I-CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
1-Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 và các văn bản hướng dẫn về giảng dạy bộ môn và phân phối chương
trình, định mức chỉ tiêu được giao.
2-Đặc điểm tình hình:
-Học sinh đầu vào thấp, chưa chăm học.
-Sách tham khảo cho giáo viên còn ít.
-Sách giáo khoa cho giáo viên đầy đủ.
-Học sinh đã tiếp cận phương pháp mới từ lớp 10. Tuy nhiên, tính tích cực tự giác chưa cao; ít hứng thú với bộ môn.
- Năng lực cảm thụ văn học thấp.
-Thành phần gia đình chủ yếu là nông thôn, khó khăn; thời gian học tập ít, ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Hầu như không có tài liệu tham khảo.
57 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giảng dạy: Sinh hoc 10, 11,12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG
--------------****----------------
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY: SINH HOC 10, 11,12
NĂM HỌC: 2012 -2013
Họ và tên : Cao Thị Hồng
Tổ : Tự nhiên
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ TỰ NHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BỘ MÔN : SINH 10, 11, 12
Họ tên giáo viên: Cao Thị Hồng
Nhiệm vụ được giao : GIẢNG DẠY MÔN SINH 10, 11,12
-Dạy các lớp:12a1,12a2,12a3,11a4,11a1,11a2,11a3,10a1,10a2,10a3
I-CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
1-Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 và các văn bản hướng dẫn về giảng dạy bộ môn và phân phối chương
trình, định mức chỉ tiêu được giao.
2-Đặc điểm tình hình:
-Học sinh đầu vào thấp, chưa chăm học.
-Sách tham khảo cho giáo viên còn ít.
-Sách giáo khoa cho giáo viên đầy đủ.
-Học sinh đã tiếp cận phương pháp mới từ lớp 10. Tuy nhiên, tính tích cực tự giác chưa cao; ít hứng thú với bộ môn.
- Năng lực cảm thụ văn học thấp.
-Thành phần gia đình chủ yếu là nông thôn, khó khăn; thời gian học tập ít, ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Hầu như không có tài liệu tham khảo.
II-PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ ,MỤC TIÊU ,CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VỀ CÁC MẶT HOẶT ĐỘNG:
1-Phương hướng nhiệm vụ , mục tiêu:
-Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, dạy theo phân phối chương trình ,đúng tiến độ ,không cắt xén.
-Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học .Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy một số tiết có nội dung phù hợp.
- Phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng bộ môn.
- Giáo dục tinh thần, thái độ học tập bộ môn của học sinh: Tự giác, nghiêm túc.
- Giáo dục đạo đức:
+Lòng yêu quê hương , đất nước.
+Tinh thần nhân đạo.
2- Chỉ tiêu phấn đấu:
- Đạt trung bình trở lên: 70%
- Học sinh giỏi : 5%
- Học sinh khá: 15%
- Học sinh yếu: 10%
III-CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH:
1- Đảm bảo duy trì sĩ số học sinh.
2-Tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn ,đổi mới phương pháp giảng dạy
3.Dự giờ thăm lớp đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
4- Nâng cao chất lượng giảng dạy ,giáo dục đạo đức ,liên hệ giưũa nội dung tác phẩm văn học với thực tế cuộc sống.
5-Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng quy chế:
6- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
IV-ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
- Sự chỉ đạo của ban giám hiệu :
- Đủ sách giáo khoa và sách tham khảo.
- Có đủ đồ dùng và phương tiện dạ
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN SINH 12 CƠ BẢN
.. { ..
Tuần
Tiết PPCT
Bài dạy
Kiến thức trọng tâm
Mục tiêu, kỹ năng cần đạt
Phương pháp, ĐDDH
Ghi chú
1
1
Phần 5: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Bài 1:
Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Cấu trúc gen, mã di truyền và nhân đôi ADN
- Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền
- Từ mô hình nhân đôi của ADN, mô tả các bước của quá trình nhân đôi ADN, làm cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
- Kỹ năng: phân tích và tổng hợp kiến thức.
