I. Mục đích - Yêu cầu
1. Đối với giáo viên
- Giáo viên lập kế hoạch có mục đích cho các hoạt động của trẻ trong một ngày ở trường.
- Giáo viên chủ động trong việc chăm sóc, giáo dục đối với từng trẻ.
- Cô thực hiện nghiêm túc, đảm bảo trình tự hoạt động trong một ngày được lặp đi lặp lại, nhằm hình thành thói quen tốt cho trẻ.
2. Đối với trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen tốt về vệ sinh, ăn ngủ và học tập.
- Trẻ được học tập, nghỉ ngơi và vui chơi nhằm phát triển cả về thể chất cũng như phát triển cả về mặt tinh thần.
II. Các hoạt động
1. Đón trẻ(7h15-8h15)
- Khi đón trẻ cô phải có thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng, dỗ dành trẻ.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu những trẻ không đủ sức khỏe như: đau mắt, bệnh chân tay miệng cô nhẹ nhàng yêu cầu phụ huynh cho trẻ về để tranh lây sang các bạn khác.
- Cô kiểm tra đồ dùng cá nhân cho trẻ và cất vào nơi quy định hoặc có thể cho trẻ tự cất.
- Sau khi đón trẻ vào lớp, cô cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích.
- Cô bao quát trẻ trong khi chơi để tránh trẻ tranh giành đồ chơi.
- Hết giờ cô cho trẻ cất dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định, chuẩn bị cho giờ thể dục buổi sáng.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19212 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch điều khiển hoạt động một ngày - Chủ điểm: Bé và các bạn - Chủ đề nhánh: Bé và các bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ điểm: Bé và các bạn
Chủ đề nhánh: Bé và các bạn
Lứa tuổi: Nhà trẻ
Số lượng: Cả lớp
Thời gian: Cả ngày
Ngày điều khiển: 10/10/2013
Người điều khiển: Trần thị Hảo
Mục đích - Yêu cầu
Đối với giáo viên
Giáo viên lập kế hoạch có mục đích cho các hoạt động của trẻ trong một ngày ở trường.
Giáo viên chủ động trong việc chăm sóc, giáo dục đối với từng trẻ.
Cô thực hiện nghiêm túc, đảm bảo trình tự hoạt động trong một ngày được lặp đi lặp lại, nhằm hình thành thói quen tốt cho trẻ.
Đối với trẻ
Hình thành cho trẻ thói quen tốt về vệ sinh, ăn ngủ và học tập.
Trẻ được học tập, nghỉ ngơi và vui chơi nhằm phát triển cả về thể chất cũng như phát triển cả về mặt tinh thần.
Các hoạt động
Đón trẻ(7h15-8h15)
Khi đón trẻ cô phải có thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng, dỗ dành trẻ.
Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu những trẻ không đủ sức khỏe như: đau mắt, bệnh chân tay miệng…cô nhẹ nhàng yêu cầu phụ huynh cho trẻ về để tranh lây sang các bạn khác.
Cô kiểm tra đồ dùng cá nhân cho trẻ và cất vào nơi quy định hoặc có thể cho trẻ tự cất.
Sau khi đón trẻ vào lớp, cô cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích.
Cô bao quát trẻ trong khi chơi để tránh trẻ tranh giành đồ chơi.
Hết giờ cô cho trẻ cất dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định, chuẩn bị cho giờ thể dục buổi sáng.
Thể dục – điểm danh (8h15-8h30)
2.1 Thể dục
Cô cho trẻ tập thể dục trong lớp
Cô cho trẻ hát và vận động theo bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”.
Cô cho trẻ thực hiện theo khẩu lệnh của cô : đi vòng tròn - đi nhanh - đi chậm.
Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung: “Gà gáy”
+ Động tác 1: Cô và trẻ làm tiếng gà gáy
+ Động tác 2: Cô và trẻ làm động tác gà vỗ cánh
+ Động tác 3: Cô và trẻ làm động tác gà mổ thóc
Sau khi kết thúc bài tập cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp.
Điểm danh
Cô điểm danh dưới hình thức gọi tên theo sổ.
Cô thống kê được số lượng trẻ đến lớp để báo xuất ăn và theo dõi quản lý trẻ.
Hoạt động học(8h30-9h)
- Tiết học hoạt động với đồ vật: đề tài “ Dán quả bóng màu đỏ”
- Nhằm giúp trẻ nhận biết được màu đỏ và trẻ biết dán quả bóng màu đỏ vào đúng chấm. Trẻ biết dán, chấm hồ đúng cách. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động của cô và nghe cô hướng dẫn
4. Hoạt động ngoài trời (9h-9h45)
* Hoạt động có chủ đích: Cho trẻ quan sát cây hoa Ngọc Lan
* Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa
* Hoạt động tự chọn: Trẻ chơi cầu trượt, bập bênh, đu quay, thú nhún
4.1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, hít thở không khí trong lành.
