I. Đặc điểm tình hình.
Các nội dung kiến thức cơ bản của chương trình toán 7 ( Đại số và hình học) nằm trong bộ chưng trình THCS môn Toán được Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành năm 2002. Với nguyên tắc không quá coi trọng tính cấu trúc , tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trong chương trình; hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lý thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp không phù hợp với đại đa số học sinh . tăng tính thực tiễn và tính sư phạm trong chương trình, tạo điều kiện cho học sinh được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác. Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy lôgic, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua học tập môn toán.
II. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy bộ môn.
Thuận lợi :
Phòng họcấpchs giáo khoa, tài liệu giảng dạy đủ, đội ngũ cán bộ GV đoàn kết, thương xuyên dự giờ góp ý cho đồng nghiệp , đa số phụ huynh quan tâm đến học sinh.
Khó khăn :
- Phần lớn các em mất kiến thức nhiều, không chịu khó học, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của các em.
- Đa số các em tiếp thu chậm do đó việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh đôi khi gặp khó khăn.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy Toán 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Kế hoạch chung.
I. Đặc điểm tình hình.
Các nội dung kiến thức cơ bản của chương trình toán 7 ( Đại số và hình học) nằm trong bộ chưng trình THCS môn Toán được Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành năm 2002. Với nguyên tắc không quá coi trọng tính cấu trúc , tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trong chương trình; hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lý thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp không phù hợp với đại đa số học sinh ... tăng tính thực tiễn và tính sư phạm trong chương trình, tạo điều kiện cho học sinh được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác. Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy lôgic, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua học tập môn toán.
II. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy bộ môn.
Thuận lợi :
Phòng họcấpchs giáo khoa, tài liệu giảng dạy đủ, đội ngũ cán bộ GV đoàn kết, thương xuyên dự giờ góp ý cho đồng nghiệp , đa số phụ huynh quan tâm đến học sinh..
Khó khăn :
Phần lớn các em mất kiến thức nhiều, không chịu khó học, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của các em.
Đa số các em tiếp thu chậm do đó việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh đôi khi gặp khó khăn.
B- Kế hoạch cụ thể.
I- Mục tiêu chung
Chỉ tiêu phấn đấu:
Giỏi: … em yếu: … em (….%)
Khá: … em ( …%) Kém: … em (…%)
TB: … em ( ….%)
2- Biên pháp thực hiện
Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm nhằm tự học, tự bồi dưỡng, kèm cặp phụ đạo học sinh ngay tại lớp, thường xuyên liên lạc với phụ huynh để bàn bạc tìm phương pháp học tập và tạo ý thức học tập của học sinh trong việc học tập ở nhà.
Có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời ngay tại lớp, dạy theo phương pháp mới phát huy tư duy sáng tạo của học sinh.
Chấm chữa bài ngay tại lớp, xây dựng nhóm học bồi dưỡng, tổ chức học nhóm ngay tại thôn.
II- Yêu cầu, nhiệm vụ bộ môn.
Nội dung.
Đảm bảo đầy đủ các kiến thức theo đúng yêu cầu, mức độ quy định trong chương trình.
Đảm bảo tỉ lệ giữa lý thuyết với thực hành ( khoảng 40% thời lượng dành cho lý thuyết, 60% thời lượng dành cho thực hành và giải toán).
Về phương pháp.
Khi giảng dạy không nên áp đặt kiến thức mới, tránh đưa ra kiến thức dưới dạng có sẵn mà phải tạo ra tình huống làm nảy sinh vấn đề bằng các hoạt động trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành, qua đó học sinh đi dần đến kiến thức mới một cách tự nhiên, nhe nhàng.
Về hình thức thể hiện và cách trình bày.
Cần hết sức trình bày cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu các khái niệm, sử dụng rộng rãi các sơ đồ, hình vẽ, bảng tóm tắt, chú ý tăng cường kênh hình khi có thể nhằm tăng sức hấp dẫn đối với học sinh. Ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
III- Kế hoạch cụ thể từng chương.