- Tranh ADN nhân đôi
H.1.1 – 1.2 SGK và bảng 1 SGK
- Mô hình động
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
2
Tự chon
Bài tập
Biết cách giải bài tập phần phân tử
3
Bài 2: Phiên mã, dịch mã
Cơ chế phiên mã, dịch mã
- Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp mARN trên khuôn ADN)
- Mô tả quá trình tổng hợp ADN
- Kỹ năng: Khái quát hóa vấn đề; làm một số bài tập ứng dụng.
- Tranh phiên mã, dịch mã:
Hình 2.1- 2.4 SGK; bảng 1 SGK; các câu hỏi nêu vấn đề
- Mô hình động
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
2
4
Bài tập phần ARN
Biết cách giải các bài tập ,nhớ các công thức.
Biết cách giải các bài tập ,nhớ các công thức.
Các bài tập phần ARN.
3
5
Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen
Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ
- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hòa hoạt động gen
- Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động của các gen qua operon ở sv nhân sơ
- Nêu được ỳ nghĩa điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ..
- Kỹ năng: phân tích và tổng hợp kiến thức,
- Hình 3.1-3.2a và b SGK;
- Mô hình động
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
3
6
Bài tập tổng hợp phần ARN và ADN
giải quyết các bài tập tổng hợp.
Biết cách giai quyết và kĩ năng giaai quyet cac bài tập tổng hợp.
Các bại tập tổng hợp phần ARN và phần ADN
4
7
Bài 4: Đột biến gen
Khái niệm, nguyên nhân cơ chế phát sinh và hậu quả
- Trình bày được khái niệm cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Phân biệt được các dạng đột biến gen
- Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen
- Kỹ năng: so sánh, phân tích.
- Thái độ: GD sức khỏe, môi trường.
- Tranh về đột biến gen.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
4
8
Bài tập
Bài tập phần đột biến gen
Biết cách giải quyết phần đột biến gen.
5
9
Bài 5: Nhiễm sắc thể-ĐB cấu trúc NST
Cấu trúc NST, cơ chế, hậu quả đột biến NST
- Mô tả được hình thái, cấu trúc và chức năng NST ở sinh vật nhân thực
- Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST.
- Trình bày được các dạng đột biến cấu trúc NST và nêu được hậu quả của từng dạng.
- Kỹ năng: so sánh, kĩ năng quan sát hình vẽ để rút ra hiện tượng, bản chất sự vật.
- Thái độ: GD sức khỏe, môi trường.
- Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
5
10
Bài tập
Giải quyết các bài tập đột biến cấu truc NST
Biết cách giải quyết các bài tập phần đột biến cấu truc NST
6
11
Bài 6: Đột biến số lượng NST
Dạng đột biến lệch bội và đa bội
- Khái niêm, phân loại cơ chế hình thành các dạng ĐB lệch bội, đặc điểm và ý nghĩa .
- Phân biệt tự đa bội ,dị đa bội, ý nghĩa
- Nêu hậu quả và vai trò của đa bội thể.
- Tranh các dạng ĐBSLNST
- H 6.1 – 6.3 SGK
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
6
12
Bài tập
Giải quyết các bài tập
7
13
Bài 7: Thực hành : quan sát các dạng ĐB
- Quan sát bộ NST dưới kính hiển vi .
- Xác định 1 số dạng ĐB trên tiêu bản
- Mẫu vật, kính hiển vi.
14
Ktra 1 tiết
15
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8: Quy luật phân ly
- Quy trình thí nghiệm
- Hình thành cơ sở khoa học.
- Nêu phương pháp, quy trình và kết quả thí nghiệm của Menđen.
- Giải thích được tại sao Menđen lại thành công trong việc phát hiện ra các qui luật di truyền.
- Cơ sở tế bào học
- Rèn kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dung kiến thức toán học trong việc sưu tầm được về cây đậu Hà Lan
Tranh về các hình bài 8 SGK và SGV
- Nêu vấn đề
8
16
Bài tập quy luật phân ly
Giải quyết các bài tập phép lai 1 tinh trạng
Giải quyết các bài tập phép lai 1 tinh trạng
9
17
Bài 9: Quy luật phân ly độc lập
- Cách thức xây dựng quy luật
- Cơ sở tế bào học
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử
- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai
- Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
- Kỹ năng: Quan sát hình vẽ để rút ra hiện tượng, bản chất sự vật
-Tranh về thí nghiệm
- Cơ sở tế bào học: H9 SGK
- Nêu vấn đề
9
18
Bài tập phần lai hai cặp tinh trạng
Giải quyết câc bài tập lai hai cwpj tính trạng
Biết cách giải quyết các bài tập lai hai cặp tính trạng
Bài tâp lai hai tính trạng
10
19
Bài 10: Tương tác gen – tác động đa hiệu của gen
Cách phát hiện ra tương tác gen
- Khái niệm tương tác gen
- Nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ kiểu hình của Menđen trong các phép lai 2 tính trạng
- Giải thích tương tác công gộp và nêu được vai trò tương tác cộng gộp trong việc qui định tính trạng số lượng
- Hiểu thế nào là gen đa hiệu qua vài ví dụ cụ thể.