- Mở rộng hiểu biết cho trẻ về thể giới tự nhiên, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết ở trẻ, phát triển thể lực cho trẻ.
- Trẻ biết tên cây hoa, những đặc điểm chung của cây hoa.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, giao tiếp, làm phát triển vốn từ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài hoa trong tự nhiên
4.2. Chuẩn bị
Địa điểm: sân trường
Trang phục của cô và của trẻ gọn gàng
Cầu trượt, bập bênh, thú nhún, đu quay
Mũ thỏ của cô và của trẻ
Cách tiến hành
Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định
Cô cho trẻ hát bài hát “Đi chơi”
2. Nội dung
Cô cho trẻ quan sát cây hoa Ngọc Lan
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc.
- Cô cho trẻ hát bài“ Đi chơi” và đi xuống sân trường
* Quan sát cây hoa Ngọc Lan
- Các con biết đây là cây gì không?
- Mùi của bông hoa này như thế nào?
- Cấu tạo bông hoa như thế nào?
- Các con thấy bông hoa Ngọc Lan này màu gì?
- À, đúng rồi. Hoa Ngọc Lan này rất thơm, bông hoa lại có rất nhiều cánh, mà cánh hoa lại có màu trắng nữa đấy các con ạ.
- Lá của cây hoa Ngọc Lan này màu gì? Hình dạng của những chiếc là này như thế nào?
- Lá có màu xanh, rất nhẵn và không có răng cưa đâu các con ạ.
- Thân của cây màu gì?
- Các con có biết trồng cây hoa này làm gì không?
- Giáo dục: Chúng ta trồng cây hoa để làm đẹp cho sân trường, làm cho không khí được trong lành và để có hoa thơm cho chúng ta đấy các con ạ. Vì thế các con phải biết yêu quý và bảo vệ các loài hoa đó, các con nhớ chưa nào?
* Trò chơi vận động
- Hôm nay các con rất giỏi, cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Khi cô hát “Trời nắng…tắm nắng” các con đưa hay tay đặt tay trên đầu giả làm tai thỏ, chân nhảy theo nhịp bài hát
+ Khi cô hát tới “Vươn vai…đôi tai” các con đứng tại chỗ đưa tay lên trên.
+ Khi cô hát tới “Nhảy tới…nắng mới” các con cũng đưa tay lên đặt trên đầu giả làm tai thỏ, chân nhảy theo nhịp bài hát.
+ Khi cô hát “Mưa to rồi…về thôi” các con chạy đến bên cô, đưa tay lên che đầu không thì ướt hết đấy.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi
* Hoạt động tự chọn
- Cô cho trẻ chơi theo ý thích của mình
- Cô quan sát và xử lý tình huống (nếu có)
- Cô nhận xét giờ chơi và cho trẻ xếp thành hai hàng đi vào lớp.
- Trẻ xếp hàng
- Trẻ hát, đi xuống sân trường
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- trẻ chơi
- Trẻ xếp hàng đi vào lớp
Hoạt động góc( 9h45-10h)
* Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
* Góc tạo hình: Tô màu bé trai, bé gái
* Góc bán hàng: Quần, áo, đồ dùng cho bé
* Góc bế em : Xúc cho em ăn, ru em ngủ
* Góc văn học: Xem tranh ảnh bạn trai, bạn gái
* Góc HĐVĐV: Xâu hột hạt màu đỏ tặng bạn
5.1 Mục đích yêu cầu
- Thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức, nhu cầu vận động của trẻ.
- Trẻ biết được vai chơi, thể hiện đúng vai chơi của mình
- Trẻ biết được mối quan hệ của các vai chơi trong một trò chơi
- Trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi, khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
- Phát triển các mặt cho trẻ: Phát triển về ngôn ngữ, tình cảm, cảm xúc, hình thành kỹ năng giao tiếp.
5.2 Chuẩn bị
- Địa điểm: trong lớp
Góc xây dựng: Cô chuẩn bị khối hình vuông làm thân nhà, khối tam giác làm mái nhà.
Góc tạo hình: Cô chuẩn bị các bức tranh bé trai, các bức tranh bé gái, bàn, ghế, sáp màu
Góc bán hàng: Quần, áo, giầy, dép, mũ, tất…
Góc bế em: Búp bê, bát, thìa, giường của bé…
Góc văn học: Các bức tranh, ảnh về bé trai và gái
Góc HĐVĐV: Hột, hạt, dây
Cách tiến hành
Các hoạt động
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
Ổn định
Cô cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Em ngoan hơn búp bê”
2. Nội dung
Trẻ chơi tại các góc chơi
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Em ngoan hơn búp bê”
- Cô đàm thoại về nội dung của bài hát:
- Các con vừa được hát bài hát gì?
