Vật lý là cơ sở cho nhiều ngành kĩ thuật quan trong. Sự phát triển của khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ với tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì vậy những hiểu biết và nhận thức về vật lý có giá trị quan trọng trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại
Môn vật lý có vai tro quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đào tạo của trường THCS. Chương trình Vật lý 6 có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản, ở trình dộ phổ thông cơ sở bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản, phổ thông và theo thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở họ năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3478 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy bộ môn Vật lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Kế hoạch bộ môn
Đặc điểm tình hình
1. Đặc điểm bộ môn
Vật lý là cơ sở cho nhiều ngành kĩ thuật quan trong. Sự phát triển của khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ với tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì vậy những hiểu biết và nhận thức về vật lý có giá trị quan trọng trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại
Môn vật lý có vai tro quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đào tạo của trường THCS. Chương trình Vật lý 6 có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản, ở trình dộ phổ thông cơ sở bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản, phổ thông và theo thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở họ năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra
Phương pháp chủ yêu trong dạy học môn vật lý 6 là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên làm, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu.... Căn cứ vào những thông tin thu thập được, đồng thời thông qua các câu hỏi trong quá trình bài học sẽ rút ra kết luận cần thiết. Hoạt động này giúp các em vận dụng những kết luận đã rút ra từ bài học vào thẹc tế để hiểu sâu bài học vừa giúp các em tự kiểm tra trình độ của mình.
2. Đặc điểm học sinh
Học sinh lớp 6- Các em đang ở độ tuổi 11-12 nên còn rất hiếu động, các em chưa ý thức được vai trò của việc học tập nói chung và môn vật lí nói riêng. Các em còn nông nổi trong việc hoàn thành và thu thập kết quả thí nghiệm với các em còn chưa chuẩn xác, đạt kết quả cao
Ngoài ra, cơ sở vật chất của Trường chưa đáp ứng hết điều kiện để dạy môn Vật lí nên việc truyền thụ kiến thức của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
Học sinh lớp 6 năm nay của Trường biên chế vào 2 lớp 6A, 6B, trong đó lơp 6A là lớp chọn. Học sinh trong toàn khối nói chung có trình độ không đồng đều. Đặc biệt học sinh lớp 6B có học lực yếu so với yêu cầu chung, chưa nắm vững kiến thức cơ bản.Điều đó đã tạo ra những khó khăn nhất định trong việc định ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng học sinh trong các lớp
II. yêu cầu bộ môn
1. Về kiến thức
- Cung cấp cho HS một số kiến thức phô thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi các em trong lĩnh vực cơ học, nhiệt học
- Những kiến thức về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý quan trọng trong cuộc sống
- Những khái niệm mô hình vật lý đơn giản, cơ bản, quan trọng được sử dụng phổ biến
- Một số ứng dụng của môn vật lý 6 vào cuộc sống
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết
- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp một số thí nghiệm đơn giản
- Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin và các dữ liệu thu được từ quan sát và thí nghiệm
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản
- Khả năng đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết đơn giản về mối quan hệ hay về bản chát của các hiện tượng hoặc sự vật vật lý
- Khả năng đề xuất các thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết đã đề ra
- Kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác, bằng ngôn ngữ vật lý
3. Về tình cảm thái độ
Có hứng thú trong việc thực hiện các mục tiêu về tình cảm, thái độ sau đây ở học sinh:
Hứng thú trong việc học tập bộ môn vật lý
Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thông tin trong quan sát và trong thực hành thí nghiệm
Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong học tập đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ và việc làm đúng đắn
Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để giải thích, xử lý, giải quyết những vấn đề tương tự với những điều đã học một cách tự tin và sáng tạo.
III. Chỉ tiêu phấn đấu
Lớp Yếu TB Khá Giỏi
6A
6B
IV. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
Khảo sát, nắm tình hình thực tế học sinh ngay từ đầu năm học, tìm ra những mặt mạnh yếu cơ bản của học sinh để đề ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.
Quán triệt cho học sinh nắm được nội dung chương trình, yêu cầu, đặc trưng và phương pháp học tập bộ môn. Thường xuyên quán triệt và chấn chỉnh lại thái độ và động cơ học tập đúng đắn, có hứng thú, hăng hái, tự giác trong học tập, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu học tập bộ môn do giáo viên đề ra.
Quán triệt quan điểm chống dạy chay, tận dụng tới mức cao nhất đồ dùng học tập hiện có, sưu tầm, chế tạo những đồ dùng dạy học đơn giản có thể chế tạo được. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong các tiết dạy lí thuyết và thực hành. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các tiết học thực hành
Trong quá trình giảng dạy trên lớp cần quan tâm chú ý đến các đối tượng học sinh giỏi và học sinh yếu kém để kết hợp việc bồi dưỡng một cách thường xuyên và có hiệu quả.
Cải tiến phương pháp soạn, giảng, kết hợp hài hoà nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả, trong đó đặc biệt lưu ý sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực: phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy hoc hợp tác trong nhóm nhỏ và sử dụng có hiệuquả phương pháp trực quan trong giảng dạy. Thường xuyên quan tâm đúng mức đến viêc gắn nội dung bài giảng với thực tiễn. Thực hiện việc nồng ghép các hoạt động giáo dục vào bài giảng trong tiết dạy có thể cho phép.
Tăng cường khâu luyện tập ở lớp, thường xuyên kiểm tra việc tự học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh để rèn luyện kĩ năng, tính độc lập, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc học tập bộ môn Vật lí
Phần II
Kế hoạch chương
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung kiến thức
Chương I
Cơ học
Biết đo độ dại trong một số tình huống thường gặp. Biết đo thể tích theo phương pháp bình tràn.