- Kỹ năng phân tích, so sánh, tư duy suy luận logic
- Tranh về tương tác gen: H10.1 – 10.2 SGK
- Nêu vấn đề
10
20
Bài tập
Giải quyết các bài tập tương tác gen ,tác động đa hiệu của gen
Biết cach giải quyết các bài tạp.
11
21
Bài 11: Liên kết gen-hoán vị gen
Cách phát hiện ra liên kết và hoán vị gen
- Nhận biết hiện tượng liên kết gen
- Cơ sở TBH của hiện tượng liên kết gen và HVG, ý nghĩa
- Tranh về di truyền liên kết, hoán vị: H.11SGK
- Nêu vấn đề
11
22
Bài tập
Giải quyết các bài tập lai lien kết và hoàn vị gen
Biết giải quyết các bài tập lai
12
23
Bài 12: Di truyền liên kết giới tính-di truyền ngoài nhân
Đặc điểm di truyền lk giới tính và dt ngoài nhân
- Đặc điểm DT của gen nằm trên NSTGT và gen nằm ngoài nhân
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với NST giới tính.
- Nêu một số ứng dụng của sự di truyền lk với giới tính
- Nêu được đặc điểm di truyền ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.
- H12.1 – 12.2 SGK
- Tranh ảnh mô tả sơ đồ lai thuận và lai nghịch nhằm phát hiện ra gen trong tế bào chất.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
12
24
Bài tập di truyền liên kết với giới tính
Giải quyết các bài tập
13
25
Bài 13: Ảnh hưởng của MT lên sự biểu hiện của gen
Sáng tỏ mối quan hệ KG – KH – MT
- Mức phản ứng
- Giải thích mối quan hệ KG-MT trong việc hình thành KH
- Khái niệm mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng.
- Rèn kĩ năng nghiên cứu khoa học: quan sát, thu thập số liệu, đưa ra giả thuyết, làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
- H.13 SGK
- PP: nêu vấn đề, hỏi đáp.
13
26
Bài tập thường biền
Giải quyết các bài tập thương biến
Hiểu được thế nào là thường biến
Các bài tập phần thường biến
14
27
Bài 14: Thực hành lai giống
- Kỹ năng bố trí thí nghiêm trong DT: bố trí TN, lai tạo dòng thuần chủng, đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp khi X2
- Rèn kĩ năng phương pháp nghiên cứu DT học thông qua các băng hình, ghi lại quá trình lai tạo giống, sau đó đánh giá kết quả lai được cung cấp bởi các nhà di truyền học hoặc bởi chính các thầy cô giáo.
14
28
Bài tập tổng hợp
Giải quyết bài tập tổng hợp cua các phép lai
Nắm đươc cac quy luật di truyền của các tinh trang
Các bài tập tổng hợp
15
29
Bài tập chương
30
Bài tập tổng hợp
Giải quyết các bài tập tổng hợp
Nắm đươc cac quy luật di truyền của các tinh trang
)
16,17
31,32,33,34,
Bài tập
Bài tập tổng họp
18
35,36
Thi hoc ki I
Kiến thưc sgk
Câu hỏi trắc nghiệm
19
37
Chương III.
DT HỌC QUẦN THỂ.
Bài 16.
Cấu trúc DT của Quần thể.
Khái quát xu hướng thay đổi thành phần kiểu gen của QT tự thụ phấn.
- Nêu khái niệm, giải thích được những đặc trưng cơ bản của QT về mặt DT.
- Nêu khái niệm, cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen.
- Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc DT củaQT tự thụ phấn và giao phối gần.
Tranh ảnh QT.