- Bài hát nói đến ai?
- Búp bê có ngoan bằng với các con không? Vì sao con biết?
- Các con biết cởi áo này, bê ghế này, biết xúc cơm này.
- Các con đang học chủ đề nào?
- À, đúng rồi, các con đang được học chủ đề bé hãy kể về mình.
- Trong chủ đề này các con được chơi những gì rồi?
- Hôm nay cô đã chuẩn bị một số góc chơi rất thú vị các con có muốn chơi cùng cô không nào?
+ Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
Cô có rất nhiều khối. Các con có biết đây là khối gì không ? Và đây nữa?
Các khối này dùng để làm gì?
Cô đã chuẩn bị rất nhiều các khối hình này để các con xếp nhà cho chúng mình ở đấy.
Cô xếp khối vuông xuống dưới làm thân nhà, cô khéo léo xếp khối tam giác lên trên làm mái nhà. Thế là cô đã được một ngôi nhà rồi đấy. Để ngôi nhà thêm đẹp cô dùng các chậu hoa và cỏ để trang trí xung quanh ngôi nhà đấy.
+ Góc tạo hình: Cô đã chuẩn bị hai bức tranh gì đây?
Hôm nay, các họa sĩ nhí sẽ trổ tài xem ai tô màu bé trai, bé gái này đẹp nhất nhé. Bạn nào muốn tham gia ở góc này nào?
- Ngoài ra cô còn một số góc chơi khác như: Góc bán hàng bán quần, áo, đồ dùng cho bé. Góc bế em thì các con đóng là các người anh, chị xúc bột cho em ăn, ru em ngủ nhé. Góc văm học các con sẽ được xem tranh ảnh bé trai, bé gái xem các bạn ấy làm những gì nhé. Còn góc HĐVĐV thì các con xâu những chiếc vòng màu đỏ thật đẹp để tặng sinh nhật bạn búp bê nhé.
- GD: Trong khi chơi các con phải giữ gìn đồ chơi, không được tranh giành đồ chơi, các con phải đoàn kết thì chơi mới vui được, các con nhớ chưa nào?
- Khi chơi xong các con phải làm gì?
- Cô mời các con nhẹ nhàng về các góc chơi để chúng mình cùng chơi nhé.
- Cô quan sát, điều chỉnh số lượng trẻ ở mỗi góc chơi cho phù hợp.
- Cô bao quát các nhóm chơi, hướng dẫn trẻ nếu trẻ chưa biết cách chơi hoặc chưa thỏa thuận được vai chơi.
- Cô gợi ý cho trẻ liên kết giữa các nhóm chơi.
- Cô nhận xét 1 góc chơi: Góc tạo hình.
+ Các con nhìn xem các họa sĩ nhí này tô màu ai?
+ Các con thích bức nào nhất? Vì
sao con thích?
+ À, đúng rồi, bức tranh này bạn tô đẹp nhất đấy vì bạn tô màu rất đều và ko bị chờm ra ngoài đấy. Các con cố gắng tô đẹp như bạn nhé
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ về góc chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi với các nhóm.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
Vệ sinh ăn trưa ( 10h-11h)
6.1. Mục đích – Yêu cầu
- Bổ sung năng lượng đã tiêu hao sau hoạt động sáng.
- Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh trước khi ăn
- Trẻ biết mời cô, mời bạn, biết tự xúc cơm, không làm vãi cơm, không nói chuyện trong giờ ăn.
- Trẻ biết nhặt cơm vãi vào bát, biết lau tay bẩn vào khăn.
6.2. Chuẩn bị
Cô kê bàn ăn, chuẩn đồ dùng cần thiết như: bát, đĩa, thìa, khăn lau, bát to đựng cơm canh.
Cô số 2 cho trẻ đi rửa tay.
Cô cho trẻ tự lấy ghế ngồi vào bàn.
Cách tiến hành
- Cô chia thức ăn vào bát to tương ứng với số bàn ăn. Cô chia thức ăn ra các bát nhỏ rồi cô chia cơm. Cô trộn cơm và thức ăn cho trẻ.
- Cô số 3 chia cơm về cho các bàn.
- Cô giới thiệu món ăn, thành phần dinh dưỡng và nhóm chất có trong thức ăn.
- Cô nhắc nhở trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn
- Trong khi trẻ ăn:
+ Cô quan sát, nhắc nhở, khuyến khích trẻ ăn hết xuất.
+ Cô nhắc nhở trẻ nhặt cơm rơi vào đĩa và lau tay vào khăn
+ Khi trẻ ăn xong 1/3 lớp cô số 1 lau miệng, cho trẻ uống nước, tổ chức cho trẻ hát và vận động tại chỗ.