Đại số
Chương
Nội dung cần đạt
Phương pháp giảng dạy
Phương tiện, đồ dùng, tài liệu..
Liên hệ thực tế
Thời gian thực hiện
I- số hữu tỉ. Số thực
- HS nắm được một số kiến thức về số hữu tỉ, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và luỹ thừa thực hiện trong tập hợp số hữu tỉ. Hiểu và vận dụng được các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau, quy ước làm tròn số; bước đầu có khái niệm về số vô tỉ, số thực và căn bậc hai.
- Có kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, biết làm tròn số để giải các bài toán có nội dung thực tế. BIết sử dụng amý tính bỏ túi để tính toán.
- Bước đầu có ý thức vận dụng các hiểu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết các bài toán nảy sinh trong thực tế.
Vấn đáp , gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Kết hợp kiến thức cũ và mới .
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm sử dụng phiếu học tập
- Phương pháp suy luận , phân tích tổng hợp lời giải
bảng phụ, bảng nhóm
Phiếu học tập
Thước kẻ, máy tính bỏ túi.
- Biết tìm một đại lượng chưa biết dựa vào các đại lượng đã biết khác.
- Biết sử dụng quy tắc làm tròn vào trong thực tế đời sống. Chẳng hạn: Khoảng 35 nghìn khán giả đã đến sân vận động , diện tích bề mặt trái đất khoảng 510.2 triệu Km2…
22 tiết ( lý thuyết, bài tập , thực hành và kiểm tra).
II- Hàm số và đồ thị
- HS hiểu được công thức đặc trưng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Biết vận dụng các công thức và tính chất để giải được các bài toán cơ bản về hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- có hiểu biết ban đầu về hàm số và đồ thị.
- Biết vẽ hệ trục toạ độ, xác định toạ độ của một điểm cho trước và xác định một điểm theo toạ độ của nó.
- Biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax.
- Biết tìm trên đồ thị giá trị của biến số và hàm số.
Vấn đáp , gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Kết hợp kiến thức cũ và mới .
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm sử dụng phiếu học tập
- Phương pháp suy luận , phân tích tổng hợp lời giải
bảng phụ, bảng nhóm
Phiếu học tập
Thước kẻ, máy tính bỏ túi.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch và ngược lại trong thực tế như: Thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc, tỉ lệ thuận với quãng đường…
- Biết được các dạng hàm số ở ngoài thực tế như: nhiệt độ t tại thời điểm H của một vùng X nào đó….
17 tiết ( bao gồm cả lý thuyết, thực hành, bài tập áp dụng và kiểm tra).
III- Thống kê
- Biết các khái niệm: số liệu thống kê, tần số.
- Biết bảng tần số, biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng.
- Hiểu và vận dụng được các số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu trong các tình huống thực tế.
- Biết cách thu thập công số liệu thống kê.
- Biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số, bằng biểu đồ đoạn thẳng hợc biểu đồ hình cột tương ứng.
- Giảng dạy lý thuyết.
-Thực hành thực tế bằng việc giao cho từng nhóm đi điều tra về một vấn đề cụ thể nào đó trên địa bàn thôn
- Bảng phụ, máy tính bỏ túi…,
Các tài liệu liên quan tới bài học.
- Biết vẽ một biểu đồ khi đã biết đầy đủ các số liệu.
- Biết cách điều tra về một vấn đề cụ thể nào đó trong thực tế đời sống.
10 tiết ( cả lý thuyết và thựchành)
IV- Biểu thực đại số.
- Biết các khái niệm đơn thức, bậc của đơn thức một biến.
- Biết các khái niệm đa thức nhiều biến, đa thức một biến, bậc của một đa thức một biến.
- Biết khái niệm nghiệm của đa thức thức một biến.
- Biết cách tìm giá trị của một biểu thức đại số.
- Biết cách rút gọn đa thức, xác định bậc của đa thức.
- Biết tìm nghiệm của đa thức một biến bậc nhất.
Vấn đáp , gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Kết hợp kiến thức cũ và mới .