Bảng 16.Sự biến đổi thành phần KG của QT tự thụ phấn qua các thế hệ.
Phiếu học tập.
- Nêu vấn đề. Thảo luận nhóm.
19
38
Bài 17.
Cấu trúc DT của Quần thể
( tt).
- Trạng thái cân bằng DT của QT.
- Hiểu thế nào là QT ngẫu phối.
- Giải thích được thế nào là trạng thái cân bằng DT của một QT.
- Nêu được các điều kiện cần thiết để một QT sv đạt trạng thái cân bằngDT về thành phần KG đối với một gen nào đó.
-Nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec.
Bảng biểu đề cập đến sự biến đổi cấu trúc DT QT.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
20
39
Chương IV.
ỨNG DỤNG DT HỌC.
Bài 18.
Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
- Ưu thế lai .
- Về nguyên lí chung: để chọn lọc ra được bất kỳ một giống mới nào thì chúng ta đều cần phải đi theo một quy trình chung gồm các bước:
1.Tạo nguồn biến dị làm nguyên liệu cho chọn lọc.
2. Đánh giá kiểu hình để chọn ra kiểu gen mong muốn (chọn lọc).
3.Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn.
- Giải thích được các cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp.
- Giải thích được thế nào là ưu thế lai
- Cơ sở khoa học,phương pháp tạo ưu thế lai.
- Hình 18.1 – 3 sgk
Các tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai hoặc các giống năng suất cao mà địa phương hiện có.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
21
40
Bài 19.
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.
- Giải thích quy trình tạo giống bằng phưong pháp gây đột biến.
- Cần cho hs biết pp tạo giống mới bằng cách gây đột biến thích hợp với những đối tượng sinh vật nào. PP gây đột biến chủ yếu thích hợp với đối tượng vi sinh vật và thực vật.
- Giải thích quy trình tạo giống bằng phưong pháp gây đột biến.
- Nêu được một số thành tựn tạo giống TV bằng công nghệ tế bào.
- Trình bày được kĩ thuật nhân bản vô tính ở ĐV.
-Anh giới thiệu về các thành tựu chọn giống ĐV,TV sưu tầm được.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
21
41
Bài 20. Tạo giống nhờ công nghệ gen
- Công nghệ gen và các bước cần tiến hành trong công nghệ gen.
- Cái chính cần phải giúp hs nắm bắt được kĩ thuật di truyền đem lại lợi ích gì cho con người.
- Giải thích được các khái niệm cơ bản: công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, thể truyền, Plasmit.
- Trình bày được các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
- Nêu được các ứng dụng của CN gen trong việc tạo ra các giống SV có biến đổi gen.
- Hình 20.1 sgk ảnh sưu tầm được.
- Powerpoint.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
21
42
Chương V.
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI.
Bài 21.
Di truyền y học
-Các bệnh phêninkêtô niệu, hội chứng Đao và ung thư.
-Nêu được khái niệm chung về DT Y học.
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của các bệnh phêninkêtô niệu, hội chứng Đao và ung thư.
- Hình 21.1-2 sgk
- Nêu vấn đề,phát vấn, diễn giải..
22
43
Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người: tạo môi trường sạch, sử dụng liệu pháp gen và tư vấn di truyền y học.
- Một số vấn đề xã hội của di truyền học: tác động xã hội của việc giải mã hệ gen người, vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
- Trình bày các biện pháp bảo vệ vốn gen người.
- Nêu ra một số vấn đề XH của DT học
Tranh phóng to hình 22 sgk.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
22
44
Phần Sáu:
TIẾN HÓA.
Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA.
Bài 24. Các bằng chứng tiến hoá
- Bằng chứng phân tử và tế bào vì đây là những bằng chứng hiện đại, hs còn ít biết.
-Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài SV.
- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học.
- Giải thích được bằng chứng địa lí sinh vật học.
- Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
- Hình 24.1, 24.2 sgk, tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và hs sưu tầm được.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
23
45
Bài 25.
Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
-Tập trung vào học thuyết tiến hoá của Đacuyn.
- Học thuyết Lamac thì chỉ cần lướt qua dưới dạng giới thiệu về lịch sử nghiên cứu tiến hoá.
- Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac.
- Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac.
- Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
- Nêu được những ưu, nhược điểm của học thuyết Đacuyn.
