tập:
Bài 1:
-Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
-Giữ gìn truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc, làm sống lại câu chuyện “Bánh…giầy” trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
Bài 2:
Tổng kết : 5 phút
Văn bản “Bánh chưng bánh giầy” cho em biết điều gì?
Giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy, đề cao lao động, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta .
Em hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói về việc coi trọng lao động (Nghề nông)?
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Hướng dẫn học tập: 5 phút
Đối với bài học tiết này:
- Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện, tóm tắt lại nội dung văn bản. Học thuôc phần ghi nhớ SGK/12.
- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”
- Tham khảo bài tập 4, 5 SBT/ 3
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài Thánh Gióng: Đọc kĩ văn bản, nắm nhân vật, sự kiện, cốt truyện, những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
Đọc tìm hiểu trước phần I, II, tóm tắt yêu cầu phần III của bài “Từ và cấu tạo từ tiếng Việt” và bài “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”. Tìm hiểu kĩ về các phương thức biểu đạt.
Phụ lục:
Tuần 1
Bài 1 – Tiết 3
Ngày 20. 8. 2013
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt
Nắm chắc định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức, cấu tạo của từ.
Phân biệt các kiểu cấu tạo từ
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: Phân tích cấu tạo từ.
Học sinh thực hiện thành thạo: Nhận diện, phân biệt được:
Từ và tiếng
Từ đơn và từ phức.
Từ ghép và từ láy.
Thái độ:
Thói quen: ý thức sử dụng từ phù hợp.
Tính cách: tự hào văn hóa Việt
Nội dung học tập:
Nhận diện, phân biệt được:
Từ và tiếng
Từ đơn và từ phức.
Từ ghép và từ láy.
Chuẩn bị:
Giáo viên: ví dụ phù hợp, bảng phụ, phấn màu…
Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước : Từ là gì? Từ đơn và từ phức.
Tổ chức các hoạt động học tập:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút
Kiểm tra miệng: 5 phút Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài. 1phút
Giới thiệu bài mới: Từ tiếng Việt có cấu tạo như thế nào? Có những loại từ nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về từ. 8 phút
Giáo viên ghi ví dụ trong bảng phụ, treo bảng cho học sinh đọc và tìm hiểu.
Yêu cầu học sinh xác định tiếng và từ.
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và/ cách / ăn/ ở.
Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
Tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để đặt câu.
Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
Cho học sinh tìm thêm ví dụ về từ và tiếng .
Vậy em hiểu từ là gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ trang 13.
Giáo viên nhấn mạnh ý trong ghi nhớ .
Giáo viên treo bảng phụ về bảng phân loại tư.ø
Gọi học sinh lên bảng điền vào từng cột.
Gọi học sinh nhận xét – Giáo viên nhận xét chung.
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ / đấy / nước / ta / chăm / nghề
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi / bánh chưng / bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
Hoạt động 3: Phân tích đặc điểm của từ và xác định đơn vị cấu tạo từ . 8 phút
Thế nào là từ đơn ?
Là từ có một tiếng.
Thế nào là từ phức?
Là từ có hai tiếng hoặc nhiều tiếng.
Từ láy và từ ghép có gì khác nhau và giống nhau?
Từ láy : các tiếng có quan hệ với nhau về âm, láy âm giữa các tiếng.
Từ ghép : các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Theo em, yếu tố cấu tạo nên từ?
Tiếng.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/14.
Giáo viên nhấn mạnh ý trong ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 12 phút
Gọi học sinh đọc bài tập 1, 2
Cho học sinh thảo luận 4’
Nhóm 2, 4, 6 câu 1. Nhóm 1, 3, 5 câu 2.
Gọi đại diện trình bày. Nhận xét
Gọi học sinh đọc bài tập 4.
Từ láy “thút thít” miêu tả cái gì?
Giáo dục ý thức lựa chọn từ ngữ phù hợp
Tìm từ láy khác có cùng tác dụng?
Cho học sinh thi tìm từ láy nhanh theo nhóm khoảng 4’.
Nhóm 1, 2 câu a. Nhóm 3, 4 câu b. Nhóm 5, 6 câu c.
Sau 4’gọi học sinh nhận xét. Giáo viên tổng kết tuyên dương hoặc thưởng cho nhóm tìm được nhiều từ láy đúng.
