I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Chương trình Vật lí lớp 8 là phần mở đầu của giai đoạn 2 nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm về định luật vật lí đều cao hơn các lớp ở giai đoạn 1.
So với nội dung chương trình Vật lí THCS cũ, nội dung chương trình Vật lí mới có những thay đổi sau:
- Nội dung tinh giảm hơn so với chương trình cũ. Không đề cập đến sự truyền áp lực, áp suất chất rắn, hiệu suất máy cơ đơn giản.
Công thức P=d.h được suy ra trực tiếp từ cong thức
12 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy Lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Kế hoạch bộ môn
Đặc điểm tình hình
Chương trình Vật lí lớp 8 là phần mở đầu của giai đoạn 2 nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm về định luật vật lí đều cao hơn các lớp ở giai đoạn 1.
So với nội dung chương trình Vật lí THCS cũ, nội dung chương trình Vật lí mới có những thay đổi sau:
Nội dung tinh giảm hơn so với chương trình cũ. Không đề cập đến sự truyền áp lực, áp suất chất rắn, hiệu suất máy cơ đơn giản.
Công thức P=d.h được suy ra trực tiếp từ cong thức P=F/S. Định luật Ac-si-met được trình bày bằng thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của Ac-si-met.
Không trình bày đầy đủ về thuyết cấu tạo phân tử. Không đưa ra lực liên kết phân tử, không phân biệt cấu tạo phẳnt của các trạng thái cấu tạo chất.
Không yêu cầu dùng thuyết cấu tạo phân tử để giải thích cơ chế của sự truyền nhiệt
Chỉ dùng khái niệm phân tử và chuyển động phân tử để hình thành khái niệm nhiệt năng
Không đề cập tới nội năng, chỉ đề cập tới nhiệt năng như là tổng động năng các phân tử của vật
Không đưa ra mô hình lí thuyết chung của động cơ nhiệt
Học sinh lớp 8 năm nay được biên chế thành 2 lớp. Trong đó lớp 8A là lớp chọn. Chất lượng học lực của các lớp chưa thật là đều. Còn một số học sinh trong lớp 8B có học lực yếu so với yêu cầu chung, chưa nắm vững kiến thức cơ bản về cơ học và nhiệt học đã học ở lớp 6. Điều đó đã tạo ra những khó khăn nhất định trong việc định ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng học sinh trong các lớp
Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học các môn học lớp 8 cung ứng tương đối đầy đủ.
Viẹc thực hiện chương trình, SGK Vật lí 8 mới cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học còn bỡ ngỡ đối với giáo viên và học sinh. Đó cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc dạy và học môn Vật lí 8.
II- yêu cầu bộ môn
Khi phân biệt các dnạg chuyển động cần đề cập đến một dạng chuyển động thường gặp là dao động
Trong phần vận tốc cần rèn cho học sinh sử dụng công thức v=S/t, đổi đơn vị vận tốc về đơn vị đo lường hợp pháp (m/s). Có thể tổ chức cho học sinh thực hành đo vận tốc trung bình
Rèn luyện cho học sinh cách biểu diễn lực bằng véc tơ. Trình bày thí nghiệm cho học sinh thấy tác dụng của lực cân bằng, lực không cân bằng lên một vật đang chuyển động
Phần quán tính được trình bày thông qua các ví dụ cụ thể. Dùng khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng trong đời sống và kĩ thuật.
Thông qua các ví dụ cụ thể cho học sinh thấy được áp suất tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với diện tích mặt bị ép: P=F/S. Đơn vị 1Pa = 1N/m2. Có thể giới thiệu thêm các đơn vị thường dùng khác trong kĩ thuật.
Từ công thức tính áp suất P=F/S suy ra công thức tính áp suất chất lỏng P=h.d
Mỗi nhánh của bình thông nhau gây áp suất lên đáy bình bằng tổng áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển khi cân bằng, mặt chất lỏng của mỗi nhánh đều ở cùng một độ cao.
