a. Thuận lợi :
- Hầu hết HS đều có tinh thần tự giác học tập, biết vâng lời, biết tự nghiên cứu tài liệu học tập, có chuẩn bị đầy đủ SGK, sách tham khảo từ đầu năm học.
- Đại đa số HS là dân địa phương nên thuận lợi cho việc đi lại, học tập theo tổ nhóm.
- HS hầu hết đều cùng lứa tuổi nên tư duy có tính chất tương đồng, có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập để cùng tiến bộ.
- Số lượng HS của mỗi lớp vừa phải ; điều kiện dạy – học tương đối đảm bảo yêu cầu.
- Có sự phối kết hợp giữa Ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, Phụ huynh HS cũng như Ban cán sự lớp để có biện pháp nâng cao chất lượng học tập.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn 7 – Năm học: 2006 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY :
Thuận lợi :
Hầu hết HS đều có tinh thần tự giác học tập, biết vâng lời, biết tự nghiên cứu tài liệu học tập, có chuẩn bị đầy đủ SGK, sách tham khảo từ đầu năm học.
Đại đa số HS là dân địa phương nên thuận lợi cho việc đi lại, học tập theo tổ nhóm.
HS hầu hết đều cùng lứa tuổi nên tư duy có tính chất tương đồng, có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập để cùng tiến bộ.
Số lượng HS của mỗi lớp vừa phải ; điều kiện dạy – học tương đối đảm bảo yêu cầu.
Có sự phối kết hợp giữa Ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, Phụ huynh HS cũng như Ban cán sự lớp… để có biện pháp nâng cao chất lượng học tập.
Khó khăn :
Đại bộ phận HS xuất thân từ gia đình nông dân nên việc hậu thuẫn cho vấn đề học tập cũng như thời gian nghiên cứu bài và tự học của các em còn hạn chế.
Là HS ở vùng nông thôn nên chịu ảnh hưởng của việc giáo dục của gia đình nông dân. Do đó, ý thức học tập của các em còn hạn chế, tư duy còn thấp, kiến thức không đồng đều ; nhiều gia đình còn có tư tưởng khoán trắng viêïc học tập và giáo dục của con em cho nhà trường.
Là năm thứ hai thực hiện việc học tập theo chương trình chỉnh lý SGK, tuy nhiên đại đa số HS vẫn chưa nắm được phương pháp học tập, kỹ năng vận dụng và thực hành, kỹ năng nghe –nói–đọc– viết còn hạn chế, nhiều học sinh còn không biết diễn đạt một vấn đề đơn giản nhất.
Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm cho thấy tỉ lệ HS yếu kém còn nhiều.
Việc có một lớp chọn trong khối lớp cũng gây khó khăn trong việc giảng dạy để nâng cao mặt bằng kiến thức chung.
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM :
Thống kê chất lượng đầu năm :
Qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm cho thấy tỉ lệ HS khá giỏi chiếm tỉ lệ thấp, còn HS yếu kém lại chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A1
35
7A2
35
7A3
34
7A4
37
Tổng
141
Chỉ tiêu phấn đấu :
Lớp
Số HS
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Kém
7A1
35
7A2
35
7A3
34
7A4
37
Tổng
141
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG :
Biện pháp dạy cho từng đối tượng :
Đối tượng khá giỏi :
Hướng dẫn HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi khó ở SGK.
Đặt câu hỏi nâng cao để HS khái quát, phân tích, tổng hợp.
Giới thiệu sách báo, tài liệu tham khảo… cho HS tìm đọc để nâng cao hiểu biết, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo.
Phân bố chỗ ngồi hợp lý để các em có điều kiện giúp đỡ HS yếu kém.
Đề nghị Ban giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng những HS có năng khiếu văn chương.
Đối tượng trung bình :
Động viên khuyến khích HS phát biểu xây dựng bài ở lớp, theo dõi việc chuẩn bị bài ở nhà.
Thành lập tổ nhóm học tập có sự theo dõi, quản lý của gia đình, nhà trường.
Ra hệ thống câu hỏi, bài tập về kiến thức ở dạng trung bình ; khuyến khích tinh thần tự giác, tự nghiên cứu…
Đối tượng yếu kém :
Phân công HS khá giỏi kèm cặp.
Theo dõi sát sao để kịp thời uốn nắn trong quá trình học tập.
Ra câu hỏi bài tập vừa phải, chi tiết, cụ thể.
Động viên khuyến khích, không chê trách, phê bình quá đáng.
Xin ý kiến Ban giám hiệu tiến hành phụ đạo.