- Tranh mô phỏng học thuyết Lamac, Đacuyn.
- Tranh phóng to hình 25.1-2 - Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
23
46
Bài 26. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
- Giải thích cho hs rõ quần thể là đơn vị tiến hoá và quan niệm về tiến hoá nhỏ của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
- Làm rõ cho hs k.n nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hóa mà không phải là loài hay cá thể.
- Giải thích được quan niệm về tiến hóa và các nhân tố tiến hóa của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Giải thích được các nhân tố tiến hóa như: Đột biến, Di- Nhập gen, Các yếu tố ngẫu nhiên, Giao phối không ngẫu nhiên, làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần KG của QT như thế nào.
- Tranh ảnh sưu tầm phục vụ nội dung
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
24
47
Bài 28.
Loài
- Làm rõ k.n loài sinh học với k.n cách li sinh sản để qua đó giúp hs hiểu được sự cách li sinh sản sẽ dẫn đến hình thành loài mới và sự cách li sinh sản cũng giúp bảo tồn sự toàn vẹn của loài.
- Giải thích được khái niệm Loài sinh học.
- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li sau hợp tử.
- Giải thích được vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.
Tranh phóng to hình trong bài 28 sgk
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ
48
Bài 29.
Quá trình hình thành loài.
- Làm sáng tỏ vai trò của cách li địa lí.
- Ngoài ra, sự cách li địa lí không nhất thiết lúc nào cũng phải dẫn đến hình thành loài. Loài mới chỉ được hình thành nếu sự khác biệt về vốn gen dần dần dẫn đến sự cách li sinh sản.
- Giải thích được sự cách li địa lí dẫn đến sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể như thế nào.
- Giải thích được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài.
- Trình bày được thí nghiệm của Độtđơ chứng minh cách li địa lí dẫn đến sự cách li sinh sản như thế nào.
-Tranh phóng to hình có trong bài 29 - -Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ
25
49
Bài 30.
Quá trình hình thành loài (tt)
- Tập trung vào cơ chế hình thành loài bằng lai xa kèm theo đa bội hoá vì đây là kiểu hình thành loài khá phổ biến ở thực vật có hoa và cơ chế đã được làm sáng tỏ nên hs dễ tiếp thu
- Cần làm rõ để hs hiểu sự đa bội hoá cũng như lai xa kèm theo đa bội hoá có thể dẫn đến cách li sinh sản như thế nào.
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào.
- Tranh phóng to hình 30 sgk
-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ .
25
50
Chương II.
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT.
Bài 32. Nguồn gốc sự sống
- Tập trung vào phần tiến hoá hoá học.
- Trình bày được thí nghiệm
của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có thể được hình thành như thế nào khi Trái Đất mới được hình thành.
- Giải thích được các TN chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân.
- Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.
- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.
- Tranh minh hoạ có trong sgk hoặc sưu tầm.
-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
26
51
Bài 33.
Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
-Làm rõ sự phát sinh và phát triển của sinh giới gắn liền với sự biến đổi địa chất của Trái Đất.
- Sự trôi dạt lục địa làm biến đổi đáng kể điều kiện sống trên Trái Đất, các thiên thạch rơi xuống Trái Đất gây nên sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật. cứ sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót lại nhanh chóng chiếm lĩnh các ổ sinh thái trống tạo nên sự bùng nổ tiến hoá hay tiến hoá tỏa tròn.
- Hiểu được thế nào là hóa thạch và vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới.
- Giải thích được những biến đổi về địa luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái Đất như thế nào?
- Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của Trái đất qua các kì địa chất và những đặc điểm của các loài SV điển hình của các kỉ và đại địa chất.
- Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.
- Tranh minh hoạ có trong sgk hoặc sưu tầm.
-- Nghiên cứu sgk, xem hình, phim ảnh minh họa.
-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
.
26
52
Bài 34. Sự phát sinh loài người.
Tập trung vào 2 vấn đề:
- Quá trình tiến hoá dẫn đến hình thành loài người hiện đại .
- Vai trò của quá trình tiến hoá văn hoá từ sau khi loài ngừơi hiện đại được hình thành.
- Nêu được các điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng hiện đang sống.
- Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người.
- Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo Sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp.
- Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai tró của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển cũa loài Người.