Phân biệt ý nghĩa của công thường dùng trong đời sống và công cơ học. Chỉ xây dựng công thức tính công trong trường hợp phương của lực trùng với phương dịch chuyển: A=F.S
Học sinh cần biết vận dụng công thức P=A/t để giải các bài tập liên quan đến công thức tính động năng, thế năng. Chỉ cần hiểu một cách định tính hai khái niệm này.
Học sinh cần thực hiện thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên làm về mối quan hệ giữa công với lực và quãng đường dịch chuyển, đo lực và quãng đưòng dịch chuyển để tính công của một trong các máy cơ đơn giản.
Cần cho học sinh xem hoặc tự làm các thí nghiệm bán định lượng với mối quan hệ giữa động năng với khối lượng và vận tốc, thế năng với trọng lượng và độ cao, sự chuyển hoá qua lại giữa động năng và thế năng.
Tổ chức cho các nhóm học sinh tiến hành các thí nghiệm đơn giản về hiện tượng hoà tan và khuếch tán, trao đổi và thảo luận về các thí thí nghiệm này, từ đó nhận biết được các chất được cấu tạo từ các phân tử, giữa các phân tử có khoảng cách, các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. Không yêu cầu tìm hiểu về lực liên kết các phân tử cũng như sự khác biệt về cấu tạo phân tử giữa các trạng thái rắn, lỏng, khí.
Dựa vào khái niệm động năng đã học trong phần cơ học để mô tả khái niệm nhiệt năng của một vật.
Tổ chức cho các nhóm, hoặc tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm đơn giản về các cách làm biến đổi nhiệt năng và các cách truyền nhiệt, từ đó mô tả về phân biệt được chúng.
Về thí nghiệm xác định nhiệt lượng theo khối lượng nhiệt dung riêng và độ biến thiên nhiệt độ chỉ thực hiện ở mức bán định lượng và thừa nhận công thức Q=m.C.
Tổ chức cho học sinh quan sát các thí nghiệm về sự chuyển hoá năng lượng trong các qúa trình cơ và nhiệt.
Chỉ mô tả cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt bốn kì với động cơ nhiệt khác. Chỉ cần kể tên, cho xem mô hình hoặc ảnh, tranh vẽ và giới thiệu ứng dụng của chúng. Giới thiệu ý nghĩa của năng suất toả nhiệt và năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu thường dùng. Giới thiệu ý nghĩa của hiệu suât và tính hiệu suất cho một, hai trường hợp.
Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm với nguồn nhiệt và các dụng cụ dễ vỡ như nhiệt kế, bình thuỷ tinh.....
III- Các chỉ tiêu phấn đâu trong năm học
Lớp Yếu TB Khá Giỏi
8A
8B
IV- các phương pháp nâng cao chất lượng
Khảo sát, nắm tình hình thực tế học sinh ngay từ đầu năm học, tìm ra những mặt mạnh yếu cơ bản của học sinh để đề ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.
Quán triệt cho học sinh nắm được nội dung chương trình, yêu cầu, đặc trưng và phương pháp học tập bộ môn. Thường xuyên quán triệt và chấn chỉnh lại thái độ và động cơ học tập đúng đắn, có hứng thú, hăng hái, tự giác trong học tập, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu học tập bộ môn do giáo viên đề ra.
Quán triệt quan điểm chống dạy chay, tận dụng tới mức cao nhất đồ dùng học tập hiện có, sưu tầm, chế tạo những đồ dùng dạy học đơn giản có thể chế tạo được. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong các tiết dạy lí thuyết và thực hành. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các tiết học thực hành
Trong quá trình giảng dạy trên lớp cần quan tâm chú ý đến các đối tượng học sinh giỏi và học sinh yếu kém để kết hợp việc bồi dưỡng một cách thường xuyên và có hiệu quả.
Cải tiến phương pháp soạn, giảng, kết hợp hài hoà nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả, trong đó đặc biệt lưu ý sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực: phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy hoc hợp tác trong nhóm nhỏ và sử dụng có hiệuquả phương pháp trực quan trong giảng dạy. Thường xuyên quan tâm đúng mức đến viêc gắn nội dung bài giảng với thực tiễn. Thực hiện việc nồng ghép các hoạt động giáo dục vào bài giảng trong tiết dạy có thể cho phép.