I/ Từ là gì?
Ví dụ:
Ghi nhớ : SGK/13
II/ Từ đơn và từ phức:
Ví dụ:
Ghi nhớ:SGK/14
III/Luyện tập
Bài 1
a/Từ nguồn gốc, con cháu là từ ghép.
b/Từ đồng nghĩa: cội nguồn, gốc gác.
c/Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: chú cháu, anh em…
Bài 2
-Theo giới tính: ông bà, cậu mợ, chú thím…
Theothứ bậc (trên dưới): chị em, chú cháu…
Bài 4
- Từ láy”thút thít”miêu tả tiếng khóc của người.
- Từ láy khác: nức nơ, rưng rức…
Bài 5
Tổng kết: 5 phút
Từ là gì?
Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
Cho một ví dụ về từ đơn, một ví dụ về từ ghép, một ví dụ về từ láy?
Mưa, bánh dẻo, trong trắng…
Giáo dục học sinh ý thức phân biệt từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy và sử dụng hiệu quả.
Hướng dẫn học tập: 5 phút
Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc ghi nhớ SGK/13, 14
- Làm bài tập 3/14, 15
- Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người.
- Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của đồ vật.
Đối với bài học tiết tiếp theo:
- Đọc tìm hiểu bài “Từ mượn”: Thế nào là từ mượn? Nguồn gốc của từ mượn? Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
- Đọc tìm hiểu bài “ Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt” tìm hiểu kĩ mục I: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
Phụ lục:
Tuần 1
Bài 1 – Tiết 4
Ngày 21. 8. 2013
GIAO TIẾP,VĂN BẢN
VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hoạt động 1, 2: Học sinh biết sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
Hoạt động 2, 3: Họïc sinh hiểu sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạp lập văn bản.
Hoạt động 2: Học sinh biết các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
Học sinh thực hiện được: Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
Học sinh thực hiện thành thạo: Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
Thái độ:
Thói quen: sinh ý thức sử dụng phương thức biểu đạt phù hợp kiểu văn bản .
Tính cách: làm việc khoa học
Nội dung học tập:
Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số mẫu văn bản phù hợp.
Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước phần I.
Tổ chức các hoạt động học tập:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
Kiểm tra miệng: 5 phút
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài.
Giới thiệu bài mới: Văn bản là gì? Có những phương thức biểu đạt nào? Để hiểu rõ hơn về điều này, hôm nay, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản và phương thức biểu đạt
Trong cuộc sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng … muốn biểu đạt cho người nào đó biết thì em làm như thế nào?
Sẽ nói hay viết cho người ta biết.
Em hiểu thế nào là giao tiếp?
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
Khi muốn biểu đạt tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu em cần phải làm gì?
Tạo lập văn bản (nói, viết có đầu đuôi, mạch lạc, có lí lẽ…)
Theo em ý nghĩa của câu ca dao
”Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặêc ai” là gì?
Khuyên nhủ hãy giữ vững ý chí, đừng thay đổi.
Hai câu này liên kết với nhau bởi yếu tố nào?
Vần và ý.
Theo em, câu ca dao này có thể xem là một văn bản không?
Có.
Theo em, lời phát biểu của thầy (cô) trong lễ khai giảng năm học mới, một bức thư em viết cho bạn bè hay người thân một lá đơn, câu đối, thiệp mời … có phải là văn bản không? Vì sao?
Phải, vì nó đảm bảo nội dung thông báo.
Vậy em hiểu giao tiếp là gì?
Như thế nào được xem là văn bản?
Gọi học sinh đọc ý1, 2 trong ghi nhớ.
Kể thêm những văn bản mà em biết?
Bài tập làm văn, tờ trình, báo cáo…
Em biết có những kiểu văn bản nào?
Trình bày mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản?
Giáo viên kẻ bảng để trống, treo bảng gọi học sinh lên bảng điền nội dung vào cho đúng.
STTT
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
Ví dụ
1
2
3
4
5
6
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ.
Trình bày mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản?
1/Tự sự: trình bày diễn biến sự việc.
2/Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
3/Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
4/Nghị luận: Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận.
5/Thuyết mi
File đính kèm:
- Ngu van 6Tuan 12(1).doc