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm sử dụng phiếu học tập
- Phương pháp suy luận , phân tích tổng hợp lời giải
Bảng phụ, bảng nhóm
Phiếu học tập
Thước kẻ, máy tính bỏ túi.
20 tiết ( Lý thuyết, bài tập, kiểm tra)
Hình học
Chương
Nội dung cần đạt
Phương pháp giảng dạy
Phương tiện, đồ dùng, tài liệu..
Liên hệ thực tế
Thời gian thực hiện
I- Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song
- Khái niệm về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Quan hệ về tính vuông góc và tính song song. Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song.
- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng về đo đạc, gấp hình, vẽ hình, tính toán; đặc biệt biết vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song bằng êke và thước thẳng.
- Học sinh đợc rèn luyện các khả năng quan sát, dự đoán; tính cẩn thận, chính xác; tập suy luận có căn cứ và bước đầu biết thế nào là chứng minh một định lý.
- Thảo luận nhóm
- Kết hợp kiến thức cũ và mới .
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm sử dụng phiếu học tập
- Phương pháp suy luận , phân tích tổng hợp lời giải.
- Phương pháp gấp hình dự đoán kết quả.
Bảng phụ, bảng nhóm, Phiếu học tập.
Thước kẻ. êke
Giấy bìa cứng .
- Biết được các cặp góc bằng nhau ( các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị) ở trong thức tế từ các vật thể không gian..
- Biết áp dụng tiên đề Ơ-clit vào việc giải thích các hiện tượng .
16 tiết ( bao gồm cả lý thuyết, bài tập và kiểm tra).
II- Tam giác
Tính chất tổng ba góc trong một tam giác, tính chất góc ngoài của tam giác, một số dạng tam giác đặc biệt, các trường hợpp bằng nhau của hai tam giác, của hai tam giác vuông.
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về đo đạc, gấp hình, vẽ hình, tính toán, biết vẽ tam giác theo các số đo cho trước, nhận dạng được các tam giác đặc biệt, nhận biết được hai tam giác bằng nhau. Vận dụng các kiến thức đã học vào việc tính toán và chứng minh đơn giản, bước đầu biết trình bày một chứng minh hình học.
Học sinh được rèn luyện các khả năng quan sát., dự đoán, rèn luyện tính cẩn thận, chính xá, tập suy luận có căn cứ, vaanj dụng các kiến thức đã học vào giải toán, thực hành và các tình huống mạo hiểm.
- Thảo luận nhóm
- Kết hợp kiến thức cũ và mới .
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm sử dụng phiếu học tập
- Phương pháp suy luận , phân tích tổng hợp lời giải.
- Phương pháp gấp hình dự đoán kết quả.
Bảng phụ, bảng nhóm, Phiếu học tập.
Thước kẻ. êke
Giấy bìa cứng .
Các dụng cụ thực hành ( thước đo, giác kế, dây, cọc…)
- Biết áp dụng định lí Py- ta-go vào việc đo chiều cao ở ngoài thực tế (một cái cây, một toà nhà…). Biết cách đo khoảng cách giữa hai vị trí A và B bị ngăn cách
30 tiết ( bao gồm lý thuyết, bài tập, thực hành ngoài trời, kiểm tra)
III- Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác.
- Biết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác, biết bất đẳng thức tam giác, các khái niệm đường xiên, hình chiếu của đường xiên, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của nó.
- Biết các khái niệm đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao của một tam giác. Biết các tính chất của đường phân giác, đường trung trực…
Thảo luận nhóm
- Kết hợp kiến thức cũ và mới .
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm sử dụng phiếu học tập
- Phương pháp suy luận , phân tích tổng hợp lời giải.
- Phương pháp gấp hình dự đoán kết quả.
Bảng phụ, bảng nhóm, Phiếu học tập.
Thước kẻ. êke
Giấy bìa cứng .
24 tiết ( lý thuyết, bài tập và kiểm tra).
Định Liên; ngày 03 tháng 9 năm 2008
Hoàng Văn Thìn
File đính kèm:
- KH toan 7.doc