- Tranh phóng to hình 34.1-2 sgk và 34.1-2 sgv.
-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
27
54
Luyện tập
28
55
Kiểm Tra
1 tiết
- Chương III: Dt học Qt.
- Chương IV: Ứng dụng DT học.
- Chương V: DT học Người.
Phần Sáu: tiến Hóa:- Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
- Chương II. Sự Phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất.
- Củng cố, kiểm tra đánh giá quá trình dạy của GV và tiếp thu kiến thức của HS.
56
Phần Bảy: SINH THÁI HỌC.
Chương I.
CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT.
Bài 35.
Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
-Khái niệm về môi trường sống của sinh vật, phân biệt 2 nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường sống.
-Khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
-Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường sống.
- Nêu được khái niệm môi trường sống của SV, các loại môit trường sống.
- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của MT tới đời sống SV.
- Nêu được khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái, cho VD, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, VD.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố MT và xây dựng được ý thức bảo vệ MT thiên nhiên..
Tranh, hình vẽ sưu tầm
Tranh phóng to hình 35.1-2 -Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
29
57
Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Khái niệm quần thể sinh vật
- Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể.
- Trình bày được thế nào là một Quần Thể SV, lấy được ví dụ minh họa về QT.
- Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong QT, lấy được VD minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
Tranh phóng to hình 36.1-4 sgk.
-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
29
58
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
- Khái niệm về 4 đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể.
- Phân tích một số nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới các đặc trưng đó.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của QT SV, lấy đượv VD minh họa.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của QT trong thực tế sản xuất, đời sống.
Tranh phóng to hình 37.1-3 -Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
30
59
Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tt)
- Khái niệm về kích thước quần thể, kích thước tối thiểu và tối đa.
- Ảnh hưởng của 4 yếu tố: mức độ sinh sản, tử vong, xuất cư và nhập cư tới kích thước quần thể.
- Phân biệt 2 kiểu đường cong tăng trưởng của quần thể
- Mức độ tăng dân số của quần thể người hiện nay.
- Nêu được khái niệm kích thước QT, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của QT.
- Nêu được thế nào là tăng trưởng QT, lấy VD minh họa 2 kiểu tăng trưởng QT.
- Rèn liuyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ QT, góp phần bảo vệ môi trường.
- Có nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Tranh phóng to hình 38.1-4 -Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
30
60
Bài 39. Biến động số lượng cá thể quần thể sinh vật.
- Biến động số lượng của cá thể của quần thể theo chu kì và không theo chu kì, nguyên nhân của những biến động đó.
- Các nhân tố sinh thái điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể.
- Nêu được các hình thức biến động số lượng của QT, lấy được VD minh họa.
- Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong QT và nguyên nhân QT tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Nêu được cách QT điều chỉnh số lượng cá thể.
- Vận dụng những kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ MT
Tranh phóng to hình 39.1-3 sgk.
-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
31
61
Chương II. QUẦN XÃ SINH VẬT.
Bài 40. Quần xã
sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
- Khái niệm về quần xã SV.
- Các đặc trưng về số lượng và sự phân bố trong không gian của quần xã.
- Phân biệt các mối quan hệ
hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác) trong quần xã.
- Khái niệm về hiện tượng khống chế sinh học, nêu VD.
- Nêu được định nghĩa và lấy VD minh họa về QX SV.
- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của QX, lấy VD minh họa cho các đặc trưng đó.
- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong QX và lấy được VD minh họa cho các mối quan hệ đó.
- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài SV trong tự nhiên.
- Tranh phóng to hình 40.1-4 sgk.
-Nêu vấn đề, thảo luận
nhóm nhỏ.
31
62
Bài 41. Diễn thế sinh thái.
- Khái niệm diễn thế sinh thái, sự khác nhau giữa các loại diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
- Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong của diễn thế.
- Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.
- Phân tích được nguyên nhân của diễn thế, lấy được VD minh họa các loại diễn thế.
- Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ MT.
Tranh phóng to hình 41.1-3 sgk.
-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
32
63
Bài 42. Hệ sinh thái
- Khái niệm về hệ sinh thái, các thành phần của một hệ sinh thái
- Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo, nêu ví dụ về một
File đính kèm:
- ke hoach giang day cu the mon sinh hoc THPT.doc