Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học - Trường THCS Vĩnh Bình

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

1/ Thuận lợi:

- Có sự giúp đỡ của BGH, tổ chuyên môn

- Được tham gia tập huấn về nghiệp vụ

- Có SGK, SGV và sách tham khảo tương đối đầy đủ

- Tiếp tục ĐMPPDH nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.

2/ Khó khăn:

 - HS chưa thật sự quan tâm đến việc học, còn ham chơi

- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình còn phó thác cho nhà trường, thầy cô

 - Một số HS chưa thật sự chú ý nghe thầy cô giảng, không tham gia góp ý xây dựng bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học - Trường THCS Vĩnh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT VĨNH HƯNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2013 KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. NHIỆM VỤ CHUNG - Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động trong năm học một cách thiết thực và hiệu quả. Chỉ đạo đổi mới PPDH trên định hướng là " Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh" dạy sát đối tượng,dạy đến mọi đối tượng trong lớp.Mỗi giáo viên phải tự đổi mới trong PPDH và PP bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém. Không áp đặt máy móc các tài liệu giảng dạy. GV phải bám vào chuẩu kiến thức và kĩ năng các bài học cụ thể , SGK để thiết kế bài dạy theo tinh thần đổi mới PPDH phù hợp với từng đối tượng cụ thể và điều kiện của từng lớp để đạt hiệu quả giờ dạy cao.. II. MỤC TIÊU:     - Nâng cao chất lượng dạy - học.      - Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. - Nâng cao trình độ nhận thức của GV về lĩnh vực ứng dụng CNTT III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1/ Thuận lợi: - Có sự giúp đỡ của BGH, tổ chuyên môn - Được tham gia tập huấn về nghiệp vụ - Có SGK, SGV và sách tham khảo tương đối đầy đủ - Tiếp tục ĐMPPDH nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. 2/ Khó khăn: - HS chưa thật sự quan tâm đến việc học, còn ham chơi - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình còn phó thác cho nhà trường, thầy cô - Một số HS chưa thật sự chú ý nghe thầy cô giảng, không tham gia góp ý xây dựng bài IV.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: - Cần coi trọng phương pháp giảng dạy theo hướng thân thiện, bồi dưỡng tình cảm, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Giáo viên phải thể hiện sự quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh kịp thời nắm bắt những nhu cầu về học tập của học sinh. - Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo - Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THCS và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT); - Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất; - Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép; - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; - GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; - Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS học lực yếu kém. - Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động”. - Tổ chức kèm cặp học sinh yếu kém - Việc dạy học cần chú trọng: + Kết hợp giữa ôn cũ và giảng mới. + Thực hiện vừa giảng vừa luyện, kết hợp ôn tập, từng bước hệ thống hóa kiến thức. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu học sinh ”nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận tri thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp: thầy-trò, trò-trò, do đó cần phát huy tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong phương pháp dạy học đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận xét góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phê bình các sai lầm và tìm nguyên nhân, nêu cách sửa chữa sai lầm Duyệt của tổ trưởng Giáo viên bộ môn Võ Minh Truyền

File đính kèm:

  • docke_hoach_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_truong_thcs_vinh_binh.doc
Giáo án liên quan