Tăng cường khâu luyện tập ở lớp, thường xuyên kiểm tra việc tự học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh để rèn luyện kĩ năng, tính độc lập, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc học tập bộ môn Vật lí
Phần II
Kế hoạch chương
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung kiến thức
Chương I
Cơ học
Mô tả chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động
Nêu ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong.
Biết vận tốc là đại lượng biểu diễn sự nhanh hay chậm của chuyển động. Biết cách tính vận tốc của chuyển động đều, vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng của lực làm biến đổi vận tốc. Biết cách biểu diễn lực bằng véc tơ.
Mô tả sự xuất hiện lực ma sát. Nêu được một số cách làm tăng và giảm ma sát trong đời sống và kĩ thuật.
Mô tả sự cân bằng lực. Nhận biết tác dụng của lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. Nhận biết được quán tính và giải thích được một số hiện tượng trong đời sống và kĩ thuật bằng khái niệm quán tính.
Biết áp suất là gì và mối liên hệ giữa áp suất lực tác dụng và diện tích tác dụng. Giải thích được một số hiện tượng tăng, giảm áp suất trong đời sống hàng ngày
Mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển. Tính áp suất chất lỏng theo độ sâu và trọng lượng riêng của chất lỏng. Giải thích nguyên tác bình thông nhau. Nhận biết lực đẩy Ac-si-met và biết cánh tích độ lớn của lực này theo trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần ngập trong chất lỏng. Giải thích sự nổi, điều kiện nổi
Chuyển động cơ học
Vận tốc
Chuyển động đều-Chuyển động không đều
Biểu diễn lực
Cân bằng lực. Quán tính
Lực ma sát
áp suất
áp suất chất lỏng-Bình thông nhau
áp suất khí quyển
Lực đẩy Ac-si-met
Thực hành
Sự nổi
Công cơ học
Định luật về công
Công suất
Cơ năng-Động năng
Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
Bài tập, ôn tập, tổng kết
Kiểm tra
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung kiến thức
Phân biệt khái niệm công cơ học và khái niệm công dùng trong cuộc sống. Tính công theo lực và quãng đường dịch chuyển. Nhận biết sự bảo toàn công trong một loại máy cơ đơn giản từ đó suy ra định luật về công áp dụng cho các máy cơ đơn giản.
Biết ý nghĩa của công suất. Biết sử dụng công thức tính công suất để tính công suất, công, thời gian.
Nêu ví dụ chứng tỏ một vật chuyển động có động năng, một vật ở trên cao có thế nănng, một vật đàn hồi.... Bị dãn hay nén cũng có thế năng. Mô tả sự chuyển hoá giữa động năng, thế năng và sự bảo toàn cơ năng
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung kiến thức
Chương II
Nhiệt học
Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng, mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử
Biết nhiệt năng là gì. Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng. Giải thích một số hiện tượng về ba cách truyền nhiệt trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày.
Xác định được nhiệt lượng của một vật thu vào hay toả ra. Dùng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải bài tập về sự trao đổi nhiệt giữa hai vật.
Nhận biết sự chuyển hoá năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt. Thừa nhận sự bảo toàn năng lượng.