Biện pháp học cho từng đối tượng :
Đối tượng khá giỏi :
Phải thường xuyên đọc sách, tham khảo tài liệu cũng như sách về các bài văn hay … để nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng hiểu biết.
Thực hành những dạng đề mang tính khái quát, phân tích, tổng hợp nâng cao mà Giáo viên giao cho.
Giúp đỡ các bạn yếu kém để cùng tiến bộ.
Đối tượng trung bình :
Phải chăm chú nghe giảng ở lớp, soạn bài, học bài và làm bài đầy đủ đẻ nắm vững kiến thức.
Mạnh dạn phát biểu, đưa ra ý kiến ; tập trả lời những câu hỏi khó và trả lời trôi chảy những câu hỏi trung bình.
Phải có ý thức cầu tiến và nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn.
Đối tượng yếu kém :
Tích cực học hỏi, mạnh dạn trong học tập, không tự ái, giấu dốt.
Chăm chú nghe giảng, nghe bạn bè, thầy cô góp ý giúp đỡ để nắm vững kiến thức.
Học và làm bài tập đầy đủ, mạnh dạn đưa ý kiến trong quá trình học tập ở lớp.
Biện pháp chung :
Động viên việc học tập tổ nhóm (có sự quản lý, theo dõi của gia đình, nhà trường… ) để trao đổi phương pháp học tập và học hỏi lẫn nhau.
Giáo viên bộ môn cùng với Giáo viên chủ nhiệm và Ban cán sự lớp đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình HS, hướng dẫn HS xây dựng góc học tập và phương pháp học tập phù hợp cho bộ môn.
Phối kết hợp cùng với Ban giám hiệu nhà trường, Phụ huynh HS… để có biện pháp nâng cao chất lượng học tập.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
Lớp
Số HS
HỌC KỲ I
CẢ NĂM
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A1
35
7A2
35
7A3
34
7A4
36
Tổng
140
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
Học kì I:
Học kì II :
================= & ===================
Kế hoạch giảng dạy phân môn Văn học:
Tên phần
Số tiết
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức cơ bản
Phương pháp
Chuẩn bị
Ghi chú
VĂN
HỌC
DÂN
GIAN
VIỆT
NAM
20 tiết
1- Giúp HS nắm được một số thể loại VHDG như ca dao, dân ca, tục ngữ, chèo….. với một số tác phẩm tiêu biểu.
2- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt, cảm thụ và phân tích một số chi tiết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
3- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con người, yêu lao động, yêu cuộc sống , yêu cái đẹp và biết phê phán cái xấu. Đồng thời giúp các em rút ra được những bài học quý báu từ nội dung ý nghĩa của các tác phẩm.
Các khái niệm về ca dao, dân ca, tục ngữ, chèo.
Nội dung ý nghĩa của các tác phẩm VHDG được học.
Giá trị thực tiễn của các tác phẩm VHDG đã dược học.
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.
- Đàm thoại, gợi tìm, nêu vấn đề, giảng bình…..
- Phát huy tính tích cực sáng tạo của HS theo hướng tích hợp.
GV:
- Nghiên cứu bài dạy, tham khảo tài liệu liên quan..
- Soạn GA, xây dựng các bước lên lớp..
- Sử dụng đồ dùng dạy học liên quan đến nội dung bài học.
HS:
- Sử dụng đồ dùng học tập theo nội dung bài học.
- Học bài cũ, soạn bài mới.
VĂN HỌC
TRUNG
ĐẠI
VIỆT
NAM
VÀ
NƯỚC
NGOÀI.
11 tiết
1- Giúp HS bước đầu làm quen với một số tác giả – tác phẩm VHTĐ của Việt Nam và nước ngoài.
Giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật diễn đạt của các tác phẩm được học.
2- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt truyện, cảm thụ và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
3- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc, lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình. Bồi dưỡng tâm hồn giao cảm với thiên nhiên và cảm thông với những số phận bất hạnh.
Khái quát về thơ ca trung đại Việt Nam và nước ngoài.
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm VHTĐ.
Ý nghĩa và bài học rút ra từ các tác phẩm VHTĐ của Việt Nam và nước ngoài đã được học.
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.
- Đàm thoại, gợi tìm, nêu vấn đề, giảng bình…..
- Phát huy tính tích cực sáng tạo của HS theo hướng tích hợp.
GV:
- Nghiên cứu bài dạy, tham khảo tài liệu liên quan..
- Soạn GA, xây dựng các bước lên lớp..