Mô tả kết quả tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc làm chuyển động của một vật
Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng lên một vật đang đứng yên. So sánh lực mạnh, yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít
Biết sử dụng lực kế, biết đo khối lượng của vật bằng cân đòn. Biết cách xác định khối lượng riêng của vật
Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của lực hoặc để dùng lực nhỏ hơn thắng được lực lớn
Đo độ dài
Đo độ dài ( tiếp theo)
Đo thể tích chất lỏng
Khối lượng . Đo khối lượng - Kiểm tra 15phút.
Lực. Hai lực cân bằng
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Trọng lực. Đơn vị lực
Kiểm tra 45 phút
Lực đàn hồi
Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.
Khối lượng riêng . Trọng lượng riêng
Thực hành và kiểm tra thực hành : Xác định khối lượng
riêng của sỏi
Máy cơ đơn giản
Ôn tập
Mặt phẳng nghiêng
Đòn bẩy
Ròng rọc
Tổng kết chương I : Cơ học
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung kiến thức
Chương II
Nhiệt học
Giải thích được một số hiện tượng ứng dụng cảu sự nở vì nhiệt trong tự nhiên ,trong đời sống, kĩ thuật
Vận dụng sự co dãn vì nhiệt của các chất khác nhau để giải thích nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế
Rút ra kết luận về đặc điểm của nhiệt độ trong thời gian nóng chảy
Phác họa thí nghiệm kiểm tra giả thuyết chất lỏng lạnh đi khi bay hơi, các chất lỏng khacsnhau bay hơi nhanh chậm khác nhau, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự bay hơi của chất lỏng
Mô ta được thí nghiệm chứng tỏ nước ngưng tụ khi gặp lạnh và nêu ra một số hiện tượng ngưng tụ trong đời sống tự nhiên
Phân biệt sự bay hơi của nước
Biết các chất lỏng khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau
Sự nở vì nhiệt của chất rắn .
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Sự nở vì nhiệt của chất khí
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt - Kiểm tra 15’
Nhiệt kế . Nhiệt giai
Đo nhiệt độ
Kiểm tra 45 phút
Sự nóng chảy và đông đặc
Sự nóng chảy và đông đặc (tiếp theo)
Sự bay hơi và ngưng tụ
Sự bay hơi và ngưng tụ (tiếp theo)
Sự sôi
Sự sôi ( tiếp theo )
Tổng kết chương II : Nhiệt học
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Phương pháp dạy
Số tiết
SGK, SGV, bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, phiếu học tập
Thước kẻ, thước mét, thước cuộn
Ca đong, bình chia độ, H2.1, 2.2
Cân Robecvan
Tranh vẽ to các loại cân trong SGK
Tranh vẽ to H13.1, 13.2, 13.6
Tranh vẽ H14.1, 14.2
tranh vẽ H15.1, 15.2, 15.3, 15.4
Bảng 15.1
Bảng 16.1, 16.2
Đề kiểm tra 15phút,45 phút + Đáp án, biểu điểm
Mỗi nhóm HS một bộ TN theo từng bài gồm những dụng cụ sau:
Ca đong, thước cuộn, thước dây, thước mét, bình tràn, 1chai lavie, nước, các loại cân, xe lăn, lò xo, thanh lam châm, giá có kẹp, một hòn bi, day dọi, 1 xô nước
Lực kế có GHĐ từ 2-5N
Bộ quả nặng
Khối trụ kim loại, ròng rọc cố định, ròng rọc động
mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy
Giấy kiểm tra 15phút và 45phút
Kết hợp hài hoà giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại thích hợp như:
Phương pháp giảng giải minh hoạ
Phương pháp trực quan
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vân đề
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
* Phải nắm được mục tiêu đã lượng hóa của từng bài, từng đơn vị kiến thức được trình bày trong SGV
* Nghiên cứu các cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đã lượng hoá
* Sử dụng thiết bị thí nghiệm và dạy học theo hướng tích cực
* Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Phương pháp dạy
Số tiết
SGK, SGV, bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, phiếu học tập
Tranh vẽ tháp epphen,
Tranh vẽ tượng đồng
Đề kiểm tra 15phút,45 phút + Đáp án, biểu điểm
Tranh vẽ hình 19.3
Tranh vẽ hình 20.3
Tranh vẽ hình: 21.1, 21.2, 21.3
Tranh vẽ các loại nhiệt kế
Mỗi nhóm HS một bộ TN theo từng bài gồm những dụng cụ sau:
Liềm, dao, quả cầu kim loại, đèn cồn, chậu nước, khăn lau khô, bình thuỷ tinh có nút cao su, nước pha màu, quả bóng bàn bị bẹp, nước nóng
Băng kép, giá đỡ, 3 chậu thuỷ tinh, nước đá, các loại nhiệt kế
Đồng hồ, bông y tế, băng phiến
Báo cáo thực hành
Giấy kiểm tra 15phút và 45phút
Kết hợp hài hoà giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại thích hợp như:
Phương pháp giảng giải minh hoạ
Phương pháp trực quan
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vân đề
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
* Phải nắm được mục tiêu đã lượng hóa của từng bài, từng đơn vị kiến thức được trình bày trong SGV
* Nghiên cứu các cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đã lượng hoá
* Sử dụng thiết bị thí nghiệm và dạy học theo hướng tích cực
* Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
File đính kèm:
- Ke Hoach Giang Day 6.doc