Mô tả hoạt động của động cơ bốn kì. Nhận biết một số động cơ nhiệt. Biết năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hết. Biết cách tính hiệu suất động cơ nhiệt
Cấu tạo phân tử của các chất
Nhiệt độ và chuyển động phân tử
Nhiệt năng và nhiệt lượng
Các cách truyền nhiệt năng
Công thức tính nhiệt lượng
Phương trình cân bằng nhiệt
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
Động cơ nhiệt
Bài tập, ôn tập, tổng kết
Kiểm tra
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Phương pháp dạy
Số tiết
Các tranh vẽ H1.1, 1.2, 1.3 sgk
Đồng hồ bấm giây. Tranh vẽ tốc kế của xe máy
Dụng cụ thí nghiệm H4.1 sgk
Dụng cụ thí nghiệm H5.3, 5.4 sgk
Dụng cụ thí nghiệm H6.3sgk, tranh vòng bi
Tranh vẽ các hình 7.1, 7.2, 7.3 sgk
Tranh vẽ các hình 8.1, 8.7, 8.8 sgk
Tranh vẽ các hình 9.2, 9.4 sgk
Dụng cụ làm thí nghiệm H10.3
Tranh vẽ các hình 13.1, 13.2, 13.3sgk
Dụng cụ làm thí nghiệm H14.1 sgk
Tranh vẽ H15.1 sgk
Tranh mô tả thí nghiệm H16.1a,b sgk
Thiết bị mô tả TN ở H16.2, 16.3 sgk
Tranh vẽ H17.1sgk, con lắc đơn và giá treo
Vẽ to bảng ô chữ của trò chơi ô chữ H18.3sgk
Đề bài kiểm tra 15’, 45’ và đáp án, biểu điểm chấm
Mỗi nhóm học sinh một bộ TN theo hình 3.1sgk
Ôn lại bài lực-hai lực cân bằng (lớp6)
Mỗi nhóm HS một bộ TN theo hình 7.4sgk
Mỗi nhóm HS một bộ TN theo hình 8.3; 8.4; 8.6sgk
Mỗi nhóm học sinh 2 vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng. Mỗi ống thuỷ tinh dài 10-15cm, tiết diện 1-3mm. Một cốc đựng nước
Mỗi nhóm học sinh 1 bộ TN theo hình 10.2 sgk
Mỗi nhóm học sinh 1 bộ TN theo hình 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 sgk
Mỗi nhóm học sinh 1 bộ TN theo hình 12.1, 12.2 sgk
Mỗi nhóm học sinh một con lắc đơn và giá treo
Ôn tập ở nhà theo 17 câu hỏi của phần ôn tập, trả lời vào vở bài tập. Làm cá bài tập trắc nghiệm
Giấy kiểm tra 15 và 45 phút
Kết hợp hài hoà giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại thích hợp như:
Phương pháp giảng giải minh hoạ
Phương pháp trực quan
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vân đề
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
* Phải nắm được mục tiêu đã lượng hóa của từng bài, từng đơn vị kiến thức được trình bày trong SGV
* Nghiên cứu các cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đã lượng hoá
* Sử dụng thiết bị thí nghiệm và dạy học theo hướng tích cực
* Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Đổi mới việc soạn giáo án
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Phương pháp dạy
Số tiết
Dụng cụ làm TN theo H19.1sgk
Tranh vẽ các hình 19.2, 19.3sgk
Dụng cụ làm TN theo H20.4sgk
Tranhvẽ hiện tượng khuếch tán
1 quả bóng cao su, 1 miếng kim loại, 1 phích nước nóng, một côc thuỷ tinh
Dụng cụ làm TN theo các hình: 22.1; 22.2; 22.3; 22.4sgk
Dụng cụ làm TN theo các hình: 23.2; 23.3; 23.4; 23.5
Mỗi nhóm học sinh: 2bình chia độ đến 100cm3, ĐCNN 2cm3. Khoảng 100cm3 ngô, 100cm3 cát khô và mịn
Làm TN về hiện tượng khuếch tán ở nhà và ghi lại kết quả quan sát của mình
Dụng cụ làm TN theo các hình: 22.1; 22.3; 22.4sgk
Dụng cụ làm thí nghiệm theo H23.2sgk
Ôn tập, trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập vào vở
Giấy kiểm tra 15 và 45 phút
Kết hợp hài hoà giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại thích hợp như:
Phương pháp giảng giải minh hoạ
Phương pháp trực quan
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vân đề
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
* Phải nắm được mục tiêu đã lượng hóa của từng bài, từng đơn vị kiến thức được trình bày trong SGV
* Nghiên cứu các cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đã lượng hoá
* Sử dụng thiết bị thí nghiệm và dạy học theo hướng tích cực
* Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Đổi mới việc soạn giáo án
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
File đính kèm:
- KHGD 8.doc