I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Chỉ thị về nhiệm vụ năm học và các văn bản hướng dẫn giảng dạy bộ môn
- Quy định về điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học, cấp học phổ thông.
- Tài liệu hướng dẫn giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 10, 12
- Phân phối chương trình của Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng
- Thiết kế bài giảng môn Ngữ văn
2. Đặc điểm tình hình lớp
a. Khái quát chung
- Qua điều tra cơ bản đầu năm, nhìn chung học sinh có ý thức học tập
- 100% học sinh có đủ SGK theo quy định
- Giáo viên được cung cấp đầy đủ SGK, SGV theo quy định.
b. Thuận lợi và khó khăn của giáo viên
* Thuận lợi:
- Đã được trang bị những kiến thức cơ bản về môn Ngữ văn
- Có đủ thời gian đầu tư về chuyên môn
* Khó khăn
- Sách tham khảo còn ít
- Điều kiện trao đổi chuyên môn còn hạn chế
c. Thuận lợi và khó khăn của học sinh
- Học sinh đã tiếp cận phương pháp mới từ lớp 10. Tuy nhiên, tính tích cực tự giác chưa cao; số học sinh thực sự yêu thích bộ môn còn ít.
- Năng lực cảm thụ văn học thấp, diễn đạt của đa số học sinh còn vụng, vốn từ chưa phong phú.
- Thành phần gia đình chủ yếu là nông thôn, khó khăn; thời gian học tập ít, ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Hầu như không có tài liệu tham khảo.
- Nhìn chung học sinh có ý thức học tập. Bên cạnh những học sinh ngoan ngoãn, chăm học còn xuất hiện một số học sinh còn lười, mải chơi
II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
28 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn ngữ văn lớp 10 - Chương trình chuẩn năm 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẲNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN
MÔN:
GIÁO VIÊN:
TỔ:
NĂM HỌC: 2012- 2013
CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Chỉ thị về nhiệm vụ năm học và các văn bản hướng dẫn giảng dạy bộ môn
Quy định về điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học, cấp học phổ thông.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 10, 12
Phân phối chương trình của Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng
Thiết kế bài giảng môn Ngữ văn
Đặc điểm tình hình lớp
Khái quát chung
Qua điều tra cơ bản đầu năm, nhìn chung học sinh có ý thức học tập
100% học sinh có đủ SGK theo quy định
Giáo viên được cung cấp đầy đủ SGK, SGV theo quy định.
Thuận lợi và khó khăn của giáo viên
* Thuận lợi:
Đã được trang bị những kiến thức cơ bản về môn Ngữ văn
Có đủ thời gian đầu tư về chuyên môn
* Khó khăn
Sách tham khảo còn ít
Điều kiện trao đổi chuyên môn còn hạn chế
c. Thuận lợi và khó khăn của học sinh
- Học sinh đã tiếp cận phương pháp mới từ lớp 10. Tuy nhiên, tính tích cực tự giác chưa cao; số học sinh thực sự yêu thích bộ môn còn ít.
- Năng lực cảm thụ văn học thấp, diễn đạt của đa số học sinh còn vụng, vốn từ chưa phong phú.
- Thành phần gia đình chủ yếu là nông thôn, khó khăn; thời gian học tập ít, ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Hầu như không có tài liệu tham khảo.
- Nhìn chung học sinh có ý thức học tập. Bên cạnh những học sinh ngoan ngoãn, chăm học còn xuất hiện một số học sinh còn lười, mải chơi…
II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN
LỚP 10- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
TUẦN
BÀI GIẢNG
TIẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH
KIẾN THỨC
TRỌNG TÂM
PHƯƠNG PHÁP
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GHI CHÚ
Tuần 1
- Tổng quan Văn học Việt Nam
Tiết 1, 2
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Tích hợp môi trường( tìm hiểu mục III)
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Bảng phụ.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tiết 3
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động...) và phương tiện (ngôn ngữ).
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Nêu vấn đề, Thảo luận nhóm, Diễn giảng.