- Sử dụng đồ dùng dạy học liên quan đến nội dung bài học.
HS:
- Sử dụng đồ dùng học tập.
- Học bài cũ, soạn bài mới.
VĂN
HỌC
HIỆN
ĐẠI
15
tiết
1- Giúp HS bước đầu làm quen với một số tác giả cũng như các tác phẩm văn học hiện đại .
2- Rèn kỹ năng đọc diễn
cảm, cảm thụ và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
3- Bồi dượng tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống, yêu con người. Từ đó, có ý thức xây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp.
Thân thế, sự nghiệp của các tác giả.
Hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm trữ tình và nghị luận.
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.
- Đàm thoại, gợi tìm, nêu vấn đề, giảng bình…..
- Phát huy tính tích cực sáng tạo của HS theo hướng tích hợp.
GV:
- Nghiên cứu bài dạy, tham khảo tài liệu liên quan..
- Soạn GA, xây dựng các bước lên lớp..
- Sử dụng đồ dùng dạy học liên quan đến nội dung bài học.
HS:
- Sử dụng đồ dùng học tập theo nội dung bài học.
- Học bài cũ, soạn bài mới.
VĂN
BẢN
NHẬT
DỤNG
4 tiết
1- Giúp HS cập nhật được với những thông tin về cuộc sống, về vấn đề môi trường và quyền trẻ em.
2- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm nhật dụng.
3- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ môi trường, bồi dưỡng lòng nhân hậu, vị tha, biết giữ gìn và phát huy vốn di sản văn hóa của dân tộc.
Xuất xứ các văn bản nhật dụng.
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản nhật dụng.
Giá trị thực tiễn của các văn bản nhật dụng.
Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.
- Đàm thoại, gợi tìm, nêu vấn đề, giảng bình…..
- Phát huy tính tích cực sáng tạo của HS theo hướng tích hợp.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu.
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
CHƯƠNG
TRÌNH
ĐỊA
PHƯƠNG
3tiết
- Giúp HS tìm hiểu, sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, vè … ca ngợi thiên nhiên, cảnh vật, con người địa phương được lưu hành ở địa phương mình.
- Giáo dục lòng yêu quê hương, yêu cuộc sống, yêu con người …
Những câu tục ngữ, ca dao nói về sản vật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh … ở địa phương.
Đọc – bình, nêu cảm nghĩ …
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu, sưu tầm.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Kế hoạch giảng dạy phân môn Tiếng Việt:
Tên phần
Số tiết
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức cơ bản
Phương pháp
Chuẩn bị
Ghi chú
CÁC LỚP
TỪ
NGỮ
10 tiết
1- Giúp HS có được những tri thức về các lớp từ ngữ của tiếng Việt.
2- Rèn kỹ năng nhận diện vận dụng từ trong nói – viết có hiệu quả, dồng thời biết sửa chữa cãc lỗi sai cơ bản khi sử dụng từ tiếng Việt.
3- Giúp HS thấy được từ ngữ tiếng Việt giàu đẹp, phong phú, đa nghĩa. Từ đó có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Khái niệm về từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Cấu tạo từ ghép, từ láy, từ đồng nghĩa.
Tác dụng của các lớp từ.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, qui nạp, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp văn bản, tập làm văn.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu.
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
CÁC
BIỆN
PHÁP
TU
TỪ
6tiết
1- Giúp HS nắm được khái niệm, tác dụng của một số biện pháp tu từ : điệp ngữ, chơi chữ …
2- Rèn kỹ năng nhận diện, phân biệt và sử dụng các biện pháp tu từ đã học vào trong nói – viết, nhất là vận dụng vào trong Tập làm văn.
3- Giúp HS thấy được từ ngữ tiếng Việt giàu đẹp, phong phú, đa nghĩa. Từ đó có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Các khái niệm về các biện pháp tu từ được học.
Tác dụng của các biện pháp tu từ trên trong nói – viết.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, qui nạp, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp văn bản, tập làm văn.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu.
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
TỪ
LOẠI
3 tiết
1- Giúp HS có được những tri thức cơ bản về khái niệm, cấu tạo.. .của các từ loại như : đại từ, quan hệ từ …
2- Rèn kỹ năng nhận diện, vận dụng vào việc tạo lập văn bản.
3- Có ý thức học tập phân môn, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Các khái niệm về các từ loại được học
Cách phân loại các từ loại và sử dụng chúng trong nói, viết.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, qui nạp, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp văn bản, tập làm văn.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu.