+ Khi trẻ ăn xong ½ cô số 2 phụ cùng cô số 1
- Sau khi trẻ ăn xong:
+ Cô nhắc trẻ cất bát, cất thìa, ghế đúng nơi quy định.
- Cô số 3, 4 dọn vệ sinh, lau sàn nhà, lau bàn, cất bàn vào nơi quy định
7. Giờ ngủ trưa (11h-14h)
7.1. Mục đích – Yêu cầu
- Trẻ đi ngủ đúng giờ
- Trẻ ngủ ngon và đủ giấc, đủ giờ.
7.2. Chuẩn bị
- Cô chuẩn bị chiếu, gối, chăn cho trẻ
- Cô đóng cửa tắt bớt ánh sáng
7.3. Cách tiến hành
- Cô cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ
- Cô cho trẻ về chỗ ngủ, mỗi trẻ một chiếc gối.
- Cô nhắc trẻ về tư thế nằm khi ngủ.
- Cô nhắc nhở trẻ trong khi ngủ không được nói chuyện, đùa ngịch
- Cô nhẹ nhàng, vỗ về những trẻ khó ngủ.
- Trong khi trẻ ngủ cô thức để trông trẻ, để xử lý các tình huống có thể xảy ra.
- Hết giờ ngủ cô đánh thức trẻ từ từ . Cô dọn đồ dùng cất vào nơi quy định. Sau đó cô cho trẻ vận động theo bài hát “ Đi một hai”.
- Cô buộc lại tóc cho các bạn gái, chỉnh sửa lại trang phục cho trẻ.
8. Hoạt động chiều(14h-16h30)
8.1 Giờ ăn phụ:
- Cô cho trẻ lấy ghế ngồi vào bàn
- Cô giới thiệu món ăn chiều
- Cô tổ chức cho trẻ ăn chiều
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc nhở trẻ không được nói chuyện, đùa nghịch
- Cô khuyến khích, động viên trẻ ăn hết xuất
- Ăn xong cô cho trẻ cất bát, thìa vào đúng nơi quy định.
- Cô lau miệng cho trẻ và cho trẻ uống nước.
8.2 Cô cho trẻ ôn lại bài thơ trong chủ đề “ Đôi mắt của em”
Các hoạt động
Hoạt động của
Hoạt động của trẻ
1.Mở đầu
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Đoán các bộ phận trên khuôn mặt”
2. Nội dung
Ôn lại bài thơ “ Đôi mắt của em”
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Đoán các bộ phận trên khuôn mặt”
- Các con vừa được chơi trò gì?
- Trên khuôn mặt có những bộ phận nào?
- Có một bài thơ nói về đôi mắt mà các con đã được học rồi, các con có muốn cùng cô ôn lại không?
- Bài thơ: “ Đôi mắt của em”
- Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Đôi mắt có dạng hình gì?
- Đôi mắt để làm gì?
- GD: Các con nhớ phải vệ sinh mắt thường xuyên để không bị đau mắt, để mắt nhìn rõ hơn, để cho mắt được đẹp hơn, được xinh hơn nhé!
- Các con cùng cô đọc bài thơ này nhé!
- Nếu TH: Trẻ đọc thuộc thơ.
+ Cô tổ chức cho trẻ đọc từ 2-3 lần
+ Cô cho tổ đọc, nhóm đọc
+ Cô gọi cá nhân lên đọc.
+ Cô khen trẻ
- Nếu TH: Trẻ chưa đọc thuộc thơ
+ Cô cho trẻ đọc 2-3 lần kết hợp tranh minh họa
+ Cô cho tổ, nhóm đọc kết hợp sủa sai cho trẻ
+ Cô động viên cá nhân trẻ lên đọc, kết hợp sủa sai
+ Cô khen trẻ
- Cả lớp học rất ngoan cô sẽ thưởng cho các con trò chơi lắp ghép. Các con có thích không nào?
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe
8.3 Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ như: Lắp ghép, chơi tự do. Cô quan sát trẻ chơi để xử lý các tình huống có thể xảy ra.
9. Trả trẻ (16h30-17h30)
- Cô cho trẻ chơi tự chọn.
- Cô chuẩn bị cho trẻ đầu tóc, trang phục gọn gàng, đồ dùng đầy đủ cho trẻ.
- Cô nhắc nhở trẻ chào bạn, chào cô, chào người thân đến đón khi ra về.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. Đặc biệt đối với trẻ có hiện tượng ốm.
- Trước khi về cô cất dọn đồ chơi, tắt điện, kiểm tra lại toàn bộ cửa và khóa cửa lớp học./.
File đính kèm:
- Ke hoach TCHD ve sinh cham soc.doc