SGK,TKBG,
TLTK,Giáo án.
Tuần 2
- Khái quát Văn học dân gian Việt Nam
Tiết 4
- Khái niệm văn học dân gian.
- Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Những thể loại chính của văn học dân gian.
- Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Bảng phụ.
- Hoạt đông giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Tiết 5
Củng cố kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc phân tích các nhân tố giao tiếp trong những hoạt động giao tiếp cụ thể .
- Kiến thức trọng tâm: Luyện tập bài 1, 3, 4
Ôn luyện, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Văn bản
Tiết 6
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Thực hành.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Sưu tầm một số văn bản.
Tuần 3
- Bài viết số 1: Văn biểu cảm( Bài làm ở nhà)
Tiết 7
Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.
Nêu vấn đề, Thảo luận Ra đề,Tích hợp môi trường( Ra đề về hiện tượng đời sống với đề tài môi trường).
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Ra đề.
Kiểm tra 15 phút
- Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi “Đăm Săn”)
Tiết 8, 9
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận nhóm, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Tuần 4
- Văn bản (tiếp theo)
Tiết 10
Luyện tập, Củng cố đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ
Nêu vấn đề, Ôn luyện, Thảo luận. Tích hợp môi trường( Bài tập 1và 3)
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Sưu tầm một số văn bản.
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Tiết 11, 12
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ảnh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hoà giữa "cốt lõi lịch sử" với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận nhóm, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Tuần 5
- Uy- lit-xơ trở về (Trích “Ô - đi – xê”) + Lập dàn ý cho bài văn tự sự (tự học có hướng dẫn)
Tiết 13, 14
- Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lópp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.
- Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Trả bài viết số 1
Tiết 15
Củng cố văn biểu cảm
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Trả bài.
Tuần 6
- Đọc thêm: Ra - ma buộc tội (Trích “Ra-ma-ya-na”)
Tiết 16
- Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lí tưởng.
- Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu tính kịch, giọng điệu kể chuyện.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Kiểm tra 15 phút
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Tiết 17
- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Tấm Cám
Tiết 18
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kỳ
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án. Sưu tầm các câu chuyện cổ tích.
Tuần 7
- Tấm Cám(tiếp theo)
Tiết 19
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kỳ
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án. Sưu tầm các câu chuyện cổ tích.
- Bài viết số 2: Văn tự sự
Tiết 20, 21
Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là về văn tự sự và văn nghị luận.
Nêu vấn đề
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Ra đề.
Tuần 8
- Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày.
Tiết 22
- Bản chất của nhân vật "thầy" qua những gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại, "nhân vật tự bộc lộ".
- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũ của thầy lí và tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.
- Truyện ngắn gọn, chặt chẽ, lối kể chuyện tựnhiên, kết thúc bất ngờ. Thủ pháp chơi chữ, kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động của các nhân vật.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Dạy các bài 1, 4, 6)
+ Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (hướng dẫn HS tự học)
Tiết 23, 24
- Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa;
- Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao.
- Nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một số văn bản tự sự.
- Biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong khi trình bày các chi tiết , sự việc.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích.Tích hợp môi trường( Sưu tầm những bài ca dao về môi trường
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Tuần 9
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết
Tiết 25
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện:
- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh / chữ viết.
- Tình huống giao tiếp: các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói) / không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết).
- Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ... (dạng nói) / dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu, ... (dạng viết).
- Từ, câu, văn bản: từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói) / từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết).
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích tình huống, Luyện tập
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Ca dao hài hước (Dạy các bài 1, 2)
Tiết 26
Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng, thông minh hóm hỉnh
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Đọc thêm: Lời tiễn dặn + Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Hướng dẫn HS tự học)
Tiết 27
- Nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
- Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái.
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật.
Tuần 10
- Ôn tập VHDG VN
Tiết 28
Đặc trưng, thể loại, các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học.
Ôn luyện, Nêu vấn đề, Thảo luận.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, bảng phụ.