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
CÂU
VÀ
DẤU
CÂU
10 tiết
1- Giúp HS có những hiểu biết cơ bản về các kiểu câu như câu rút gọn, câu đặc biệt … , các dấu câu và cách chuyển đổi cũng như mở rộng câu.
2- Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích, vận dụng các kiểu câu, cách chuyển đổi, mở rộng câu và các dấu câu vào trong việc tạo lập văn bản.
3- Có ý thức sử dụng câu và dấu câu đúng quy tắc Ngữ pháp.
Khái niệm, cấu tạo của các kiểu câu , các dấu câu, cách chuyển đổi, mở rộng câu.
Cách sử dụng của các kiểu câu, các dấu câu, các trường hợp mở rộng câu đúng quy tắc ngữ pháp.
Công dụng của các dấu câu được học.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, qui nạp, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp văn bản, tập làm văn.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu.
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
CHƯƠNG
TRÌNH
ĐỊA
PHƯƠNG
4 tiết
Giúp HS rèn luyện chính tả và có ý thức viết đúng chính tả, đúng quy tắc Ngữ pháp
Viết đúng các phụ âm cuối : c/ t , n/ ng .
Viết đúng tiếng có dấu thanh dễ mắc lỗi: hỏi (?) / ngã (~).
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu : v/d .
Luyện tập, thực hành.
GV:
Chuẩn bị nội dung ôn luyện chính tả.
HS:
Thực hiện các nội dung mà GV đưa ra.
Kế hoạch giảng dạy phân môn Tập làm văn:
Tên phần
Số tiết
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức cơ bản
Phương pháp
Chuẩn bị
Ghi chú
VĂN
BẢN
5 tiết
Giúp HS có những tri thức cơ bản về liên kết VB, mạch lạc trong VB, các bước tạo lập VB.
Rèn kĩ năng diễn đạt mạch lạc, lưu loát
Có ý thức học tập phân môn.
Khái niệm về liên kết VB.
Phương tiện liên kết VB.
Khái niệm bố cục VB, các điều kiện để bố cục rõ ràng, rành mạch.
Những yêu cầu về mạch lạc trong VB.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, qui nạp, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp với văn bản, phần tiếng Việt.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu.
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
VĂN
BIỂU
CẢM
15 tiết
Giúp HS nắm được khái niệm, đặc điểm về văn biểu cảm.
Rèn kĩ năng sáng tạo trong việc tạo lập văn biểu cảm về sự vật , con người.
Có ý thức học tập phân môn.
Khái niệm văn biểu cảm.
Đặc điểm văn biểu cảm.
Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, qui nạp, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp với văn bản, phần tiếng Việt.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu….. .
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
VĂN
NGHỊ
LUẬN
19 tiết
Giúp HS nắm được khái niệm văn nghị luận, đặc điểm của văn nghị luận; nắm được những kiến thức cơ bản về các kiểu bài nghị luận CM và nghị luận GT.
Rèn kỹ năng tạo lập một VB nghị luận dưới dạng nói và viết.
Có thái độ học tập phân môn.
Khái niệm về văn nghị luận, lập luận CM và lập luận GT.
Cách tạo lập motä VB nghị luận.
Luyện tập lập luận CM, GT ; viết đoạn CM, GT.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, qui nạp, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp với văn bản, phần tiếng Việt.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, tài liệu….. .
HS:
- Soạn và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
7 tiết
- Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về VBHC.
- Giúp HS nắm đươc đặc điểm và cách làm các loại VBHC như Báo cáo, Đề nghị.
- Khái niệm VBHC.
- Đặc điểm, cách làm VB đề nghị , VB báo cáo.
TẬP LÀM THƠ VÀ HOẠT
ĐỘNG
NGỮ
VĂN
4 tiết
Giúp HS bước đầu làm quen với cách làm thơ lục bát.
Rèn cách đọc diễn cảm một bài văn nghị luận.
Đặc điểm về luật thơ lục bát.
Thực hành, luyện tập về cách đọc trôi chảy, rõ ràng để góp phần làm nổi bật luận điểm, tư tưởng, tình cảm trong các bài văn nghị luận.
- Phân tích ngữ liệu.
- Đàm thoại, luyện tập, thực hành.
- Tích hợp với văn bản.
GV:
SGK, SGV, Giáo án, tài liệu….. .
HS:
- Tìm hiểu bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi, vở soạn..
Tổ trưởng chuyên môn: Tây Vinh, tháng 09 – 2006.
Người lập kế hoạch:
Ngô Văn Lý
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU:
Tây Vinh, ngày tháng năm 2006.
File đính kèm:
- KHGD Ngu van 7.doc