- Trả bài làm văn số 2 – Ra đề bài số 3: NLXH (HS làm ở nhà)
Tiết 29
Củng cố và năng cao kĩ năng viết bài văn tự sự, NLXH
Ôn luyện, Nêu vấn đề, Thảo luận, Ra đề.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Kiểm tra 15 phút
- Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Tiết 30
- Văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn hành chính như chiếu, biểu, hịch, cáo,... cho đến văn nghệ thuật như thơ, phú, truyện, kí,... do tầng lớp trí thức sáng tác.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Bảng phụ.
Tuần 11
- Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tếp theo)
Tiết 31
- Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Bảng phụ.
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tiết 32
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc ssóng thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích tình huống.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
Tiết 33
- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hoà hùng, tinh thần quyết chiến thắng.
- Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm xúc, giàu tính biểu cảm.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Tuần 12
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
Tiết 34
- Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn "Dân giàu đủ khắp đòi phương".
- Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Tóm tắt văn bản tự sự
Tiết 35
- Tóm tắt các văn bản tự sự đã học ở lớp 10 (truyện dân gian, truyện trung đại) theo nhân vật chính.
- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Tiết 36
- Một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên những ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận,Trao đổi, Diễngiảng, Phân tích, bình. Tích hợp môi trường( Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ).
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Tuần 13
- Đọc “Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) Nguyễn Du
Tiết 37, 38
- Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Tiết 39
Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt( Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể)
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Tuần 14
- Đọc thêm: Vận nước (Đỗ Pháp Thuận)+ Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác)+ Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
Tiết 40
- Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của nhà sư với Tổ quốc.
- Sự lựa chọn từ ngữ và cách so sánh trong thơ.
- Sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần lạc quan.
- Xây dựng hình ảnh, lựa chọn từ ngữ.
- Nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn tha thiết quay trở về quê hương khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ.
- Từ ngữ và hình ảnh quen thuộc, dân dã nhưng làm xúc động lòng người.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Tiết 41
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Tiết 42
Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.
- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án. Bảng phụ so sánh
Tuần 15
- Trả bài viết số 3
Tiết 43
Ôn luyện, củng cố và nâng caokiến thức cơ bản về văn tự sự.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Trả bài.
Kiểm tra 15 phút
- Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
Tiết 44
- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.
- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu)
Tiết 45
- Suy tư sâu lắng đầy tính triết lí của tác giả về mối tương quan giữa cái hữu hình và vô hình, giữa quá khứ và hiện tại thể hiện qua lời thơ.
- Nỗi buồn, nỗi lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
Tuần 16
- Đọc thêm: Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán); Khe chim kêu (Điểu minh giản)
Tiết 46
- Tâm trạng của người thiếu phụ diễn biến theo tác động của ngoại cảnh; tinh thần phản đối chiến tranh của bài thơ.
- Bài thơ có cấu tứ độc đáo.
- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh.
- Mối quan hệ giữa tĩnh và động trong bài thơ
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Trình bày một vấn đề
Tiết 47
- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
Nêu vấn đề,Thảo luận,Trao đổi,Tích hợp môi trường( Bài tập 1 và 2), Đóng vai.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Lập kế hoạch cá nhân
Tiết 48
- Khái niệm về bản kế hoạch cá nhân.
- Sự cần thiết cảu việc lập kế hoạch cá nhân.
- Tầm quan trọng của ý thức và thói quen lập kế hoạch làm việc.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng, Thực hành,Lập kế hoạch nhóm, Phân tích tình huống.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án, Bảng phụ.
Tuần 17
- Thơ Hai cư (Chỉ dạy chính thức các bài 1, 2, 3, 6)
Tiết 49
- Thơ hai-cư và đặc trưng của nó.
- Thơ hai-cư của Ba-sô.
- Hình ảnh thơ mang tính triết lý, giàu liên tưởng.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. Phân tích, Bình
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án
- Ôn tập tổng hợp cuối học kì I
Tiết 50,51
Củng cố kiến thức nội dung: văn học, tiếng việt, làm văn
Nêu vấn đề, Ôn luyện, Thảo luận
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án
Tuần 18
- Kiểm tra học kì I (Bài viết số 4)
Tiết 52, 53
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Nêu vấn đề
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án
- Trả bài kiểm tra học kì I (Bài viết số 4)
Tiết 54
Nêu vấn đề, Ôn luyện, Thảo luận, Trả bài.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án
Tuần 19
Hoàn thành chương trình, ôn tập, các hoạt động giáo dục khác .
HỌC KÌ II
TUẦN
BÀI GIẢNG
TIẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
PHƯƠNG PHÁP
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GHI CHÚ
Tuần 20
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Tiết 55
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết mịnh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kêt cấu của văn bản thuyết minh.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Tiết 56
- Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án, Bảng phụ.
- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
Tiết 57
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
- Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,...
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Phân tích.Tích hợp môi trường( Phân tích vẻ đẹp, cảnh sắc sôngBạch Đằng)
SGK,TKBG, ,Giáo án.
Tuần 21
- Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu ( tiếp theo)
Tiết 58
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
- Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,...
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Phân tích.Tích hợp môi trường( Phân tích vẻ đẹp, cảnh sắc sôngBạch Đằng)
SGK,TKBG, ,Giáo án.
- Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo): Phần Tác giả
Tiết 59
Nêu vấn đề, Thảo luận , Trao đổi tập thể, Diễn giảng.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
Kiểm tra 15 phút
- Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo): Phần Tác phẩm
Tiết 60
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.
- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, li lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Phân tích. Tích hợp môi trường( Phân tích tội ác của giặc Minh tàn phá môi trường)
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
Tuần 22
- Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo): Phần Tác phẩm
Tiết 61
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Tiết 62
- Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Trao đổi, Diễn giảng.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
- Đọc thêm: Tựa “Trích diễm thi tập” (trích)
Tiết 63
- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tình biểu cảm.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. phân tích, bình.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
Tuần 23
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung + Ra đề bài viết số 5: Văn thuyết minh (HS làm ở nhà)
Tiết 64, 65
- "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.
- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. phân tích, bình.
Tích hợp môi trường( Ra đề về đề tài môi trường).
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
- Khái quát lịch sử tiếng Việt
Tiết 66
- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, vè quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng: họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh.
- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì: dựng nước, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, độc lập tự chủ, Pháp thuộc và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
Tuần 24
- Đọc thêm: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư); Thái sư Trần Thủ Độ
Tiết 67
- Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước.
- Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng. phân tích, bình.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
- Phương pháp thuyết minh
Tiết 68
- Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
- Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án, bảng phụ.
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Ng. Dữ)
Tiết 69
- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Tranh luận, Diễn giảng. Phân tích, bình.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
Tuần 25
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ (tiếp theo)
Tiết 70
- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.
- Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gích; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề, Thảo luận, Tranh luận, Diễn giảng. Phân tích, bình.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Tiết 71
- Đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung.
- Các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
Ôn luyện, Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án, bảng phụ.
- Trả bài làm văn số 5
Tiết 72
Ôn luyện, Nêu vấn đề, Thảo luận
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
Kiểm tra 15 phút
Tuần 26
- Bài viết số 6 (Nghị luận văn học)
Tiết 73, 74
Ôn luyện, Nêu vấn đề, Thảo luận, Ra đề.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
- Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt
Tiết 75
- Những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.
- Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao
Nêu vấn đề, Thảo luận, Diễn giảng.
SGK,TKBG,TLTK,
Giáo án.
Tuần 27
- Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) + Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Tiết 76, 77
- Hồi trống Cổ Thành - hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.
- Tính chất kể chuyện (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.
- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, không ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.
- Các miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.
Đọc hiểu, Nêu vấn đề,Thảo luận, Diễn giảng, Phân tích, Trao đổi, Tranh luận, Hỏi đáp,Trình bày .
SGK,TKBG, TLTK,Giáo án.
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích:“Chinh phụ ngâm”)
Tiết 78
Tiếng nói tố cá
File đính kèm:
- KE HOACH GIANG DAY 2012-2013.doc